You are on page 1of 20

ÔN TẬP THI MÔN THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Y HỌC

Viết tên đầy đủ tiếng Anh và ý nghĩa tiếng Việt các từ viết tắt sau :
1. CT 2. MRI 3. SPECT 4. PET 5. LET
6. KVp 7. mAs 8. HU 9. DR 10. CR
11. OCT 12. IGRT 13. PAT-TAT 14. DOT-FNIRS 15. EIT
16. MRI-MRS-fMRI 17. PACS 18. DICOM 19. IoT 20. IVUS
21. MI

1. CT - Computed Tomography: Máy chụp cắt lớp điện toán.


2. MRI – Magnetic Resonance Imaging : Máy chụp cộng hưởng từ
3. SPECT – Single Photon Emission Computed Tomography : Chụp cắt lớp điện
toán phát xạ đơn photon
4. PET – Positron Emission Tomography : Chụp xạ hình cắt lớp Positron.
5. LET – Linear Energy Transfer : Hệ số chuyển đổi năng lượng tuyến tính.
6. KVp – Kilo Volt peak : Hiệu điện thế đỉnh.
7. mAs – mili Ampere second : Cường độ dòng điện trong ống tia X nhân với thời
gian chiếu xạ.
8. HU – Heat Unit : Đơn vị đo năng lượng của ống phát tia X. (X-ray).
HU – Hounsfield Unit : đơn vị đo độ tương phản hình ảnh CT.
9. DR – Digital Radiography : X quang kỹ thuật số.
DDR – Direct Digital Radiography – Chụp X quang kỹ thuật số trực tiếp.
10.CR – Computed Radiography : X quang kỹ thuật số gián tiếp.
TFT – Thin film Transistors.
11.OCT – Optical Coherence Tomography : Chụp cắt lớp quang học.
12.IGRT – Image-guided Radiation Therapy : Kỹ thuật xạ trị hướng dẫn bằng hình
ảnh.
13.PAT – PhotoAcoustic Tomography : chụp cắt lớp quang âm.
TAT – ThermoAcoustic Tomography : chụp cắt lớp nhiệt âm.
14.DOT-FNIRS – Diffuse Optical Tomography – Functional Near Infrared
Spectroscopy : Chụp cắt lớp quang học khuếch tán – chức năng quang phổ cận
hồng ngoại.
15.EIT – Electrical Impedance Tomography : Chụp cắt lớp trở kháng điện.
16.MRI-MRS-fMRI – Magnetic Resonance Imaging – Magnetic Resonance
Spectroscopy – functional Magnetic Resonance Imaging : Chụp cộng hưởng từ –
quang phổ cộng hưởng từ - Hình ảnh cộng hưởng từ chức năng.
17.PACS – Picture Archiving and Communication System : Hệ thống lưu trữ và
truyền hình ảnh trong y khoa.
18.DICOM – Digital Imaging and Communication in Medicine : Tiêu chuẩn để lưu
trữ, xử lý, in ấn, thu/nhận hình ảnh trong y tế.
19.IoT – Internet of Thing : điều khiển thông qua kết nối mạng.
20.IVUS – Intravascular Ultrasound : Siêu âm nội mạch.
21.MI – Molecular Imaging : Hình ảnh phân tử.
22.DSA – Digital Subtraction Angiography : chụp mạch kỹ thuật số.
23.FOV – Field of View : khẩu độ, góc nhìn.
1) Trong MRI, các sơ đồ chuỗi xung sau là của chế độ hiển thị nào?
Trong các sơ đồ bên,
Gs là gradient lựa chọn
lớp
G là gradient mã hóa
pha
Gf là gradient mã hóa
tần số
- Hình trái: Spin echo: là chuỗi xung cổ điển, khởi
đầu bằng một sóng RF 90 độ, tiếp đó là sóng RF 180 độ để tạo ra hiện tượng dội lại của
các spin, góc lệch (flip angle) thường là 90 độ.
- Hình phải: Inversion recovery - chuỗi xung phục hồi đảo nghịch: khởi đầu bằng một
sóng RF 180 độ, sau đó là một sóng RF 90 độ. Xung IR này được sử dụng cho 2 mục
đích: 1/ loại bỏ mỡ (STIR), 2/ loại bỏ nước (FLAIR)
Fast Spin Echo :sử dụng nhiều xung 180 bắt đầu và kết thúc bằng xung 90

Gradient Recalled Echo : Echo Planar Image


đảo ngược gradient cho 180 độ xung.

2) Xung 1800 trong chuỗi xung SE có tác dụng tạo ra hiện tượng dội lại của các spin,
góc lệch thường là 90 độ.

3) Xung 1800 đầu chuỗi xung IR có tác dụng


_____________________________________________
4) Cho biết hệ số hồi chuyển (1H) = 42,58 MHz/T, năng lượng của photon khi hấp thụ
bởi hạt nhân 1H trong từ trường 3,5T bằng ___________ (eV) ; Năng lượng tia X với
tần số 2.1019 Hz bằng ________________ (eV). HV có suy nghĩ gì về 2 năng lượng bức
xạ trên ?

