You are on page 1of 3

VIÊM PHỔI

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1.Định được vị trí nhiễm trùng
2. Kể được các tác nhân gây bệnh
3. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng
4. Nêu được các phương pháp điều trị
NỘI DUNG:
I.ĐẠI CƯƠNG.
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở nhu mô phổi gây nên tổn
thương ở phế nang và các tiểu phế quản.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp vào mùa lạnh, tập trung ở những
người có yếu tố nguy cơ cao:
-Người già, trẻ em.
- Suy dinh dưỡng.
- Cơ địa suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS.
- Có bệnh mãn tính trước đó: tiểu đường, suy tim, TBMMN, hen phế
quản, COPD, hậu phẫu ….
Có 2 loại viêm phổi:
+ Viêm phổi cộng đồng: là viêm phổi do nhiễm khuẩn từ cộng đồng, tức là
tình trạng viêm phổi xuất hiện khi bệnh nhân đang sống ngoài bệnh viện hay ít
nhất không ờ trong bệnh viện trước đó 14 ngày.
+ Viêm phổi bệnh viện: bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện vì bất kỳ
bệnh lý nào sau đó bị nhiễm trùng bệnh viện qua đường hô hấp gay viêm phổi

II.TÁC NHÂN GÂY BỆNH.


2.1.Vi khuẩn.
Các loại vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp: phế cầu (streptococcus
pneumoniae, Hemophillus influenza, tụ cầu (staphylococus aureus), các vi khuẩn
kỵ khí, vi khuẩn gr(-), ….
2.2.Virus: virus cúm, sởi, ….
2.3.Nấm.
2.4.Ký sinh trùng: amip, giun đũa, sán lá phổi.
2.5.Do tác nhân khác: hóa chất, dịch acid
III.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.
Điển hình là viêm phổi do phế cầu, nay là tác nhân gây bệnh thường gặp
nhất 60 – 70% trường hợp. Bệnh điển hình trải qua 3 giai đoạn sau.
3.1.Giai đoạn khởi phát.
- Sốt cao, rét run, đau tức vùng ngực
- Ho khan, khó thở nhẹ..
- Toàn trạng mệt mỏi, chán ăn.
3.2.Giai đoạn khởi phát.
- Sốt cao liên tục, lạnh run, biếng ăn.
- Vẻ mặt nhiễm trùng: hốc hác, môi khô lưỡi dơ
- Đau ngực tăng lên khi ho và thở mạnh
- Khó thở tăng lên, ho nhiều có đờm đục hoặc màu rỉ sét.
- Nhịp thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ.
- Nghe phổi có nhiều ral nổ, xen kẻ ran ẩm.
3.3.Giai đoạn lui bệnh (nếu được điều trị tích cực)
- Bệnh sẽ thoái lui sau 5 – 7 ngày điều trị. Nhiệt độ giảm dần, toàn trạng khá
hơn, bệnh ăn nhiều hơn. Ho có đờm trong dần.
- Khám phổi thấy ran nổ giảm dần thay thế ran ẩm rải rác do xuất tiết.
Thường triệu chứng cơ năng hồi phục sớm hơn triệu chứng thực thể.

IV.CẬN LÂM SÀNG.


1.Công thức máu: bạch cầu tăng cao >10000 tb/mm3 máu.
2.X quang phổi: thấy một vùng mờ không đồng nhất trên nhu mô phổi.
3.Cấy đàm: tìm vi khuẩn

V.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG.


- Nhập viện sớm và được điều trị đúng phác đồ bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 1
tuần điều trị.
- Không tuân thủ điều trị bệnh tiến triển nặng hơn, biến chứng có thể xảy ra:
nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, abces phổi ….

VI.HƯỚNG ĐIỀU TRỊ.


6.1.Kháng sinh: là thuốc điều trị chủ yếu, tuỳ theo cơ địa của bệnh nhân mà
thầy thuốc sẽ quyết định chọn loại kháng sinh nào cho phù hợp.
6.2.Nguyên tắc điều trị kháng sinh:
- Điều trị ban đầu theo kinh nghiệm trong vòng 8 giờ nhập viện
- Chọn KS : tránh kháng sinh phổ rộng nếu không cần thiết
- Thời gian điều trị tùy nguyên nhân, mức độ và yếu tố nội tại BN: thường 7
– 14 ngày.
- Dùng KS đủ liều
- Nên dùng kháng sinh diệt khuẩn
- Không nên đổi kháng sinh trong vòng 72 giờ đầu trừ VP nặng hơn, LS xấu
hơn hay kết quả kháng sinh đồ cần thay đổi.
- Chuyển sang uống: cải thiện ho, khó thở, hết sốt 2 lần cách 8 giờ, bn uống
được và BC máu giảm.
- Xuất viện: khi ổn định LS và chuyển sang uống.

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THEO ATS 2007

STT Tình trạng bệnh Kháng sinh lựa chọn


1 BN ngoại trú, không có Macrolid thế hệ mới:
bệnh lý kết hợp, không Azithromycin/ Clarithromycin
YTNC Hoặc Doxycyline
2 BN ngoại trú, có bệnh Betalactam uống: cefodime/cefixime;
tim/phổi hoặc có YTNC Amoxcillin liều cao (3g);
Amoxcillin/a.clavunic; + Macrolid hoặc
Doxycylin.
Hoặc Flouroquinolon mới dùng đơn độc.
3 BN nội trú không nằm ICU Betalactam IV: cefotaxim/ceftriaxone;
Amoxcillin liều cao (3g);
Amoxcillin/a.cluvanic;
Phối hợp với:
Macrolid hoặc Doxycylin.
Hoặc Flouroquinolon mới IV dùng đơn độc.

6.3.Điều trị triệu chứng: hạ sốt, bù dịch, trợ sức…..

VII. PHÒNG BỆNH

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1.Vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp có tên………………………………………
2. Viêm phổi cộng đồng là viêm phổi xuất hiện khi bệnh nhân đang sống ngoài
bệnh viện hay ít nhất không ờ trong bệnh viện < 14 ngày
3. Tiếng ran đặc trưng của viêm phổi:
A. Ran rít B. Ran ngáy C. Ran ẩm D. Ran nổ

You might also like