You are on page 1of 13

CÂU HỎI AN TOÀN BỨC XẠ

Bài 1: TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA


Câu 1: Nêu các nguồn chiếu xạ tự nhiên và nhân tạo lên cơ thể con người ?
Chiếu xạ tự nhiên:
- Bức xạ vũ trụ: hầu hết bị cản lại bởi bầu không khí
- Chiếu xạ nền đất: do đất đá có các chất phóng xạ: ranium, uranium….Liều
chiếu khoảng 0,45 mSv/năm
- Chiếu xạ không khí: khi phân rã một số dòng phóng xạ tự nhiên trong đất đá.
Radom sinh ra do phân rã radi -226
- Chiếu xạ do thức ăn nước uống: potassium, radium, 14C, 40K,…Liều chiếu
thường nhỏ, ~ 0.1 mSv/năm
Chiếu xạ nhân tạo:
- Chiếu xạ với mục đích y học: X quang chuẩn đoán, phóng xạ điều trị và y học
hạt nhân
- Sử dụng bức xạ trong công nghiệp là những đồng vị nhân taọ phát ra alpha và
gamma như Am-24, phát beta và gamma như CS-137…
- Chiếu xạ nghề nghiệp
- Tro bụi phóng xạ: chủ yếu do các vụ nổ hạt nhân
Câu 2: Nêu cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa lên vất chất ( tương tác giữa điện
tử/ photon với vật chất)
Tương tác của điện tử với vật chất: sự va chạm với các điện tử có thể gây nên sự
kích thích và ion hóa. Trong sự tán xạ không đàn hồi với hạt nhân, điện tử mất
năng lượng và phát bức xạ hãm
Tương tác giữa photon với vật chất: 3 hiệu ứng ion hóa xảy ra
- Hiệu ứng quang điện:
 Là hiện tượng các điện tử quỹ đạo bị bứt ra khỏi lớp vỏ điện tử của
nguyên tử, do tác dụng của tia γ ( tia X).
 Xác suất xảy ra hiệu ứng quang điện phụ thuộc vào số nguyên tử Z
của vật chất hấp và giảm đi khi năng lượng của photon tới tăng lên
- Tán xạ Compton:
 Xảy ra chủ yếu với photon có năng lượng rất lớn so với năng lượng
liên kết của điện tử trong nguyên tử
1
 Photon tới, truyền một phần năng lượng cho điện tử và bị lệch (tán xạ)
khỏi phương chuyển động một góc φ , điện tử bị bứt khỏi nguyên tử
(ion hóa)
 Công thức tính năng lượng của tia gamma bị tán xạ với góc φ
' hf
hf =

[ 1+
hf
me c
2
(1−cosφ)
]
 Nếu góc bay sau tán xạ của gamma càng lớn, gamma càng mất
nhiều năng lương
- Hiệu ứng tạo cặp: năng lượng photon E > 1,02 MeV
Tương tác xảy ra theo hiệu ứng quang điện, compton hay hiệu ứng tạo cặp phụ
thuộc vào:
- Nguyên tử số Z của chất hấp thụ
- Năng lượng của tia gamma và tia X
Câu 3: Trình bày các giai đoạn hóa lý/ sinh học khi bức xạ ion hóa đi vào cơ thể
sinh vật
Giai đoạn hóa lý: xảy ra từ 10−16 10−13 giây
- Cơ chế trực tiếp:
Năng lượng đó gây nên các quá trình kích thích và ion hóa các nguyên tử,
phân tử => phản ứng hóa học xày ra giữa các phân tử mới tạo thành => ion
hóa trực tiếp sai hỏng/ hư hại cấu trúc các phân tử hữu cơ quang trọng/ cấu
trúc phân tử tế bào.
- Cơ chế gián tiếp:
Bức xạ ion hóa tác dụng lên các phân tử nước => sản phẩm hóa học mới
( các gốc tự do OH-, H+, hợp chất nước có khả năng oxi hóa cao HO 2 , H 2 O2
..) => phản ứng hóa học với các phân tử hữu cơ của tổ chức sinh học => biến
đổi chúng
Gia đoạn sinh học: ( thời gian từ vài giây đến vài chục năm sau chiếu xạ)