5) Sau khi tiêm chất cản quang, số CT một vùng não tăng từ 10 lên 20. Suy ra hệ số suy
giảm  của vùng đó __________ (tăng, giảm) so với  của nước một lượng _________
%.

6) Bước sóng của siêu âm 2MHz trong mô bằng ____________

7) Tỷ lệ một chùm siêu âm phản xạ từ mặt ngăn cách giữa 2 môi trường có Z1=1,65 và
Z2=1,55 là __________

8) Chùm tia siêu âm 10MHz đi qua mô dày 3cm với độ suy giảm 1dB/cm/MHz. Cường
độ ban đầu sẽ giảm đi _______ lần.
9) Đầu dò siêu âm phát vào mô nhận được tín hiệu phản hồi sau 64s. Độ sâu của mặt
phản hồi bằng ________

10) Cho đầu siêu âm với tần số nguồn phát là fi=5MHz đặt nghiêng một góc so với
mạch máu =450 , đo được độ lệch Doppler f=|fi-fr|=1,6kHz, fr là tần số thu được và
vận tốc âm trong mô là 1540m/sVận tốc chảy của máu bằng _________.

* Trắc nghiệm:
1. Phương pháp tạo ảnh nào sau đây không sử dụng bức xạ ion hoá:
a) X- quang, siêu âm
b) Máy cắt lớp CT, MRI
c) MRI, siêu âm

2. Độ phân giải không gian của một hệ thống chẩn đoán hình ảnh có liên hệ trực tiếp
đến:
a) Sự nhìn thấy các mô mềm
b) Sự nhìn thấy các chi tiết giải phẫu (anatomical details)
c) Sự nhìn thấy các vật thể có độ tương phản kém.
3. Nếu tia X có HVL (half-value layer – độ dày lớp giảm bán giá trị) là 3,5mm trong
Al, cường độ bức xạ đi qua được 8mm Al sẽ còn lại khoảng:
a) 30%
b) 20%
c) 10%

4. Năng lượng của tia X đặc trưng phụ thuộc vào:


a) KVp
b) Vật liệu anode
c) Tấm lọc X-quang (filtration)

5. HU (Heat Unit) là đơn vị đo năng lượng của ống phát X-quang có giá trị bằng:
a) KVp.mA.s
b) V.A.s
c) KeV

6. Năng lượng tĩnh của electron bằng:


a) 1,12 MeV
b) 511 KeV
c) 0,511 KeV

7. Đèn X quang thường sử dụng nguồn kích cao tần là vì :


a) Để giảm năng lượng mất mát chuyển thành dạng khác như nhiệt
b) Đề tăng cường sự phát xạ điện tử của cathode
c) Để dễ tạo được điện thế không đổi cấp cho bóng X quang

8. Năng lượng của bức xạ điện từ là E = 2,1eV. Hỏi tần số và bước sóng của bức xạ đó
bằng bao nhiêu?
a) 0,06 m; 0,5.1015 Hz
b) 0,6 m; 0,5.109 MHz
c) 6 m; 0,5.1012 KHz
9. Nguyên lý tạo ảnh X-quang:
a) Tia X đi qua vật thể tạo bức xạ thứ cấp phụ thuộc vào phân bố vật chất và tín hiệu
ảnh được tạo thông qua tương tác của chùm tia thứ cấp với vật liệu tạo ảnh.
b) Tín hiệu hình ảnh được tạo gián tiếp thông qua thuật toán xử lý kỹ thuật số.
c) Tia X đi qua vật thể bi hấp thụ khác nhau và tạo tín hiệu thông qua tương tác của
chùm tia đi qua với vật liệu tạo ảnh.

10.Trên ảnh X-quang, những chỗ tối hơn phản ánh phân bố vật chất:
a) có hệ số hấp thụ lớn hơn.
b) có khối lượng riêng lớn hơn.
c) có hệ số hấp thụ nhỏ hơn.

11.Để giảm liều chiếu cho bệnh nhân chụp X-quang, người ta tận dụng:
a) Nguồn X-quang có công suất cao, bộ thu nhận có độ nhạy lớn và phương tiện kỹ
thuật số xử lý ảnh.
b) Nguồn X-quang có năng lượng tia cao, bộ thu nhận có độ nhạy lớn và phương tiện kỹ
thuật số xử lý ảnh.
c) Nguồn X-quang có tần số cao, bộ thu nhận có độ nhạy lớn và phương tiện kỹ thuật số
xử lý ảnh.

