You are on page 1of 33

CHUYÊN ĐỀ 5

III. ỨNG DỤNG BỨC XẠ ION HÓA TRONG Y HỌC


1. Tạo ảnh bằng tia X
2. Tạo ảnh bằng bức xạ hạt nhân
 Nguyên tắc tạo ảnh
 Qui trình thực hiện ghi nhận ảnh
 Bộ phận ghi nhận phóng xạ - Gamma camera
 Chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn photon (SPECT)
 Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron (PET)

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 1


Mục tiêu bài học

Sau khi học xong, sinh viên sẽ

1) Phân biệt được nguyên tắc, quy trình, các yếu tố của việc tạo ảnh trong

kỹ thuật chụp ảnh PET và SPECT.

2) Tính được chu kỳ bán rã hiệu dụng và các giá trị liên quan.

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 2


2. Tạo ảnh bằng bức xạ hạt nhân

 Nguyên tắc
 Đưa các chất đánh dấu phóng xạ vào trong cơ thể người và ghi nhận
bức xạ phát ra bên ngoài cơ thể

 Ghi nhận nồng độ của chất phóng xạ tại cơ quan cần chẩn đoán

 Nồng độ phụ thuộc vào sự hoạt động của cơ quan

 So sánh sự phân bố nồng độ dược chất phóng xạ của cơ thể với người
bình thường

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 3


 Qui trình thực hiện việc ghi nhận ảnh
Chọn đồng vị phóng xạ

Tạo các phân tử đánh dấu


(Dược chất phóng xạ)

Đưa vào cơ thể người và chờ


đợi sự chuyển hóa

Ghi nhận sự phân bố chất phóng xạ


trong cơ thể
Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 4
 Qui trình thực hiện việc ghi nhận ảnh

Chọn đồng vị phóng xạ


Một dược chất phóng xạ chẩn đoán lý tưởng là tạo ra các photon (gamma) có thể
đo được với hiệu ứng sinh học nhỏ nhất đối với tế bào và mô.

 Thời gian sống ngắn T1/2

 Phát các bức xạ hạt nhân thích hợp

 Tỷ số “đích” / “không đích” cao

 Tốc độ hấp thụ “hạt nhân đích” của cơ quan cần chẩn đoán

 Khả năng bài tiết chất đánh dấu

 Sản xuất dễ dàng


Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 5
Thời gian bán hủy ngắn:

• Thời gian bán hủy ngắn tương đối, không nên vượt quá thời gian quy
định để hoàn thành quá trình chụp.
=> giảm liều xạ
• Thời gian bán hủy lý tưởng thỏa mãn các yêu cầu chup ảnh trong khi
vẫn duy trì chất lượng của quá trình quét.

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 6


Phát bức xạ hạt nhân phù hợp:
• Dược chất phóng xạ phát tia gamma bằng cách bắt electron hoặc chuyển dời
đồng phân (30 – 300 keV) được sử dụng phổ biến trong quá trình chẩn đoán y
học hạt nhân.

Tỷ số đích / không đích cao:


Điều này là cần thiết vì cơ quan nào cần chẩn đoán phải tích tụ chất nhiều hơn
để tạo sự khác biệt giữa cơ quan cần chẩn đoán các vùng lân cận
‐> độ tương phản cao

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 7


Thời gian hấp thụ: 
99mTc thích hợp hơn 123I (NaI) bởi vì hình ảnh tuyến giáp có thể thực hiện sau 20 
phút tiêm liều xạ trong khi 123I‐NaI cần phải trải qua 4‐6h để tới vùng cần chụp hình.  

