You are on page 1of 38

BỆNH DÃN PHẾ QUẢN

(Bronchiectasis)
Định nghĩa
• Dãn ……………………một phần của cây phế quản
và thường kèm theo dầy thành phế quản

• Có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau

• Là …………………………………….. của nhiều tiến


trình bệnh sinh gây phá hủy cấu trúc
thành phế quản và nhu mô phổi xung
quanh
Định nghĩa
• Dãn không hồi phục một phần của cây phế
quản và thường kèm theo dầy thành phế quản

• Có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau

• Là biểu hiện giai đoạn cuối của nhiều tiến


trình bệnh sinh gây phá hủy cấu trúc thành
phế quản và nhu mô phổi xung quanh
Dịch tễ học
• Là nguyên nhân quan trong gây tử vong và
bệnh tật trong nhóm bệnh lý phổi nung mủ
• Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh: điều
kiện sống, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, sử
dụng kháng sinh, tiêm phòng sởi, ho gà
• Mỹ: 52/100.000 dân
• Việt nam (BV Bạch Mai 1996-2000): chiếm
1,8% trong số bệnh nhân nhập viện
Bệnh sinh
• Nhiễm khuẩn:
– Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,
và Hemophylus influenzae
• Viêm phế quản
– Bạch cầu đa nhân, lympho, đại thực bào
– Protease/elastase, IL-6, IL-8
• Xơ hóa, tổn thương quanh phế quản
• Tắc nghẽn phế quản
– Giảm chức năng thanh lọc của vi nhung mao
– Ứ đọng dịch tiết phế quản
Bệnh sinh

Hogg JC, Chu F, Utokaparch S, et al. The nature of small-airway obstruction in chronic obstructive pulmonary
disease. N Engl J Med. 2004;350:2645–2653
Nguyên nhân
1. Dị tật bẩm sinh cấu trúc phế quản
• Do khiếm khuyết phát triển cơ trơn, tổ chức đàn hồi
và sụn phế quản, chiếm khoảng 6%.
• Hội chứng Kartagener được mô tả năm 1933: dãn
phế quản lan toả kèm theo viêm xoang và đảo ngược
phủ tạng.
• Hội chứng Williams – Cambell: khuyết tật hoặc không
có sụn phế quản nên phế quản phình ra khi thở vào
vầ xẹp xuống khi thở ra.
• Hội chứng Mounier – Kunhn: khí phế quản phì đai do
khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản
kèm theo dãn phế quản.
Nguyên nhân
2. Do viêm hoại tử ở thành phế quản
• Dãn phế quản sau nhiễm khuẩn phổi như lao,
viêm phổi do vi khuẩn, vi rút, sởi, ho gà
• Hít phải dịch dạ dày: GERD
• Hít phải khói khí độc (amoniac)
• Nhiễm khuẩn phế quản tái diễn
Nguyên nhân
3. Do xơ hóa kén (Cystic fibrosis)
• Gặp ở 50% các trường hợp xơ hóa kén, thường
gặp nhất ở Châu Âu và Bắc Mỹ
• Thường xuất hiện vào giai đoạn muộn của
bệnh
• Thường khởi đầu ở tuổi trưởng thành, có nhiễm
trùng hô hấp trên tái phát
• Xquang hay gặp thâm nhiễm thùy đỉnh và thường
trú vi khuẩn S. aureus hoặc P. aeruginose
• Xét nghiệm mồ hôi: Na > 70 mmol/l; Cl>60
mmol/l
Nguyên nhân
4. Do tắc nghẽn phế quản
• Lao hạch phế quản, dị vật phế quản, u phế
quản hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản.
• Tăng áp lực nội phế quản dưới chỗ chít hẹp,
dịch tiết phế quản ứ đọng → nhiễm khuẩn
mạn tính tại chỗ → phát triển thành dãn phế
quản.
Nguyên nhân
5. Tổn thương xơ u hạt co kéo thành phế quản
• Lao xơ phổi, lao xơ hang, áp xe phổi mạn tính,
bệnh phế nang viêm xơ hóa. Cơ chế do:
+ Nhu mô phổi bị hóa hủy, xơ hóa dẫn đến co
kéo và dãn phế quản không hồi phục.
+ Chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế
quản cục bộ.
• Do lao phổi chủ yếu ở thùy đỉnh và phân thùy sau
của thùy trên nên dãn phế quản thường gặp ở
các vị trí này, là vị trí dẫn lưu phế quản tốt nên
các triệu chứng nghèo nàn, hay gặp ho ra máu.
Nguyên nhân
6. Rối loạn thanh lọc màng nhầy nhung mao
• Hội chứng rối loạn vận động nhung mao
nguyên phát.
• Rối loạn vận động nhung mao thứ phát do
bệnh hen phế quản.
Nguyên nhân
7. Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi
• Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải
như giảm gama globulin máu, giảm chọn
lọc IgA, IgM, IgG
• Suy giảm miễn dịch mắc phải: do dùng thuốc
ức chế miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS, đa u tủy
xương, bệnh bạch cầu ác tính.
 Tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi tái diễn, gây
giãn phế quản
Nguyên nhân
8. Do đáp ứng miễn dịch quá mức trong bệnh
Aspegillus phổi phế quản dị ứng.
• Giải phóng exoprotease, tổn thương lớp biểu
mô phế quản
• Phản ứng miễn dịch bán chậm và lắng đọng
kháng thể kết tủa (IgE, IgG) ở thành phế
quản
• Tăng tiết đờm và giảm thanh lọc
• Gây xơ hóa và dãn phế quản
Nguyên nhân
9. Do các bệnh tự miễn khác
• Viêm khớp dạng thấp
• Lupus ban đỏ hệ thống
• Hội chứng Sjogren
• Xơ cứng bì toàn thể
→ Cơ chế bệnh sinh chưa rõ, có giả thuyết cho
rằng do sự lắng đọng phức hợp miễn dịch
Phân loại