12. Lưới (grids) chắn trong thiết bị X-quang được sử dụng để:
a) Bảo vệ an toàn phóng xạ cho người bị chiếu.
b) Hạn chế các tia tán xạ tạo ảnh rõ nét
c) Chuyển hoá tia X thành ánh sáng tác dụng lên phim

13. Tăng điện áp của nguồn X quang sẽ có hệ quả:


a) Làm tăng liều chiếu bệnh nhân.
b) Làm tăng nhiệt độ ống X-quang
c) Làm giảm độ tương phản hình ảnh.

14. Độ phân giải của các phương pháp sau đây tăng dần từ thấp đến cao:
a) Siêu âm, X-quang huỳnh quang , X-quang phim.
b) X-quang phim, X-quang huỳnh quang (fluoroscopy), MRI
c) Siêu âm, MRI, X-quang huỳnh quang (fluoroscopy)

15. Điều kiện tốt nhất để có thể xảy ra hiệu ứng quang điện là năng lượng photon …..
so với năng lượng liên kết electron (thế vào chỗ trống):
a) nhỏ hơn một ít
b) lớn hơn một ít
c) lớn hơn bất kỳ

16. Năng lượng liên kết của electron lớp K của một nguyên tử không phụ thuộc vào:
a) Số khối A
b) Số proton Z
c) Nguyên tố hoá học

17. Hiệu suất tạo tia X (công suất phát tia / nhiệt) tăng lên với sự tăng của:
a) Thời gian chiếu
b) Kích thước vết của chùm electron trên anode (focal spot size)
c) KVp

18. Xác định phát biểu sai:


a) Electron trong hiệu ứng Compton có thể bị tán xạ với góc lệch lớn hơn 900
b) Photon tán xạ trong hiệu ứng Compton có thể bị tán xạ với góc lệch lớn hơn 900
c) Photon tán xạ có bước sóng dài hơn photon tới.

19. Phổ liên tục của X-quang là do:


a) Sự nhảy mức liên tục của các electron hoá trị giữa các lớp khác nhau
b) Sự thay đổi vận tốc của các electron khi chuyển động trong điện trường của hạt nhân
c) Sự phát xạ của cực anode do va chạm của electron.

20.Tia X là bức xạ điện từ phát ra:


a) Do sự chuyển mức năng lượng của electron hoặc do sự giảm tốc của electron.
b) Từ phản ứng hạt nhân.
c) Do tương tác các electron với hạt nhân.
21.Nguồn phát tia X là:
a) Linh kiện bán dẫn có khả năng phát xạ năng lượng cao.
b) Ống phát tia âm cực bức xạ do các phân tử khí bị kích thích.
c) Ống phát tia âm cực bức xạ do chùm electron bị giảm tốc bởi cực đối cathode.

22.Tỷ lệ số photon với năng lượng 150keV với hệ số tắt dần toàn phần trong mô là
0,059mm-1 khi đi qua khỏi lớp mô 5cm bằng bao nhiêu?
a) 5,2% b) 52% c) 0,52%

23.Một trong các nhược điểm của phương pháp X-quang là:
a) Độ phân giải không gian thấp
b) Không hiển thị được các cấu trúc không gian chồng lấp lên nhau.
c) Cả a và b đều đúng.

24. Thị trường (field of view) cực đại của ống phát x-quang bị hạn chế bởi:
a) Kích thước vết chùm electron trên anode
b) Kích thước anode
c) Hiệu ứng gót (heel effect)

25. Nhiễu lượng tử trong x quang có thể giảm mà không tăng liều chiếu nhờ vào:
a) Tăng cường màn phát quang (lớp phosphor) với hiệu suất hấp thụ cao hơn
b) Tăng cường màn phát quang (lớp phosphor) với hiệu suất chuyển hoá cao hơn
c) Sử dụng phim có độ nhạy cao.

1. Trong X quang huỳnh quang, chuyển FOV từ 9 inches sang 6 inches sẽ làm ....... độ
phân giải màn ảnh và ......... liều chiếu bệnh nhân :
a) tăng; giảm b) giảm; tăng c) tăng; tăng

2. Chất dịch cho ảnh ……… trên hình MRI – T2 weighted image.
a) sáng b) tối c) trung bình

3. Có thể giảm liều chiếu của huỳnh quang CT bằng cách :


a) Giảm KVp b) Giảm FOV c) Giảm mAs
4. Chống chỉ định của phương pháp MRI là:
a) Không chiếu thời gian lâu vì từ trường cao.
b) Không sử dụng cho người có các bộ phận nhân tạo kim loại. c) Cả a và b đều
đúng.