Tổn thương ở giai đoạn Tổn thương hình thái


đầu nếu không được Rối loạn chuyển hóa và chức năng của tế
phục hồi bào

2
Câu 4: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của b.xạ ion hóa
Diện tích chiếu: Liều tử vong khi bị chiếu toàn thân, thấp hơn so với chiếu cục bộ
Hiệu ứng nhiệt độ: Giảm nhiệt độ, giảm tác dụng của bức xạ ion hóa
Hiệu ứng oxy: Độ nhạy cảm phóng xạ của sinh vật tăng lên theo áp suất oxy. Hiệu
ứng oxy tăng dần theo nồng độ oxy ở đk bình thường (21%), sau đó có tăng cao
hơn thì hiệu ứng này không còn nữa
Hàm lượng nước: Hàm lượng nước càng lớn, các gốc tự do tạo ra càng nhiều, làm
tăng hiệu ứng sinh học
Các chất bảo vệ: Một số loại chất khi đưa vào cơ thể có tác dụng làm giảm hiệu
ứng tác dụng sinh học của bức xạ ( thiourea, cysteine, MEA, hay các chất có nguồn
gốc từ động, thực vật…)
Câu 5: Trình bày quy luật suy giảm cường độ bức xạ theo độ dày vật liệu. Cho ví
dụ
Quy luật suy giảm cường độ bức xạ theo độ dày vât liệu là theo công thức
−μd
I =I 0 e

 Với μ là hệ số hấp thụ tia X của mô


 D là bề dầy lớp mô tia X đi qua
 Khi d càng lớn (càng dày) thì I càng nhỏ

Bài 2: LIỀU BỨC XẠ CÁC KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG BỨC XẠ


Câu 1: Trình bày các liều lượng và đơn vị đo trong an toàn phóng xạ (bài tập trong
slide )
- Có các liều lượng thường đượng sử dụng trong an toàn bức xạ là
 Liều hấp thụ: Liều hấp thụ D là tỉ số năng lượng ∆ E mà một đối tượng hấp
thụ từ chùm tia chiếu tới và khối lượng ∆ m của nó:
∆E
D=
∆m

Đơn vị của D là (J/kg) hay được gọi là Gray (Gy)


 Liều tương đương: là tia được đưa ra để khảo sát mức độ tổn thương của các
tia khác nhau của cùng một liều tương đương
3
Liều tương đương=Liều hấp thụ x Wr (trọng số tia)
Đơn vị của liều tương đương là Sieve (Sv)
 Liều hiệu dụng: mỗi loại mô trên cơ thể có độ nhạy cảm khác nhau nên liều
này được dùng để tính được mức độ nhạy cảm khi nhận liều tương đương
Liều hiệu dụng = Liều tương đương x W T (trọng số mô)
Đơn vị của liều hiệu dụng là Sieve (Sv)
Câu 2: Nguyên tác chung của phương pháp phát hiện và đo bức xạ:
Nguyên tắc chung dựa trên các hiệu ứng hóa học hoặc vật lý của bức xạ khi tương
tác với vật chất:
- Sự ion hóa không khí
- Sự ion hóa và kích thích 1 số chất rắn (tăng độ dẫn điện, gây kích thích như
nhấp nháy, huỳnh quang,..)
- Làm thay đổi liên kết hóa học (các detector dựa trên hiệu ứng này thường
không nhạy)
- Kích hoạt bởi các notron
Câu 3:Nêu đặc trưng của các detector chất khí
Các đặc trưng ở tín hiệu lối ra
- Chế độ bão hòa thứ nhất (Xảy ra ở buồng ion hóa): U đặt giữa anod và catod
đủ thấp; điện tích sinh ra tỉ lệ năng lượng bức xạ; đồng thời U cũng đủ cao để
toàn bộ các điện tích sinh ra đều đên các cực
- Chế độ tuyến tính thứ hai (Xảy ra ở ống đếm tỷ lệ): U cao hơn chế độ 1, có
hiệu ừng sinh ra điện tử thứ cấp
- Chế độ tuyến tính thứ 3 (Xảy ra ở ồng đếm Geiger-Muller): U cao, tín hiệu lớn
Câu 4: Nêu đặc trưng của các detector nhấp nháy:
- Xuất hiện quang điện do có sự thay thế photon trong nguyên tử gây phát
electron (bức xạ đặc trưng)
- Mỗi khi bức xạ bay vào detector, từ photphocathode phát ra các xung điện tử,
sau đó đi vào ống nhâ quang khuếch đại lên nhiều lần

