You are on page 1of 80

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. ĐỊNH NGHĨA


1.1.1. Phép đo
“Phép đo” là quá trình sử dụng thiết bị đo (hay còn gọi là thiết bị cảm biến)
nhằm đo đạc và nhận dạng, đánh giá về một đại lượng vật lý hay một đối tượng
hoặc một nhóm đối tượng mà con người quan tâm. Người ta sử dụng kết quả của
một phép đo có thể chỉ để khảo sát và đánh giá về đại lượng vật lý, về đối tượng
hoặc nhóm đối tượng, cũng có thể điều khiển đối tượng(hay đại lượng vật lý) nhằm
phục vụ lợi ích của con người.
1.1.2. Đại lượng đo
Đại lượng đo chính là đại lượng vật lý mà con người quan tâm và cần phải đo
đạc. Cũng có thể nói đai lượng đo là một thông số xác định quá trình vật lý nào đó
của một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng. Quá trình vật lý của một hoặc nhóm
đối tượng bao giờ cũng có thể có nhiều đại lượng vật lý tham gia do vậy mà tùy
thuộc vào mục đích của con người mà quá trình đo chỉ đo một đại lượng đo hoặc
nhiều đại lượng đo tại một thời điểm nhất định
1.1.3. Thông tin đo
“Thông tin đo” là kết quả đo mà con người quan tâm. Thông thường thông tin đo
dưới dạng tín hiệu đo
1.1.4. Tín hiệu đo
Tín hiệu đo là tín hiệu mang thông tin đo hay nói cách khác tín hiệu đo truyền
tải thông tin đo về giá trị của đại lượng đo.Tín hiệu đo đóng vai trò quan trọng mà
con người sử dụng nó theo mục đích quan tâm của mình.
Thông thường trong khoa học và kỹ thuật (hay trong các nhà máy, xí nghiệp sản
xuất…) thì tín hiệu đo là các tín hiệu điện( điện áp hoặc dòng điện).
Tín hiệu đo có thể là tín hiệu liên tục (analog) hoặc là tín hiệu rời rạc (digital)

1.1.5. Các đơn vị đo lường chuẩn


Các đơn vị đo lường cơ sở của hệ đơn vị chuẩn quốc tế SI
Đại lượng Tên gọi Ký Định nghĩa

5
hiệu
Chiều dài đường truyền ánh sáng trong
Chiều dài Mét m chân không trong khoảng thời gian
1/299 792 458 giây (1983)
Khối lượng Kilogam Kg Mẫu quả cân Platin-indi (1889)
Khoảng thời gian 9 192 613 770 chu kỳ
bức xạ ứng với chuyển đổi giữa hai mức
Thời gian Giây S
siêu mịn trạng thái cơ bản của nguyên
tử Cesium 133 (1967)
Lực bằng 2.10-7N trên mét dài của hai
Dòng điện Ampe A dây dẫn mang điện trong chân không
đặt cách nhau 1 mét (1946)
1/ 273,16 của nhiệt độ nhiệt động của
Nhiệt độ nhiệt động Kevil K
điểm bội ba của nước (1967)
Lượng vật chất chứa trong 0,012 kg
Lượng vật chất Mol Mol
Cacbon 12 (1971)
Cường độ ánh sáng theo một phương đã
cho của một nguồn bức xạ tia đơn sắc
Cường độ sáng Candela Cd có tần số 540.1012 Hz và cường độ năng
lượng theo phương này là 1/683
w/steradian (1967)
Từ các đơn vị cơ bản người ta xây dựng đơn vị dẫn xuất.
1.1.6. Sai số của phép đo
Đo lường là một phương pháp vật lý thực nghiệm, nó được thực hiện bằng cách
so sánh một đại lượng cần đo với đại lượng chuẩn. Tuy nhiên, kết quả đo được chỉ
là một trị số gần đúng nghĩa là phép đo có sai số
a. Sai số tuyệt đối: ∆x
Gọi x là giá trị thực; x0 là giá trị đo
∆x =  x0 - x  : sai số tuyệt đối
b. Sai số tương đối: %
6
% = .100%

Vấn đề đặt ra cần đánh giá được độ chính xác của “phép đo” hay sai số của
“phép đo”. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sai số của “phép đo” trong quá trình
thực hiện “phép đo”. Ta xét đến một số sai số cơ bản sau đây xảy ra khi thực hiện
một “Phép đo”.
* Sai số của thiết bị đo : tb
“Sai số của thiết bị đo” là sai số của dụng cụ sử dụng trong quá trình thực hiện
“phép đo”. Sai số này do nhà sản xuất thiết bị tính toán và xác định trong quá trình
chế tạo và sản xuất, được ghi sẵn trên dụng cụ đo.
* Sai số của người đo : ng
“Sai số của người đo” là sai số của bản thân người sử dụng thiết bị đo.
* Sai số ngẫu nhiên : nn
“Sai số ngẫu nhiên” là sai số xuất hiện ngẫu nhiên do tác động tự nhiên và môi
trường (nhiệt độ, độ ẩm, trường điện từ…) vào “phép đo”.
* Sai số hệ thống : ht
“Sai số hệ thống” là sai số không phụ thuộc vào lần đo, có giá trị không đổi
hoặc thay đổi chậm theo thời gian.
Nguyên nhân: có thể do sự thiếu hiểu biết về hệ đo, do đại lượng chuẩn chưa
chính xác, do đặc tính của bộ cảm biến
* Sai số tính toán : tt
“Sai số tính toán” là sai số xảy ra trong quá trình tính toán và gia công kết quả
đo.
Vậy, khi xác định sai số của một “phép đo” khi xét đến một nguyên nhân gây ra sai
số thì sai số của một “phép đo” được xác định bằng biểu thức sau:

=

1.1.7. Thiết bị đo
Thiết bị đo là tập hợp các dụng cụ đo tham gia vào quá trình đo (hay “phép đo”).
Thông qua thiết bị đo mà con người có được kết quả đo. Hiểu theo định nghĩa
chung nhất thì thiết bị đo là thiết bị cảm nhận.
Các đặc trưng cơ bản hay thiết bị đo.