5. Trong một từ trường mạnh, các moment từ sắp xếp:


a) Song song cùng chiều từ trường ngoài
b) Song song cùng chiều hoặc ngược chiều từ trường ngoài c) Ngẫu
nhiên

6. Chuỗi xung spin echo với TE bằng 200ms và TR bằng 3s sẽ cho ảnh chủ yếu :
a) nặng về T1 (T1 weighted) b) nặng về T2
c) nặng về mật độ proton

7. Chuỗi xung spin echo với TE bằng 200ms và TR bằng 3s sẽ cho ảnh chủ yếu :
a) nặng về T1 (T1 weighted) b) nặng về T2
c) nặng về mật độ proton

8. Nguồn X-quang sử dụng trong x-quang tuyến vú (mammography) sử dụng:


a) Phổ tia X liên tục b) Tia X đặc trưng
c) Cả hai tuỳ theo trường hợp

9. Số CT có giá trị 100 đối với mô mềm nghĩa là:


a) Hàm lượng nước trong mô mềm là khá lớn.
b) Mô mềm có khối lượng riêng lớn hơn 1g/cc.
c) ộ dày lớp cắt giảm một nửa, số CT sẽ giảm còn 50.

10.Nếu cửa sổ hiển thị của ảnh CT có trung tâm ở mức số CT là +100 với độ rộng 50:
a) Mô với số CT là 100 sẽ hiển thị màu đen.
b) Mô với số CT là 150 sẽ hiển thị màu trắng.
c) Mô với số CT là 50 sẽ hiển thị màu trắng.

11.Hai góc lật sử dụng chủ yếu trong MRI là:


a) 45 và 900 b)90 và 1800 c) 180 và 2150
12.Mô mỡ cho ảnh ………. trên hình MRI – T1 weighted image.
a) sáng b) tối c) trung bình

13.Trong hiện tượng NMR, tần số cộng hưởng của một loại mô xác định nào đó không
phụ thuộc vào
a) Từ trường ngoài.
b) Cấu tạo chất của mô
c) Kích thước phân tử

14.Sự giải pha (dephase) của các proton trong voxel là do:
a) Cường độ từ trường lớn
b) Từ trường ngoài không đều
c) Sự không đồng nhất của mô

15.Liều hấp thụ trong x quang tuyến vú có thể giảm bằng cách tăng:
a) KVp b) mAs c) Kích thước vệt chiếu

16.Độ tương phản của hình ảnh MRI trên cơ sở T2 có thể điều chỉnh bằng :
a) TR b)TE c) FOV

17.Chất tăng cường tương phản Gadolinum trong MRI có tác dụng:
a) Giảm mật độ proton b) Tăng T2 c) Giảm T1

18.Nguyên tố nào sau đây không thể sử dụng trong p.p. MRI:
a) H-1 b) Ne-20 c) Na-23

19.Chọn lớp cắt CT mỏng hơn có ảnh hưởng đến:


a) Độ phân giải không gian
b) Số CT c) Nhiễu lượng tử

20.Một nhược điểm của CT xoắn ốc so với CT chụp từng lớp là:
a) Liều bức xạ cao hơn b) Thời gian chụp dài hơn
c) Bề dày lớp cắt lớn hơn.

21.Các đại lượng T1 và T2 trong phương pháp MRI là gì?


a) T1: thời gian hồi phục của thành phần moment từ chiếu lên phương z song song với
B0; T2: thời gian hồi phục của thành phần moment từ chiếu lên mặt phẳng thẳng góc
với B0.
b) T2: thời gian hồi phục của thành phần moment từ chiếu lên phương z song song với
B0; T1: thời gian hồi phục của thành phần moment từ chiếu lên mặt phẳng thẳng góc
với B0.
c) T1: thời gian hồi phục của thành phần cảm ứng từ B0 chiếu lên phương z; T2: thời
gian hồi phục của thành phần cảm ứng từ B0 chiếu lên mặt phẳng thẳng góc với phương
z.

22.Để phân biệt vùng vỏ não và vùng nhân não, độ xám của hình ảnh MRI thay đổi:
a) Vùng vỏ não có độ xám đậm hơn, vùng nhân não có độ xám nhạt hơn.
b) Vùng vỏ não có độ xám nhạt hơn, vùng nhân não có độ xám đậm hơn.
c) Độ xám khác nhau phụ thuộc vào độ dài thời gian tạo echo TE.

23.DICOM là gì?
a) Tiêu chuẩn thông tin và hình ảnh kỹ thuật số y học.
b) Tiêu chuẩn bệnh án sử dụng trong y học từ xa.
c) Tiêu chuẩn các dữ liệu thông tin về bệnh nhân sử dụng trong y học từ xa.

24.Nguyên lý phương pháp chụp mạch kỹ thuật số là:


a) Thực hiện trùng hợp hai ảnh âm bản và dương bản chụp cùng 1 đối tượng trước và
sau khi tiêm chất cản quang.
b) Thực hiện trùng hợp hai ảnh chụp cùng 1 đối tượng trước và sau khi tiêm chất cản
quang bằng thật toán xử lý hình ảnh.
c) Cả hai phương pháp trên đều đúng.

