You are on page 1of 12

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN :2019
Xuất bản lần 1

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG –

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIỀU HIỆU DỤNG TRONG NHÀ


DO BỨC XẠ GAMMA GÂY RA
Investigation, Assessment of Evironmental Geology – Method of determination indoor
effective dose from Radiation gamma

HÀ NỘI – 2019
TCVN :2019

2
TCVN :2019

Mục lục

Trang

Lời nói đầu................................................................................................................................................4

1 Phạm vi áp dụng..................................................................................................................................5

2 Đối tượng áp dụng..............................................................................................................................5

3 Tài liệu viện dẫn..................................................................................................................................5

4 Thuật ngữ và định nghĩa.....................................................................................................................6

5 Phương pháp xác định liều hiệu dụng trong nhà do bức xạ gây ra....................................................8

5.1 Các thành phần liều chiếu xạ tự nhiên ............................................................................................8

5.2 Phương pháp đo bức xạ gamma trong nhà.....................................................................................9

5.3 Xác định liều hiệu dụng trong nhà do bức xạ gamma gây ra.........................................................10

Phụ lục A (Tham khảo) Các đơn vị đo phóng xạ chính và hệ số chuyển đổi.........................................12

Thư mục tài liệu tham khảo....................................................................................................................13

3
TCVN :2019

Lời nói đầu

TCVN ……..:2019 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

4
TCVN :2019

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN :2019

Điều tra, đánh giá địa chất môi trường –

Phương pháp xác định liều hiệu dụng trong nhà do bức xạ
gamma gây ra
Investigation, Assessment of Evironmental Geology – Method of determination indoor
effective dose from Radiation gamma

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định liều hiệu dụng trong nhà do bức xạ gamma tự nhiên
gây ra (trong các nhà ở, trường học, cơ quan, bệnh viện) phục vụ công tác điều tra, đánh giá địa chất
môi trường.

2 Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để tính liều hiệu dụng do thành phần bức xạ gamma gây ra trong nhà ở,
trường học, bệnh viện, cơ quan phục vụ công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường.

Tiêu chuẩn này không áp dụng trong đánh giá liều do các bức xạ ion hóa gây ra.

3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì
áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6866:2001 An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng.

TCVN 9415:2012 Phương pháp xác định liều tương đương.

TCVN 9416:2012 Phương pháp gamma.

5
TCVN :2019

4 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

4.1

Bức xạ tự nhiên (Natural radiation)

Là bức xạ do các nguồn phóng xạ tự nhiên phát ra.

4.2
Nguồn phóng xạ tự nhiên (natural source)

Bao gồm các nguồn bức xạ vũ trụ; nguồn bức xạ có trong tầng đất mặt; trong cơ thể người; trong
không khí.

4.3
Môi trường phóng xạ tự nhiên (natural radioactive environment)

Là khoảng không gian tại đó tồn tại và tác động của các bức xạ phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên.

4.4
Chiếu xạ (exposure)

Là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất
khác.

4.5
Chiếu xạ tự nhiên (natural expose)

Là chiếu xạ gây ra bởi các nguồn phóng xạ tự nhiên.

4.6
Liều chiếu xạ (exposure dose)

Là đại lượng đo mức độ chiếu xạ.

4.7
Liều tương đương (HTđ) (equivalent dose)

Là đại lượng tính bằng jun trên kilogam (J.kg-1) được gọi là Sivơ (Sv), xác định như sau:

HT,đ = DTđ. WR

Trong đó:

DTđ là liều hấp thụ do bức xạ R gây ra, lấy trung bình cơ quan hoặc mô T;

WR là trọng số bức xạ đối với bức xạ loại R.

Khi trường bức xạ gồm nhiều loại bức xạ với trọng số bức xạ W R khác nhau thì liều tương đương được
xác định theo:

6
TCVN :2019
HT= ΣR WR.DT,R

4.8

Trọng số bức xạ WR (Radiation Weighting factor): tham chiếu TCVN 9414:2012 (xem bảng 1)

Bảng 1. Hệ số trọng số bức xạ

TT Loại bức xạ và giải năng lượng Hệ số trọng số bức xạ


(WT)

1 Proton với năng lượng bất kỳ 1

2 Chùm điện tử với năng lượng bất kỳ 1

3 Notron: < 10 Kev 5

10 Kev đến 100 Kev 10

> 100 Kev đến 2 Kev 20

> 2 Mev đến 20 Mev 10

> 20 Mev 5

4 Các hạt proton khác với các hạt proton giật lùi, 5
có năng lượng trên 2 Mev

5 Các hạt anpha, các mảnh phân hạch, các hạt 20


nhân nặng

4.9

Liều hiệu dụng (effective dose)

Là đại lượng E, tính bằng jun trên kilogam (J.kg -1) được gọi là Sivơ (Sv), xác định là tổng liều tương
đương của từng loại mô nhân với trọng số mô tương ứng:

E= ΣT WT.HT

Trong đó:

HT là liều tương đương của mô T;

WT là trọng số của mô T.

