You are on page 1of 6

I.

Đại cương:
a) Định nghĩa:
Hen phế quản là bệnh mạn tính của hệ hô hấp, được đặc trưng bởi sự tắt nghẽn
đường thở có hồi phục, viêm mạn tính và tăng tính đáp ứng của đường thở đối với
nhiều kích thích khác nhau.

b) Dịch tễ học:
Hen suyễn chiếm tỷ lệ hàng đầu trong nguyên nhân vào viện và nghỉ học ở trẻ em
cũng như lý do nghỉ ốm ở người lớn.
Trên thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen và 250.000 trường hợp
tử vong mỗi năm.
Tỉ lệ mắc hen ở trẻ dưới 15 tuổi trung bình từ 10-12% và 6-8% ở người lớn.
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 4 triệu người mắc bệnh hen (5% dân số) và số
người mắc bệnh vẫn không ngừng tăng lên hằng năm.
Theo Bộ Y tế, 85% trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu phát hiện
sớm, điều trị đúng và kịp thời.
Theo trang web Our world in data vào năm 2019 tỉ lệ người mắc bệnh hen phế
quản chiếm 3,23% dân số Việt Nam.

c) Cơ chế bệnh sinh:


Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ
trơn phế quản do giải phóng các trung gian hóa học như: histamin, bradykinin,
leukotrien và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu… Các chất này tác động lên thành và
niêm mạc đường hô hấp, gây phản ứng viêm, co thắt, phù nề, tăng tiết dịch phế
quản và tạo thành cơn hen.

Ở người bị hen, sự co thắt và viêm đường dẫn khí xảy ra đồng thời, gây thu hẹp
đường dẫn khí, dẫn đến các triệu chứng điển hình của hen như thở khò khè, thở
hổn hển, cảm giác thắt chặt lồng ngực hoặc khó thở.
d) Nguyên nhân:
- Dị nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường: bụi (bụi nhà, bụi
lông), lông gia súc, gia cầm, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá hoặc các loại
thức ăn: tôm, cua cá…
- Thay đổi thời tiết (lạnh, ẩm…)
- Một số thuốc (aspirin: hay gặp, NSAID)
- Vận động thể lực quá mức hoặc stress tâm lý (vui buồn quá độ), thay đổi nội
tiết tố khi thai nghén, kinh nguyệt…
- Do nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm virus đường hô hấp trên.
Các thông số trong đánh giá sự thông thoáng của đường dẫn khí:
FEV1 (Forced Expiratory Volume in 1st second): thể tích khí thở ra tối đa trong 1
giây đầu tiên sau khi hít vào hết sức. FEV1 đánh giá mức độ thông thoáng của
đường dẫn khí và khả năng giãn nở của phổi, FEV1 giảm trong một số bệnh gây
thắt hẹp đường dẫn khí đặc biệt trong bệnh hen phế quản.
VC (Vital Capacity-dung tích sống): thể tích khí hít vào hết sức và thở ra hết sức.
FVC (Forced Vital Capacity-dung tích sống gắng sức): hít vào và thở ra nhanh,
mạnh và hết sức,và ở người bình thường FVC=VC.
PEF (Peak Expiratory Flow -lưu lượng đỉnh)
e) Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng:
(1): Tiền sử có các triệu chứng hô hấp thay đổi: điển hình là thở khò khè, khó thở,
nặng ngực, ho. VÀ
(2): Giới hạn thông khí đường hô hấp:
FEV1 tăng ≥ 12% hoặc ≥ 200ml so với giá trị ban đầu sau 4 tuần điều trị kháng
viêm (ngoài các đợt nhiễm trùng hô hấp)
FEV1 tăng ≥ 12% hoặc ≥ 200ml so với giá trị ban đầu sau hít thuốc giãn phế quản
PEF dao động > 10% 2 lần/ngày (trẻ em: >13%)

Lưu đồ chẩn đoán hen phế quản trên lâm sàng theo GINA (2019)

You might also like