You are on page 1of 2

Khái niệm

Chung: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính
chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và
các sinh vật khác.
Ô nhiễm do các chất thải rắn: Ô nhiễm chất thải rắn là tình trạng khối lượng chất thải thải ra
môi trường chênh lệch nhiều so với lượng chất thải được xử lý mỗi ngày và vượt ngưỡng an toàn
Nguyên Nhân:
- Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn:

+ Các vật liệu thải trong công nghiệp: Đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh,…

+ Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp: Chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá
cây,…

+ Chất thải y tế: bông băng bẩn, kim tiêm,…

+ Chất thải từ hoạt động xây dựng và khai thác khoáng sản: đất, đá, vôi, cát,…

+ Chất thải sinh hoạt: nilon dùng đựng đồ, thức ăn thừa,…

Tác Hại : Điều này sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường và đe dọa sự sống của toàn bộ các
loài sinh vật sống trên Trái Đất. Đồng thời, nó cũng làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh dịch nguy
hiểm từ côn trùng, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, tim mạch, hệ tiêu hóa,….

Các biện pháp xử lí hiện nay


1. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp

Là phương pháp đơn giản, được lựa chọn khá nhiều hiện nay. Khu vực chôn phải cách xa khu dân

cư và không bị sụt lún. Đồng thời, bên dưới đáy hố và trên miệng hố phải có lớp chống thấm cao

cấp để tránh việc chất thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và không khí.
2. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt (đốt)

Đây là phương pháp phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, sử dụng nhiệt độ cao để chuyển hóa các

loại chất thải rắn từ dạng rắn sang các dạng lỏng, khí.  Việc xử lý khói thải sinh ra từ trong quá

trình thiêu đốt có thể dùng một trong các phương pháp sau:
 Phương pháp hoá lý: Hấp phụ, hấp thụ, điện ly.
 Phương pháp hoá học: Kết tủa, oxy hoá, trung hoà….
 Phương pháp cơ học: Lọc, lắng…
3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học

Được dùng cho các loại chất thải rắn hữu cơ không độc hại. Nguyên lý của quá trình là khử nước,

sau đó là chuyển hóa chất thải thành dạng xốp và ẩm. Sản phẩm cuối cùng của quá trình chính là

khí cacbonic, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững (lignin, sợi, xenlulo…)
4. Phương pháp khí hóa Plasma
Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, sử dụng hệ thống đèn Plasma để đốt chất thải ở nhiệt
độ trung bình là 3000 – 70000 độ C trong điều kiện không có oxy. Chất thải sẽ nhanh chóng bị
thiêu hủy mà không hề phát sinh khói cũng như các phế thải khác.

You might also like