You are on page 1of 77

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Môn học: Vật lý Y Sinh


CHUYÊN ĐỀ

ỨNG DỤNG BỨC XẠ ION HÓA TRONG Y TẾ


Khoa: Khoa Học Cơ Bản – Y Học Cơ Sở
Bộ môn: Vật lý Y Sinh
Giảng viên: Nguyễn Trần Thọ
Email: nguyentrantho@pnt.edu.vn
Phòng A204, khu A2

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 1


CHUYÊN ĐỀ 5

ỨNG DỤNG BỨC XẠ ION HÓA TRONG Y TẾ

I. Cơ sở vật lý
II.Cơ sở của sinh học phóng xạ
III.Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y học
IV.An toàn bức xạ

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 2


Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong sinh viên sẽ:
1.Phân biệt và tính toán được các loại liều xạ
2.Trình bày được các đặc điểm cơ bản của tế bào
3.Trình bày được cơ chế tương tác sinh học
4.Phân biệt được các loại hiệu ứng sinh học phóng xạ
5.Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy phóng xạ, tính được các
tỷ số RBE, tính được lượng tế bào sống sót
6.Trình bày được mối quan hệ giữa liều và đáp ứng bức xạ

3
CHUYÊN ĐỀ 5
CƠ SỞ CỦA SINH HỌC PHÓNG XẠ
1) Liều xạ
2) Cấu trúc tế bào
3) Cơ chế tương tác sinh học
4) Phân loại hiệu ứng bức xạ
5) Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng sinh học của bức xạ
6) Quan hệ liều và đáp ứng bức xạ
5
Mức độ tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa

Liều chiếu
Đo lường khả năng ion hóa của bức xạ
Chỉ được dùng đối với tia gamma và tia X.
Lượng điện tích xuất hiện trong một đơn vị khối lượng không khí
 Roentgen được định nghĩa là lượng bức xạ cần thiết để tạo ra lượng điện
tích 2,58 × 10−4 C trong 1 kg không khí khô.
Q
X
m
 Đơn vị: C/kg hay còn được gọi là Roentgen – R
Nhà vật lý người Đức Wilhelm Röntgen (1845–1923; Nobel
26/09/2023
Prize in Physics, 1901), đã phát hiện ra tia X 6
Bài tập áp dụng
Tính năng lượng để tạo ra được 1 R trong không khí khô với lượng điện tích được tạo ra là :
2,58 × 10−4 C

Điện tích của electron là 1,6 x 10-19 C

Mỗi lần tương tác là tạo 1 cặp ion-electron

Số lượng cặp ion – electron được tạo là:

N = 2,58x10-4/(2x1,6x10-19)  8x1014

Năng lượng trung bình để tạo một cặp ion - electron trong không khí là 30 ± 5eV

Năng lượng bỏ lại trong đó là : 8x1014x30 = 24x1015 eV

Nếu dùng 137Cs năng lượng tia gamma 662 keV

Cần dùng số lượng tia gamma là: 24x1015/662x103  36x109

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 7


Mức độ tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa
Liều hấp thụ
Đo tác dụng sinh học của bức xạ
Năng lượng hấp thụ trong một kg vật chất

E
D
m
 Đơn vị: rad = 0,01 J/kg
 Đơn vị: Gray – Gy, 1 Gy = 1 J/kg
 1 Gy = 100 rad

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 8


Bài tập áp dụng
Tính liều hấp thụ của hạt alpha 8,5 MeV bị hấp thụ trong 16 gam nước?

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 9


Liều tương đương
Liều tương đương DE là đại lượng để đánh giá mức độ nguy hiểm của bất
cứ loại phóng xạ nào và được tính bằng tích của liều hấp thụ (D) trung bình
trong một cơ quan nhân với trọng số bức xạ wR.
𝐷 𝐷 𝑤
Đơn vị của liều tương đương là Sivert (Sv) hoặc rem
1 rem = 10 mSv
1 mrem = 100 Sv
1 Sv = 100 rem

1 rem = D [rad] ×wR


1 Sv (sievert) = D [Gy] ×wR

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 10


Liều tương đương

LoạI bức xạ Wr
Tia X, tia , electron 1
Neutron nhiệt (<10 keV) 5
Nutron (10 – 100 keV) 10
Neutron (100 keV‐2 MeV) 20
Neutron (2‐20 MeV) 10
Neutron (>20 MeV) 5
Proton 5
Hạt alpha, hạt nhân nặng, các phân mảnh 20

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 11


Bài tập áp dụng
Tính liều tương đương của hạt alpha 8,5 MeV bị hấp thụ trong 16
gam nước?

