You are on page 1of 3

Khái niệm phản ứng cháy, đặc điểm phản ứng cháy, một số ví dụ về cháy vô, hữu cơ.

Khái niệm: Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử có tỏa nhiệt và phát sáng.
Các đặc điểm cơ bản của phản ứng cháy:
+ Có xảy ra phản ứng hóa học.
+ Có tỏa nhiệt.
+ Có phát sáng.
- Ví dụ phản ứng cháy của chất hữu cơ: Đốt giấy, khí gas cháy, gỗ cháy, đốt đèn dầu…

- Ví

Điều kiện cần và đủ xảy ra phản ứng cháy


Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra:
+ Điều kiện cần: Chất cháy; Chất oxi hóa; Nguồn nhiệt.
+ Điều kiện đủ:
(1) Nồng độ oxygen trong không khí phải lớn hơn 14% thể tích (ngoại trừ đối với một số chất dễ
cháy, gây nổ mạnh)
(2) Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy
(3) Thời gian tiếp xúc của 3 điều kiện cần phải đủ lâu để xuất hiện sự cháy.
Khái niệm phản ứng nổ, đặc điểm cơ bản phản ứng nổ. Phân biệt nổ vật lí và nổ hóa học.
Khái niệm về nổ bụi
– Khái niệm:Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt
và ánh sáng, gây ra sự tăng thể tích đột ngột, tạo ra tiếng nổ mạnh.
– Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng, gây ra sự
tăng thể tích đột ngột, tạo ra tiếng nổ mạnh.

-
-

- Nổ bụi là vụ nổ gây ra bởi quá trình bốc cháy nhanh của các hạt bụi mịn phân tán trong
không khí bên trong một không gian hạn chế, tạo ra sóng nổ. Nổ bụi có khả năng gây sát
thương cho nhiều người và có thể làm sụp đổ một phần hay toàn bộ công trình, tương tự
như nổ khí. Nổ bụi là một trường hợp của nổ hoá học. Nổ bụi xảy ra khi có đủ năm yếu
tố: nguồn oxygen, nguồn nhiệt, nhiên liệu (bụi có thể cháy được), nồng độ bụi mịn đủ lớn
và không gian đủ kín.

Những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong phản ứng cháy và tác hại của chúng đối
với con người
Khi xảy ra sự cố cháy, nổ hóa chất thì trong thành phần của khói do các đám cháy sinh ra chứa
nhiều chất độc hại tác động đến môi trường gồm các chất khí độc như: CO, H2S, SO2, NO2,
HCHO, COCl2…; các chất cháy không hoàn toàn do sự cố hóa chất, sản phẩm hóa chất như
P2O5, NH3… các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, dung môi sơn hay các hóa chất nhân tạo như
SiH4,… những hóa chất này vô cùng độc hại khi phát tán vào không khí; Bụi khói PM10; PM2,5;
PM1,0; sol khí, do muội than, tàn tro bay,… các chất độc hại này có thể tạo dòng chảy cuốn theo
hoặc hòa tan theo lượng lớn nước chữa cháy gây ô nhiễm dòng chảy.
Mặt khác, khi xảy ra các sự cố cháy, nổ hóa chất thì hóa chất sẽ bay hơi hoặc tràn, chảy ra môi
trường, gây ô nhiễm và tác động đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con
người. Sự lan truyền các hóa chất gây nguy hại nhanh nhất qua môi trường không khí, do bản
chất ở dạng khí hoặc dễ bay hơi ngay nhiệt độ thường như Clo, brom, thủy ngân, digoxin, axit
nitric, phosgen, amoniac … đặc biệt là các các chất dùng trong ngành bảo vệ thực vật, chúng sẽ
gây tác hại nhanh và rộng đến cả người và sinh vật, có tính sát thương cao.
Những tác hại của các sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy đối với con
người là:

- Khí carbon monoxide (CO): CO có khả năng kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu, làm giảm
khả năng vận chuyển O2. Ở nồng độ 1,28% CO, con người bất tỉnh sau 2 – 3 nhịp thở, tử vong
sau 2 – 3 phút.

- Hydrogen sulfide (H2S), nitrogen dioxide (NO2) hoặc sulfur dioxide (SO2) gây ảnh hưởng đến
khả năng hô hấp của con người.

- Khói chứa hydrogen cyanide (HCN) rất độc hại, độc hơn cả khí CO.

- Hydrogen chloride (HCl), hydrogen bromide (HBr) và hydrogen fluoride (HF) gây ảnh hưởng
lớn đến các hệ cơ quan hô hấp và hệ thống và quan thần kinh của con người.

Canva set

set:nAE-sg3nxVM

You might also like