7
Theo quan điểm mô hình mạch thì thiết bị đo có thể coi là một khối (hay hộp
đen) có quan hệ kích thích và đáp ứng tín hiệu:
a. Hàm truyền:
Quan hệ giữa đáp ứng và kích thích của bộ cảm biến có thể cho dưới dạng
bảng, giá trị, graph hoặc một biểu thức toán học.
Hàm truyền cho ta quan hệ giữa đáp ứng và kích thích dưới dạng hàm toán học.
Hàm truyền của thiết bị đo có thể được biểu diễn dưới dạng tuyến tính, phi
tuyến hoặc hàm logarit
Quan hệ tuyến tính: y = a + bx
a: hằng số và bằng tín hiệu ra khi vào là bằng 0
b: độ nhạy
Các bộ cảm biến phi tuyến được sử bằng các hàm gần đúng đó là các đa thức
bậc cao.
b. Sai số thiết bị đo
“Sai số thiết bị đo” Bao gồm: sai số tuyệt đối ∆x và sai số tương đối: %
“Sai số của thiết bị đo” phát sinh trong quá trình chế tạo và sản xuất, nó được
nhà sản xuất (hoặc các trung tâm đo lường) kiểm định và đánh giá. Sai số của thiết
bị đo được ghi chú trên thiết bị đo ( trong trường hợp ghi bằng cấp chính xác của
thiết bị đo thì phải tra danh mục của thiết bị).
c. Độ nhạy:
Độ nhạy của thiết bị đo chính là vạch chia nhỏ nhất trên thang đo của thiết bị đo,
đối với thiết bị đo cơ điện từ hay thiết bị đo tương tự. Đối với thiết bị đo số thì độ
nhạy của thiết bị đo chính là độ phân giải của thiết bị được cung cấp bởi nhà sản
xuất. Trong một số trường hợp người ta lấy theo số bit mã hoá.
1.1.8. Hệ thống thông tin đo
Hệ thống thông tin đo là tập hợp tất các thiết bị cùng tham gia quá trình đo. Hệ
thống thông tin đo có chức năng thu thập và xử lý tín hiệu đo, thực hiện giao tiếp
giữa một nhóm hoặc rất nhiều thiết bị đo khác nhau.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hệ thống thông tin đo
không ngừng phát triển và không chỉ có chức năng thu thập và xử lý tín hiệu đo

8
trong các nhà máy xí nghiệp mà nó còn thực rất nhiều chức năng khác như truyền
thông, điều khiển, ghép nối với các thiết bị động lực, thiết bị điều khiển…. hình
thành nên một “mạng công nghiệp” cho nhà máy, xí nghiệp sản suất.
1.2. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN THỰC HIỆN PHÉP ĐO
Các thao tác cơ bản khi tiến hành “ phép đo”
- Thao tác tạo mẫu: là quá trình chọn đơn vị đo chuẩn, chuẩn hóa thiết bị đo,
khắc độ thang đo.
- Thao tác biến đổi: là quá trình biến đổi đại lượng đo, thực hiện thuật toán tạo
ra các mạch đo và gia công kết quả đo.
- Thao tác so sánh: là quá trình so sánh giữa đại lượng đo với mẫu, giữa
những con số tỷ lệ giữa mẫu và đại lượng đo.
- Thao tác thể hiện kết quả đo: là quá trình hiển thị và ghi nhớ kết quả đo dưới
dạng con số. Hiển thị “kết quả đo” bằng chỉ thị dạng đồng hồ, bằng màn
hình hoặc con số dạng đồng hồ số. Lưu giữ “kết quả đo” có thể bằng giấy,
bộ nhớ bằng từ, đĩa CD..
- Thao tác gia công kết quả đo: là quá trình tính toán bằng tay hoặc máy tính
để xác định sai số của “phép đo”.
Chú ý: Khi thực hiện “phép đo” đặc biệt phải chú ý đến môi trường thực hiện
“phép đo”. Môi trường đo ở đây có thể là môi trường tự nhiên cũng có thể là môi
trường nhân tạo do con người tạo ra. Các thông tin đo và sai số của phép đo luôn
luôn gắn liền với môi trường đo.
1.3. PHÂN LOẠI CÁCH THỰC HIỆN PHÉP ĐO
1.3.1. Đo trực tiếp:
Đo trực tiếp là “phép đo” mà “kết quả đo” nhận được trực tiếp từ “phép đo” (hay
thao tác đo) và “kết quả đo” hiển thị thông qua thiết bị đo. Nghĩa là, “kết quả đo”
chính là trị số đại lượng đo mà không phải thông qua bất kỳ biểu thức tính toán
nào. Nếu không tính đến sai số thì đại lượng đo chính là kết quả đo.
Ưu điểm: đơn giản, nhanh chóng loại bỏ được sai số tính toán. Muốn giảm sai
số của “ phép đo” thì ta thực hiện nhiều lần đo.
1.3.2. Đo gián tiếp:

9
Phép đo gián tiếp là “phép đo” mà kết quả đo là sự phối hợp kết quả của nhiều
“phép đo”, nhiều đại lượng đo dùng cách trực tiếp.
Như vậy kết quả đo được tính toán thông qua biểu thức toán học. Đo gián tiếp
mắc nhiều sai số do các phép đo trực tiếp tích lũy lại.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO
1.4.1. Phương pháp đo biến đổi thẳng
Phép đo được thực hiện theo cấu trúc biến đổi thẳng không có khâu phản hồi.
Thiết bị đo tham gia cấu trúc này được gọi là thiết bị đo biến đổi thẳng.
X: đại lượng cần đo
X0: đơn vị đo

Kết quả đo: X = X0

1.4.2. Phương pháp đo kiểu so sánh có phản hồi


Phương pháp đo có sử dụng khâu hồi tiếp (phản hồi)
Tín hiệu đo X được so sánh với tín hiệu Xk tỷ lệ với đại lượng mẫu X0 khi ấy :
∆X = X - Xk
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Đo một giá trị (một đại lượng) X ta thực hiện n phép đo thì giá trị đại diện cho
đại lượng đo X đáng tin cậy nhất
1 2 …………….. n
X X1 X2 …………….. Xn
Sai số ∆X1 ∆X2 …………….. ∆Xn

= : Các giá tri đo phân tán xung quanh giá

trị

- Sai số bình quân: ∆ =

- Kỳ vọng toán học của đại lượng đo X: M(X) =

- Phương sai của đại lượng đo X: [X - M(x)2]


