You are on page 1of 15

Lời mở đầu............................................................................................................

1
Chương I: Chất độc là gì.......................................................................................1
A,Định nghĩa......................................................................................................1
B,Các hiệu ứng sau có thể xảy ra.......................................................................2
Chương 2: Ảnh hưởng của chất độc......................................................................2
A,Phơi nhiễm thời gian dài................................................................................2
B,Phơi nhiễm trong thời gian ngắn....................................................................3
Chương 3: Một số ví dụ về chất độc.....................................................................6
A, Trong nhà máy hóa chất................................................................................6
1.Thủy Ngân....................................................................................................6
2.Arsen............................................................................................................6
3.Xyanua (C≡N)..............................................................................................6
4.Polonium......................................................................................................7
B, Trong đời sống hằng ngày................................................................................9
1.Chì (Pb)...........................................................................................................9
2. NicotinC 10 H 14 N 2.........................................................................................9
3.Chất độc Botulinum toxin ( hay Botox)........................................................11
4.Chất độc Ricin...............................................................................................12
Chương 4: Cách phòng chống.............................................................................12
A, Trong nhà máy hóa chất..............................................................................12
B, Trong cuộc sống...........................................................................................13
Lời kết.................................................................................................................15
Lời mở đầu

Các quá trình sản xuất của công nghiệp thường liên quan đến các mối nguy hiểm. Bản chất của
chúng có thể là cả vật lý và hóa học. Các mối nguy vật lý bắt nguồn từ các điều kiện vận hành (ví
dụ: nhiệt độ và áp suất rất thấp hoặc rất cao). Mối nguy hóa học là những mối nguy liên quan đến
các vật liệu: độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc giải phóng năng lượng từ các phản ứng.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh các chất thải có hại (chất làm mát, chất bôi trơn,
…). Nếu không được quan tâm và xử lý triệt để sẽ gây hại cho môi trường. Trong một số trường
hợp không mong muốn các chất độc bị rò rỉ gây hại đến vật chất và con người.

Chất độc là một trong những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người và môi trường xung
quanh. Trong nhà máy hóa chất, sự hiện diện của các chất độc từ các quá trình sản xuất, lưu trữ
và xử lý chất thải có thể đã gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của những người làm
việc và cũng có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân trong khu vực.

Đối với các công nhân làm việc trong nhà máy, họ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các chất độc
trong quá trình làm việc. Các chất độc gây hại có thể là khí độc, bụi hóa học, hoặc hóa chất độc
hại khác. Những tác động có thể là đau đầu, chóng mặt, khó thở, ngứa ngáy, kích ứng da hoặc
mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề sức khỏe có thể là nghiêm trọng và ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống.

Đối với khu vực xung quanh nhà máy hóa chất, các chất độc có thể bị thải ra qua các nguồn xả
thải. Điều này có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước và đất đai trong khu vực, ảnh hưởng đến sức
khỏe của cư dân địa phương. Theo thời gian, cư dân trong khu vực có thể phát triển các bệnh về
hô hấp, da hoặc tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm giá trị của tài
sản địa phương và làm cho việc sống trong khu vực trở nên khó khăn.

Mục tiêu của bài luận này là xác định mối nguy hại chất độc và giới thiệu một số loại chất độc
phổ biến trong nhà máy hóa chất và đời sống. Từ đó xây dựng biện pháp phòng chống và xử lý
khi tiếp xúc với chất độc.

Chương 1: Chất độc là gì


A,Định nghĩa
Chất độc là những chất có thể gây hại đến sức khỏe. Tác động của chúng phụ thuộc
vào loại vật liệu và mức độ phơi nhiễm (thời gian ngắn hay dài, nồng độ thấp hay
cao) trong thời gian làm việc. Tại nơi làm việc, các chất độc có thể đi vào cơ thể theo
3 đường sau:

- Đường tiêu hóa


- Đường hô hấp
- Hấp thu qua da khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
B,Các hiệu ứng sau có thể xảy ra
- Gây ngứa, dị ứng: đường hô hấp, da, mắt
- Gây mê
- Gây ngạt thở (thiếu oxy)
- Ngạt thở đơn giản
- Ngạt thở hóa chất
- Gây ảnh hưởng tới chức năng điều khiển của cơ thể
- Gây đột biến tế bào
- Ung thư
- Ảnh hưởng đến gene

Chương 2: Ảnh hưởng của chất độc


Chất độc có hai phương thức phơi nhiễm chính là phơi nhiễm thời gain dài và phơi nhiễm thời
gian ngắn.

