You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT Y SINH

BÁO CÁO MÔN HỌC


CƠ SỞ VẬT LÝ HẠT NHÂN VÀ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI: CAMERA NHẤP NHÁY

Sinh viên thực hiện


Hoàng Thanh Duy 1610446

Giảng viên hướng dẫn:


TS. Lý Anh Tú
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

MỤC LỤC
I. Tổng quan ...................................................................................................................... 1
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG ............................................................... 2
1. Sơ đồ cấu tạo camera nhấp nháy ................................................................................ 2
2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của camera nhấp nháy ............................................. 2
2.1. Cấu tạo ................................................................................................................ 2
2.1.1. Ống chuẩn trực (Collimator) ........................................................................ 2
2.1.2. Detector nhấp nháy ...................................................................................... 3
2.1.2.1. Chất nhấp nháy (Scitillator) ..................................................................... 3
a) Tinh thể hữu cơ................................................................................................ 3
b) Dung môi hữu cơ ............................................................................................. 3
c) Tinh thể vô cơ .................................................................................................. 3
d) Dạng khí .......................................................................................................... 3
2.1.2.2. Ống nhân quang (Photomultiplier Tubes) ................................................ 4
a) Photocathode ................................................................................................... 4
b) Dynodes ........................................................................................................... 4
2.1.2.3. Ưu điểm của detector nhấp nháy .............................................................. 4
2.1.2. Bộ phận xử lí (Processing) ........................................................................... 5
III. ỨNG DỤNG CỦA CAMERA NHẤP NHÁY .............................................................. 7
1. Định nghĩa của chụp xạ hình...................................................................................... 7
2. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 7
a) Xạ hình hệ thống mật ............................................................................................. 7
b) Xạ hình phổi ........................................................................................................... 8
c) Xạ hình xương ........................................................................................................ 8
d) Xạ hình tim ............................................................................................................. 9
e) Xạ hình tuyến giáp................................................................................................ 10
f) Xạ hình thận ......................................................................................................... 11
g) Xạ hình toàn thân.................................................................................................. 11
3. Các dược chất phóng xạ thông dụng ........................................................................ 12
a) Các chất phát ra positron ...................................................................................... 12
b) Các chất phát ra tia gamma .................................................................................. 12
c) Các chất được tạo ra từ bình sinh xạ .................................................................... 13
d) Các chất là sản phẩm phụ của sự phân rã 235U từ lò phản ứng hạt nhân .............. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 14
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của camera nhấp nháy..................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2: Mô hình ống chuẩn trực. ....................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3: Quá trình khuếch đại tín hiệu ở ống nhân quang (PMT).Error! Bookmark not
defined.
Hình 4: Hình ảnh xạ hình xương với 99mTc-MDP của bệnh nhân ung thư vú (a) và ung
thư tiền liệt tuyến (b) di căn xương .................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 5: Hình ảnh xạ hình tưới máu cơ tim ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 6: Xạ hình tuyến giáp bằng 131I................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 7: Xạ hình thận xác định hình dáng, kích thước từng thận riêng lẻ. ................. Error!
Bookmark not defined.
Hình 8. Xạ hình toàn thân với 131I, liều 100mCi. ............... Error! Bookmark not defined.
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