10
(X) = -( )

CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ ĐO
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG
2.1.1. Khái niệm về thiết bị đo.
Thiết bị đo là tập hợp các dụng cụ đo và thiết bị tham gia vào quá trình đo (hay
phép đo). Thông qua thiết bị đo mà con người có được kết quả đo. Hiểu theo định
nghĩa hẹp thì thiết bị đo là thiết bị cảm nhận.
2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của thiết bị đo
Theo quan điểm mô hình mạch thì thiết bị đo có thể coi là một khối (hay hộp
đen) có quan hệ giữa tín hiệu đo được đưa vào thiết bị đo (hay còn gọi là tín hiệu
kích thích) và đáp ứng.
2.1.2.1. Hàm truyền đạt:
Quan hệ giữa tín hiệu đo được đưa vào thiết bị đo( hay còn gọi là tín hiệu kích
thích) và đáp ứng của bộ cảm biến có thể cho dưới dạng bảng, giá trị, graph hoặc
một biểu thức toán học.
Hàm truyền cho ta quan hệ giữa đáp ứng và kích thích dưới dạng hàm toán học.

11
Hàm truyền của thiết bị đo có thể được biểu diễn dưới dạng tuyến tính, phi
tuyến hoặc hàm logarit
Quan hệ tuyến tính: y = a + bx
a: hằng số (và bằng tín hiệu ra khi vào là bằng 0)
b: độ nhạy
Các bộ cảm biến phi tuyến( hay các thiết bị đo phi tuyến) được sử bằng các
hàm truyền đạt gần đúng đó là các đa thức bậc cao.
2.1.2.2. Sai số thiết bị đo
Bao gồm: sai số tuyệt đối ∆x và sai số tương đối: %
Sai số của thiết bị đo phát sinh trong quá trình chế tạo và sản xuất, nó được nhà
sản xuất (hoặc các trung tâm đo lường) kiểm định và đánh giá. Sai số của thiết bị
đo được ghi chú trên thiết bị đo ( trong trường hợp ghi bằng cấp chính xác của thiết
bị đo thì phải tra danh mục của thiết bị).
2.1.2.3. Độ nhạy:
Độ nhạy là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ đo có thể đo được, chính là vạch chia
nhỏ nhất trên thang đo của thiết bị đo, đối với thiết bị đo cơ điện từ hay thiết bị đo
tương tự. Đối với thiết bị đo số thì độ nhạy của thiết bị đo chính là độ phân giải của
thiết bị được cung cấp bởi nhà sản xuất. Trong một số trường hợp người ta lấy theo
số bit mã hoá.
2.1.3. Chuẩn hoá và cấp chính xác của thiết bị đo.
a. Mẫu
Là thiết bị đo có độ chính xác rất cao từ 0,001% đến 0,1% tuỳ theo từng dụng
cụ đo và yêu cầu của phép đo.
Mẫu đóng vai trò để chuẩn hoá thiết bị đo trước khi thực hiện một phép đo nào
đó.
Thao tác của một “phép đo” đòi hỏi phải chuẩn hoá lại dụng cụ đo muốn vậy
người thực hiện thao tác đó phải so sánh dụng cụ, thiết bị đo với thiết bị mẫu 
đánh giá sai số của thiết bị.
b. Cấp chính xác

12
Do tập quán sử dụng thiết bị và việc sử dụng các đại lượng đo lường khác nhau
cũng như có rất nhiều nhà chế tạo và sản xuất thiết bị đo khác nhau mà đòi hỏi phải
có các tiêu chí quy định chặt chẽ về cấp chính xác của một thiết bị đo.
Thiết bị đo lượng được chia làm 4 cấp chính xác:
* Cấp 1: Chuẩn quốc tế, các thiết bị đo lường chuẩn quốc tế đặt tại trung tâm đo
lường quốc tế (Internatinal standard)
* Cấp 2: Chuẩn quốc gia (Natinal standard) là chuẩn đo lường có độ chính xác cao
nhất của một quốc gia dùng là gốc xác định các giá trị chuẩn còn lại trong lĩnh vực
đo lường.
* Cấp 3: Chuẩn khu vực (Zone standard ) là chuẩn cho các trung tâm đo lường
tuân thủ theo chuẩn quốc gia.
* Cấp 4: Chuẩn phòng thí nghiệm (Lab standard) hay cũng là chuẩn cho sản xuất
và chuẩn hóa các thiết bị đo lường dùng trong công nghiệp.
Các thiết bị đo trên thị trường là các thiết bị đo đã được xác định cấp chính xác
qua quá trình kiểm nghiệm.
Cấp chính xác của thiết bị được ghi trên vỏ máy, cataloge của sản phẩm hoặc
trên văn bản, tài liệu về các chuẩn đo lường
Các thiết bị đo lường trên thị trường là các thiết bị đã được kiểm nghiệm chất
lượng theo các cấp như trên, kết quả kiểm nghiệm sẽ xác định được cấp chính xác.
Chúng thường được ghi trên vỏ máy, cataloge giới thiệu sản phẩm, hoặc tra trong
sổ tay kỹ thuật( thông thường trong những trường hợp đặc biệt mới quan tâm tới
thông số này).
Tại trung tâm đo lường Nhà nước Việt Nam có đại lượng chuẩn:
1. Độ dài 13. Điện trở
2. Góc 14. Điện dung
3. Khối lượng 15. Điện cảm
4. Khối lượng riêng 16. Công suất
5. Dung tích 17. Điện năng
6. Độ nhớt 18. Điện áp cao tần
7. pH 19. Công suất cao tần

13
8. Lực 20. Mức
9. Độ cứng 21. Độ suy giảm
10. Áp suất 22. Thời gian
11. Điện áp DC 23. Tần số
12. Dòng DC 24. Nhiệt độ

Tại Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Bộ Quốc Phòng có 2 đại lượng
chuẩn:
1. Cường độ sáng 2. Quang thông

Tại Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam có 2 đại lượng chuẩn:
1. Hoạt độ phóng xạ 2. Liều lượng phóng xạ

Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp có trách nhiệm tổ chức xây
dựng các cơ sở có đủ điều kiện thực hiện việc kiểm định, ta đã có các đơn vị kiểm
định từ Trung ương đến địa phương bao gồm các cơ sở kiểm định thuộc các cơ
quan quản lí nhà nước về đo lường và các cơ sở được ủy quyền kiểm định. Trung
tâm đo lường Nhà nước và các trung tâm tiêu chuẩn kĩ thuật đo lường chất lượng
ba miền Bắc, Trung, Nam thực hiện việc kiểm định đối với chuẩn đo lường, những
phương tiện đó yêu cầu kỹ thuật cao nhất. Các cơ sở kiểm định trực thuộc Chi cục
Tiêu chuẩn Đo lường- Chất lượng tỉnh, thành phố thực hiện việc kiểm định đối với
những phương tiện thông dụng, phổ biến được sử dụng với số lượng lớn gắn với
đời sống .
Cơ sở pháp lý là các văn bản: Pháp lệnh đo lường số 16/1999/PL –
UBTVQH 10, nghị định của Chính phủ số 65/2001/NĐ – CP Ban hành hệ thống
đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, các thông tư hướng dẫn các vấn đề cụ thể
về quy chế và quy trình kiểm định phương tiện đo, duyệt mẫu, công nhận khả năng
và ủy quyền kiểm định…
2.2. CÁC CƠ CẤU CHỈ THỊ CỦA THIẾT BỊ ĐO
2.2.1. Cơ cấu chỉ thị cơ điện

14
Với loại chỉ thị cơ điện, tín hiệu vào là dòng điện hoặc điện áp, còn tín hiệu ra
là góc quay của phần động (có gắn kim chỉ). Những dụng cụ này là loại dụng cụ đo
biến đổi thẳng. Đại lượng cần đo như dòng điện, điện áp, điện trở, tần số hay góc
pha… được biến đổi thành góc quay của phần động, nghĩa là biến đổi năng lượng
điện từ thành năng lượng cơ học:
 = F(X) với X là đại lượng điện,  là góc quay của phần động
Nếu gắn một lò xo cản (hoặc một cơ cấu cản) với trục quay của phần động
thì khi phần động quay lò xo sẽ bị xoắn lại và sinh ra một momen cản, momen này
tỷ lệ với góc lệch  và được biểu diễn qua biểu thức:
Mc = D.  với D là hệ số momen cản riêng của lò xo, nó phụ thuộc vào vật
liệu, hình dáng và kích thước của lò xo.
Chiều tác động lên phần động của hai momen kể trên ngược chiều nhau nên
khi momen cản bằng momen quay phần động sẽ dừng lại ở vị trí cân bằng. Khi đó:

Mc = Mq = D. 

Phương trình trên được gọi là phương trình đặc tính của thang đo, từ phương
trình này ta biết được đặc tính của thang đo và tính chất của cơ cấu chỉ thị.
Những bộ phận chính của cơ cấu chỉ thị cơ điện
+ Trục và trụ: là bộ phần đảm bảo cho phần động quay trên trục như khung
dây, kim chỉ, lò xo cản… Trục thường được làm bằng loại thép cứng pha irini hoặc
osimi, còn trụ đỡ là bằng đá cứng.
+ Lò xo phản kháng hay lò xo cản là chi tiết thực hiện nhiệm vụ là tạo ra
momen cản, đưa kim chỉ thị về vị trí 0 khi chưa đưa đại lượng cần đo vào và dẫn
dòng điện vào khung dây (trong trường hợp cơ cấu chỉ thị từ điện hoặc điện động).
Lò xo được chế tạo dạng xoắn ốc bằng đồng berili hoặc đồng phốt pho để có độ
đàn hồi tốt và dễ hàn. Thông thường sẽ có hai lò xo đối xứng ở hai đầu khung dây,
chúng có kích thước rất mảnh nên rất dễ hỏng.
+ Dây căng và dây treo: để tăng độ nhạy cho chỉ thị người ta thay lò xo bằng
dây căng hoặc dây treo.

15
+ Kim chỉ thường được chế tạo bằng nhôm, hợp kim nhôm và có thể là cả
bằng thủy tinh với nhiều hình dáng khác nhau. Hình dáng của kim chỉ phụ thuộc
vào cấp chính xác của dụng cụ đo và vị trí đặt dụng cụ để quan sát. Kim chỉ được
gắn vào trục như hình bên.
+ Thang đo là bộ phận để khắc độ các giá trị đại lượng cần đo. Có nhiều loại
thang đo tùy vào độ chính xác của chỉ thị cũng như bản chất của cơ cấu chỉ thị.
Thang đo thường được chế tạo từ nhôm lá, đôi khi còn có cả gương phản chiếu
phía dưới thang đo.
+ Bộ phân cản dịu là bộ phận để giảm quá trình dao động của phần động và
xác định vị trí cân bằng. Quá trình này còn gọi là quá trình làm nhụt. Có hai loại
cản dịu là cản dịu không khí và cản dịu cảm ứng từ. Cản dịu không khí đơn giản
nhất là làm hộp kín có nắp đậy bên trong có cánh cản dịu. Cản dịu cảm ứng từ có
thể thực hiện nhờ lợi dụng chính dòng xoáy (dòng Fuco) xuất hiện trong phần động
khi phần động quay. Ngoài ra để tránh ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài,
toàn bộ cơ cấu có thể được đặt trong một màn chắn từ.
2.2.1.1. Cơ cấu chỉ thị từ điện:
a. Cấu tạo
Bao gồm 2 bộ phận chính:
Phần tĩnh: Nam châm vĩnh cửu (nam châm vĩnh cửu hình móng ngựa) lõi sắt,
cực từ (bằng sắt non). Khe hở không khí giữa cực từ và lõi sắt rất hẹp mục đích
tăng độ nhạy.
Phần động: Khung dây quấn trên lõi gắn trên trục làm bằng dây đồng quay
trong khe hở không khí. Ngoài ra còn có các
bộ phận khác như: trục, trụ, hai lò xo cản, kim
chỉ, thang đo.
b. Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng điện chạy qua khung dây do
tác dụng của lực Lorenxơ khung dây lệch ra
khỏi vị trí cân bằng một góc  ( hay kim chỉ
cũng tạo ra một góc  so với vị trí cân bằng)