Thời gian bài tiết (đào thải)


• Con đường bài tiết phổ biến nhất là qua thận, thời gian bài tiết càng nhanh thì
cảng giảm liều chiếu đối với máu, toàn thân và tủy sống.
• Ngược lại, nếu bài tiết theo con đường tiêu hóa (dạ dày, đường ruột) hoặc gan
sẽ chậm và làm cho liều chiếu cao hơn.
• Dược chất phóng xạ phải được làm sạch khỏi máu và các mô nền để cho hình
ảnh tốt hơn.
Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 8
Qui trình thực hiện việc ghi nhận ảnh

Tạo các phân tử đánh dấu ‐ dược chất phóng xạ

Tạo đồng vị phóng xạ

Lò phản ứng (reactor)

Máy gia tốc (cyclotron)

Thiết bị tạo hạt nhân phóng xạ (generator)

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 9


Lò phản ứng
Phân hạch hạt nhân (n,f)
235Uranium (neutron, mảnh phân hạch) hạt nhân con
Ví dụ:  235U(n,f)89Kr
235U(n,f)131I
235U(n,f)99Mo

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 10


Lò phản ứng
Phản ứng bắt neutron
Khi hạt nhân bia bắt một neutron nhiệt, hình thành một hạt nhân con đông
thời phát tia gamma 
Hạt nhân bia (neutron, gamma) Hạt nhân con

Khi hạt nhân bia bắt một neutron nhanh, một proton có thể được phát ra. Phản
ứng bắt này là loại phản ứng biến đổi và được ký hiệu:
Hạt nhân bia(neutron, proton)Hạt nhân con
32S(n,p)32P

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 11


 Máy gia tốc (cyclotron)
Phản ứng hạt nhân
Sử dụng các phản ứng hạt nhân để tạo các hạt nhân phóng xạ
a+A → B +b
A(a,b)B
Hạt nhân bia (hạt nhân tới, hạt nhân phát ra) hạt nhân sản phẩm
112Cd(p,2n)111In

Các định luật bảo toàn:  


1.Bảo toàn số nucleon. Tổng số nucleon trước và sau một phản ứng là giống nhau. 
2.Bảo toàn điện tích. Tổng điện tích của tất cả các hạt trước và sau phản ứng là giống
nhau. 
3.Bảo toàn động lượng. Tổng động lượng của các hạt tương tác trước và sau phản ứng
là giống nhau. 
4.Bảo toàn năng lượng.  Năng lượng, bao gồm năng lượng nghỉ, được bảo toàn trong
phản ứng hạt nhân. 
Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 12
Cyclotron là thiết bị dạng tròn,trong đó các hạt mang điện như proton và alpha sẽ được gia
tốc theo các quỹ đạo tròn trong chân không.

Mỗi khi đi qua rãnh hạt sẽ


được gia tốc bởi lực điện
trường Tần số cyclotron
Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 13
 Thiết bị tạo hạt nhân phóng xạ (generator) 
Máy tạo phóng xạ là các đơn vị (unit – thiết bị) chứa hạt nhân cha‐mẹ (parent nuclide) có
thời gian bán hủy tương đối dài và phân rã thành hạt nhân con (daughter nuclide) có
thời gian bán hủy ngắn.

Column – chứa hạt nhân cha‐mẹ

Eluant (dung môi – chất tách) 

Thùng chì: Lead – container   

Technetium‐99m generator
Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 14
Tạo dược chất phóng xạ
Phân tử sinh học tao ra từ hóa phóng xạ hoặc sinh học phóng xạ
Tạo các chất hữu cơ hoặc vô cơ mà cơ thể có thể hấp thụ NaI, FDG 

FDG = Florou‐Deoxy‐glucozo
Dihydroxyphenyl – L – alanine – L.DOPA

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 15


Qui trình thực hiện việc ghi nhận ảnh

Đưa vào cơ thể người và chờ đợi sự chuyển hóa


 Uống/tiêm vào cơ thể
 Thời gian phải được ước lượng phụ thuộc vào quá trình sinh học

Thời gian bán rã hiệu dụng: được định nghĩa như là khoảng thời gian cần
thiết để giảm độ phóng xạ của một cơ quan hoặc toàn bộ cơ thể một nữa so
với giá trị ban đầu do cả hai quá trình bài tiết và phân rã

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 16


Đưa vào cơ thể người và chờ đợi sự chuyển hóa
Biểu thức tính thời gian bán rã hiệu dụng
1 1 1 Te : thời gian bán rã hiệu dụng 
  Tb : thời gian bán rã sinh học (bài tiết)
Te Tb T p Tp : thời gian bán rã vật lý 

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 17


Bài tập áp dụng: Dùng Xe‐133 (phát beta) nghiên cứu sự thông khí ở phổi, có Tp = 5.3 
ngày và Tb = 15 s, nghiên chỉ có thể tiến hành trong vài phút. 