I. Tổng quan
Trong y học hạt nhân, cụ thể là chẩn lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Hạt nhân
phóng xạ phát ra tia gamma gần như được xem là một chất đánh dấu lý tưởng, vì
chúng có thể được sử dụng với số lượng nhỏ nhưng vẫn có thể được phát hiện từ
bên ngoài. Khi các hạt nhân phóng xạ được gắn với các hợp chất không gây hại
cho cơ thể, phục vụ chẩn đoán, sự phân bố bên trong của các hợp chất này cung
cấp thông tin quan trọng về chức năng cơ quan và sinh lý học của cơ thể.
Camera nhấp nháy hay còn gọi là Gamma camera là camera dùng để thu nhận
hình ảnh đồng vị phóng xạ phát ra tia Gamma. Hal O. Anger đã phát triển camera
gamma đầu tiên vào năm 1957, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực y học hạt nhân và
vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Máy ảnh Anger sử dụng bộ nhân
quang ống chân không (PMT). Nói chung mỗi ống có đường kính tiếp xúc khoảng
7,6 cm và các ống được sắp xếp theo hình lục giác, phía sau tinh thể hấp thụ. Năm
1959, Anger đã ghi hình ảnh hạt nhân phóng xạ positron. Đến năm 1963, hệ thống
được cải tiến với trường quan sát 28 cm và 19 ống nhân quang. Thiết bị này được
thương mại hóa với tên gọi là máy ảnh ghi hình hạt nhân Chicago. Những năm
1960 đến 1980, Anger vẫn hoạt động ở Phòng thí nghiệm Donner để phát triển
nhiều thiết bị chụp ảnh hạt nhân phóng xạ khác. Ông đã nhận được nhiều giải
thưởng bao gồm Giải thưởng John Scott (1964), học bổng Guggenheim (1966),
bằng Tiến sĩ Khoa học danh dự từ Đại học Bang Ohio (1972 và Giải thưởng của
Hiệp hội Y học hạt nhân Benedict Cassen (1994).

1
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG


1. Sơ đồ cấu tạo camera nhấp nháy
Gồm có 3 thành phần cơ bản, đó là: ống chuẩn trực (collimator), detector nhấp nháy
(scintillation detector) và bộ phận xử lí (processing). Trong đó detector nhấp nháy bao
gồm 2 thành phần đó là tinh thể nhấp nháy (scintillator crystal) và ống nhân quang
(photomultiplier tubes).

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của camera nhấp nháy

2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của camera nhấp nháy


2.1. Cấu tạo
2.1.1. Ống chuẩn trực (Collimator)
Ống chuẩn trực thường được làm từ chì, có độ dày từ 2 cm đến 5 cm.
Có chức năng cho phép các bức xạ gần như song song với ống (vuông góc với
photocathode) đi qua, trong khi đó, hấp thụ phần còn lại (các tia tạo với
photocathode góc xiên). Vì thế, hầu như 99% các bức xạ từ thuốc phóng xạ bị hấp
thụ, chỉ 1% còn lại tạo thành hình ảnh.

Hình II: Mô hình ống chuẩn trực.


2
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

2.1.2. Detector nhấp nháy


2.1.2.1. Chất nhấp nháy (Scitillator)
Một số loại vật liệu cấu thành nên chất nhấp nháy:
a) Tinh thể hữu cơ
Các loại phổ biến bao gồm anthracene (C14H10), stilbene (C10H8). Mặc dù chúng
bền, nhưng khó gia công và không thể sản xuất ở kích thước lớn nên ít được sử
dụng.
b) Dung môi hữu cơ
Các dung môi được sử dụng rộng rãi nhất là toluen, xylen, benzen,
phenylcyclohexan, trietylbenzen và decalin. Đối với nhiều chất lỏng, oxy hòa tan
có thể làm giảm hiệu suất ánh sáng, do đó cần phải niêm phong dung dịch trong
một hộp kín không chứa oxy.
c) Tinh thể vô cơ
Thường là các tinh thể được chế tạo trong lò nhiệt độ cao. Tinh thể được sử
dụng rộng rãi nhất là NaI(Tl) (natri iotua pha tạp chất thallium), phát ra ánh sáng
màu xanh lam. Các tinh thể halogenua kiềm vô cơ khác là: CsI(Tl), CsI(Na), CsI
(tinh khiết), CsF, KI(Tl), LiI(Eu). Một số tinh thể không kiềm bao gồm: BaF2,
CaF2(Eu), ZnS(Ag), CaWO4, CdWO4, YAG(Ce), …
Nhược điểm của một số tinh thể vô cơ, ví dụ như NaI, là tính hút ẩm của chúng,
đòi hỏi chúng phải được đặt trong một vật chứa kín khí để bảo vệ chúng khỏi độ
ẩm. CsI (Tl) và BaF2 chỉ hút ẩm nhẹ và thường không cần bảo vệ. CsF, NaI(Tl),
LaCl3(Ce), LaBr3(Ce) hút ẩm, trong khi BGO, CaF2(Eu), LYSO và YAG(Ce) thì
không. Các tinh thể vô cơ có thể được cắt thành kích thước nhỏ và sắp xếp theo
mảng để tạo ra độ nhạy vị trí. Đối với ứng dụng hình ảnh, một trong những lợi thế
của tinh thể vô cơ là năng suất phát quang rất cao.
d) Dạng khí
Các chất nhấp nháy dạng khí bao gồm nitơ, heli, argon, krypton và xenon. Quá
trình nháp nháy là do các nguyên tử đơn lẻ bị kích thích bởi sự va chạm với hạt
tới. Quá trình khử kích thích này diễn ra rất nhanh (khoảng 1 ns). Nhìn chung cần
phải phủ lên thành bình chứa chất chuyển bước sóng vì những khí đó thường phát
ra tia cực tím, trong khi đó, ống nhân quang hoạt động tốt hơn với vùng màu xanh