25.Mục tiêu của máy quét CT scanner X-quang là:


a) Hiển thị thông tin hình ảnh các lớp cắt ngang cùng phương với tia bức xạ.
b) Hiển thị thông tin hình ảnh các lớp cắt dọc thẳng góc với tia bức xạ.
c) Hiển thị thông tin hình ảnh 3 chiều các đối tượng bị chiếu.
26.Phương pháp hiển thị hình ảnh cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) có ưu điểm:
a) Hiển thị với độ phân giải cao hình ảnh mô mềm.
b) Có thể theo dõi động chức năng các cơ quan hiển thị được bằng MRI.
c) Cả a) và b) đều đúng.

27.Năng lượng của bức xạ điện từ là E = 1,5eV. Hỏi tần số và bước sóng của bức xạ đó
bằng bao nhiêu?
a) 0,08 m; 0,36.1015 Hz
b) 8 m; 0,36.1012 KHz
c) 0,8 m; 0,36.109 MHz

28.Trên ảnh X-quang, những chỗ tối hơn phản ánh phân bố vật chất:
a) có hệ số hấp thụ lớn hơn.
b) có khối lượng riêng lớn hơn.
c) có hệ số hấp thụ nhỏ hơn.

29.Nguyên lý tạo ảnh của phương pháp chụp ảnh cắt lớp (tomography) là:
a) Chụp hình chiếu các lớp cắt ngang từ nhiều góc độ và trùng hợp bằng thuật toán máy
tính.
b) Chụp hình chiếu các lớp cắt ngang với cao độ khác nhau và trùng hợp bằng thuật
toán máy tính.
c) Chụp hình các lớp cắt ngang đồng thời và trùng hợp bằng thuật toán máy tính.

30.Thuộc tính xoắn ốc của máy chụp CT xoắn ốc (spiral CT) là do:
a) Nguồn X-quang được thiết kế dạng xoắn ốc.
b) Các detector được bố trí dạng xoắn ốc.
c) Chuyển động vòng tròn của nguồn X-quang kết hợp với chuyển động tịnh tiến của
đối tượng bị chiếu.

31.Một ưu điểm của CT đa lớp so với CT chụp từng lớp là:


a) Độ phân giải không gian tốt hơn
b) Đầu đèn ít nóng hơn
c) Liều bức xạ bênh nhân thấp hơn.
32.Hiệu thế của X quang nhũ có giá trị thấp làm giảm:
a) Độ tương phản của ảnh
b) Liều chiếu c) Độ tán xạ của tia X

33.Bộ phận nào sau đây không phải là thành phần của bộ tăng cường quang (image
identifier):
a) Ống nhân quangB) Photocathode
C) Lớp phosphor nhận và xuất tín hiệu

34.HU (Hounsfield unit) là đơn vị để đo:


a) Độ tương phản hình ảnh CT.
b) Độ phân giải không gian hình ảnh CT.
c) Độ phân giải thời gian hình ảnh CT.

35.Quá trình tạo tín hiệu hình ảnh trong ống khuếch đại hình ảnh của x quang huỳnh
quang như sau:
a) Tia X  photon  electron  photon.
b) Tia X  electron  photon.
c) Tia X  electron  photon  electron.

36.Hiệu ứng gót (heel effect) của nguồn X-quang thể hiện :
a) Sự không đồng nhất cường độ trong chùm tia phát
b) Sự không đồng nhất chất lượng trong chùm tia phát
c) Sự không đồng nhất tần số trong chùm tia phát

37.Trong kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser, để điều chỉnh kim bọc cáp
quang vào vị trí đĩa đệm cần chiếu, người ta sử dụng:
a) Phim chụp X quang kỹ thuật số
b) Máy X quang huỳnh quang
c) Ảnh cắt lớp CT hoặc MRI

1. Xác định cường độ còn lại của siêu âm 150mW khi nó suy giảm 30dB trong quá
trình đi qua mô.
a) 1,5mW b) 0,15mW c) 15mW d) 0,3mW
2. Xung siêu âm đi qua mô trong cơ thể không có sự thay đổi về :
a) Độ dài xung
b) Bước sóng
c) Biên độ
d) Tần số

3. Để ước lượng độ suy giảm của siêu âm đi qua mô đại lượng nào sau dây không
cần phải biết :
a) Độ dài xung
b) Tần số
c) Loại mô
d) Khoảng cách

4. Thay đổi đầu dò siêu âm 2MHz thành 10MHz, hệ quả sẽ xảy ra là :


a) Sự tạo ảnh nhanh hơn
b) Độ xuyên sâu tốt hơn
c) Độ dài xung giảm
d) Độ phân giải ngang tốt hơn

5. Tính chất của mô mà siêu âm đi qua sẽ không ảnh hưởng lên đặc trưng sau của
xung siêu âm :
a) Tần số
b) Vận tốc
c) Biên độ
d) Bước sóng

6. Tốc độ suy giảm của siêu âm khi đi qua mô chịu ảnh hưởng đặc trưng sau của
xung siêu âm :
a) Tần số
b) Cường độ
c) Biên độ
d) Bước sóng
7. Các yếu tố sau của chẩn đoán hình ảnh siêu âm có ảnh hưởng đến sự phân biệt
các chi tiết giải phẫu :
a) Tần số, TGC
b) TGC, độ lặp xung
c) Độ lặp xung, độ tụ đầu dò (transducer focusing)
d) Độ tụ đầu dò, tần số