16
Momen quay tạo bởi sự tương tác từ trường nam châm vĩnh cửu với từ trường

khung dây (do dòng điện trong khung dây gây nên): ; We: năng lượng

điện từ;
We = I=B.S.W..I
Với: B: Độ từ cảm của nam châm.
S: Diện tích khung dây
W: Số vòng dây của khung dây

Nếu gắn một lò xo cản (hoặc một cơ


cấu cản) với trục quay của phần động thì
khi phần động quay lò xo sẽ bị xoắn lại
và sinh ra một momen cản, momen này
tỷ lệ với góc lệch  và được xác định bởi
biểu thức:
Mc = D.  với D là hệ số momen
cản riêng của lò xo, nó phụ thuộc vào vật liệu, hình dáng và kích thước của lò xo.
Chiều tác động lên phần động của hai momen kể trên ngược chiều nhau nên khi
momen cản bằng momen quay phần động sẽ dừng lại ở vị trí cân bằng. Khi đó:

Mc = Mq : Phương trình đặc tính

Hệ số K: đượcgọi là hệ số khắc độ thang đo của dụng cụ đo với cơ cấu chỉ thị từ


điện.
Chú ý:
Từ phương trình đặc tính của cơ cấu chỉ thị từ điện ta thấy góc lệch  tỉ lệ
thuân với dòng điện chạy qua cơ cấu chỉ thị do đó thang đo của cơ cấu chỉ thị từ
điện khắc độ đều.
Dòng điện đi qua cơ cấu chỉ thị chỉ đi theo một chiều nhất định, nếu đưa
theo chiều ngược lại thì kim chỉ sẽ bị giật ngược lại sẽ đánh gãy kim chỉ do vậy
những dụng cụ đo có cơ cấu chỉ thị từ điện phân biệt cực tính.
17
Cơ cấu chỉ thị từ điện có độ nhạy khá cao, thang đo đều và thường dùng để
chế tạo Vôn kế, Ampe kế một chiều, Ohm kế nhiều thang đo…
Giá thành của các dụng cụ có cơ cấu chỉ thị từ điện có giá thành khá cao do
sử dụng nhiều kim loại quí hơn so với các cơ cấu chỉ thị khác.
2.2.1.2. Cơ cấu chỉ thị điện từ
a. Cấu tạo
Bao gồm 2 bộ phận chính:
Phần tĩnh: Cuộn dây, bên trong có khe hở không khí, một lá thép cố định nằm
trong lòng cuộn dây gọi là lá tĩnh.
Phần động: Lá thép có khả
năng di chuyển tương đối với lá
thép tĩnh bên trong khe hở không
khí và được gọi là lá động.
Cấu tạo của cơ cấu chỉ thị điện
từ được mô tả bằng hình bên với
bên trái là hình chiếu đứng và bên
phải là hình chiếu không gian
b. Nguyên lý hoạt động
Cơ cấu chỉ thị điện từ hoạt động dựa trên nguyên tắc khi đặt hai chi tiết bằng sắt
kề nhau bị từ hóa bởi dòng điện chạy qua một cuộn dây thì hai lá thép trở thành hai
cực từ cùng dấu và chúng đẩy nhau.
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây bao quanh lá thép tĩnh, cuộn dây sẽ từ
hóa các lá thép tĩnh và động thành các cực từ cùng cực tính do đó chúng đẩy nhau.
Lực đẩy làm cho lá động dịch chuyển một
khoảng tương đối so với lá tĩnh và đây chính
là lực làm lệch. Lá thép động được gắn trên
một trục cùng với kim chỉ. Khi lá động dịch
chuyển thì kim chỉ cũng dịch chuyển một
góc tương ứng.

18
Momen quay tạo bởi sự tương tác từ hai lá thép (cùng cực tính bị từ hóa bởi
dòng điện trong khung dây gây nên):

với : năng lượng điện từ

L: Hệ số điện cảm của cuộn dây


Nếu gắn một lò xo cản (hoặc một cơ cấu cản) với trục quay của phần động thì
khi phần động quay lò xo sẽ bị xoắn lại và sinh ra một momen cản, momen này tỷ
lệ với góc lệch  và được biểu diễn qua biểu thức:
Mc = D.  với D là hệ số momen cản riêng của lò xo, nó phụ thuộc vào vật
liệu, hình dáng và kích thước của lò xo.
Chiều tác động phần động và phần tĩnh của hai momen kể trên ngược chiều
nhau nên khi momen cản bằng momen quay phần động sẽ dừng lại ở vị trí cân
bằng. Khi đó:

Mc = Mq phương trình

đặc tính của cơ cấu chỉ thị điện từ.


Chú ý:
Từ phương trình đặc tính của cơ cấu chỉ thị điện từ ta thấy góc lệch  không
tỉ lệ thuận với dòng điện chạy qua cơ cấu chỉ thị mà tỉ lệ với I 2 do đó thang đo của
cơ cấu chỉ thị điện từ khắc độ không đều.
Dòng điện đi qua cơ cấu chỉ thị chỉ điện từ không phân biệt cực tính.
Cơ cấu chỉ thị điện từ được dùng chế tạo các dụng cụ đo một chiều hoặc
xoay chiều như Vôn kế, Ampe kế tần số công nghiệp.
Độ chính xác của các dụng cụ đo chế tạo với cơ cấu chỉ thị điện từ không cao
và tiêu thụ điện năng.
Các dụng cụ này có chi phí thấp nên rất phổ biến trong thực tế.
2.2.1.3 .Cơ cấu chỉ thị điện động
a. Cấu tạo
Bao gồm 2 bộ phận chính:

19
Phần tĩnh : Cuộn dây tĩnh
( hay còn là cuộn dây kích
thích) chia làm hai phần nối
tiếp nhau (quấn cùng chiều)
để tạo thành nam châm điện
khi có dòng điện chạy qua.
Phần động bao gồm: Cuộn
dây động quấn thành khung dây đặt trên lõi sắt từ gắn trên trục. Cuộn dây động có
thể quay trong từ trường tạo bởi dòng điện chạy trong cuộn tĩnh và từ trường do
dòng điện chạy trong cuộn động.
Các cuộn dây được làm bằng vật liệu có độ từ thẩm cao ( chủ yếu làm bằng Cu)
và được bọc cách điện. Các cuộn dây phải đảm bảo tạo ra được từ trường đủ mạnh.
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: trục, trụ, hai lò xo cản, kim chỉ, thang
đo…và các chi tiết phụ trợ khác. Để tránh ảnh hưởng của từ trường bên ngoài các
cuộn dây còn được bọc bằng màn chắn từ.
b. Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng điện chạy qua các cuộn dây (khung dây) thì từ trường của cuộn
tĩnh và từ trường của cuộn động tương tác với nhau khiến cho cuộn động dịch
chuyển và kim chỉ lệch ra khỏi vị trí Zero( hay kim chỉ cũng tạo ra một góc  so
với vị trí Zero ).
Các lò xo cản (hoặc một cơ cấu cản) gắn với trục quay của phần động thì khi
phần động quay lò xo sẽ bị xoắn lại và sinh ra một momen cản, momen này tỷ lệ
với góc lệch  và được biểu diễn qua biểu thức:
Mc = D.  với D là hệ số momen cản riêng của lò xo(nó phụ thuộc vào vật
liệu, hình dáng và kích thước của lò xo).
Momen quay tạo bởi sự tương tác giữa từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua
các cuộn tĩnh và từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua cuộn tĩnh.

với : năng lượng điện từ

20
Và L1, L2 là độ tự cảm riêng của các cuộn dây động và tĩnh và chúng không phụ

thuộc vào góc quay của cơ cấu chỉ thị trong quá trình hoạt động do vậy .

Tương tác giữa hai momen kể trên ngược chiều nhau nên khi momen cản bằng
momen quay phần động thì kim chỉ sẽ dừng lại ở vị trí cân bằng. Khi đó:

Mc = Mq : Phương trình đặc tính

Nếu mắc cuộn động và cuộn tĩnh nối tiếp thì I1=I2=I thì
Chú ý:
Từ phương trình đặc tính của cơ cấu chỉ thị điện động ta thấy góc lệch 
không tỉ lệ với dòng điện chạy qua cơ cấu chỉ thị do đó thang đo của cơ cấu chỉ thị
điện động khắc độ không đều.
Dòng điện đi qua cơ cấu chỉ thị chỉ điện động không phân biệt cực tính.
Cơ cấu chỉ thị điện động được dùng chế tạo các dụng cụ đo một chiều hoặc
xoay chiều như Vôn kế, Ampe kế tần số công nghiệp.
Độ chính xác của các dụng cụ đo chế tạo với cơ cấu chỉ thị điện động kém và
tiêu thụ điện năng lớn. Tuy nhiên giá thành rẻ
2.2.2. Cơ cấu chỉ thị tự ghi
2.2.2.1. Cơ cấu chỉ thị tự ghi tốc độ thấp
2.2.2.2. Cơ cấu chỉ thị tự ghi tốc độ cao( màn hình CRT: Cathode ray tube)
Trong kỹ thuật đo lường và kỹ thuật vô tuyến điện thì các thiết bị đo với cơ cấu
chỉ thị tự ghi chủ yếu ứng dụng trong các máy hiện sóng.
Các máy hiện sóng điện tử chia làm 2 nhóm cơ bản tuỳ theo cách hiển thị và
biến đổi tín hiệu cũng như thành phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy
hiện sóng điện tử: Máy hiện sóng điện tử tương tự (Analog Oscilloscope) và máy
hiện sóng điện tử số (Digital Oscilloscope). Máy hiện sóng điện tử tương tự
(Analog Oscilloscope) chuyển trực tiếp tín hiệu Analog ( hay tín hiệu điện cần xác
định ) thành dòng điện tử (electron) bắn nên màn hình để hiển thị dạng của tín
hiệu. Máy hiện sóng điện tử số (Digital Oscilloscope) sẽ lấy mẫu tín hiệu và đưa
qua bộ chuyển đổi tương tự/số (ADC: Analog/Digital Converter) sau đó bằng kỹ
thuật số để xử lý tín hiệu và tái tạo lại sóng để hiển thị trên màn hình. Tùy theo
21
mục đích và ứng dụng cụ thể mà ta chọn lựa sử dụng máy hiện số điện tử cho phù
hợp. Thông thường, khi cần hiển thị dạng tín hiệu dưới dạng thời gian thực thì nên
sử dụng máy hiện sóng dạng tương tự, còn khi cần hiển thị và lưu giữ thông tin,
hình ảnh để xử lý và in ra dạng sóng thì nên sử dụng máy hiển thị sóng số có khả
năng kết nối máy tính và các thiết bị số khác.
Tuy vậy, đối với máy hiện sóng tương tự chủ yếu được cấu tạo với cơ cấu chỉ
thị dạng ống phóng tia điện tử-CRT(Cathode Ray Tube). Còn đối với máy hiện
sóng số được cấu tạo với cơ cấu chỉ thị số.
Dưới đây là cấu tạo cơ bản của một cơ cấu chỉ thị tự ghi dạng ống phóng tia
điện tử-CRT(Cathode Ray Tube).
a. Cấu tạo

CRT là một ống phóng tia điện tử dạng một ống chân không với các hệ thống
điện cực và màn hình huỳnh quang, chùm electron do Cathode phát ra hướng tới
màn hình theo sự điều khiển từ bên ngoài và làm phát sáng lớp Photpho tráng trên
màn hình tại điểm các electrron đập vào tạo ra các điểm sáng.
Những bộ phận chính của CRT được chia ra như sau:
+ Phần 3 cực(Triot): Bao gồm Cathode, lưới, Anodes
- Cathode: làm bằng Niken hình trụ đáy phẳng phủ một lớp Oxit kim loại để
có thể phát ra các electron. Một sợi đốt nằm bên trong Cathode( thường cấu tạo bởi
vật liệu Vonfram) có nhiệm vụ nung nóng Cathode, dưới tác dụng của nhiệt độ lớn
các điện tử dễ dàng bật ra khỏi Cathode, nhằm tăng cường cường độ phát xạ