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 12


Liều hiệu dụng
Với cùng một liều tương đương bức xạ nhưng tác dụng lên các mô khác nhau sẽ gây ra
các tổn thương khác nhau. Để đặc trưng cho tính chất này người ta dùng đại lượng gọi là
trọng số mô (wT). Liều hiệu dụng được tính như sau:

H E  DE  w T
Đơn vị là Sivert (Sv)

Mô WT WT
Bề mặt xương, da 0,01 0,02
Tủy xương, dạ dày, ruột kết, phổi 0,12 0,48
Cơ quan sinh dục 0,20 0,20
Bàng quang, ngực, gan, thực quản, 0,05 0,30
tuyến giáp, phần còn lại
Tổng cộng 1,00

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 13


Bài tập áp dụng

Một người nặng 70 kg nhận được một liều 20 mS trên toàn


bộ cơ thể . Tinh liều ở tủy xương là bao nhiêu?

𝐻𝐸 𝐷 𝑤𝑇

20 0,12 2,4 𝑚𝑆

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 14


Định nghĩa suất liều:

Suất liều là đại lượng đo cường độ liều trong một đơn vị thời gian.

Tương ứng sẽ có

Suất liều chiếu: R/h, mR/h

Suất liều hấp thụ: Gy/s; Gy/h, rad/s, rad/h

Suất liều tương đương hoặc suất liều hiệu dụng: Sv/h; mSv/s; rem/h;
mrem/s

26/09/2023 Chuyên đề 5: Ứng dụng bức xạ ion hoá trong y hoc 15


CHUYÊN ĐỀ 5
CƠ SỞ CỦA SINH HỌC PHÓNG XẠ
1) Liều xạ
2) Cấu trúc tế bào
3) Cơ chế tương tác sinh học
4) Phân loại hiệu ứng bức xạ
5) Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng sinh học của bức xạ
6) Quan hệ liều và đáp ứng bức xạ
17
Cấu trúc tế bào
Màng nhân
Tế bào chất
Nhiễm sắc thể Ty thể
Nhân

Màng tế bào Thể lưới nội chất

18
Cấu trúc tế bào
Tế bào gồm 3 phần chính: nhân tế bào ở giữa, bào tương (chất lỏng) bao
quanh nhân, bao quanh bào tương là mang tế bào
 Màng tế bào:
• Làm nhiệm vụ trao đổi chất với môi trường bên ngoài
 Bào tương:
• Nơi xảy ra các phản ứng hóa học bẻ gãy các phân tử phức tạp thành
các phân tử đơn giản và lấy năng lượng nhiệt tỏa ra
• Tổng hợp các phân tử cần thiết cho tế bào
 Nhân tế bào:
• Điều khiển quá trình tổng hợp xảy ra ở bào tương
• Chứa ADN – mã hóa thông tin quan trọng để thực hiện sự tổng hợp
các chất
19
Cấu trúc tế bào
Thành phần hóa học:

Nước 70%
Protein 18%
Chất béo 5%
Carbohydrate (bao gồm đường) 2%
DNA và các axit nucleic khác 1%
Các chất khác 4%

20
Cấu trúc tế bào
Chu kỳ của tế bào – Phân bào
Được chia làm các giai đoạn sau
 Pha G1: tế bào tăng kích thước, chuẩn bị các cơ chế giúp tế bào chuẩn bị đầy
đủ mọi thứ trong G1 rồi tiến tới pha S
 Pha G0: tế bào ở trạng thái tĩnh, không tham gia vào chu kỳ và ngừng phân
chia
 Pha S : ADN được nhân đôi
 Pha G2: tế bào tổng hợp RNA và protein và tiếp tục sinh trưởng, cho đến khi
tiến tới giai đoạn nguyên phân – pha M
 Pha M: giai đoạn nguyên phân, tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng
lượng được tập trung vào việc phân chia tế bào thành hai tế bào con.