4
Bài 3: CÁC TIÊU CHUẨN, NỘI QUY VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
BỨC XẠ
Câu 1: Trình bày Điều 12 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy
định về nội quy an toàn bức xạ và vận hành an toàn thiết bị bức xạ của cơ sở y tế
Điều 12. Nội quy an toàn bức xạ và vận hành an toàn thiết bị bức xạ
1. Cơ sở y tế phải xây dựng quy trình làm việc với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ,
nội quy an toàn bức xạ bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Quy trình làm việc cần chỉ rõ các bước tiến hành công việc trong vận hành
thiết bị bức xạ, làm việc với nguồn phóng xạ, làm việc trong khu vực có
nguy cơ bị chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ, chăm sóc người bệnh uống
thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ; quy trình thao tác đối với từng
thiết bị, phác đồ điều trị đối với từng loại bệnh;
b) Nội quy an toàn bức xạ phải chỉ rõ các yêu cầu bảo vệ an toàn bức xạ cho
nhân viên bức xạ y tế, các nhân viên khác trong cơ sở y tế, người bệnh,
người chăm sóc hoặc hỗ trợ người bệnh và công chúng.
2. Nhân viên vận hành thiết bị bức xạ phải thực hiện nghiêm các bước tiến hành
công việc:
a) Kiểm tra an toàn thiết bị trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc công việc;
b) Đóng cửa ra vào trong suốt quá trình vận hành thiết bị;
c) Tuân thủ quy trình vận hành thiết bị;
d) Chú ý những tín hiệu bất thường của thiết bị bức xạ và thiết bị kiểm tra để
kịp thời phát hiện sự cố, ngăn ngừa tai nạn;
đ) Không được tháo bỏ các bộ phận hư hỏng trong hệ thống bảo vệ của thiết bị
và nối tắt để vận hành, ví dụ nối tắt hệ thống khóa liên động cửa ra vào phòng
xạ trị.
Câu 2: Nội quy an toàn cho phòng chụp X-quang
1. Trước kho chiếu, chụp phải đóng các cửa phòng
2. Không hướng các chùm tia vào cửa ra vào, cửa sổ phòng, về phía bàn điều
khiển
3. Trong khi chụp hoặc chiếu, tất cả các nhân viên phải đứng trong cabin bảo
vệ và quan sát qua kính chì, hoặc đeo tạp dề để bảo vệ và đứng cách xa bệnh
nhân nếu không có việc bắt buộc đứng gần. Đeo găng tay bảo vệ khi cần
thao tác bệnh nhân trong khi chiếu
4. Liều chiếu, thời gian chiếu và độ rộng của trường chiếu phải giữ mức tối
thiểu, vừa đủ chuẩn đoán

