You are on page 1of 7

Chương 1

CẢM BIẾN VÀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG


Kỹ thuật đo điện tử trên nền tảng vi xử lý hiện nay đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực khoa học ,
kỹ thuật ,trong đó các thiết bị y tế ,y sinh được ứng dụng nhiều nhất .Sự thay đổi đáng kể trong
kỹ thuật đo điện tử , ngoài khả năng ngày càng cải thiện về độ phân giải ,độ chính xác ,độ nhạy
của thiết bị nhưng thật ra điểm cơ bản là việc tích hợp các cảm biến vào trong hệ thống đo lường.
Thật vậy , công nghệ vật liệu phát triển làm giảm đáng kể kích thước cảm biến nên sẽ gắn liền
chúng với các mạch vi xử lý để hoàn thiện chức năng đo lường và điều khiển .

Các đại lượng cần được đo là đại lượng vật lý,hóa học ,sinh học, do đó để có thể xử lý bằng kỹ
thuật điện & điện tử cần phải chuyển đổi được chúng thành tín hiệu điện .Nhiệm vụ này được các
linh kiện đặc biệt thực hiện đó là các cảm biến ( sensors ).

Sau khi học xong chương này sinh viên có thể :

_ Hiểu biết về ứng dụng của kỹ thuật đo điện tử ứng dụng trong thiết bị y tế .y sinh

_ Nhận dạng các khối chức năng trong hệ thống đo lường

_ Phân tích sơ đồ khối của hệ thống đo lường trên nền tảng vi xử lý

1.1 Cảm biến và ứng dụng trong kỹ thuật đo lường y sinh

1.1.1 Các khái niệm :


Sự khác biệt giữa thiết bị y tế ,y sinh và các thiết bị đo lường thông dụng
Yêu cầu cho việc thiết kế thiết bị đo lường y tế
Việc thiết kế cho thiết bị đo dùng trong y tế thường phải tuân thủ các yêu cầu :
_ Yêu cầu về mục đích của việc đo lường ,ảnh hưởng của môi trường ,sự an toàn ,
độ tin cậy …
_ Yêu cầu về phẩm chất của thiết bị như tốc độ của thao tác đo ,độ phân giải ,tầm đo…
Tuy nhiên ,đặc biệt quan trọng vẫn là hai tiêu chuẩn về độ an toàn và độ tin cậy.
Đại lượng vật lý cần đo :
_ Đo lường y sinh xử lý các nguồn tín hiệu từ các mô sống( living tissues)
_ Năng lượng hoạt động cũng sẽ đặt vào các mô sống
1.1.2 Cấu trúc cho thiết bị y tế

Đại lượng đo

Thiết bị Hồi tiếp


Chấp hành
đo điện tử

có nhiệm vụ Xử lý tín hiệu Hiển thị


Cảm biến xử lý tín
i )Đại lượng đo: hiệu / Lưu trữ

Truyền đi

Duy trì hoạt động cho cơ thể người tương ứng như một nhà máy đang vận hành quá trình sản
xuất . Hoạt động của các cơ quan chức năng là các phân xưởng nhận nhiệm vụ gia công các
nguyên vật liệu liên quan đến các đại lượng vật lý đa dạng .Các đại lượng này phải được lượng
hóa khi đang chịu tác động ảnh hưởng của môi trường , để có thể phản ánh được bản chất của
chúng .Có thể phân loại các đại lượng đó theo khả năng định lượng cho chúng như : nhiệt độ ,áp
suất ,lưu lượng ,dịch chuyển ( vận tốc ,gia tốc , lực …) ,hình dạng ( ảnh ) , nồng độ hóa học , hiệu
thế sinh học..

Có thể phân loại theo tính chất :

_ Nội sinh : áp huyết

_ Bề mặt cơ thể : tín hiệu điện não đồ EEG hay điện tâm đồ EEG

_ Ngoại lai : bức xạ hồng ngoại

_ Offline : sinh thiết , phân tích máu ,trích xuất mẩu mô

Các thông số tương quan giữa vật lý trong y học – tín hiệu điện

Thông số Tầm đo Tần số Cảm biến


Lưu lượng máu 1 – 300 ml /s dc – 20 Hz Lưu lượng kế siêu âm
Áp huyết độngmạch 25- 400 mm Hg dc - 50 Hz Cảm biến biến dạng
ECG 0.5 – 4 mV 0.01 – 250 Hz Điện cực da
EEG 5 - 300 μV dc – 10 000 Hz Điện cực kim
Tốc độ thở 2 – 50 nhịp/ phút 0.1 – 10 Hz Cảm biến biến dạng,
Cảm biến nhiệt trở

1.1.3) Cảm biến


Cảm biến là linh kiện giữ nhiệm vụ chuyển đổi đại lượng đo thành tín hiệu điện tương ứng .Từ
đó ,yêu cầu cơ bản cho cảm biến là :

_ Có tính chọn lọc :chỉ đáp ứng với một dạng năng lượng đặc biệt của đại lượng đo

_ Khả năng xâm lấn( invasive) là tối thiểu

_ Cảm biến phải không được gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào trên đáp ứng của các mô sống

Trong y học ,thường sử dụng nhiều nhất cho mối tương quan của cảm biến thể hiện việc dịch
chuyển và áp suất .