3
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

lam – lục. Trong vật lý hạt nhân, khí nhấp nháy đã được sử dụng để phát hiện các
mảnh phân hạch hoặc các hạt mang điện nặng.
2.1.2.2. Ống nhân quang (Photomultiplier Tubes)
Ống nhân quang (PMT) là một thiết bị áp dụng hiệu ứng quang điện kết hợp với
phát xạ thứ cấp để chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện. Ống nhân quang hấp
thụ ánh sáng phát ra từ tinh thể nhấp nháy và phát ra dưới dạng các electron thông
qua hiệu ứng quang điện. PMT có hiệu suất lượng tử cao và độ khuếch đại cao.
Ống nhân quang bao gồm 2 thành phần chính: photocathode và các tấm dynodes.
a) Photocathode
Được làm bằng vật liệu có khả năng chuyển đổi photon thành electron thông
qua hiệu ứng quang điện, ví dụ như Cs3Sb. Kết quả là, ánh sáng được dẫn từ tinh
thể nhấp nháy vào tế bào quang điện của ống nhân quang, giải phóng electron từ
các photon.
b) Dynodes
Áp vào một hiệu điện thế, để các electron được gia tốc tĩnh điện nhằm khiến
chúng đập vào dynode đầu tiên với đủ năng lượng để giải phóng các electron thứ
cấp. Điện thế ở các điện cực ngày càng tăng (chênh lệch khoảng 100 – 200 V giữa
các điện cực). Tại dynode, các electron được nhân lên bởi sự phát xạ thứ cấp.
Dynode tiếp theo có điện thế cao hơn khiến các electron được giải phóng từ
dynode đầu tiên tiếp tục tăng tốc về phía nó. Tại mỗi dynode, 3 – 4 electron được
giải phóng cho mỗi electron tới, và với 6 đến 14 dynodes, hệ số khuếch đại
electron là khoảng 104 – 107 lần khi chúng đến dynode đích. Điện áp hoạt động
phổ biến của PMT nằm trong khoảng 500 – 3000 V. Tại dynode cuối cùng, xung
điện được hình thành, xung này mang thông tin về năng lượng của bức xạ tới ban
đầu. Số lượng xung trên một đơn vị thời gian cho biết thông tin về cường độ của
bức xạ tới.
2.1.2.3. Ưu điểm của detector nhấp nháy
- Từ cường độ nhấp nháy cho ra biên độ tín hiệu lối ra tỉ lệ thuận với năng lượng
của hạt bức xạ.
- Mật độ tinh thể nhấp nháy lớn nên chúng hấp thụ mạnh cách hạt bức xạ, do đó có
hiệu suất ghi lớn, hiệu dụng cao đối với tia gamma.