21
Cấu trúc tế bào
Chu kỳ của tế bào

G0

22
Cấu trúc tế bào
Tốc độ phân chia tế bào (Rates of Cell Division)
 Đối với các tế bào của động vật có vú, chu kỳ tế bào chuẩn là khá dài có thể từ 12 –
24 h đối với các mô sinh trưởng nhanh.
 Nhiều tế bào trưởng thành như tế bào thần kinh, tế bào thủy tinh thể của mắt, tế
bào cơ mất khả năng tái sinh.
 Các tế bào biểu mô của ruột (intestine), phổi (lung) và da (skin) phân chia liên tục và
nhanh với thời gian của chu ky tế bào nhanh hơn 10h
 Các tế bào phôi thai thời kỳ đầu không sinh trưởng nhưng phân chia rất nhanh với
thời gian của chu kỳ nhanh hơn 1h

23
• Tế bào ung thư là những tế bào phân chia không ngừng, tạo thành
khối u rắn hoặc làm ngập máu với các tế bào bất thường.
• Phân chia tế bào là một quá trình bình thường được sử dụng bởi cơ
thể để tăng trưởng và sửa chữa.
• Một tế bào cha mẹ phân chia để tạo thành hai tế bào con và những tế
bào con này được sử dụng để xây dựng mô mới hoặc để thay thế các
tế bào đã chết vì lão hóa hoặc hư hỏng.
• Các tế bào khỏe mạnh ngừng phân chia khi không còn cần thêm tế
bào con, nhưng các tế bào ung thư vẫn tiếp tục tạo ra các bản sao.
• Chúng cũng có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trong
một quá trình được gọi là di căn

25
CHUYÊN ĐỀ 5
CƠ SỞ CỦA SINH HỌC PHÓNG XẠ
1. Liều xạ
2. Cấu trúc tế bào
3. Cơ chế tương tác sinh học
4. Phân loại hiệu ứng bức xạ
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng sinh học của bức xạ
6. Quan hệ liều và đáp ứng bức xạ

27
Hình thức luận

Bước sóng của tia X năng lượng 100 keV

ℎ ℎ𝑐 1240𝑒𝑉. 𝑛𝑚
𝜆
Tế bào máu 7 um 𝑝 𝐸 100𝑘𝑒𝑉
0.0124𝑛𝑚

Bề rộng của DNA ‐ 2,2 đến 2,6 nm

28
Cơ chế tương tác sinh học
Khung thời gian

Tương tác vật lý


1019 – 1012 s
Giai đoạn lý‐ hóa
Tương tác hóa học
Tương tác của các gốc tự do tạo ra các phân
tử bất thường về cấu trúc và chức năng
105 s

Các đáp ứng sinh học có thể quan sát được


Giai đoạn sinh học Giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm
(Phụ thuộc vào điểm cuối sinh học)
29
Cơ chế tương tác sinh học
Cơ chế đầu tiên và sơ cấp nhất giữa bức xạ và cơ thể là ion hóa
và kích thích các nguyên tử trong tế bào.

Tia bức xạ ion hóa tiêu diệt tế bào xảy ra chủ yếu thông qua việc
gây tổn thương cho ADN.

Những tổn thương gây ra trên màng hoặc các cơ quan nội bào
cũng có thể là những cơ chế làm tế bào bị nhiễm độc.

30
Cơ chế tương tác sinh học
Nếu bức xạ gây ion hóa hoặc kích thích trực tiếp lên các nguyên tử
trên chuỗi ADN ta gọi là hiệu ứng trực tiếp. Chúng chiếm 1/3 tổn
thương của ADN.

Nếu bức xạ gây ion hóa và kích thích các phân tử nước trong vùng
lân cận của ADN tạo ra các gốc –OH, –H. Và các gốc oxy hóa mạnh
này gây tổn thương tới ADN ta gọi là hiệu ứng gián tiếp.

31
Hiệu ứng trực tiếp

Bức xạ ion hóa (IR – ionizing radiation) có thể tác động trực tiếp lên
các phân tử sinh học (RH – hydrocarbon) gây ion hóa và kích thích.

