You are on page 1of 6

2.1.

Đường xâm nhập cơ thể của chất độc công nghiệp

2.1.1. Đường hô hấp

2.1.1.1. Đặc điểm của đường hô hấp về mặt độc chất học công nghiệp

Đường hô hấp là một phần của giải phẫu hệ hô hấp, là đường tiếp xúc, trao đổi với
môi trường một cách tự nhiên và quan trọng nhất của con người.

Hệ hô hấp của người gồm một hệ thống ống dẫn khí và hai phổi là cơ quan quan
trọng để trao đổi khí giữa máu và không khí. Hệ thống ống dẫn khí bao gồm mũi, hầu,
thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, tận cùng tiểu phế quản, ống phế nang và
các túi phế nang. Không khí được hít vào qua mũi hoặc miệng. Trong khoang mũi có một
lớp màng nhầy hoạt động như bộ lọc, bọc một số chất ô nhiễm và các chất có hại khác có
trong không khí. Sau đó không khí đi vào hầu họng, tại đây có một nắp đặc biệt bằng sụn.
Nắp luôn mở ra để không khí đi qua thanh quản sau đó xuống khí quản, và chỉ đóng lại
khi nuốt để tránh thực phẩm di chuyển vào khí quản. Khí quản phân thành phế quản trái
và phải, mỗi nhánh phế quản lại phân thành các tiểu phế quản và tận cùng tiểu phế quản
kết nối với phế nang có chức năng trao đổi khí.
Hình 1: Sơ đồ đường hô hấp

Diện tích phế nang rất rộng nên có diện tích tiếp xúc lớn. Các mao mạch phổi tiếp
xúc trực tiếp với không khí trong khi hít thở nên nguy cơ hấp thụ chất độc trong không
khí của phổi rất cao. Các chất độc trong không khí có thể được cơ thể hấp thụ qua đường
hô hấp, chúng đi vào máu và theo máu đến thẳng các cơ quan quan trọng như não, tim,
thận.. trước khi qua gan khác với chất độc qua đường tiêu hóa. Khi chất độc qua đường
hô hấp vào máu, rồi theo máu tuần hoàn khắp cơ thể chỉ trong thời gian khá ngắn.

Hình 2: Sơ đồ xâm nhập và thải loại các chất độc công nghiệp qua đường hô hấp

2.1.1.2. Tốc độ hấp thu chất độc và mức độ nhiễm độc

Tốc độ hấp thu chất độc và mức độ nhiễm độc phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:

- Nồng độ chất độc trong không khí (mg/m3): nồng độ càng cao tốc độ gây độc
càng nhanh.
- Thể tích hô hấp mỗi phút (lít/min)
- Thể tích tim bóp mỗi phút: tim co bóp nhanh làm tăng tốc độ tuần hoàn máu dẫn
đến chất độc vào cơ thể nhanh hơn.
- Hệ số phân bố chất độc trong không khí ở phế nang: tùy thuộc vào mỗi người hệ
số lớn chất độc dễ tan vào máu:
2.1.1.3. Tác dụng cấp tính của chất độc qua đường hô hấp

Định luật Haber: Định luật được ứng dụng cho khí và hơi. Định luật này có giới hạn và
không đúng trong mọi trường hợp.

n ×t=Const

Trong đó:

n: nồng độ chất độc chưa vượt ngưỡng gây chết có trong không khí

t: thời gian tiếp xúc với chất độc

2.1.1.4. Tác dụng trực tiếp của chất độc với phổi

Một số chất độc khi tiếp xúc với phổi thì rất nguy hiểm.

Ví dụ: - Khí CO khuếch tán nhanh qua phế nang, qua màng mao mạch phổi và liên kết
với hemoglobin. Liên kết này có ái lực lớn hơn nên hemoglobin không thể vận chuyển
Oxi đi được.

- Nồng độ khí NO2 trong không khí đạt khoảng 50 – 100 ppm thì có thể gây viêm
phổi. Nếu mức nồng độ đạt 150 – 200 ppm sẽ gây phá hủy dây khí quản và gây ra tử
vong nếu thời gian phơi kéo dài. Nồng độ khí NO2 ở mức 500 ppm hay lớn hơn thì trong
2 – 10 ngày có thể gây tử vong.

- Dầu hỏa: hít phải nồng độ quá cao tại nơi làm việc gây ra các dấu hiệu nhiễm
độc: cảm giác say, đau đầu... Về lâu dài sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn.

2.1.1.5. Nhiễm trùng thứ cấp

Trong một số trường hợp, chất độc trong không khí thở tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ
cấp do chúng tác động trên sự tiết dịch tự nhiên của đường hô hấp, làm biến đổi tính đề
kháng của cơ thể.

2.1.2. Đường tiêu hóa

2.1.2.1. Các chất độc vào đường tiêu hóa trước hết qua miệng
Các chất độc trong không khí có thể qua miệng trực tiếp hoặc do cơ thể nhiễm
chất độc do ăn uống, hút thuốc... vô tình đưa chất độc vào miệng. Thức ăn khi vào miệng
sẽ được tiêu hóa lần lượt ở miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già. Chất
độc được hấp thụ ở cơ quan nào sẽ gây độc ở cơ quan đó. Hoặc sau khi qua gan chất độc
được chuyển hóa có thể bị phá hủy làm cho không độc, giảm độc tính cũng có khi chất
độc trở thành độc hơn.

Ví dụ: Ngộ độc paraquat – hóa chất trừ cỏ rất độc. Paraquat được hấp thu rất
nhanh nhưng ít ở đường tiêu hóa, hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày bị tổn thương,
số lượng chất độc được hấp thu sẽ tăng lên.

- Nhiễm độc chì từ thực phẩm có nhiễm chì từ đất, nước tưới hoặc nước uống
đựng trong bình chứa nhiễm chì, sơn có chì, các loại bình acquy....

2.1.2.2. Các chất độc có thể qua đường tiêu hóa qua đường hô hấp

Ví dụ: bụi chì trong không khí có thể vào đường hô hấp do hít thở sau đó theo cơ
chế thanh lọc của đường hô hấp chì được vận chuyển vào niêm dịch thực bào ở họng, rồi
được nuốt trở vào dạ dày

Tài liệu tham khảo:

Ngộ độc cấp Paraquat qua đường tiêu hóa - Bệnh viện Quân Y 103 (benhvien103.vn)

Sách độc chất học của cô

1. Tốc độ hấp thu chất độc và mức độ nhiễm độc phụ thuộc vào những yếu tố chính
nào?
A. Nồng độ chất độc trong không khí (mg/m3)
B. Thể tích hô hấp mỗi phút (lít/min)
C. Thể tích tim bóp mỗi phút
D. Tất cả đều đúng
2. Các chất độc vào đường tiêu hóa trước hết có thể qua
A. Miệng
B. Đường hô hấp
C. A và C đúng
D. Không có đáp án nào đúng

You might also like