4
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

- Thời gian đáp ứng nhanh, độ trễ thấp. Thời gian thu góp nhấp nháy sáng ngắn hơn
so với việc thu góp các cặp ion trong detector khí. Từ đó thường được sử dụng để
đếm nhanh và trong các mạch trùng phùng nhanh.
- Tinh thể nhấp nháy dễ dàng sản xuất theo các dạng hình học khác nhau, đáp ứng
được nhiều nhu cầu.
2.1.2. Bộ phận xử lí (Processing)
Bức xạ ion hóa đi vào ống chuẩn trực, chỉ có những tia bức xạ song song hoặc
gần song song với ống chuẩn trực mới đi vào tinh thể nhấp nháy. Sau đó, các tia
này tương tác với vật liệu của tinh thể nhấp nháy. Điều này làm cho các electron
được nâng lên trạng thái kích thích:
• Đối với các hạt mang điện, đường đi là đường đi của chính hạt.
• Đối với tia gamma (không tích điện), năng lượng được chuyển đổi thành một
điện tử năng lượng thông qua hiệu ứng quang điện, tán xạ Compton hoặc tạo cặp.
Các nguyên tử bị kích thích của tinh thể nhấp nháy khử kích thích và nhanh
chóng phát ra một photon khả kiến (hoặc gần khả kiến). Photon được tạo ra đi vào
tế bào quang điện của ống nhân quang, giải phóng nhiều nhất một electron trên
mỗi photon. Áp hiệu điện thế vào các dynodes, nhóm các electron này được gia
tốc tĩnh điện và đập vào dynode đầu tiên với năng lượng đủ để giải phóng các
electron thứ cấp. Các điện tử thứ cấp này bị hút và đập vào một dynode thứ hai
giải phóng nhiều điện tử hơn. Quá trình này xảy ra liên tục trong ống nhân quang.
Mỗi lần va chạm dynode tiếp theo sẽ giải phóng thêm các điện tử, và do đó có hiệu
ứng khuếch đại dòng điện ở mỗi dynode. Mỗi dynode kế tiếp có điện thế cao hơn
dynode trước để cung cấp trường tăng tốc. Tín hiệu sơ cấp được nhân lên và sự
khuếch đại này tiếp tục 10 đến 12 lần. Tại dynode cuối cùng, xung điện được tạo
ra đủ lớn để xử lí. Xung này mang thông tin về năng lượng của bức xạ tới ban đầu.
Số lượng xung như vậy trên một đơn vị thời gian cũng cho biết thông tin về cường
độ của bức xạ. Thông tin được xử lí và truyền lên màn hình.
Bức xạ phát ra từ bệnh nhân có thể đập vào máy dò ở bất kỳ góc độ nào, ở vị
trí không tương quan với vị trí xuất phát của nó. Để khắc phục điều này, ống bộ
chuẩn trực được sử dụng trong đó chỉ các photon gamma truyền song song với bộ

5
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

chuẩn trực mới có thể đi vào chất nhấp nháy. Những tia phương lệch sẽ va vào
vách ngăn (thường là chì), bị hấp thụ và không làm nhiễu hình ảnh.

Hình 3: Quá trình khuếch đại tín hiệu ở ống nhân quang (PMT).

6
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

III. ỨNG DỤNG CỦA CAMERA NHẤP NHÁY


1. Định nghĩa của chụp xạ hình
Xạ hình là phương pháp ghi hình ảnh sự phân bố một cách đặc hiệu của các
chất phóng xạ ở bên trong các cơ quan bằng cách đo hoạt độ phóng xạ của chúng
từ bên ngoài cơ thể. Xạ hình không chỉ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn
thuần về hình thái mà nó còn giúp đánh giá chức năng của cơ quan và một số biến
đổi bệnh lí khác của chính cơ quan đó.
Chụp xạ hình tạo ảnh thông qua việc sử dụng bức xạ phát ra từ các chất phóng
xạ (hiện tượng phân rã hạt nhân). Chất phóng xạ là một dạng đồng vị không ổn
định, chúng trở nên ổn định hơn bằng cách giải phóng năng lượng dưới dạng bức
xạ. Bức xạ này có thể gồm các photon trong tia gamma hoặc phát xạ hạt (ví dụ
như positron được sử dụng trong PET). Chất phóng xạ thường được sử dụng là
technetium-99m, nó sẽ được kết hợp với các hợp chất chuyển hóa hoạt động ổn
định khác nhau, từ đó tạo ra một loại dược chất phóng xạ nhắm tới các cơ quan
giải phẫu hoặc mô bệnh lý cụ thể (mô đích). Dược chất phóng xạ được sử dụng
qua đường uống hoặc đường tiêm. Sau khi chất phóng xạ tới mô đích, camera
gamma sẽ tiến hành thu nhận hình ảnh. Chất phóng xạ sẽ phát ra các tia gamma
tương tác với các tinh thể nhấp nháy trong camera, tạo ra photon ánh sáng được
đèn nhân quang điện chuyển đổi thành các tín hiệu điện. Hệ thống máy tính tổng
hợp và phân tích các tín hiệu, sau đó tích hợp chúng vào các hình ảnh 2 chiều. Tuy
nhiên, hệ thống chỉ có thể phân tích chính xác những tín hiệu gần tiết diện chụp
camera; do đó, chất lượng hình ảnh sẽ bị giới hạn bởi độ dày của mô và phạm vi
của camera.
2. Đối tượng khảo sát
a) Xạ hình hệ thống mật
Xạ hình hệ thống mật được gọi là cholescintigraphy và được thực hiện để
chẩn đoán tắc nghẽn đường mật do sỏi mật, khối u hoặc các nguyên nhân khác.
Nó cũng có thể chẩn đoán các bệnh về túi mật, ví dụ như rò rỉ mật của lỗ rò
đường mật. Trong phương pháp xạ trị cholescintigraphy, hóa chất phóng xạ
được tiêm vào sẽ được gan tiếp nhận và tiết vào mật. Thuốc phóng xạ sau đó đi