5
5. Bệnh nhân được bảo vệ bộ phận sinh dục bằng các dụng cụ bảo vệ khi có chỉ
định
6. Khi cần giử phím hay giữ bệnh nhân, tận dụng các giá đỡ cơ học trong
chừng mực có thể
7. Bệnh nhân không được đợi hay thay quần áo trong phòng X-quang khi đang
chiếu, chụp cho một bệnh nhân khác
8. Trường hợp bắt buộc phải có người giử bệnh nhân hay người giử phím trong
khi chụp chiếu thì người đó phải mặc tạp dề và đeo găng tay bảo vệ, không
đứng trong trục của chùm tia mà đứng về phía bên và xa bóng phát tia
Câu 3: Nội quy an toàn khi thao tác với nguồn phóng xạ hở
1. Chỉ tiến hành các công việc với nguồn phóng xạ hở trong những phòng đã
được quy định. Ngoài phòng có treo biển báo có phóng xạ
2. Các dụng cụ làm việc với chất phóng xạ cần được dùng riêng và đánh đấu rõ
ràng
3. Mọi thao tác liên quan đến chất phóng xạ cần phải được tiến hành thận
trọng, chính xác và thành thạo
4. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị và sắp xếp hợp lý trước khi bắt đầu
công việc
5. Đối với những quy trình mới cần phải dợt trước với mô hình không phóng
xạ
6. Kỹ thuật viên phải mặc quần áo riêng và đi găng tay cao su
7. Không được hú bằng miệng các phóng xạ
8. Tận dụng việc che chắn các bình chứa có chất phóng xạ
9. Các nguồn phóng xạ cần trả ngay về nơi cất giữ sau khi đã thao tác xong
10.Sau khi hoàn tất công việc, kỹ thuật viên cần lau sạch mặt bàn làm việc.
Dụng cụ, quần áo cần phải được kiểm tra nhiễm xạ, nếu phát hiện thấy cần
tiến hành các biện pháp tẩy xạ ngay
Câu 4: Nội quy an toàn cho phòng điều trị chiếu xạ với nguồn Co-60 hoặc Cs-137
1. Hằng ngày phải kiểm tra các thiếc bị an toàn, đặc biệt đặc biệt là hệ thống
đèn tín hiệu cho vào phòng chiếu, hệ thống liên lạc với bệnh nhân để đảm
bảo thiết bị đang ở trạng thái hoạt động tốt. Trường hợp máy hoạt động trục
trặc, phải báo ngay cho nhân viên phục vụ an toàn biết.
2. Quan sát, theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình chiếu từ bênh ngoài phòng
chiếu qua cửa an toàn hay qua hệ thống camera.
3. Bảo đảm chính xác liều chiếu, thời gian chiếu và trường chiếu trên bệnh
nhân

6
4. Trường hợp xày ra sự cố không thể đưa nguồn trở về vị trí an toàn, cần tiến
hành đóng tấm bịt và lá chắn cành nhanh càng tố. Nếu có bộ phận đẩy cơ
học thì khởi động ngay để giải quyết tình thế.
Câu 5: Đào tạo ATBX
Cơ sở y tế có trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, cụ thể
như sau
1. Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ cho nhân biên bức xạ y tế mới tuyển dụng
theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cơ bản do Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định
2. Định kỳ ít nhất 3 năm một lần tổ chức đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức
chuyên sâu, thogn6 tin mới nhất về an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ
y tế.
3. Hằng năm, tổ chức huấn luyện cho các nhân viên bức xạ y tế về nội quy
ATBX, quy định của cơ sở liên quan đến đảm bảo an toàn bức xạ, quy trình
ứng phó sự cố bức xạ hoặc phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về
đảm bảo an toàn bức xạ.
4. Đảm bảo việc đào tạo an toàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và 2. Điều này
được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân có đăng kí haot5 động dịch vụ đào tạo an
toàn bức xạ do bộ Khoa Học và Công Nghệ cấp
5. Lập, cập nhật và lưu giữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ
Câu 6. Trình bày điều 15 kiểm tra khu vực làm việc và điều 16 Theo dõi và đánh
giá liều chiếu xạ theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT
Điều 15: kiếm tra khu vực làm việc
1. Cơ sở y tế phải tiến hành do kiểm xạ môi trường theo quy định sau:
a) Đo kiểm xạ môi trương làm việc và xác lập các mức điều tra khi lập hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ
b) Định kì hằng năm kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế
làm việc, mức bức xạ mội trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung
quanh các phòng đặt các thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất
thải phóng xạ
c) Định kì hằng tháng kiểm tra mức nhiểm bẩn phóng xạ tại nơi làm việc và
môi trường xung quanh đối với cơ sở y học hạt nhân sử dụng thuốc phóng
xã khám và điều trị bệnh

