You are on page 1of 10

1/dựa vào thời gian biểu hiện lâm sàng, có mấy loại nhiễm độc.

Dựa vào thời gian biểu hiện lâm sàng, có 4 loại nhiễm độc: Nhiễm độc siêu cấp tính, nhiễm độc cấp tính,
nhiễm độc bán cấp tính và nhiễm độc mãn tính.

Nhiễm độc siêu cấp tính: thời gian xảy ra nhiễm độc tính bằng giây

Nhiễm độc cấp tính: thời gian xảy ra nhiễm độc là không quá 24 giờ

Nhiễm độc bán cấp tính: thời gian xảy ra nhiễm độc là vài ngày hoặc vài tuần lễ khi tiếp xúc với nồng độ
chất độc tương đối cao

Nhiễm độc mãn tính: nhiễm độc xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất độc có nồng độ cao hơn nồng độ cho
phép trong thời gian dài, nhiều tháng hay nhiều năm
2/ hãy cho ví dụ những chất khí nào khi nhiễm độc không nên hô hấp nhân tạo. Vì sao

Đối với các khí NOx, SOx không hô hấp nhân tạo vì hô hấp nhân tạo đưa hơi nước vào dễ tạo thành các
axit yếu gây phù phổi.

Điều này là do máy hô hấp nhân tạo thường sử dụng hơi nước để tạo ra hơi ẩm và cung cấp cho đường
hô hấp của người bệnh. Tuy nhiên, khi hơi nước kết hợp với khí NOx và SOx trong không khí, chúng có
thể tạo ra các axit yếu, gây kích thích và phát ban da, phù phổi và các vấn đề sức khỏe khác.
3/ Hãy giải thích tác dụng đồng vận và tác dụng đối kháng. Việc áp dụng chúng trong ngành độc chất
học

Tác dụng đồng vận: khi hai chất đi vào cơ thể mà có cơ chế và vị trí tác dụng thì sẽ tăng khả năng gây độc
của cả hai lên cơ thể. Ngược lại với tác dụng đối kháng do cơ chế tác dụng trái ngược nhau thì xảy ra
cạnh tranh giữa hai chất độc khiến khả năng gây độc của hai chất trên bị giảm đi so với lúc tác dụng độc
lập. Áp dụng trong ngành độc chất học như việc sử dụng liều lượng ethanol phù hợp để chữa trị ngộ độc
methanol, dù cả ethanol và methanol đều có thể gây độc cho cơ thể.

aspirin và ethnol cuung chuển hóa

ehtanol và methanol cạnh tranh chuyển hóa.

4/ hãy vẽ sơ đồ và giải thích việc đáp ứng của một bệnh nhân đối với tai nạn khí độc bất ngờ, và việc
tiếp xúc hằng ngày
- Tích lũy chất độc:
Đường nồng độ chất độc trong cơ thể tăng dần theo thời gian do chất độc đi vào cơ
thể được hấp thu và giữ lại ở các khu lưu giữ chất độc, lượng giữ lại nhiều hơn lượng
thải loại (bài tiết). Đường cường độ đáp ứng của cơ thế tăng dần theo đường nồng độ
chất độc do nồng độ càng tăng thì các phản ứng chuyển hóa chất độc trong cơ thể diễn
ra càng mạnh mẽ (bao gồm cả phản ứng tốt và xấu (biến đổi sinh học chất độc thành các
hợp chất phân cực hơn giúp đào thải dễ hơn hoặc hình thành các phức gây độc cơ quan).
Các đáp ứng tăng đến một ngưỡng nhất định nào đó cơ thể sẽ biểu hiện ra thành triệu
chứng và cuối cùng là tử vong.
Đường nồng độ chất độc trong cơ thể giống đường hình sin tức là cơ thể khồng tiếp xúc
liên tục với chất độc trong 1 thời gian dài mà tiếp xúc rồi ngừng lại rồi lại tiếp xúc. Điều
này cho phép cơ thể có thời gian thải loại chất độc. Ở giai đoạn đầu khi nồng độ chất
độc ở peak cực đại thì cường độ đáp ứng cũng cực đại, khi nồng độ chất độc về 0 thì cơ
thể có thời gian tải loại nên cường độ đáp ứng của cơ thể cũng giảm đi. Các tổn thương
sinh hóa học do cơ thể đáp ứng lại nổi bật qua mỗi lần tiếp xúc có thể do các phản ứng
dị ứng của cơ thể làm cơ thể không chịu sự chi phối của mối quan hệ liều lượng – kết
quả hay độc tính của chất tiếp xúc đủ mạnh để chỉ cần 1 tiếp xúc cấp tính cũng có thể
gây ra 1 tổn thương mãn tính.