IR RH  R   H 

Các gốc tự do R  , H  có thể phản ứng với các phân tử các


như DNA, lipid, protein.
R  RH  R  RH
Các gốc tự do có thể tạo ra các phản ứng liên kết cộng

R  R  R  R
32
Cơ chế tương tác sinh học (tt)
Hiệu ứng gián tiếp
 Bức xạ tương tác với các phân tử nước có trong tế bào bằng cách kích
thích và ion hóa tạo ra các cation H2O+, electron thứ cấp, các phân tử
H2O* bị kích thích.

33
Các H2O+ và H2O* sẽ phân hủy trong 10‐13s để hình thành các gốc OH* và H*

IR H 2O  H 2O   e 
H 2O  H 2O   H 3O   OH 
 H 2O  photon
IR H 2O  H 2O    
 OH  H

 Electron thứ cấp tương tác với phân tử nước để tạo ra ion OH – và một
nguyên tử hydro – gốc hydro H*
e   H 2O  H 2O   OH   H 

eaq  H  H*
34
Thời gian sống của các gốc tự do
HO2o RO2o
H OHo
o 3nm

OHo Ho

Bởi vì thời gian sống ngắn của các gốc tự do (10-10sec),


chỉ những gốc tự do được hình thành từ nước gần
DNA 2-3 nm có thể tham gia vào hiệu ứng gián tiếp
35
Mối liên hệ giữa hiệu ứng và LET

Hiệu ứng trực tiếp – chiếm ưu thế là các bức xạ có hệ số truyền năng
lượng tuyến tính LET lớn như: alpha, neutron

Hiệu ứng gián tiếp – chiếm ưu thế là các bức xạ có hệ số truyền năng
lượng tuyến tính LET thấp như: tia X, tia gamma.

36
37
Cơ chế tương tác sinh học (tt)
Những tổn thương về ADN có thể dẫn tới:

Làm chậm quá trình sao chép tổng hợp ADN của tế bào ‐
> tức là làm chậm quá trình phân chia một tế bào thành
hai tế bào

Làm trễ (cho phép sửa chưa) khi sự sinh trưởng của tế
bào tiến đến giai đoạn phân chia tế bào (làm trễ trong
chu trình tế bào)

40
Những tổn thương về ADN có thể dẫn tới:

Làm giảm toàn bộ tốc độ sinh sôi của tế bào

‐> làm giảm số lượng tế bào

Sự chết của tế bào

Đột biến của tế bào ‐ Các thay đổi bên trong tế bào gây ra ung
thư (sự biến đổi tế bào)

41
Quan điểm của sinh học phóng xạ
 Trong giai đoạn hóa lý môt số phân tử sinh học quan trọng như
enzyme, nucleoprotein đã bị tổn thương, người ta gọi đó là
những tổn thương hóa sinh.
 Giai đoạn sinh học: Giai đoạn này thường kéo dài vài phút, vài
giờ, vài ngày đến hàng chục năm sau khi bị chiếu xạ.
Trong giai đoạn sinh học những tổn thướng hóa sinh không hồi phục
được sẽ kéo theo những tổn thương chuyển hóa, dẫn đến những
tổn thương hình thái và chức năng.

42
CHUYÊN ĐỀ 5
CƠ SỞ CỦA SINH HỌC PHÓNG XẠ
1. Liều xạ
2. Cấu trúc tế bào
3. Cơ chế tương tác sinh học
4. Phân loại hiệu ứng bức xạ
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng sinh học của bức xạ
6. Quan hệ liều và đáp ứng bức xạ

43
Kết quả có được từ các nghiên cứu:

• Họa sĩ (dùng sơn có chứa radium)


• Nha sĩ/bác sĩ x quang
• Thợ mỏ (khai thác quặng uranium)
• Nạn nhân của bom nguyên tử
• Tai nạn nhà máy điện
• Các bệnh nhân phải sử dụng xạ trị hoặc các thủ thuật liên
quan đến phóng xạ (trẻ em, ung thư, mẹ phải chiếu xạ lúc
mang thai)

45
Phân loại hiệu ứng bức xạ (tt)

Căn cứ vào quan hệ giữa liều và đáp ứng

Hiệu ứng tất định (deterministic)