7
d) So sánh kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc với các mức điều tra đã
được xác lập và xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục
trong trường hợp kêt quả kiểm tra lớn hơn mức điều tra.
2. Cơ sở y tế phải lập, lưu giữ hồ sơ kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc và
thông báo kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc cho nhân viên bức xạ Y
tế
Điều 16: Theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ
1. Cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho
các nhân viên bức xạ y tế, cụ thể như sau
a) Trang bị liều kế cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế và thực hiện đo
dánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế ít nhất 3 tháng
một lần tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công Nghệ cấp đăng kí hoạt động
dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân
b) Đánh giá liều chiếu xạ cá nhân tổng cộng cho các nhân viên bức xạ y tế
làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị
nhiễm bẩn phóng xạ), bằng tổng liều chiếu ngoài và liều chiếu trong
Câu 7: Trình bày các điều kiện đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên và bệnh
nhân
- Đối vối nhân viên:
o Bảo vệ mắt: Sử dụng kính chì, tấm che giữa bác sĩ và bệnh nhân
o Bảo vệ tuyến giáp: tạp dề và cao su chì
o Theo điều 17, phương tiện bảo hộ cá nhân
1. Tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang chụp
răng toàn cảnh, thiết bị X-quang chụp sọ, thiết bị chiếu, chụp X-
quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị
chụp cắt lớp vi tính CT scan
2. Tạp dề cao su chì, tấm cao su che tuyến giáp cho nhân viên vận
hành thiết bị chụp X-quang
3. Tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì, găn tay
cao su chì cho nhân viên vân hành thiết bị X-quang can thiệp, bác
sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bị X-quang chụp can
thiệp và chụp mạch
4. Quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giày
bảo hộ hoặc bao chân cho nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc
với nguồn phóng xạ hở
8
5. Bình phong chì che chắn cho nhân viên khi tiếp xúc với người
bệnh lưu đã được sử dụng thuốc phóng xạ hoặc đã cấy nguồn
phóng xạ
Câu 8: Nêu giới hạn liều cho những người làm việc với bức xạ và với dân chúng
- Người làm việc:
 Liều hiệu dụng 1 năm không được vượt quá 6mSv
 Liều tương đương trong một năm đối với thủy tinh thể không được quá
20 mSv
 Liều tương đương 1 năm đối với tay chân da không được vượt quá 150
mSv
- Đối với dân chúng:
 Liều hiệu dụng 1 năm không được vượt quá 1mSv
 Trong các trường hợp đặc biệt, liều hiệu dụng có thể tăng tới 5 mSv cho
1 năm riêng lẻ, nhưng trung bình 5 năm liên tục không vượt quá 1 mSv
1 năm
 Liều tương đương trong một năm đối với thủy tinh thể không được quá
15 mSv
 Liều tương đương 1 năm đối với tay chân da không được vượt quá 50
mSv

Bài 4: CÁC NGUYÊN TẮC BẢO VỆ KHI LÀM VIỆC VỚI NGUỒN BỨC XẠ KÍN
VÀ NGUỒN BỨC XẠ HỞ
Câu 1: Nếu các biện pháp an toàn chông chiếu xạ ngoài
- Rút ngắn thời gian tiếp xúc: D=R.T với
 D: Liều nhận được
 R: Suất liều
 T: thời gian chiếu xạ
 Rút ngắn thời gian , sẽ giảm được liều chiếu
- Tăng khoảng cách với nguồn bức xạ
- Bảo vệ bằng che chắn:
o lượng và loại vật liệu che chắn phụ thuộc vào
 Loại và năng lượng của bức xạ
 Hoạt tính nguồn (cường độ bức xạ từ máy phát)
 Suất liều

9
o Tia X, gamma: chì hoặc gang, bê tông ( có thể trộn với barid, cốt
sắt)
o Neutron: gạch, nước
o Beta: thủy tinh thường hoặc thủy tinh hữu cơ pha chì, chất dẻo,
nhôm
Câu 2: Nêu các biện pháp bảo vệ tập thể và cá nhân để chống nhiễm xạ vào trong
(chiếu trong):
- Các biện pháp bảo vệ như đối với nguồn bức xạ kín
- Cần chú ý thêm:
 Phân vùng làm việc
 Thông khí
 Thường xuyên kiểm tra ô nhiễm phóng xạ
 Xử lý chất thải phóng xạ
- Nhân viên bức xạ:
 Tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ
 Theo dõi liều chiếu cá nhân
 Kiểm tra sức khỏe định kì
Câu 3: Trình bày các biện pháp tẩy xạ cá nhân và tẩy xạ mt làm việc:
- Tẩy xạ cá nhân: dùng nước, xà phòng => dùng máy đo ktra. Nếu nhiễm xạ
mức cao dùng biện pháp tẩy xạ đặc biệt
- Tẩy xạ quần áo, đồ vải: nước, xà phòng. Nhiễm xạ nặng chờ hoạt độ giảm. Tẩy
xạ không có kết quả, xử lý như chất thải phóng xạ
- Tẩy xạ dụng cụ: các chất tẩy xạ phù hợp/ chờ phân rã
- Tẩy xạ diện tích/ phòng làm việc: đo xạ định kỳ và tẩy xạ khi vượt mức quy
định
Câu 4: Trình bày các cách xử lý chất thải phóng xạ
- Chất thải rắn (ống kim dùng 1 lần, đồ thủy tinh, giấy, bông thấm): thu gom vào
bể thải được che chắn bảo vệ thoe quy định
- Chất thải lỏng (dd dược chất phóng xạ thừa, nước rửa dụng cụ chứa phóng xạ,
chất thải bệnh nhân, chất nôn, nước giặt đồ vải nhiễm xạ): nếu liều nhỏ hơn
30mCi có thể đưa thẳng vào hệ thống cống thải. Trường hợp liều đặc biệt cao
như điều trị ung thư tuyến giáp 131❑I phải dùng hố xí có cấu trúc đặt biệt hoặc
hệ thống pha loãng tốt để xử lý
Câu 5. Để bảo vệ bệnh nhân:
- Cần có chỉ định đúng