7
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

vào đường mật, túi mật và ruột. Máy ảnh gamma được đặt trên bụng để ghi
hình các cơ quan được tưới máu này.
b) Xạ hình phổi
Chỉ định phổ biến nhất cho xạ hình phổi là để chẩn đoán thuyên tắc phổi, ví
dụ như với chụp cắt lớp thông khí/truyền dịch. Các chỉ định ít phổ biến hơn bao
gồm đánh giá ghép phổi, đánh giá trước phẫu thuật.
Trong giai đoạn thông khí của quá trình quét thông khí/truyền dịch, bệnh
nhân hít vào một hạt nhân phóng xạ xenon hoặc technetium DTPA ở dạng khí
dung qua ống ngậm hoặc mặt nạ che mũi và miệng. Giai đoạn truyền dịch của
xét nghiệm bao gồm việc tiêm vào tĩnh mạch hợp chất Tc99m-MAA. [9]
c) Xạ hình xương
Xạ hình xương dựa trên nguyên lý là các vùng xương bị tổn thương hay vùng
xương bị phá hủy thường đi kèm tái tạo xương mà hệ quả là tăng hoạt động
chuyển hóa. Nếu các dược chất phóng xạ có chuyển hóa tương đồng với calci
thì chúng sẽ tập trung tại các vùng tái tạo xương, chỉ định để phát hiện vùng
tăng sinh xương, gãy xương (gãy kín trên X quang không phát hiện được); u
xương, cốt tuỷ viêm, khớp giả...
Từ 1970 đến nay, 99mTc-phosphonates là sự lựa chọn phổ biến hàng đầu
được sử dụng trong xạ hình xương. Đáp ứng được những yêu cầu về giá thành,
độ ổn định, thời gian chụp hình, cho hình ảnh tốt về xương, mô mềm cũng như
liều lượng, 99mTc kết hợp với phosphonates đã được sử dụng rộng rãi trong ghi
hình hệ thống xương bằng gamma camera. Đầu tiên là nhóm pyrophosphates,
sau đó đã thay thế dần bằng diphosphonates như hiện nay: 99mTc-
hydroxymethylene diphosphonate (HMDP hoặc HDP) và 99mTc-methylene
diphosphonate (MDP) là những dược chất đã được nghiên cứu và cho chất
lượng hình ảnh tốt nhất, thanh thải nhanh ra khỏi máu (3 - 4 giờ sau khi tiêm),
cho hình ảnh xương rõ hơn, vì nồng độ phóng xạ trong máu và mô thấp. Liều
xạ khoảng 20 - 30 mCi đối với người lớn, tiêm tĩnh mạch. Đối với trẻ em liều
250 - 300 mCi/kg, tối thiểu 1- 2,5 mCi.