‐ Hiệu ứng xảy ra khi liều vượt qua một ngưỡng xác định
‐ Mức độ trầm trọng của hiệu ứng tăng khi liều tăng
‐ Vd: bệnh về da, đục thủy tinh thể
Hiệu ứng ngẫu nhiên (stochastic)
‐ Hiệu ứng không có ngưỡng rõ rệt
‐ Xác suất xảy ra hiệu ứng tăng theo liều hấp thụ
‐ Mức độ trầm trọng của hiệu ứng không phụ thuộc vào độ lớn của liều, khi
xảy ra hiệu ứng thì hậu quả là như nhau
‐ Vd: bênh ung thư, giảm tuổi thọ, di truyền

57
Liều giới hạn đối với hiệu ứng tất định
Cơ quan/mô Liều trong 2 Hiệu ứng tất định
ngày, Gy
Loại hiệu ứng Thời gian
Toàn thân (tủy 1 Chết 1‐2 tháng
xương)
Da 3 Ban đỏ 1‐3 tuần
Tuyến giáp 5 Suy giáp Năm thứ nhất –
vài năm sau
Thủy tinh thể 2 Đục thủy tinh thể 6 tháng – vài năm
sau
Tuyến sinh dục 3 Vô sinh vĩnh viễn Tuần hoặc nhiều
tuần sau
Thai nhi 0,1 Quái thai ‐
59
Phân loại hiệu ứng bức xạ (tt)
Căn cứ vào thời gian biểu hiện hiệu ứng sinh học
Hiệu ứng sớm
‐ Chiếu xạ cấp với liều chiếu lớn trong một vài giờ hoặc ít hơn
‐ Khoảng một thời gian ngắn từ vài giờ đến một vài tuần sau khi bị chiếu xạ, trên cơ thể bị
chiếu xạ xuất hiện các triệu chứng sinh học.
‐ Sự suy giảm nhanh chóng số lượng tế bào trong một số cơ quan của cơ thể (tế bào đã
chết, quá trình phân chia tế bào bị cản trở, chậm lại)
‐ Vd: bệnh về huyết học, da, ruột, tứ chi

Hiệu ứng muộn


‐ Với liều chiếu thấp hoặc sức đề kháng của cơ thể mạnh thì một thời gian dài sau khi
chiếu xạ các hậu quả của tác hại mới xuất hiện
‐ Vd: Già sớm, giảm tuổi thọ, tần số xuất hiện ung thư, bệnh bạch cầu, ung thư xương,
ung thư phổi…
61
Bệnh lý nào là bênh lý di truyền?

62
Phân loại hiệu ứng bức xạ (tt)
Cách thể hiện hiệu ứng sinh học
Hiệu ứng cá thể (somatic effect)
‐ Chỉ xảy ra trong một cá thể và trong thời gian sống của cá thể
‐ Ví dụ: giảm tuổi thọ, ung thư, vô sinh…

Hiệu ứng di truyền (genectic effect)


‐ Những hiệu ứng xảy ra ở các thế hệ sau được gọi là hiệu ứng di truyền
‐ Những thay đổi về số lượng, hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể của tế
bào sinh dục sẽ dẫn đến những di truyền mà ta gọi là đột biến
‐ Bình thường các đột biến xuất hiện một cách ngẫu nhiên và tần số thấp
và ổn định
‐ Bức xạ ion hóa có thể gây đột biến, người ta tìm thấy mối liên hệ giữa
tần số xuất hiện đột biến với chiều chiếu từ 20 rad đến hàng ngàn rad.
63
Phân loại hiệu ứng bức xạ
Hiệu ứng sớm

Sửa chữa
ADN
Sửa chữa hóa học
(tái hợp ion) Hiệu ứng muộn

Tế bào chết

Sự ion hóa Phá hủy


(gốc tự do) ADN Hiệu ứng di truyền
Nhóm tế
bào phôi
Đột biến
ADN
Bức xạ ion hóa
Cá thể

Nhiệt Sự biến
đổi ác tính Ung thư
Kích thích

giây phút – giờ ngày tuần tháng năm Thế hệ


64
CHUYÊN ĐỀ 5
CƠ SỞ CỦA SINH HỌC PHÓNG XẠ
1. Liều xạ
2. Cấu trúc tế bào
3. Cơ chế tương tác sinh học
4. Phân loại hiệu ứng bức xạ
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng sinh học của bức xạ
6. Quan hệ liều và đáp ứng bức xạ