10
- Tận giảm liều
- Bảo vệ cơ quan nhạy cảm với phóng xạ
Câu 6: Nếu các nguồn ô nguồn môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường
- Các nguồn phóng xạ gay ô nhiễm môi trường là những nguồn phóng xạ có
thể bị rò rỉ như chất lỏng (dd dược chất pxa thừa, nước rửa dụng cụ chứa
nước phóng xạ, chất nôn, nước giặt đồ vải nhiễm xạ) hay những nguồn chất
thải rắn (ống kim dùng một lần, đồ thủy tinh, giấy, bông thấm)
- Để bảo vệ môi trường ta cần phải:
 Xử lý lượng chất thải, hạn chế thấp nhất sự thẩm thấu chất thải phóng xạ
ra môi trường
 Làm vô hại, tập trung và bảo quản hoặc pha loãng chất thải phóng xạ
 Thực hiện các biện pháp an toàn cả về tổ chức và vệ sinh

TÌNH HUỐNG
Ngày 31/10/2002 một nhóm 03 nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp đã gặp
sự cố kẹt nguồn khi tiến hành chụp ảnh phóng xạ trong khu vực của nhà máy. Lúc
13h05 khi kết thúc công việc các kỹ thuật viên điều khiển thiết bị để đặt nguồn về
container và phát hiện nguồn bị kẹt không thể đặt được về vị trí an toàn. Người
phụ trách an toàn đã quyết định đưa toàn bộ thiết bị về kho chứa nguồn tạm thời
gần đó để xử lý. Tại đây, các kỹ thuật viên đã cố gắng đưa nguồn về container và
họ tưởng rằng nguồn đã về vị trí an toàn. Ống dẫn nguồn sau đó được tháo khỏi
container. Tuy nhiên, suất liều bức xạ (liều trên một đơn vị thời gian) vẫn rất cao
và người phụ trách an toàn cho rằng kết cấu container bị sai lệch để rò thoát bức
xạ. Container được đưa đến phòng chụp ảnh cố định để đảm bảo an toàn che chắn.
Tuy nhiên khi đi được 40-50m thì các kỹ thuật viên phát hiện tín hiệu cảnh báo từ
máy đo liều giảm mạnh. Lúc này họ biết chắn chắn nguồn đã bị rơi ra ngoài.
Nguồn phóng xạ vẫn nằm trong ống dẫn nguồn, đã được tháo ra bỏ lại ở kho chứa
nguồn tạm thời. Sau đó các nhân viên đã dùng qua gắp nguồn để nhấc ống dẫn
nguồn lên cao, nguồn rơi ra ngoài và rơi vào bình chì chứa nguồn.
Phân tích các nguyên nhân gây nên sự cố trên?
Sự cố được gây ra bởi các nguyên nhân như:
- nguồn bị kẹt không thể đặt được về vị trí an toàn: nguyên nhân chính gây nên sự
cố
- tưởng rằng nguồn đã về vị trí an toàn: chủ quan trong việc kiểm tra lại các nguy
cơ đặc biệt là vị trí an toàn của nguồn
11
-kết cấu container bị sai lệch để rò thoát bức xạ: sự sai lệch trong việc thiết kế hoặc
thay đổi kết cấu container
-Nguồn phóng xạ vẫn nằm trong ống dẫn nguồn: vị trí nguy hiểm nếu không được
xử lý kịp thời, có thể phóng xạ gây hại cho môi trường xung quanh