A,Phơi nhiễm thời gian dài


Bác sỹ K.B.Lehmann đã quan sát các ca bệnh và theo dõi các kết quả thí nghiệm trên động vật
trong vòng 2 năm (từ 1884 đến 1886) và nhận thấy các bệnh nghề nghiệp xuất hiện khi nồng độ
lây nhiễm trong không khí đạt đến một giá trị nhất định

Tuy nhiên, những giá trị này ngày nay chỉ còn mang tính lịch sử. Thay vào đó, các quy tắc đối
với các chất độc hại được sử dụng. Chúng chứa các giá trị ngưỡng đối với phơi nhiễm nghề
nghiệp, được gọi là giá trị ngưỡng tại nơi làm việc (AGW)

Bảng: Các giá trị AGW đối với các vật liệu thường sử dụng trong công nghiệp
Đối với các ứng dụng thực tế, thường cần chuyển đổi từ ppm sang mg/m3 và ngược
lại theo công thức sau:

Trong đó:

Z là hệ số nén;
1000.
𝑍.𝑅𝑚.𝑇 (1.31)
Rm là hằng số khí, J/(mol.K); 𝐶∗ = 𝑝
. 𝐶, mg/m3
𝑀
T là nhiệt độ, K;

M là khối lượng mol của chất đó, g/mol.

B,Phơi nhiễm trong thời gian ngắn


Một lượng lớn các chất độc có thể giải phóng nếu xảy ra tai nạn. Các giá trị ngưỡng
cụ thể được đưa ra theo nồng độ do những giá trị ngưỡng do nghề nghiệp không thích
hợp trong trường hợp này. Trong đó có các giá trị sau: AEGLs (mức hướng dẫn chảy
nổ cấp tính), ERPGs (Hướng dẫn kế hoạch phản ứng khẩn cấp), TEFLs (Mức cháy nổ
khẩn cấp tạm thời) và EEIs (Các chỉ số cháy nổ khẩn cấp). Những giá trị này được
đưa ra cho các trường hợp khẩn cấp.

Trong khi các giá trị ngưỡng chỉ cho phép chúng ta đánh giá “tốt” hay “”xấu”, quan
hệ probit (probit = probability unit/đơn vị xác suất) cho phép chúng ta đánh giá xác
suất của một hậu quả nhất định (ví dụ: tử vong) xảy ra do một yếu gây bệnh như phơi
nhiễm với chất độc. Ví dụ: đối với sự phơi nhiễm với Clo.

Trong phương trình , C(t’) chỉ sự thay đổi nồng độ Clo theo thời gian. Thông
thường tích phân nồng độ theo thời gian được gọi là liều. Tuy nhiên, nếu nồng độ có
số mũ khác 1, ta gọi đó là tải lượng. Ví dụ: trong trường hợp này gọi là tải lượng chất
độc.

Quan hệ probit được xây dựng sao cho tại Y = 5 thì xác suất thiệt hại bằng 0,5. Điều
này tương ứng với LD50 (liều gây chết người 50) - giá trị tại đó 50% số người bị ảnh
hưởng dự kiến sẽ chết. Khi đó, xác suất thiệt hại được tính như sau:
Với 𝜙 là phân bố chuẩn.

Ưu điểm của việc sử dụng quan hệ probit là mức độ sát thực cao hơn. Xác suất thiệt
hại thường tăng theo sự tăng cường độ của yếu tố gây ra thiệt hại. Do đó, áp dụng các
quan hệ probit là một cách thích hợp để tạo ra kiến thức từ các lĩnh vực sẵn có như y
học và chất độc học và khả thi đối với kỹ sư.