5/ hãy trình bày hiểu biết của em về tiêu lệnh cháy. Chúng ta có nên luôn làm theo tiêu lệnh cháy
không? vì sao?

Tiêu lệnh chữa cháy đúng tiêu chuẩn sẽ gồm có 4 bước, được sắp xếp theo thứ tự thực hiện từ
trái sang phải:

Bước 1: Khi có xảy ra cháy nổ thì phải báo động gấp.


Bước 2: Cúp cầu dao điện khi gặp cháy nổ.
Bước 3: Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa.
Bước 4: Gọi điện 114 đến đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp.
Chúng ta không nhất thiết phải luôn tuân thủ đúng 4 bước của tiêu lệnh cháy. Ví dụ các trường
hợp như có đám cháy nhỏ do thiết bị trong phòng thí nghiệm thì cần ngay lập tức cách ly thiết
bị đó ra vùng an toàn thông thoáng, dùng cát/ khăn ướt để dập đám cháy nhỏ hoặc Căn cứ vào
loại hóa chất gây cháy mà sử dụng các phương tiện và chất chữa cháy phù hợp.và không cần
gọi đến 114.

6/ hãy trình bày hiểu biết của em về không gian kín. Em cho ví dụ tai nạn lao động nào trong không
gian kín, và trong cuộc sống có nguy cơ tai nạn không gian kín không

Vd đốt than trong không gian kín

Không gian kín là những nơi không gian bị giới hạn bởi khoảng không, lối vào chật hẹp, điều kiện thao
tác hạn chế, không được thông khí thường xuyên, bầu không khí tiềm ẩn các mối nguy hiểm như nhiễm
độc, không đủ hàm lượng oxy cần thiết cho hô hấp, ẩm ướt, các đường ống nối với không gian làm việc
có nguy cơ xả các chất vào bên trong…

Nhà hát karaoke, PTN….

Trời quá lạnh, có người chết khi sưởi bằng than tổ ong trong phòng đóng kín. Có trường hợp qua đời vì
chui vào ôtô bật điều hòa để chống nóng. Nhiều người tử vong vì ngạt khí độc trong những hầm kín. Sự
cố thang máy….

Các tai nạn: 02 công nhân bị ngất xỉu khi vệ sinh hệ thống xử lý nước thải ở Lăng Cô (Phú Lộc); tai nạn
thương tâm làm chết 04 thợ lặn khi trục vớt tàu bị nạn ở Vinh Thanh (Phú Vang); gần đây, 02 công nhân
tử nạn và 03 người phải cấp cứu khi vệ sinh bể sâu ngâm bột giấy của Công ty Vinh Phát ở Khu Công
nghiệp Phú Bài. Các nạn nhân chết vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy
hồ/hầm, bể kín, sâu, trong các không gian kín... do những hoạt động chuyển hóa, phân hủy các chất hữu
cơ (hóa chất, dầu thải, bột giấy, thân và lá cây, rác thải, phân và thức ăn thừa trong chăn nuôi...), làm bốc
lên những luồng hơi chứa khí cacbonic, khí mêtan và các hợp chất lưu huỳnh. Những khí này đều nặng
hơn không khí nên tích tụ lại ở chỗ thấp, không gian kín và hòa tan trong lớp nước bề mặt. Những giếng
khơi sâu, không gian kín cũng dễ là nơi tích tụ nhiều khí CO2.

7/ trình bày qui tắc 3 người khi vào không gian kín

3 người ở 3 vị trí khác nhau

Người 1: Mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ, vào không gian kín làm việc và liên lạc với người 2.
Người 2: Mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ như người thứ 1, đứng trước cửa vào không gian kín,
nhận tín hiệu và giữ liên lạc với người 1.
Người 3: Có thể không mặc bảo hộ lao động, đứng cách xa người 2 từ 20-30m.
Kh người 2 mất liên lạc với người 1, người 2 lập tức báo cho người 3 mặc bảo hộ lao động, thay
thế vị trí của mình, sau đó tiến vào không gian kín kiểm tra tình hình và giữ liên lạc với người 3.
Khi người 3 bị mất liên lạc với người 2, tuyệt đối không tiến vào trong không gian kín kiểm tra
mà ngay lập tức liên lạc với đội cấp cứu.

You might also like