4.10
Trọng số mô WT (Tissue Weighting factor)
Các hệ số nhân (bảng 2) của liều tương đương với một cơ quan hoặc tổ chức mô dùng cho
mục đích an toàn bức xạ, để tính độ nhạy cảm bức xạ khác nhau, của các cơ quan và tổ chức
mô đối với hiệu ứng ngẫu nhiên của bức xạ.

7
TCVN :2019

Bảng 2: Các giá trị của trọng số mô WT

Tổ chức mô hoặc cơ quan Trọng số mô WT

Cơ quan sinh dục 0,08

Tủy sống, (đỏ) 0,12

Ruột kết 0,12

Phổi 0,12

Dạ dày 0,12

Bóng đái (bàng quang) 0,04

Vú 0,12

Gan 0,04

Thực quản 0,04

Tuyến giáp 0,04

Da 0,01

Bề mặt xương 0,01

Não 0,01

Tuyến nước bọt 0,01

Các bộ phận còn lại 0,12 1. 00

4.11

Liều chiếu trong (internal dose)

Là liều bức xạ do bị chiếu từ các nuclit phóng xạ xâm nhập vào bên trong cơ thể (do ăn uống, hít thở các
chất phóng xạ vào cơ thể người và các nuclit phóng xạ có sẵn ở bên trong cơ thể).

4.12

Liều chiếu ngoài (external dose)

Là liều bức xạ do bị chiếu xạ bằng các nguồn ở bên ngoài cơ thể.

4.13

Thiết bị đo lường bức xạ (devices for radioactive measurment)

8
TCVN :2019
Là thiết bị dùng để đo bức xạ, hoạt độ nguồn phóng xạ, xác định các đồng vị phóng xạ và hàm lượng
các chất phóng xạ.

5 Phương pháp xác định liều hiệu dụng trong nhà do bức xạ gamma gây ra

5.1 Các thành phần liều chiếu xạ tự nhiên

Các thành phần liều chiếu do bức xạ tự nhiên gây ra chính gồm: liều chiếu ngoài từ bức xạ gamma;
liều chiếu trong từ các nhân phóng xạ xâm nhập vào trong cơ thể; liều chiếu trong do hít thở khí phóng
xạ và các nhân phóng xạ có môi trường không khí; liều chiếu ngoài từ bức xạ vũ trụ. Theo tính chất
liều chiếu, chia ra 03 thành phần liều chiếu xạ chính như sau:

- Liều xạ chiếu ngoài hàng năm là thành phần liều do bức xạ vũ trụ và liều bức xạ gamma trên bề mặt
trái đất tạo ra.
222
- Liều chiếu trong qua đường hô hấp là thành phần liều do hít thở khí Rn(Radon), 220Rn (Thoron)
trong không khí và do sự xâm nhập của các nuclit phóng xạ qua con đường ăn uống.

- Liều chiếu trong qua đường tiêu hóa là thành phần liều do các nuclit phóng xạ có trong lương thực,
thực phẩm, nước uống xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

5.2 Phương pháp đo bức xạ gamma trong nhà để đánh giá liều

5.2.1 Nội dung, yêu cầu kỹ thuật của công tác đo suất liều gamma trong nhà tham khảo TCVN 9415:
2012.

5.2.2 Bố trí các điểm đo gamma trong nhà như sau:

- Đo tại 4 vị trí các góc nhà, cách tường 0,5m và 1 vị trí chính giữa nhà.
- Độ cao đo bức xạ gamma trong nhà tại độ cao 0m và 1,0m so với mặt nền nhà.
- Đo bức xạ gamma trong nhà thực hiện 03 lần tại mỗi vị trí điểm đo.

- Đơn vị đo suất liều gamma trong nhà thống nhất là µSv/h.

5.2.3 Xác định suất liều tương đương trung bình trong nhà theo công thức sau:

Suất liều tương đương trung bình tại mỗi nhà được tính như sau:

Itđ = (5.1)

Trong đó: Itd là suất liều tương đương trung bình trong mỗi nhà;

Ii là suất liều tương đương trung bình ở độ cao 1m tại mỗi điểm đo;

n là số điểm đo suất liều tương đương trong mỗi nhà.

5.3 Xác định liều hiệu dụng trong nhà do bức xạ gây ra

5.3.1 Tính liều tương đương hàng năm do bức xạ gamma trong nhà gây ra

9
TCVN :2019

- Liều tương đương hàng năm bằng tích của suất liều tương đương và quãng thời gian 1 năm tính
theo giờ (8760h).

H (mSv/năm) = I (µSv/h)  8760 giờ/103 = 8,76 I (4..1)

Ở đây: I là suất liều tương đương sau khi đã trừ phông riêng của máy (µSv/h).