1.1.4) Mạch xử lý tín hiệu

Xử lý tín hiệu là hình thức gia công lại tín hiệu đã nhận được từ ngõ ra của cảm biến ở dạng tín
hiệu điện sao cho có dạng chuẩn và tương thích với khả năng hiển thị .Một cách tổng quát ,
các hoạt động sau đây thường làm mạch gia công tín hiệu :

_ Gia công tương đồng hay số vị hay phối hợp cả hai.

_ Xử lý trong miền thời gian/tầnsố/phâncách ( các hoạt động lọc tín hiệu )

_ Cân chuẩn( điều chỉnh ngõ ra để tương thích với thông số được đo )

_ Hiệu chỉnh ( triệt tiêu các độ nhạy thứ cấp không cần thiết )

1.1.5) Mạch hiển thị - Lưu trữ - Truyền đi

Với công nghệ hiện đại việc số hóa toàn bộ hệ thống đo lường là xu thế áp đảo . Do đó ở khâu
cuối cùng trong hệ thống đo lường tín hiệu đo được thường được hiển thị dưới dạng số để
đọc trực tiếp , thay vì chỉ thị kim quay như trước kia.Cũng vậy , nhờ vào đặc trưng có nhớ
do các bộ nhớ bên trong mang lại , kết quả đo dễ dàng được lưu trữ và thậm chí với sự tương
tác qua internet dùng kỹ thuật điện toán đám mây số liệu này được cất giữ và có thể dùng
đến bất chấp giới hạn về thời gian và không gian.

1.2 Sơ đồ khối hệ thống đo lường dùng kỹ thuật vi xử lý

Sơ đồ khối sau đây minh họa hệ thống đo lường dùng kỹ thuật số :


Sử
Hiển thị
dụng
số
Mạch kết quả
Quá Cảm S/
biến A/ Xử lý
trình gia công H số
D

Phần giáo Logic D/ Lọ


trình giảng control A c
dạy

Bộ điều Vi điều Máy


Chương
khiển khiển trình
in
Điều khiển
và Hồi tiếp

Tín hiệu Chuyển đổi Mạch gia công


kích thích
Mạch gia
và xử lý
Chuyển đổi công và xử
Hiển thị

tíntín hiệu
hiệu

Chuyển đổi

Máy ghi/Xử lý dữ liệu/ truyền dữ liệu

Các thiết bị điện tử y khoa được tạo ra cho hai ứng dụng : chẩn đoán/ điều trị và nghiên cứu nội tại hoạt
động cơ thể sống . Như vậy , các đại lượng vật lý tồn tại trong tự nhiện cũng tồn tại trong cơ thể sống
và cũng có thể được nhận biết bằng kỹ thuật đo lường điện – điện tử . Xuất phát từ hai luận điểm :

a) Cơ thể sống có hoạt động như nhà máy điện tạo ra các dạng tín hiệu điện khác nhau
b) Cơ thể sống có hoạt động như một máy tính ( vi xử lý ) chúng chỉ khác nhau ở mức độ thông
minh . Máy tính bị giới hạn sự thông minh của phần mềm hoạt động còn con người về lý
thuyết thì thông minh vô hạn .

Cơ thể người Vi xử lý

Một phần hệ thần kinh giữ vai trò thực hiện quyết định Bộ xử lý trung tâm CPU
Một phần hệ thần kinh giữ vai trò bộ nhớ RAM ,ROM
Da , mắt , tai nghe .. là các thiết bị đầu vào Bàn phím , chuột , joystick
Miệng, Chân ,tay … là các thiết bị đầu ra Màn hình , đèn báo, loa
Kiến thức giữ vai trò ra quyết định Phần mềm cài đặt
Sự thông minh vô hạn , nhưng hoạt động phụ thuộc Giới hạn
các khả năng riêng biệt

Trong hệ thống đo lường trên , các quá trình vật lý được cảm biến chuyển đổi thành tín hiệu điện
tương ứng . Do các tín hiệu này thường chưa đủ điều kiện về biên độ , khả năng lọc nhiểu nên sẽ
được mạch gia công và xử lý tín hiệu hoàn thiện . Tín hiệu này thường được chuẩn hóa thành tín
hiệu DC nên thường phải qua bộ chuyển đổi tương đồng / số vị ( A/D ) để biến thành tín hiệu số
tương hợp với việc đưa vào vi xử lý và hiển thị .
1.3. Các hạn chế của thiết bị đo lường y tế

__ Rất nhiều thông số cốt yếu trong cơ thể sống không thể truy cập đến được.
__ Các thông số đo được hiếm khi được xác định hoàn toàn
__ Hầu như mọi thông số y sinh cần đo phụ thuộc rất nhiều về năng lượng
__ Ảnh hưởng của môi trường luôn là yếu tố quan trọng thêm vào cho các hạn chế của
thiết bị đo lường y tế
Khi phân loại , thiết bị y tế có thể được chia :
_ theo yêu cầu có độ nhạy cao đủ đáp ứng việc định lượng
_ theo nguyên lý của việc chuyển đổi
_ theo cách tổ chức của hệ thống đo lường
_ theo đặc trưng của yêu cầu ứng dụng lâm sàng

Một vài thí dụ : Thiết bị hỗ trợ giám sát khả năng té ngã cho người già :

Phối hợp việc sử dụng cảm biến quang học để tính toán vận tốc và cảm biến gia tốc để
phát hiện sự thay đổi đột ngột trong dịch chuyển

Máy đo đường huyết

Va chạm
Vận tốc dịch chuyển Sau khi ngã
tăng nhanh chóng

H Cảm biến gia tốc


Áo khoác thông minh có khả năng phát hiện sự va chạm và sau đó là phân tích vết thương

You might also like