22
electron cho Cathode. Sợi đốt có điện thế cỡ khoảng 6,3V nhưng Cathode có điện
thế rất lớn cỡ khoảng xấp xỉ -2kV.
- Lưới là một cốc Niken có lỗ ở đáy bao phủ lấy Cathode. Điện thế của lưới
xấp xỉ từ 2kV đến -2,05kV để điều khiển dòng electron từ Cathode đến màn hình.
Sự thay đổi điện thế của lưới sẽ điều chỉnh cường độ(hay lượng) electron bắn ra
khỏi Cathode tức làm cho độ sáng chói của các điểm sáng trên màn hình khác
nhau. Vì vậy thành phần điều khiển điện thế của lưới còn được gọi là thành phần
điều khiển độ sáng chói.
- Anodes gồm 3 phần: A1, A2 và A3
A1: có dạng hình trụ, một đầu hở và một đầu kín có lỗ ở giữa cho các electron
đi qua(A1 được nối tiếp đất nên điện thế dương hơn so với Cathode dùng để tăng
tốc các electron).
A2 và A3: đều có dạng hình trụ, hở hai đầu và có điện thế cao hơn A 1 (song có
thể mang điện thế âm) và chúng cũng đóng vai trò tăng tốc các electron.
Dòng electron được gia tốc từ cathode qua lưới và các điện cực của Anodes.
Các điện cực của Anodes được gọi là các điện cực điều tiêu hay thấu kính điện tử.
Khi dòng các electron chuyển động do các electron mang điện tích âm nên
chúng có xu hướng đẩy nhau nghĩa là dòng electron sẽ loe rộng ra khi đập vào màn
hình huỳnh quang tạo thành vùng sáng và hình ảnh hiển thị trên mành hình sẽ bị
nhòe đi. Nhờ có các điện cực điều tiêu Anodes mà chùm electron được hội tụ
hướng vào các điểm nhỏ trên màn hình tạo điểm sáng trên màn hình để hình ảnh
hiện thị rõ nét. Với điện cực A2 có điện thế -2kV tạo ra các đường đẳng thế làm
cho electron chuyển động qua Anodes có tốc độ ổn định.
Phần 3 cực Triot còn được gọi là súng bắn điện tử.
+ Hệ thống làm lệch( Hay còn gọi là hệ thống lái tia): bao gồm các cặp làm lệch
X, cặp làm lệch Y(Các cặp làm lệch có thể được tiếp đất hoặc không thì dòng
electron có thể đi qua chúng tới đập vào màn hình).
Khi đặt điện áp nên các cặp làm lệch các electron sẽ bị hút vào vùng có điện thế
dương và bị đẩy ra vùng có điện thế âm. Để tác dụng của các vùng điện áp làm

23
lệch dương/âm gây ra các khoảng lệch như nhau thì thế +E/2 được đưa vào một
tấm, thế -E/2 được đưa vào một tấm. Với E là điện thế chênh lệch giữa hai tấm.
Điện áp cần thiết để tạo ra một vạch chia độ lệch trên màn hình được gọi là hệ
số làm lệch đứng của ống (V/cm). Và, độ lệch do 1V điện áp gây ra trên màn hình
được gọi là độ lái tia(cm/V).
+ Màn hình của CRT được mạ một lớp Photpho ở bên trong của màn hình. Khi
dòng các electron đến đập vào màn hình thì các phân tử Photpho bị kích thích và
chuyển nên mức năng lượng cao, khi chúng chuyển về trạng thái bình thường
chúng sẽ phát xạ các bước sóng trong vùng nhìn thấy hay phát ra ánh sáng.Sự lưu
sáng của lớp Photpho khá dài từ vài ms đến vài s do đó mắt người thấy được hình
dạng sóng. Một lớp than chì được tráng ở thành bên của màn hình có tác dụng thu
hồi các electron. Ngoài ra, người ta còn sử dụng màng nhôm để thu góp các
electron và dẫn tới đất. màng nhôm cũng có thể làm tăng cường độ sáng chói cho
màng hình do sự phản xạ áng sáng về phía màn hình thủy tinh và nó còn có nhiệm
vụ tản nhiệt cho màn hình.
Một đường xoắn ốc làm bằng chất có điện trở cao kết tủa trong ống thủy tinh từ
chỗ tấm lái tia điện tử tới màn hình có tác dụng gia tốc cho chum electron sau khi
đã được làm lệch để có được độ chói cần thiết.
b. Nguyên lý hoạt động
Cathode phát ra các electron và được hệ thống các điện cực điều khiển để có
được số lượng hạt, vận tốc và độ tụ cần thiết. Hệ thống làm lệch sẽ làm cho chùm
electron di chuyển trên màn hình theo phương ngang và phương đứng để có được
dạng của tín hiệu.
Ở chế độ hiển thị dạng sóng thông thường tín hiệu cần hiển thị được đưa vào
cặp làm lệch đứng còn một tín hiệu răng cưa được đưa vào cặp làm lệch ngang.
Với tần số của xung răng cưa (hay còn gọi là tần số quyét) phù hợp sẽ có mọt dạng
sóng cần hiển thị.
Chú ý: Đối với các máy hiển thị sóng đa kênh ( hay có thể hiển thị cùng lúc nhiều
dạng của tín hiệu) thì có thể được chế tạo theo hai cách sau:

24
+ Có thể sử dụng mỗi kênh một súng bắn electron và cặp làm lệch đứng riêng
nhưng tất cả các kênh của máy hiện sóng dùng chung cặp làm lệch ngang.

Y
Tín hiệu đưa vào
Tín hiệu xung răng cưa
cặp làm lệch Y
đưa vào cặp làm lệch X

0 X

Tín hiệu hiển thị


trên màn hình

+ Sử dụng duy nhất một súng bắn điện tử cho tất cả các kênh nhưng tách các
chùm tia điện tử thành nhiều phần khác nhau trước khi đưa vào cặp làm lệch đứng
ứng với số kênh tương ứng và tất cả cùng đi qua cặp làm lệch ngang chung.
2.2.3. Cơ cấu chỉ thị số
Cơ câú chỉ thị số được ứng dụng rộng rãi trong thực tế đối với tất cả các thiết bị
đo hiện đại, nó không chỉ đóng vai trò chỉ thị kết qủa đo mà còn có rất nhiều chức
năng khác như: ghi nhớ, lưu giữ và in hình ảnh… tùy theo sự tích hợp công nghệ
kỹ thuật số và mục đích chế tạo thiết bị đo số.
Do vậy dưới đây, ta xem xét sơ đồ và nguyên lý hoạt động chung nhất của một
cơ cấu chỉ thị số đơn giản.
a. Sơ đồ khối