8. Tăng số đường quét của ảnh siêu âm sẽ:


a) làm giảm sự phân biệt chi tiết giải phẫu
b) làm tăng tốc độ frame của sự tạo ảnh
c) làm tăng độ xuyên sâu của chùm siêu âm
d) Không có câu nào đúng

9. Chế độ TM của ảnh siêu âm sử dụng:


a) Hiệu ứng Doppler của sóng liên tục
b) Hiệu ứng Doppler của sóng xung
c) Hiệu ứng Doppler màu
d) Không có câu nào đúng

10. Khi sử dụng siêu âm Doppler để đo vận tốc máu, người sử dụng nhất thiết phải
điều chỉnh xác định:
a) Tần số đầu dò
b) Hướng đầu dò so với mạch máu
c) Độ phân giải của đầu dò
d) Tất cả các yếu tố trên

11. Chẩn đoán hình ảnh siêu âm khi gặp môi trường chứa khí không cho ảnh tốt là vì:
a) Sóng siêu âm dễ dàng đi qua khí không tạo tín hiệu phản xạ
b) Môi trường khí tạo sự tán xạ sóng về mọi phương nên làm tín hiệu phản xạ yếu
c) Sóng siêu âm phản xạ hầu hết tại mặt tiếp xúc khí nên không cho thấy chi tiết phía
sau lớp khí.
d) Không có cách giải thích đúng

12. Ưu thế đầu dò siêu âm dạng dãy điều chỉnh pha là:
a) Dễ dàng điều chỉnh độ xuyên sâu
b) Linh hoạt điều chỉnh hướng chiếu và vùng hội tụ
c) Nâng cao độ phân giải ngang.
d) a và c đều đúng.

13. Nguyên lý chung của ph. pháp chẩn đoán siêu âm là:
a) Tín hiệu phản hồi trên các mặt phân cách các lớp không đồng nhất tạo ra thông tin
hình ảnh.
b) Sóng siêu âm đi qua các lớp mô không đồng nhất tạo ra thông tin hình ảnh.
c) Thông tin hình ảnh được tạo ra gián tiếp qua xử lý thuật toán các tín hiệu phản hồi.
d) Tín hiệu tán xạ trên các mặt phân cách các lớp không đồng nhất tạo ra thông tin hình
ảnh.

14. Các tinh thể áp điện trong đầu dò siêu âm đóng vai trò:
a) Phát sóng siêu âm.
b) Thu nhận tín hiệu.
c) Đồng thời phát sóng siêu âm và nhận tín hiệu phản hồi.
d) Vừa phát sóng siêu âm vừa nhận tín hiệu phản hồi hoạt động theo nguyên tắc chia
thời gian.

15. Vận tốc sóng âm trong mô vào khoảng:


a) 340m/s b) 1340m/s c)2550m/s d)50m/s.

16. Ảnh siêu âm cho phổi và cho não thường không rõ ràng vì:
a) Cấu tạo của phổi và não hấp thụ lớn sóng siêu âm hạn chế tín hiệu phản xạ.
b) Cấu tạo của phổi và não hấp thụ ít sóng siêu âm phản xạ phần lớn tín hiệu đến.
c) Sự phản xạ lớn trên mặt phân cách mô-không khí và mô-xương làm cho năng lượng
sóng truyền tiếp vào nhỏ và cho ít thông tin phần trong.
d) a và c đúng.

17. B-mode và TM-mode của máy siêu âm là gì?


a) B-mode: Thể hiện bằng chấm sáng tỷ lệ biên độ tín hiệu hồi âm; TM-mode: Thể hiện
chuyển động cùng phương với tia siêu âm.
b) B-mode: Tín hiệu hồi âm thể hiện bằng xung biên độ; TM-mode: Thể hiện chấm
sáng tỷ lệ biên độ tín hiệu hồi âm.
c) B-mode: Thể hiện chuyển động cùng phương với tia siêu âm; TM-mode: thể hiện
bằng chấm sáng tỷ lệ biên độ tín hiệu.
d) B-mode: Thể hiện bằng chấm sáng tỷ lệ biên độ tín hiệu hồi âm; TM-mode: Thể hiện
chuyển động bằng hiệu ứng Doppler.

18. Hiệu ứng Doppler được sử dụng trong máy siêu âm màu là:
a) Sự thay đổi tần số tín hiệu hồi âm khi phản xạ trên dòng chảy nhằm theo dõi chuyển
động của máu.
b) Sự thay đổi biên độ tín hiệu hồi âm khi phản xạ trên dòng chảy nhằm theo dõi
chuyển động của máu.
c) Sự thay đổi cường độ tín hiệu hồi âm khi phản xạ trên dòng chảy nhằm theo dõi
chuyển động của máu.
d) Không có câu đúng.