A. Dãn phế quản hình trụ


B. Dãn phế quản hình bút (dạng dãn tĩnh mạch)
Phân loại

C. Dãn phế quản hình túi


Triệu chứng cơ năng
• Tiền sử ho khạc đờm nhiều năm
• Ho dai dẳng, khạc đờm mủ hàng ngày
• Ho ra máu với các mức độ khác nhau
• Khó thở khi có dãn phế nang kèm theo
• Đau ngực: thường khi có nhiễm khuẩn
Triệu chứng thực thể
• Sút cân, thiếu máu, mệt mỏi.
• Khó thở, tím nếu giãn phế quản lan tỏa hai phổi.
• Thường kèm theo viêm mũi, viêm xoang (80%).
• Ngón tay dùi trống (1/3 số trường hợp)
• Nghe phổi: ran khu trú ở vùng có dãn phế quản,
thường là hai đáy phổi,ran rít lan toản hai phổi
hoặc tiếng thở rít
• Triệu chứng của bệnh kết hợp: VKDT, lupus …
Cận lâm sàng
1. Chức năng hô hấp
• Rối loạn chức năng hô hấp kiều tắc nghẽn ở
các mức độ khác nhau. Số ít có rối loạn chức
năng kiều hạn chế. Chức năng khuếch tán khí
cũng có thể giảm nhẹ.
• Khí máu động mạch có biểu hiện giảm oxy
máu, CO2 máu có thể rối loạn ở các mức độ
khác nhau.
Cận lâm sàng
2. Xquang ngực quy ước
• Hình ảnh đường ray, ngón tay đi găng.
• Thể tích thùy phổi có giãn phế quản nhỏ lại, thùy
phổi lành giãn ra.
• Hình các ổ sáng nhỏ (thường ở đáy phổi), giống
hình ảnh tổ ong, có thể có hình mức nước ngang
ở ổ sáng, kích thước thường < 2 cm, gặp trong
giãn phế quản hình túi.
• Xẹp phổi thùy dưới trái: bóng mờ tam giác bị
bóng tim che lấp.
• Các đám mờ hình ống biểu hiện của các phế nang
bị lấp đầy chất nhầy.
Chụp cản quan phế quản với lipiodol
Cận lâm sàng
3. Chụp cắt lớp vi tính phân giải cao (HRCT)
• Đường kính trong lòng phế quản lớn hơn
đồng mạch đi kèm
• Mất tính thuôn nhỏ của phế quản: phế quản
trên một đoạn dài 2 cm có đường kính tương
tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó.
• Phế quản cách màng phổi thành ngực < 1
cm.
• Thành phế quản dầy.
HRCT ngực
HRCT ngực
HRCT ngực
HRCT ngực
Cận lâm sàng
4. Soi phế quản ống mềm
• Chỉ định tìm nguyên nhân gây chít hẹp phế quản
do u hoặc dị vật, lấy bệnh phẩm dịch phế quản
tìm vi khuẩn gây bội nhiễm phế quản, xác định vị
trí chảy máu.
5. Các xét nghiệm khác
• Chụp xquang Blondeau và Hirtz, chụp cắt lớp vi
tính xoang nhằm xác định tổn thương trong hội
chứng xoang phế quản.
• Điện tâm đồ, siêu âm tim phát hiện biến chứng
tăng áp động mạch phổi, tâm phế mạn
Điều trị
1. Điều trị nội khoa
• Phục hồi chức năng hô hấp: cần thực hiện
thường xuyên
+ Tập thở
+ Ho hữu hiệu
+ Vỗ rung lồng ngực cho đờm dễ dẫn lưu ra
ngoài, nằm đầu thấp, tư thế phụ thuộc vào vị trí
giãn phế quản.