1 1 1 1 1
     Te  15s
Te Tb T p 15 457920

Khi chụp hình gan (liver scan) sử dụng Tc‐SC (Technetium Tc‐99m Sulfur Colloid) 


có Tp = 6 h, Tb = rất lâu. Nên chúng ta chỉ cần chú ý đến thời gian bán rã vật lý.  

1 1 1 1 1
     Te  6h
Te Tb T p  6

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 18


Qui trình thực hiện việc ghi nhận ảnh

Bộ phận ghi nhận phóng xạ ‐ Gamma camera


Gamma camera là thiết bị hiện ảnh dùng trong việc quét ảnh phóng xạ
Mục đích chính là chuyển năng lượng của tia phóng xạ thành tín hiệu điện 
để mã hóa thành ảnh kỹ thuật số
Do Hal Anger chế tạo đầu tiên vào những năm 1950

Thành phần chính


‐ Lưới chuẩn trực (Collimator)
‐ Tinh thể nhấp nháy (NaI(Tl), CsI (Tl)) 
‐ Ống nhân quang điện (PMT)

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 19


Bộ phận ghi nhận phóng xạ ‐ Gamma camera

Ống nhân
quang điện
(PMT)

Tấm dẫn sáng

Tấm tinh thể nhấp nháy

Tấm chuẩn trực

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 20


Một hệ thống chụp ảnh sử dụng gamma camera

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 21


Dữ liệu được lưu vào ma trận, mỗi ô của ma trận tương ứng với một pixel 

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 22


Chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn photon SPECT
Single Photon Emission Computed Tomography

 Bộ phận chính có thể là một hoặc nhiều gamma camera, xoay quanh trục 

 Chỉ ghi nhận tia gamma phát ra từ nguồn phóng xạ 

 Ghi nhận mật độ phân bố chất đánh dấu trong cơ thể bệnh nhân 

 Dược chất phóng xạ là nguồn phát gamma   

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 23


SPECT

Hai đầu gamma camera dùng tại
a, 1800 đối với chụp ảnh não
b, 900 đối với chụp ảnh thẩm thấu vành tim 

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 24


Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 25
Kết hợp với ảnh CT để tạo thành ảnh SPECT/CT

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 27


Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron - PET
Positron Emission Tomography
Bộ phận ghi nhận (Detector) ghi nhận các cặp tia gamma đơn năng
(511 keV) phát ra khi có sự hủy cặp positron – electron
Dược chất phóng xạ nguồn phát positron; 18FDG (2 – flouro – 2 –
deoxyglucose), 11C , 15O, 13N
Dùng nhiều detector ghi nhận tạo thành một vòng tròn (gantry) 

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 29


Thiết bị ghi nhận bức xạ của máy PET
Đầu dò nhấp nháy

Chuyển đổi bức xạ thành ánh sáng nhìn thấy và được ghi nhận bởi PMT, photodiode

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 30


Nguyên tắc hoạt động của PET

Nơi xảy ra phân rã phóng xạ


Hạt nhân phân rã positron

Nơi xảy ra sự hủy cặp

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 31


Lựa chọn nguồn positron:
‐ Thời gian sống phù hợp
‐ Quảng chạy trung bình ngắn (năng lượng)
‐ Tính đồng trục
2 gamma phân rã phải có góc hợp của động lượng 180o

‐ 18F phân rã positron E = 0,650 MeV có quãng chạy ngắn, T1/2 = 109,8 min 

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 32


Năng lượng của positron ảnh hưởng tới độ phân giải 

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 33


Một thiết bị chụp PET

a. Máy PET phổ biến; b. Ảnh PET của FDG

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 34


Giới hạn của máy PET
Không phải tất cả mô háo FDG đều là ác tính
‐ Mô thường cũng háo FDG
‐ Sư viêm nhiễm, viêm khớp, u hạt, …
Hình ảnh có độ phân giải kém
Thiếu các cấu trúc giải phẩu

Chương 5 - Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế 36

You might also like