19. Phân cấp mức độ an toàn từ cao đến thấp đối với bệnh nhân của các thiết bị chẩn
đoán hiển thị hình ảnh phổ biến như sau:
a) MRI, CT, siêu âm, SPECT.
b) Siêu âm, MRI, SPECT, CT.
c) Siêu âm, MRI, CT, SPECT.
d) MRI, Siêu âm, CT, SPECT.

Phân biệt các mode CW và PW của máy siêu âm màu:


a) CW: Doppler màu – theo dõi dòng chảy bằng độ lệch tần số (chiều và lưu lượng của
máu) ; PW: Doppler năng lượng - theo dõi dòng chảy bằng biên độ tín hiệu hồi âm
(mức độ tưới máu).
b) PW: Doppler màu – theo dõi dòng chảy bằng độ lệch tần số (chiều và lưu lượng của
máu) ; CW: Doppler năng lượng - theo dõi dòng chảy bằng biên độ tín hiệu hồi âm
(mức độ tưới máu).
c) Đều để theo dõi dòng chảy bằng độ lệch tần số - PW là mode digital , CW là mode
tương tự.
d) Tất cả đều không đúng.

Phần tự luận:
- Nguyên lý phương pháp cắt lớp truyền qua. Mô tả sơ đồ khối và chức năng các bước
thu nhận và xử lý.
- MRI có khả năng chụp ảnh giải phẫu và chức năng. Nguyên lý chung, các loại ảnh giải
phẫu và chức năng.
- Mô tả và mục đích sử dụng chế độ MRI trọng số T1, trọng số T2, trọng số proton.
- Sieu âm Doppler. Mô tả công thức tính độ dịch chuyển Doppler. Phân loại và ứng
dụng.
- Các thiết bị X-quang, CT, MRI, siêu âm phổ biến ở Việt nam. Giá thành.
- Mô tả nguyên lý, thiết bị và ứng dụng của 03 loại thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến
(ngoại trừ các phương pháp thường quy tiêu chuẩn)

 Nguyên lý phương pháp cắt lớp truyền qua:


- Tia X từ bóng đèn phát tia X sẽ đi qua cơ thể bệnh nhân, những tia X sau khi đi qua
sẽ được thu nhận bởi detector sau đó thông tin sẽ được xử lý và hiển thị. Các cơ
quan khác nhau sẽ có độ hấp thụ tia X khác nhau.
- Hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính được tạo ra dựa trên nguyên lý tạo ảnh kỹ thuật
số. Nguyên lý này như sau: trên mặt cắt của một cấu trúc được chia ra rất nhiều đơn
vị thể tích liên tiếp nhau, mỗi đơn vị thể tích sẽ được hiện lên trên ảnh như một
điểm nhỏ gọi là điểm ảnh (pixel).
- Mỗi điểm ảnh là một đơn vị thể tích có chiều rộng (x) và chiều cao (y)
- Các đơn vị thể tích được mã hoá các thông số về đặc điểm tỉ trọng, vị trí (toạ độ) và
được máy tính ghi lại. Sau đó máy tính dựng lại hình ảnh của mặt cắt dựa trên các
thông số đã ghi của các đơn vị thể tích để tạo ra hình ảnh của cấu trúc trên lớp cắt

Sơ đồ khối:
Tia X  cơ thể  Detector (Bộ phận thu nhận tín hiệu)  Bộ phận tiền xử lý  Tín
hiệu thô  Bộ lọc dữ liệu  Xử lý tái tạo  hiển thị.

Bộ phận thu nhận tín hiệu: thu nhận các tín hiệu năng lượng tia X đã đi qua cơ thể.
Bộ phận tiền xử lý: hiệu chỉnh lại các tín hiệu đọc không tốt từ detector.
Bộ lọc dữ liệu: sử dụng thuật toán để lọc cắt tín hiệu không rõ từ tín hiệu thô.