65
Độ nhạy bức xạ
 Độ nhạy bức xạ
Một số loại mô đáp ứng nhanh hơn đối với liều thấp hơn so với những mô khác

 Mối liên hệ đáp ứng liều


Một hàm toán học/ biểu đồ liên hệ giữa liều xạ với với đáp ứng quan sát được

 Đáp ứng của mô được xác định bởi lượng năng lượng bỏ lại trên
một đơn vị khối lượng (Gy)

 Phân biệt hai nhóm ảnh hưởng tới độ nhạy bức xạ


• Tác nhân vật lý
• Tác nhân sinh học
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ

 LET
 Hiệu ứng sinh học tương đối – RBE
 Liều tương đương – Hệ số chất lượng
 Sự phân liều và sự giảm suất liều

67
Tỷ lệ sống sót của tế bào khi bị chiếu xạ

A: 100 tế bào được nuôi ban đầu sau 1 tuần chỉ còn lại 70 tế bào

B: 2000 tế bào bị chiếu xạ bằng tia X với liều 8 Gy và chỉ còn 32 tế bào sống sót

68
Bài tập áp dụng
Tế bào sống sót
PE=  100
Tế bào ban đầu
Trong hình A.
PE = (70 / 100)x100 = 70%

Tế bào sống sót


Tỷ lệ sống sót =
Tế bào ban đầu  (PE/100)

Trong hình B
Tỷ lệ sống sót 0,023
/

69
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ (tt)

Hệ số truyền năng lượng tuyến tính – LET


Năng lượng mà bức xạ truyền cho mô trong một đơn vị
chiều dài. keV/um
Khi LET càng cao, xác suất xảy ra đáp ứng càng cao

70
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ (tt)

Hiệu ứng sinh học tương đối – RBE:


 RBE – đại lượng chỉ mức độ gây hiệu ứng sinh học tương đối giữa các loại bức xạ
khác nhau
Liều hấp thụ cấp bởi một bức xạ chuẩn, cần thiết để gây ra một hiệu ứng cho trước
RBE 
Liều hấp thụ cấp bởi bức xạ đang xét, cần thiết để gây ra cùng hiệu ứng nói trên
 Độ lớn của RBE phụ luộc vào loại bức xạ và vào loại hiệu ứng cụ thể được khảo sát
 Theo quy ước bức xạ chuẩn là tia X có năng lượng từ 200 kVp – 250 kVp

Bài tập áp dụng


 Ví dụ: chiếu chuột để gây chết
• Tia X (250 kVp) cần 6,5 Gy
• Neutron nhanh cần 2,1 Gy
• RBE của neutron so với tia X (250 kVp) = 6,5/2.1  3,1

71
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ (tt)

72
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ (tt)

Liều tương đương – Hệ số chất lượng Q


 Tác dụng sinh học của bức xạ không chỉ phụ thuộc vào liều hấp mà còn phụ
thuộc vào loại bức xạ
 Dùng liều tương đương để đo lường tác hại của bức xạ
𝐷 𝐷 𝑤
D là liều hấp thụ
𝑤 là hệ số chất lượng của bức xạ
 Đơn vị: Sievert – Sv
 Nếu liều hấp thụ đo bằng Sv: 𝐷 (Sv) = D (Gy)  𝑤
 Nếu liều hấp thụ đo bằng rad: 𝐷 (rem) = D(rad)  𝑤
73
Liều tương đương – Trọng số phóng xạ wr

LoạI bức xạ Wr
Tia X, tia , electron 1
Neutron nhiệt (<10 keV) 5
Neutron (10 – 100 keV) 10
Neutron (100 keV‐2 MeV) 20
Neutron (2‐20 MeV) 10
Neutron (>20 MeV) 5
Proton 5
Hạt alpha, hạt nhân nặng, các phân mảnh 20

74
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ (tt)
Sự phân liều và sự giảm suất liều
Sự hạ thấp suất liều:
 Với cùng một liều, nếu được chiếu trong một thời gian dài và liên tục (với suất
liều thấp) thì hiệu ứng sẽ ít hơn khi được chiếu trong một thời gian ngắn (với
suất liều cao).
 Ví dụ: Với liều tổng 6 Gy
• Nếu chiếu trong 3 phút (suất liều 2 Gy/phút), thì làm chuột chết
• Nếu chiếu với suất liều 0,01 Gy/h trong 600 giờ, thì chuột sống sót