TÌNH HUỐNG 2
Sự cố mất nguồn p.xạ tại Viện công nghệ xạ hiếm. Ngày 17/5/2006, Viện công
nghệ xạ hiếm tiến hành sửa chữa nhà kho, nơi chứa nguồn phóng xạ. Nguồn phóng
xạ Eu-152 dạng bột đựng trong ống thủy tinh chứa trong bình chì được chuyển
sang phòng bên cạnh để dành chỗ thi công. Ngày 29/5/2006 Viện phát hiện nguồn
phóng xạ bị mất cắp và tổ chức tìm kiếm. Ngày 30/5/2006 Viện báo cáo cho Viện
năng lượng nguyên tử VN và Cục bảo vệ an ninh kinh tế. Ngày 31/5 Bộ KH&CN
và Cục kiểm soát và an toàn b.xạ hạt nhân nhận được báo cáo từ viện Năng lượng
ng.tử VN. Cùng ngày Viện Công nghệ xạ hiếm và Cơ quan công an đã xác định
được đối tượng lấy cắp và xác định được vị trí nguồn. Đơn vị kỹ thuật thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ tiến hành đo đạc mức b.xạ và đánh giá nhiễm bẩn bề mặt.
Sau đó tiến hành tẩy xạ, thu gom vật phẩm nhiễm xạ, nạo vét nền nhà và chuyển về
khu lưu trữ chất thải p.xạ để xử lý tiếp
Cách giải quyết:
B1: Thông báo cho các bộ phận có trách nhiệm: thông báo cho người phụ trách
ATBX, báo cáo người đứng đầu, giữ nguyên hiện trường cho đến khi có quyết định
của người có trách nhiệm
B2: Người phụ trách ATBX báo cáo cho các cơ quan như Ban chỉ huy ứng phó sự
cố để có báo cáo đến các cơ quan khác như bộ KH&CN và Cục bảo vệ an ninh
kinh tế.
B3: Ban chỉ huy ứng phó sự cố phối hợp với bộ KH&CN và bộ công an tiến hành
tìm kiếm nguồn pxa bị mất
B4: Thu hồi nguồn bị đánh cắp
B5: Tiến hành đo đạc và kiểm tra mức độ ảnh hưởng của sự cố
B6: Khắc phục sự cố

12
TÌNH HUỐNG 3
Sự cố thiết bị đo liều báo suất liều cao/ kết quả liều kế cá nhân vượt qua
mức cho phép
Cách giải quyết:
B1: Tạm thời cho nhân viên vận hành nghi bị chiều quá liều nghỉ làm việc để theo
dõi, sơ cứu ban đầu nạn nhân nếu cần thiết
B2: Báo cáo lên người đứng đầu và ban chỉ đạo ứng phó sự cố:
B3: Điều tra nguyên nhân
B4: Đánh giá hậu quả
B5: Đưa ra các biện pháp khắc phục; bài học kinh nghiệm
B6: Báo cáo cục ATBX và HN, Sở KHCN về sự cố
B7: lưu trữ hồ sơ về sự cố

*Lưu ý:
-Khi tiến hành tìm hiểu các bước giải quyết sự cố
+Đối với sự cố về nguồn hay vật chất phóng xạ: đầu tiên là phải giữ nguyên hiện
trường, đợi người đứng đầu viện bức xạ nơi công tác đưa ra phương pháp xử lý,
sau đó thông báo với viện ATBX và HN, bộ KHCN để có được sự chỉ đạo
+Đối với sự cố về người hay sức khỏe: đầu tiên phải kiểm tra sức khỏe và sơ cứu
nếu cần, sau đó mới báo cáo lên người đứng đầu, tiến hành điều tra nguyên nhân,
PHẢI CÓ bài học kinh nghiệm
 Cả hai cần phải có bước lưu trữ hồ sơ vụ việc và báo cáo cục ATBX
và bộ KHCN

13

You might also like