 MRI có khả năng chụp ảnh giải phẫu và chức năng. Nguyên lý chung, các loại
ảnh giải phẫn và chức năng.
- Ảnh cộng hưởng từ thực hiện được là nhờ vào các nhân từ tính. Nguyên tử
hidro sinh ra tín hiệu từ mạnh nhất (cơ thể người có 63% là nước), vì vậy việc ghi
hình cộng hưởng từ là dựa vào tính chất từ hóa của Hidro.
- Trong trạng thái tự nhiên, các proton chuyển động hỗn độn trong cơ thể.
Khi đưa cơ thể vào trong từ trường của máy cộng hưởng từ, các proton này sẽ sắp
xếp lại với vector tổng hợp từ M cùng hướng với từ trường ngoài Bo.
- Tiếp đó máy cộng hưởng từ sẽ cung cấp một sóng tần số radio chuyên biệt
(tần số Lamour, được tính toán theo từng loại mô và độ mạnh của từ trường ngoài)
cho nguyên tử hidro về phía cơ quan cần khảo sát. Sóng radio này sẽ có cùng tần số
với tần số chuyển động của các proton của hidro, do đó các proton sẽ hấp thụ được
năng lượng của sóng radio (hiện tượng cộng hưởng) và sẽ chuyển lên mức năng
lượng cao hơn, chuyển động theo một hướng khác.
- Sóng tần số radio làm cho vector từ hoá dọc ban đầu nghiêng vào trong mặt
phẳng ngang, tạo thành một vector từ hoá ngang. Sau đó, tắt sóng tần số radio, các
proton đang ở mức năng lượng cao sẽ giải phóng năng lượng để trở về trạng thái cơ
bản. Năng lượng giải phóng ra sẽ được máy phát hiện và ghi lại. Vị trí của các
proton trong cơ thể được xác định bởi các từ trường phụ được đưa vào trong khi ghi
hình, cho phép tạo nên hình ảnh của cơ quan.

 Mô tả và mục đích sử dụng chế độ MRI trọng số T1, trọng số T2, trọng số
proton
T1 và T2 phụ thuộc vào thông số nội tại của mô. T1 là thời gian phục hồi spin-mạng,
T2 là thời gian phục hồi spin-spin. Các trọng số được sử dụng để nhấn mạnh sự
tương phản hình ảnh từ đó có thể chẩn đoán các bệnh lý.
 Siêu âm Doppler. Mô tả công thức tính độ dịch chuyển Doppler. Phân loại và
ứng dụng.
Siêu âm Doppler là phương pháp ứng dụng hiệu ứng Doppler. Người ta phát sóng
siêu âm tới bộ phận cần khảo sát chức năng và thu hồi sóng phản xạ. Từ sự khác biệt tần
số tới và phản hồi ta sẽ có các thiết bị xử lí và hiển thị lên màn hình.

Chuyển động của tế bào máu làm thay đổi tần số của sóng phản hồi trở về đầu dò. Tần
số sẽ tăng, bước sóng ngắn lại khi máu chảy về hướng đầu dò và ngược lại. Do vậy tần
số của sóng truyền đi và trở về khác nhau, chúng sẽ lệch pha với nhau.

Hiệu số của 2 tần số này chính là tần số Doppler


Δ𝐹 = 𝐹𝑟 − 𝐹0 = 2 ∗ 𝐹0 ∗ 𝑣 ∗𝑐𝑜𝑠 ∝/𝑐
Trong đó:
Δ𝐹: tần số Doppler
𝐹 : tần số sóng phản hồi
𝐹0: tần số sóng phát đi
v: vận tốc của dòng máu
c: tốc độ sóng âm truyền trong cơ thể ( 1540cm/s)
∝: góc giữa chùm tia siêu âm và mạch máu

Phân loại:
1. Doppler liên tục (Continuous wave-CW):
Đầu dò có 2 tinh thể, 1 có chức năng phát sóng liên tục và có chức năng nhận sóng phản
hồi liên tục.
2. Doppler xung (Pulsed wave- PW):
Đầu dò có 1 tinh thể vừa có chức năng phát và nhận sóng phản hồi. Sóng âm được phát
đi theo từng chuỗi xung dọc theo hướng quét của đầu dò, Nhưng chỉ những xung phản
hồi từ vị trí đặt cửa sổ (gate) là được ghi nhận và xử lí.
3. Doppler màu (Color Doppler):
Đó là tín hiệu Doppler xung được mã hóa màu sắc phủ lên hình siêu âm 2 chiều. Các
thông tin như hướng dòng chảy và tốc độ trung bình được chuyển đổi thành tín hiệu
màu chồng lên hình ảnh siêu âm 2 chiều. Dòng chảy hướng về đầu dò được mã hóa màu
đỏ, chạy xa đầu dò được mã hóa màu xanh.
4. Doppler năng lượng (Power Doppler)
Doppler năng lượng khảo sát độ lớn của tín hiệu Doppler mà không quan tâm đến chiều
của dòng chảy, màu được mã hóa để biểu hiện có hay không có dòng chảy.

Ứng dụng:
+Thường gặp nhất là khảo sát mạch máu, cho biết các thông số về: Hướng dòng chảy,
Sự phân bố vận tốc dòng chảy, Đặc tính nhịp đập, Động mạch hay tĩnh mạch, Vận tốc
và lưu lượng dòng chảy.
+Ứng dụng trong sản phụ khoa để xem xét tình hình phát triển của thai nhi, cung cấp
thông tin về sinh lí tử cung trong thời kì mang thai của người mẹ.
+Các ứng dụng khác:
-Khảo sát hoạt động và các thông số chức năng của tim
-Khảo sát hệ thống tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên của gan
-Khảo sát bệnh lí động mạch thận
-Khảo sát bệnh lí của động mạch chủ bụng

You might also like