Phụ lục B đưa ra quan hệ probit đối với một số chất được sử dụng trong ngành công
nghiệp chế biến. Những quan hệ này được đưa ra dựa trên quan sát về các tai nạn, các
thí nghiệm với động vật và đánh giá của chuyên gia. Do đó, chúng bị ảnh hưởng
từ nhiều yếu tố không chắc chắc
Bảng Giá trị propit và xác suất thiệt hại tương ứng

6
Chương 3: Một số ví dụ về chất độc
A, Trong nhà máy hóa chất
1.Thủy Ngân
Thủy ngân là kim loại nặng, ký hiệu Hg, có ánh bạc. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng
và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn,
dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…Hg là chất độc hại gây nguy hiểm tới sức
khỏe con người. Theo WHO (tổ chức y tế thế giới) thì chất này là một trong mười nhóm hóa chất
độc nhất. Ở dạng kim loại, các hợp chất và muối của Hg rất độc. Khi cơ thể tiếp xúc, hít thở hay
nuốt phải các chất trên sẽ gây tổn thương não và gan

Ngày 28/8/2019, xảy ra vụ cháy tại kho chứa hàng thuộc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng
Đông. Vụ cháy nhanh chóng được dập tắt nhưng gây ra hậu quả vô cùng lớn.

• Thiệt hại lượng lớn tải sản và làm cho hóa chất độc hại như thủy ngân phát tán ra môi trường
• Nhiễm độc thủy ngân trong không khí, đất, nguồn nước khiến không ít người dân lo lắng cho
tình trạng sức khỏe của mình.

2.Arsen
Arsen thường được biết đến với tên gọi là Thạch tín. Giống như chì, nhiễm độc Asen có thể xảy ra
do tiếp xúc thường xuyên. Nuốt phải sẽ dẫn đến căng thẳng dạ dày nôn mửa, tiêu chảy, chảy máu dạ
dày và đau dữ dội. Cái chết sẽ tìm đến nhanh chóng ngay sau đó.

Thạch tín sẽ tác động vào enzyme ATP trong tế bào người, ngăn quá trình chuyển tải năng lượng.
Với số lượng lớn, nó gây ra hiện tượng co giật, hôn mê và tử vong. Số lượng ít, nó có thể gây ra
bệnh ung thư, đau tim và đái đường.

3.Xyanua (C≡N)

Xyanua là một hợp chất hoá học có chứa nhóm xyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên

kết ba với một nguyên tử nitơ.

7
Đây là một chất cực độc, cụ thể:

- Tiếp xúc một lượng lớn có thể gây tổn thương cho não và tim mạch.
- Tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những biểu hiện: khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi
máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp.
- Chỉ cần 50mg - 200mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khí xyanua có thể giết chết ngay lập tức
một người trưởng thành do ngạt thở.

Chúng có thể được tìm thấy trong các :

- nhà máy,
- vi khuẩn,
- nấm, và ngay
- trong hạt của quả táo

4.Polonium
Được phát hiện vào năm 1898, các nguyên tố phóng xạ Polonium là nguyên nhân gây ra cái chết
của Yasser Arafat,nhà lãnh đạo Palestin bất đồng chính kiến với Nga.

8
Yasser Arafat,nhà lãnh đạo Palestin
Polonium được liệt vào danh sách các chất độc nguy hiểm nhất của thế kỉ 21. Nó không được sử
dụng trong nghiên cứu sinh học vì vô cùng nguy hiểm cho tất cả các sinh vật sống.
Hình thức phổ biến nhất của nó là Polonium 210, nó bị báo buộc nguy hiểm gấp 250.000 lần hydri
cyanide. Điều này giải thích tại sao Mỹ dùng Polonium để thả xuống Nagasaki với những gì họ cho
là dự án Dyton của Mahattan.

Về lý thuyết, một gam Polonium 210 có thể giết chết 10 triệu người nếu ăn phải, tiêm hoặc hít.
Bức xạ của nó có thể gây ung thư cho con người.