75
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ (tt)

Sự phân liều và sự giảm suất liều (tt)

Sự phân liều:
 Liều tổng được chiếu nhiều lần, cách nhau một khoảng thời gian nào đó
với suất liều cao
 Ví dụ: Với liều 6 Gy được chiếu với suất liều 2Gy/phút, chia thành 12 lần,
mỗi lần 0,5 Gy, cách nhau 24h thì chuột sống sót.

76
Các yêu tố vật lý ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ (tt)

77
Các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ

Định luật Bergonie & Tribondeau


Độ nhạy bức xạ phụ thuộc vào độ chín trưởng thành của tế bào và mức độ
trao đổi chất của tế bào
 Tế bào mầm rất nhạy đối với bức xạ. Tế bào càng trưởng thành, độ
kháng bức xạ càng cao
 Các mô và cơ quan càng trẻ thì càng nhạy
 Mức độ trao đổi chất càng cao thì độ nhạy càng cao
 Khi tốc độ tăng trưởng của các tế bào và tốc độ phát triển của các mô
càng cao thì độ nhạy bức cạ càng cao
78
Độ nhạy bức xạ của các loại tế bào theo định luật Bergonie & Tribondeau

Tủy xương
Rất cao Biểu mô ruột
Tế bào sinh sản

Thủy tinh thể


Cao Tuyến giáp

Tế bào thần kinh đệm


Trung bình Phổi, gan, tuyến tụy

Tế bào hồng cầu trưởng thành


Thấp Tế bào cơ
Xương và sụn trưởng thành
79
Mô ung thư (tế bào ung thư) và mô
thường (tế bào thường) loại nào
nhạy bức xạ hơn?

80
Các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ

Tuổi tác
Hiệu ứng Oxy
Sự phục hồi
Các chất hóa học

81
Pha – tuổi của tế bào
Tế bào nhạy nhất với bức xạ trong suốt quá
trình phân bào (mitosis‐M) và tổng hợp
RNA (G2)
Kém nhạy trong khoảng thời gian chuẩn bị
cho tổng hợp DNA (G1)
Kém nhạy nhất trong suốt quá trình tổng
hợp DNA (pha S)
Trong suốt quá trình phân bào, pha giữa là
nhạy nhất.
82
Chiếu 6,6 Gy tia X lên số lượng tế bào của chuột

83
Tuổi tác
Tuổi của một cấu trúc sinh học ảnh hưởng đến độ
nhạy của bức xạ.

Loài người nhạy bức xạ nhất trong giai đoạn trước khi
sinh, sau đó độ nhạy giảm theo tuổi, về già lại nhạy
bức xạ hơn.

84
Hiệu ứng Ôxy
Khi trong mô có nhiều oxy, thì mô nhạy bức xạ hơn khi không
có oxy hoặc nghèo oxy

85
86
Các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến độ nhạy bức xạ
Sự phục hồi
Các tế bào của con người có khả năng phục hồi từ những tổn thương do
bức xạ
Hồi phục = Sửa chữa trong tế bào + Tái tạo
 Sự phục hồi ở mức độ bên trong tế bào do cơ chế sửa chữa có sẵn trong
tính chất sinh hóa của tế bào
 Mô nhận liều đủ lớn, nó sẽ đáp ứng bằng cách co kích thước – atropy.
Nếu có số lượng tế bào đủ lớn sống sót (liều dưới mức tử vong), thì
những tế bào này có thể tăng trưởng và tái tạo số tế bào của cơ quan bị
chiếu xạ.
 Sự phục hồi ở mức toàn thân thông qua sự tái tạo dân số của những tế
bào sống sót
87
Các tác nhân hóa học
Chất tăng độ nhạy bức xạ có khả năng làm tăng đáp ứng với bức
xạ của tế bào, mô và cơ quan
Ví dụ:
Halgenated pyrimidine
Methotrexate
Actinomycin D
Hydroxyurea
Vitamin K
Tất cả có hiệu ứng ~ 2

Trong khi 90% lượng tế bào chết bởi liều 2Gy thì nếu có hiện diện các chất hóa học
chỉ cần liều 1 Gy
88
Các tác nhân hóa học

Chất bảo vệ bức xạ: là hóa chất làm giảm tác dụng của
bức xạ.