8
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

Hình 4: Hình ảnh xạ hình xương với 99mTc-MDP của bệnh nhân ung thư vú (a)
và ung thư tiền liệt tuyến (b) di căn xương

d) Xạ hình tim
Phương pháp dựa trên nguyên lý chung là một số ĐVPX hoặc một số chất
được gắn với ĐVPX khi vào cơ thể theo dòng máu nuôi dưỡng cơ tim và được
lưu giữ trong cơ tim một thời gian, chúng phát bức xạ gamma, nhờ đó có thể
ghi được hình ảnh sự phân bố các ĐVPX trong cơ tim. Những vùng tưới máu
kém hoặc không được tưới máu sẽ giảm hoặc khuyết hoạt tính phóng xạ. Để
đánh giá chính xác tình trạng tưới máu cơ tim, người ta thường tiến hành ghi
hình ở trạng thái nghỉ và trạng thái gắng sức. Nguyên tắc chung là khi vận động
nhiều thì cơ thể cần tăng lượng ôxy. Tại nhiều phủ tạng khác lượng oxy tăng
thêm có thể lấy ra từ máu mà không cần phải tăng lưu tốc máu tại chỗ. Với tim,
lúc nào cơ tim cũng tận dụng hết oxy nên khi tăng nhu cầu, bắt buộc phải tăng
lưu tốc máu hoặc còn gọi là tăng tưới máu cơ tim. Nếu một nhánh nào đó của
động mạch nuôi dưỡng cơ tim bị hẹp lại do xơ vữa thì máu sẽ không đến kịp, sẽ
có thiếu máu cục bộ, cơ tim nơi đó không co bóp được, nếu vùng thiếu máu
rộng thì tâm thất hoạt động kém và phân số tống máu sẽ giảm. Có hai phương
pháp gắng sức: bằng vận động và bằng thuốc. Thông thường dùng
Dipiridamole. Phương pháp nào cũng có những nhược điểm cần biết để đề
phòng tai biến.
Dược chất phóng xạ dùng cho ghi hình tưới máu cơ tim: 201
Tl, 99m
Tc-
sestamibi, 99mTc-teboroxim, …

9
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

Hình 5: Hình ảnh xạ hình tưới máu cơ tim

e) Xạ hình tuyến giáp


Xạ hình tuyến giáp là một kỹ thuật xét nghiệm rất hữu ích để đánh giá hình
ảnh chức năng của tuyến giáp. Xạ hình tuyến giáp giúp đánh giá nhân tuyến
giáp phát hiện được trên lâm sàng, siêu âm, chụp cắt lớp,.. là nhân "nóng" hay
nhân "lạnh", từ đó có hướng giải quyết và tiên lượng cho tình trạng bệnh. Khi
ghi hình tuyến giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng dược chất phóng xạ là I-131 hoặc
Technetium - 99m (Tc99m) để: Xác định vị trí, hình dạng, kích thước của tuyến
giáp của bệnh nhân; Đánh giá chức năng, hình ảnh tuyến giáp của các bệnh
nhân có bướu cổ đơn thuần, cường giáp trạng, Basedow, suy giáp....; Xác định
nhân tuyến giáp và tình trạng chức năng của các nhân tuyến giáp; Theo dõi,
đánh giá bệnh nhân ung thư tuyến giáp trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân ung
thư tuyến giáp thể biệt hoá điều trị bằng l-131; Chẩn đoán viêm tuyến giáp cấp
và mạn tính; Chẩn đoán phân biệt các u của tuyến giáp với các u ở vùng cổ và
trung thất; Xác định vị trí của tuyến giáp lạc chỗ.
10
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

Hình 6: Xạ hình tuyến giáp bằng 131I.

f) Xạ hình thận
Nguyên lý kỹ thuật xạ hình chức năng thận là dùng các chất có đường bài
xuất duy nhất ra khỏi cơ thể là qua thận, đánh dấu đồng vị phóng xạ rồi tiêm
tĩnh mạch cho bệnh nhân. Ghi lại hình ảnh động học và đồ thị hoạt độ phóng xạ
theo thời gian của từng thận, phân tích định tính và định lượng, qua đó sẽ đánh
giá được chức năng của từng thận riêng rẽ.