9
B, Trong đời sống hằng ngày
1.Chì (Pb)
Từ xưa đến nay, chì là đã có mặt trong hầu hết các vật dụng trong nhà. Tuy nhiên, chì lại là một
chất độc không thể không nhắc tới. Nó tuy không độc bằng các chất trong danh sách nhưng độ có
mặt của nó quá rộng. Và từ đó gây ra những sát thương không nhỏ

Khi cơ thể người nhiễm độc chì sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm nôn mửa, yếu, co giật, hôn
mê và thậm chí cả tử vong. Phơi nhiễm lâu dài chính là phương thức phổ biến nhất của nhiễm độc
chì.

Ngộ độc chì gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, gây chậm phát triển trí tuệ, chậm
phát triển thể chất. Nồng độ chì máu càng cao thì càng ảnh hưởng xấu tới phát triển trí tuệ của trẻ.

2. Nicotin( C 10 H 14 N 2 )

Đây là một hóa chất độc hại nguy hiểm không quá xa lạ với chúng ta.Nicotin có trong cây thuốc lá,
một thành viên của họ thảo mộc.Ở dạng chất lỏng, nicotin còn có thể được hấp thụ qua da. Và từ từ
xâm nhập vào máu và gây ra sự tàn phá đối với cơ thể.

10
Tiếp xúc với khoảng 30-60 mg có thể gây tử vong trong vòng vài giờ.Đối với những hút thuốc lá,
nó hủy hoại dần dần phổi và các cơ quan nội tạng theo thời gian.

3.Chất độc Botulinum toxin ( hay Botox)


Botox là tên viết tắt của Botulinum Toxin type A. Đây là một sản phẩm do Mỹ sản xuất, có nguồn
gốc từ Botulinum, chất độc thần kinh cực mạnh do vi khuẩn yếm khí Clostridium Botulinum sinh ra.

Các thực phẩm đóng hộp thường sử dụng nitric để ức chế độc tố botulinum. Các thực phẩm đóng
hộp được chế biến thô sơ rất dễ nhiễm khuẩn C. botulinum. Botulinum là độc tố mạnh nhất từng biết
đến với liều lượng gây chết người (khoảng 1.2-1.3 ng/kg khi tiêm và 10-13 ng/kg khi hít vào). Có 7
loại độc tố Botulinum chính là A, B, C, D, E ,F, G. Trong đó, A và B có khả năng gây bệnh cho
người, chiếm 98.7% các trường hợp.

11
Vi khuẩn C.botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận
chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Đặc biệt là các lọai thực phẩm đóng hộp như: sữa bột, pho
mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩn lên men yếm khí.

Các thực phẩm đóng hộp thường sử dụng nitric để ức chế độc tố botulinum. Các thực phẩm đóng
hộp được chế biến thô sơ rất dễ nhiễm khuẩn C. botulinum

Botulinum là độc tố mạnh nhất từng biết đến với liều lượng gây chết người (khoảng 1.2-1.3 ng/kg
khi tiêm và 10-13 ng/kg khi hít vào).

Ví dụ ở Thái Lan đã xảy ra ngộ độc loại này do lọ măng, ở Trung Quốc do đậu lên men, ở Việt
Nam ngộ độc pate Minh Chay

4.Chất độc Ricin


Ricin là một chất độc được tìm thấy trong hạt thầu dầu tự nhiên. Khi bạn nhai và nuốt hạt của loài
cây này, ricin được giải phóng có thể gây tổn thương các tế bào.

-
12
-

Ricin rất độc. Sau khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, chúng ngăn các tế bào tạo ra protein cần
thiết, khiến tế bào chết dần. Điều này gây hại đến toàn bộ cơ thể, thậm chí gây tử vong.

Chương 4: Cách phòng chống


A, Trong nhà máy hóa chất
- Đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Các nhà máy hóa chất cần đảm bảo các biện pháp an
toàn trong quá trình sản xuất, bảo quân và vận chuyển sản phẩm hóa học. Điều này có thể bao gồm
các quy định và quy trình làm việc, an toàn điện, an toàn hóa chất và các biện pháp bảo vệ môi
trường được đưa ra và tuân thủ.