Ví dụ:
‐ Nhóm Sulphydryl
‐ Cysteine và Cystemine

Không dùng cho con người vì chúng có độc tính

89
CHUYÊN ĐỀ 5
CƠ SỞ CỦA SINH HỌC PHÓNG XẠ
1) Liều xạ
2) Cấu trúc tế bào
3) Cơ chế tương tác sinh học
4) Phân loại hiệu ứng bức xạ
5) Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng sinh học của bức xạ
6) Quan hệ liều và đáp ứng bức xạ

90
Quan hệ liều và đáp ứng bức xạ ‐ RDRR

 RDRR là một hàm toán học mô tả quan hệ giữa liều bức xạ với các mức độ
của hiệu ứng quan sát được
 Lập qui trình điều trị cho bệnh nhân
 Cung cấp cơ sở cho việc phòng chống bức xạ
 Đáp ứng đối với hiệu ứng tất định
 Đáp ứng đối với hiệu ứng ngẫu nhiên
 Quan hệ giữa liều hấp thụ và số lượng tế bào sống sót

91
Đáp ứng đối với hiệu ứng tất định

Đường cong liều – sống sót: thể hiện mối liên hệ giữa số
lượng tế bào có khả năng sống sót theo liều hấp thụ

 D50 là liều hấp thụ cần thiết để 50% số lượng cá thể sẽ tử vong khi chiếu xạ
 Đáp ứng loại S, S‐type (sigmoid)
 Sự chết do bức xạ
 Các hiệu ứng da, đục thủy tinh thể

92
Đáp ứng đối với hiệu ứng ngẫu nhiên

 Đối với liều thấp vẫn có những hiệu ứng ngẫu


nhiên nhưng quan sát rất khó N
 Dùng phương pháp ngoại suy tuyến tính để
ngoại suy cho liều thấp sau khi xác định hiệu
ứng với liều cao
 Hiệu ứng ngẫu nhiên tỉ lệ với liều hấp thụ và
không có ngưỡng Liều hấp thụ
 Bệnh ung thư và các hiệu ứng di truyền do
bức xạ được giả thiết là có đáp ứng tuyến
tính và không có ngưỡng.

93
Quan hệ giữa liều hấp thụ và số lượng tế bào sống sót

 Mỗi loại tế bào sẽ có đường cong liều – sống sót khác nhau
 Đường cong liều – sống sót đối với bức xạ ion hóa có được từ việc
nghiên cứu khả năng sống sót của vi khuẩn
 Khi tăng liều khả năng sống sót của vi khuẩn giảm theo hàm e‐x
 Tính ngẫu nhiên của quá trình chết tế bào
• Khi tăng một liều một lượng không đổi nào đó, thì một tỉ lệ
không đổi tế bào sẽ bị chết
N[D50] = 50%, N[2D50] = 25%, N[3D50] = 12,5%

94
Bài tập áp dụng

Trong một thí nghiệm liên quan tia phóng xạ người ta có dùng
một liều 8,4 Gy. Hỏi sau thí nghiệm lượng tế bào còn lại bao
nhiêu? Cho biết liều D‐50 là 4,1 Gy.

Tỷ lệ = D/D50 = 8,4/4,1 = 2.05

Kết luận số lượng tế bào sống sót còn lại  25%

95
Quan hệ giữa liều hấp thụ và số lượng tế bào sống sót (tt)

D50

D50 càng bé thì đường thẳng càng dốc và tế bào càng nhạy với bức xạ
96
Quan hệ giữa liều hấp thụ và số lượng tế bào sống sót (tt)

 Đối với động vật có vú đường cong sống sót có


một vùng ‘vai’ trước khi giảm theo hàm mũ
 Các tế bào có khả năng tích lũy những tổn
thương dưới mức tử vong do bức xạ gây nên
 Độ rộng của vùng vai ký hiệu là DQ
 DQ càng lớn thì khả năng phục hồi của tế bào
khi bị chiếu liều thấp càng cao

97

You might also like