+ Cần thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần
10-15 phút tùy theo chịu đựng của bệnh nhân.
Điều trị
• Điều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn phế quản:
+ Ceftazidim x 3-4 g/ngày, Cefortaxim x 4-6 g/ngày,
cefoperazon x 3-4 g/ngày, cefepim x 3-4 g/ngày, piperacillin,
ticarcillin, carbapenem. Kết hợp với aminiglycoside:
+ Gentamycin 3-5 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần.
+ Amikacin 15-20 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần.
+ Hoặc kết hợp với kháng sinh nhóm quinolon:
ciprofloxacin, levofloxacin.
+ Một số phác đồ có thể dùng thay thế:
+Fluorquinolon (ciprofloxacin, levofloxacin) +
aminoglycoside
+ Nếu bệnh nhân khạc đờm mủ thối thì kết hợp nhóm
beta-lactam với nhóm metronidazol 1000-1500 mg/ngày,
truyền tĩnh mạch.
Vi khuẩn thường trú ở phế quản
Điều trị
2. Điều trị ho ra máu do dãn phế quản
• Ho ra máu nhẹ: lượng máu < 50 ml/ngày.
+ Nằm nghỉ, ăn lỏng, dùng thuốc giảm ho, an
thần, thuốc ngủ.
• Ho ra máu mức độ trung bình: lượng máu ho
khạc 50-500 ml/ngày
+ Nằm nghỉ ngơi, ăn lỏng, nguội.
+ Morphin 10 mg tiêm dưới da, hoặc TM
+ Transamin 250 mg x 4 ống/ngày, tiêm tĩnh
mạch.
+ Thuốc co mạch: carbazochrome
+ Kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
Điều trị
2. Điều trị ho ra máu do dãn phế quản
• Ho ra máu nặng: lượng máu ho > 500 ml/ngày
hoặc > 100 ml/giờ
+ Chăm sóc chung, các thuốc morphin, co
mạch như trên.
+ Truyền dịch, truyền máu, bồi phụ khối
lượng tuần hoàn.
+ Bít tắc động mạch phế quản cấp
cứu
• Ho ra máu tắc nghẽn:
+ Hút đờm máu, đặt nội khí quản hoặc mở khí
quản để hút các cục máu đông gây bít tắc khí phế
quản.
Điều trị
3. Điều trị ngoại khoa
• Chỉ định phẫu thuật cắt phân thùy, thùy phổi:
điều trị nội khoa thất bại (nhiễm khuẩn tái
diễn, ho ra máu nặng hoặc dai dẳng). Dãn phế
quản cục bộ một thùy, phân thùy phổi. Chỉ
tiến hành khi chức năng phổi cho phép phẫu
thuật.
• Trước phẫu thuật: soi phế quản ống mềm
kiểm tra, chụp phế quản, HRCT.
• Phẫu thuật ghép phổi.
Phòng bệnh
• Điều trị tích cực các nhiễm khuẩn phế quản cho
trẻ nhỏ và điều trị triệt để các nhiễm trùng mũi
xoang.
• Loại trừ các kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc
lào, khói bụi công nghiệp, vệ sinh môi trường
sống …
• Tiêm vaccin phòng cúm, phế cầu.
• Phòng và điều trị lao sơ nhiễm ở trẻ em.
• Đề phòng, điều trị dị vật đường thở
• Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề
kháng của cơ thể, đề phòng các đợt bội nhiễm khi
đã giãn phế quản.

You might also like