- Đào tạo nhân viên: Các công nhân trong nhà máy hóa chất cần được đào tạo về cách làm việc và
sử dụng các sản phẩm hóa chất an toàn. Đảm bảo rằng họ hiểu rõ các quy trình làm việc an toàn và
các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Sử dụng các thiết bị bảo vệ: Các thiết bị bảo vệ như một na găng tay, áo khoác, giày cao su.Vòi
phun nước và hệ thống thông gió phải được sử dụng và thay mới định kỳ. Nhân viên nên được đào
tạo và cách sử dụng các thiết bị bảo vệ này.

- Vận chuyển sản phẩm hóa học an toàn Các sản phẩm hóa học cần được vận chuyển an toàn bằng
các phương tiện vận chuyển đặc biệt và tài xế phải được đào tạo về cách vận chuyển và giải quyết
các tình huống khẩn cấp.

- Kiểm tra an toàn định kỳ: Các nguồn độc hại cần được kiểm tra định kỳ bằng các phương pháp
kiểm tra hóa học và môi trường. Kiểm tra nên được thực hiện định kỳ bởi các chuyên gia ngoài cùng
quan tâm đến thực tế sự an toàn trong nhà máy.

13
- Đề phòng các tình huống khẩn cấp: Nhà máy hóa chất cần có kế hoạch ứng phó sự cố như rõ rỉ,
cháy nổ.v. để đảm bảo rằng nhân viên và người dân xung quanh được bảo vệ an toàn Các biện pháp
khẩn cấp bao gồm các khu vực an toàn, bảo hộ bên ngoài, hệ thống cảnh báo và chữa cháy.

Tất cả các biện pháp trên đều rất quan trọng trong việc phòng chống chất độc trong nhà máy hóa
chất. Các giai đoạn của quá trình sản xuất, bữa rãnh an toàn đều phải được hài hòa, dùng kiểu cách
và chính xác

B, Trong cuộc sống


- Sử dụng các sản phẩm hữu cơ: Sử dụng thực phẩm, rau củ quả được trồng theo phương pháp hữu
cơ sẽ giảm thiểu được lượng thuốc trừ sâu phân bón hóa học, thuốc kháng sinh và chất bảo quản
trong khẩu phần

- Luôn giữ cho nhà của thông thoáng. Thông thoáng nhà cửa sẽ giúp đẩy đi chất độc và khí thái ra
khỏi nhà và khiến không khí trong nhà trong lành hơn.

- Sử dụng thiết bị điện an toàn: Sử dụng các thiết bị điện đảm bảo an toàn nhưng không phát ra các
chất độc như formaldehyde hay benzen.

- Thay đổi lối sống. Không hút thuốc là, không uống rượu quá liều, ăn uống điều độ và tập thể dục
thường xuyên là cách giảm thiểu được các chất độc gây hại cho sức khỏe.

- Sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân không chứa hoá chất độc hại. Sử dụng các
sản phẩm được làm từ thành phần tự nhiên sẽ giảm thiểu được lượng hoá chất độc hại Tiếp xúc với
da

- Kiểm tra nguồn nước và thực phẩm: Kiểm tra nguồn nước và thực phẩm mình tiêu thụ có đúng
tiêu chuẩn an toàn hay không

- Vệ sinh định kỳ cho nhà cửa. Vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ các tạp chất, bụi bắn, giảm được lượng
vi khuẩn và góp phần giảm thiểu sức đề kháng của các tác nhân gây bệnh.

- Trồng cây xanh trong nhà Trồng cây xanh trong nhà sẽ giúp tăng cường khả năng lọc không
khi, giảm thiểu một phân chất độc và tạo thành một không gian trong lành

14
Lời kết
Tóm lại, vấn đề chất độc trong nhà máy hóa chất và đời sống là một vấn đề nghiêm trọng về sức
khỏe và môi trường. Cần có các biện pháp cụ thể và quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong quá
trình sản xuất và xử lý chất thải. Bên cạnh đó, cần có sự thông tin và giám sát đầy dủ để tránh các
tác động tiêu cực đến cư dân địa phương và môi trường xung quanh.

15

You might also like