8760 giờ là thời gian chiếu xạ trong một năm tính bằng giờ.

- Nếu kết quả đo được là liều tổng cộng trong một thời gian nào đó, thì liều tương đương hàng năm sẽ
là giá trị liều đo được trong 1 ngày hoặc 1 tháng nhân với số ngày (365 ngày) hoặc số tháng (12 tháng)
của năm đó.

- Nếu kết quả đo được là suất liều chiếu (R/h), thì liều tương đương hàng năm sẽ được tính như sau:

H(mSv/năm)= I (R/h)  8,69 (nGy/R)  8760 giờ = 7,6 I (4.2)

Ở đây: I là suất liều xạ chiếu sau khi đã trừ phông riêng của máy (R/h).

8760 là thời gian chiếu xạ trong một năm tính bằng giờ.

5.3.2 Tính liều hiệu dụng trong nhà hàng năm do bức xạ gamma gây ra
Liều tương đương tính tại mục 5.3.1 là liều tiềm năng khi đối tượng bị chiếu xạ liên tục
trong 365 ngày/01 năm, điều này không thực tế vì con người thường chỉ sống trong nhà vào
ban đêm, lúc nghỉ ngơi hay vào các dịp lễ tết…Vì vậy để tính liều chiếu xạ tự nhiên do các
thành phần phóng xạ gây lên, các Tổ chức đánh giá liều quốc tế (IAEA, UNCEAR) khuyến
nghị chia thời gian con người sống trong một năm (365 ngày) ra làm 2 khoảng thời gian trung
bình như sau:

Thời gian sống ở trong nhà: 7000 giờ;

Thời gian sống ở ngoài nhà: 1870 giờ.

Khi đó:

- Liều tương đương hiệu dụng (còn gọi là liều hiệu dụng) trong nhà hàng năm do bức xạ
gamma gây ra được tính như sau:

H (mSv/năm) = I (µSv/h)  7000 giờ/103 (4..3)

Công thức rút gọn như sau:

H (mSv/năm) = 7,0 x I (µSv/h) (4.4)

Ở đây: I là suất liều tương đương trung bình trong nhà ở độ cao 1,0m so với nền nhà.

10
TCVN :2019

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các đơn vị đo phóng xạ chính và hệ số chuyển đổi

A.1 Đơn vị đo

Đại lượng đo Đon vị hệ SI Đơn vị đo cũ Chuyển đổi Ghi chú


1 Bq =2,7x10-12 Ci
Hoạt độ phóng xạ Becquerel Curie
1 Ci = 37.109 Bq
(activity) (Bq) (Ci)
1 μCi = 37 kBq
1 C/kg = 3876 R
1R = 2,58.10-4 C/kg
Chiếu xạ Coulomb/kg Roentgen
1R = 8,69.10-3 Gy
(exposure) (C/kg) (R)
(điều kiện không khí
tiêu chuẩn)
Liều hấp thụ Gray 1 Gy = 100 rad
rad
(Absorbed dose) (Gy) 1rad =0,01 Gy
Suất liều hấp thụ Gray/giây 1 μR/h = 2,4139
(Absorbed dose rate) (Gy/s) PGy/s

Liều tương đương Sievert 1 Sv = 100 rem


rem
(Dose equivalent) (Sv) 1 rem = 0,01 Sv

A.2 Bảng chuyển đổi đơn vị đo

1C Tương đương 37000000000 Bq


1R Tương đương 0.000258 C/Kg
1 R Tương đương 2.58E-10 C/Kg

1 R/s Tương đương 9.546 Bq/Kg

1 R/h Tương đương 34365.6 Bq/Kg

1 Sv/h Tương đương 3436560 Bq/Kg


1 ppm K Tương đương 0.0299 Bq/kg
1 ppb Ra Tương đương 0.03700 Bq/kg
1 ppb U Tương đương 0.012 Bq/kg
1 ppb Th Tương đương 0.698 Bq/kg

11
TCVN :2019

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Nam và nnk (2009), Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định mức độ ô nhiễm môi
trường của các nguồn phóng xạ tự nhiên để xây dựng quy trình công nghệ đánh giá chi tiết các vùng ô
nhiễm phóng xạ tự nhiên.

[2] Ngô Quang Huy (2006), “Cơ sở Vật lý hạt nhân”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.

[3] Nguyễn Văn Nam và nnk (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác định mức chiếu
xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người.

[4] UNSCEAR 2000, Dose Assessment methodologies

[5] IAEA-TECDOC-619, (1991). X-ray and gamma-ray standards for detector calibration.

[6] IAEA- WHO, Specific Safety Guide No. SSG-32, Protection of the Public against
Exposure Indoors due to Radon and Other Natural Sources of Radiation.

[7] IAEA Safety standards No.115, International Basic Safety Standards for Protection Against
Ionizing Radiantion and for the Safety of Radiation Sources, Vienna 1996.

12

You might also like