Hình 7: Xạ hình thận xác định hình dáng, kích thước từng thận riêng lẻ.

g) Xạ hình toàn thân


Tế bào ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá có khả năng bắt giữ và tập
trung 131I như tế bào tuyến giáp bình thường, bởi vậy với một liều 131I từ 1 – 5
mCi để làm xạ hình toàn thân giúp ta đánh giá tổ chức tuyến giáp còn lại sau
phẫu thuật, tổ chức ung thư giáp di căn hạch, di căn xa (não, phổi, xương…) và
đánh giá hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá của 131I sau
phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần và vét hạch.

11
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

Hình 8. Xạ hình toàn thân với 131I, liều 100mCi.

3. Các dược chất phóng xạ thông dụng


Dược chất phóng xạ dùng trong y học hạt nhân đều là nhân tạo, được tạo ra từ bình
sinh xạ (generator), từ lò phản ứng hạt nhân (nuclear reactor) hoặc từ các máy gia tốc
vòng (cyclotron). Có thể chia thành 4 nhóm:
a) Các chất phát ra positron
Ví dụ: 11C, 13N, 15O, 18F, … Các chất này đều được tạo ra từ máy gia tốc vòng.
Thường là sản xuất ra dùng ngay tại chỗ, không vận chuyển được vì chu kì bán
rã rất ngắn (15O: 2 phút, 11C: 20,4 phút, 13N: 10 phút, 18F: 1,82h).
b) Các chất phát ra tia gamma
Ví dụ: 67Ga, 201Tl, 123I, 111In... Những chất này có chu kì bán rã tương đối dài
nên phần lớn (trừ 123I) có thể vận chuyển đi xa được và có thể xuất nhập khẩu qua
các quốc gia (67Ga = 79,2h, 111In = 67h, 201Tl = 73h). Đặc biệt, chất 201Tl dùng
trong ghi hình là nhờ bức xạ X đặc tính của 201Hg, vì bức xạ gamma (135 và
167keV) chiếm tỷ lệ quá ít.
12
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

c) Các chất được tạo ra từ bình sinh xạ


Ví dụ: 99mTc, 113mIn. Chất được dùng nhiều nhất là 99mTc vì mấy lý do: mức
năng lượng phù hợp với yêu cầu của thiết bị ghi hình hiện đại (140 keV), thời gian
bán rã vừa phải (6h) và dễ gắn vào các chất để đưa vào cơ thể mà không ảnh
hưởng tới hoạt động chức năng sinh lý của các cơ quan. Có tới 85% các ghi hình
trong YHHN ở các nước tiền tiến được thực hiện với 99mTc.
d) Các chất là sản phẩm phụ của sự phân rã 235U từ lò phản ứng hạt nhân
Sau khi tinh chế chúng ta thu được một số DCPX quan trọng và được dùng
nhiều như 131I, 133Xe. [16]

13
Cơ sở hạt nhân và Ứng dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M. T. Madsen, "Anger camera," Encyclopedia of Medical Devices and


Instrumentation, pp. 51-61, 2006.
[2] drzezo,"RadiologyKey,"15 7 2019. [Online]. Available:
https://radiologykey.com/instrumentation-and-quality
control/?fbclid=IwAR3FXDjdKlWq5vxIrzeZPFB7wqYRXphPqIJs53yCLb
RPMz1TL4ID5hpvho.
[3] "Wikipedia,"[Online].Available:https://en.wikipedia.org/wiki/Scintillator#:~
:text=A%20scintillator%20is%20a%20material,in%20the%20form%20of20
light)..
[4] "Sense-pro," [Online]. Available: https://www.sense-pro.org/lll-sensors/pmt
[5] "Wikipedia,"[Online].Available:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A8n_nh%C3%A2n_quang_%
C4%91i%E1%BB%87n
[6] PGS.TS. Ngô Quang Huy. Cơ sở vật lý hạt nhân.
[7] P. T. M. T. Khoa, 3 2 2013. [Online]. Available:
https://ungthubachmai.vn/dao-tao--nghien-cuu/vai-tro-cua-xa-hinh-tuyen-
giap-trong-danh-gia-hieu-qua-dieu-tri-benh-nhan-basedow-bang-i-131.html.
[8] "Bệnh viện Quân y 103," 3 11 2015. [Online]. Available:
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/y-hoc-hat-
nhan/duoc-chat-phong-xa/837/.

14

You might also like