X(t)
Chỉ
BĐX BĐ GM thị

b. Nguyên lý hoạt động

25
BĐX : Bộ biến đổi xung có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu đo (dạng tín hiệu điện áp
hoặc dòng điện mang thông tin đo thông thường là tín hiệu điện áp) x(t) thành
các xung tương ứng. Số xung N tỉ lệ với độ lớn của tín hiệu cần đo x(t) và số
xung N được đưa vào một bộ đếm số lượng xung
BĐ : Bộ đếm đếm số xung N theo một hệ cơ số đếm nhất định và đưa vào bộ
giải mã
GM : Bộ giải mã có nhiệm vụ đổi mã cơ số đếm từ bộ đếm đưa sang phù hợp
với chỉ thị.
CT : Chỉ thị có thể dưới dạng đèn thập phân, Led 7thanh, màn hình CRT, màn
hình LCD( màn hình tinh thể lỏng)…
2.3. CÁC MẠCH ĐO LƯỜNG VÀ GIA CÔNG KẾT QUẢ ĐO
Các mạch đo lường và gia công tín hiệu đo là một bộ phận không thể thiếu của
một thiết bị đo và nó có chức năng tính toán và biến đổi tín hiệu đo trên sơ đồ
mạch nhờ vào kỹ thuật điện-điện tử theo yêu cầu của thiết bị đo và mục đích của
các “Phép đo” đòi hỏi phải có các thiết bị đo phức tạp và tinh vi. Các mạch đo
lường và gia công tín hiệu đo phối hợp các thông tin đo trong một hệ vật lý thống
nhất. Cùng với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật số,
vi xử lý, kỹ thuật tích hợp các IC, C… mà ngày càng có nhiều các “Mạch đo
lường và gia công tín hiệu đo” khác nhau với các thông số cụ thể.
Dưới đây là một số “Mạch đo lường và gia công tín hiệu đo” thông dụng:
2.3.1. Mạch tỉ lệ
Mạch tỷ lệ rất thông dụng trong kỹ thuật đo lường và có rất nhiều loại khác
nhau. Vì tất cả các tín hiệu đo đều được biến đổi về các tín hiệu dòng điện hoặc
điện áp mang thông tin đo do đó có hai loại mạch tỉ lệ về dòng điện và điện áp.
Trong thực tế “mạch tỷ lệ” thường được dùng phổ biến trong các thiết bị đo lường
cơ điện.
2.3.1.1. Mạch tỉ lệ dòng
a. Mạch tỉ lệ dòng dùng điện trở (điện trở sun: Rs) CT
Ict Rct
Để biến đổi về dòng trong các mạch điện
I
một chiều thường sử dụng các điện trở Is Rs
26
Sun (Rs) mắc song song với cơ cấu chỉ thị dùng để chia
dòng một chiều.

Với : hệ số tỉ lệ

Để chia dòng điện một chiều với nhiều hệ số chia khác nhau có thể mắc các
điện trở Sun (Rs) theo sơ đồ sau: Chỉ thị
Ict Rct

I
Rs1 Rs2 Rs3 Rsn (n)
Is K
(3)
(2) (1)

Khi ấy biểu thức tính toán các điện trở Sun (Rs) như sau:

Chú ý: Có thể sử dụng điện trở Sun (R s) để chia các dòng điện xoay chiều
nhưng tốt nhất là đối với mạch thuần trở.
b. Mạch tỉ lệ dòng dùng biến dòng
Trong mạch điện xoay chiều để chia dòng điện thông thường ta sử dụng biến
dòng
Biến dòng thực chất là một biến áp mà thứ cấp được ngắn mạch và sơ cấp mắc
nối tiếp với mạch có dòng điện chạy qua. Đối với biến dòng lý tưởng không có tổn
hao ( Đối với thiết bị đo do các biến dòng lắp đặt bên trong có công suất nhỏ nên
có thể coi là lý tưởng) thì biểu thức tính toán như sau:

27
trong đó I1, I2 là các dòng điện chạy trong
Rt
cuộn sơ cấp và thứ cấp
I1 L2
W1, W2 là số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn L1

thứ cấp
Mục đích sử dụng biến dòng dùng để lấy dòng
I2
K
điện
chạy qua cuộn thứ cấp có trị số nhỏ hơn dòng điện
chạy trong cuộn sơ cấp hay nói cách khác tránh dòng
CT
quá lớn đi qua cơ cấu chỉ thị.
Biến dòng thường làm bằng lõi Silic hình chữ E, O hoặc  có tiết diện dây quấn
tương đối nhỏ.
Yêu cầu: Đối biến dòng là tổn hao lõi thép và điện trở các vòng dây cả ở cuộn
sơ cấp và thứ cấp phải nhỏ.
Thông thường, cuộn thứ cấp của biến dòng được nối đất để tránh trường hợp
cuộn thứ cấp hở mạch gây ra điện áp cực lớn vì biến dòng thực chất là một biến áp
tăng áp.
2.3.1.2. Mạch tỉ lệ áp
a. Mạch tỉ lệ áp dùng điện trở và mạch tỉ lệ về áp dùng tụ điện
+ Mạch phân áp điện trở:
R1
Cơ cấu chỉ thị có điện trở không thay đổi thì dùng
U1
R2=Rct và R1=Rp (điện trở phụ) Rct=R2
CT
Hệ số phân áp: U2
U3

R3
U2
Chú ý:
R2 các thang
Để tăng thêm độ chính xác người ta sử dụng biến trở trượt được gắn
chia độ trên đó có khắc hệ số phân áp tương ứng hoặc các hệ số phân áp nhảy
R1
cấp(những biến trở dạng này còn được gọi là các bộ chiếtUáp).
1
Rct
CT
28
Uct
Để có nhiều hệ số phân áp khác nhau ta
cũng có thể sử dụng các điện trở phụ (Rp)
theo sơ đồ:
Với các hệ số phân áp như sau:

+ Mạch phân áp điện dung:


thường được sử dụng trong các thiết bị đo làm việc với dải tần số cao như
Vôn kế tần số cao hoặc máy hiệnsóng.
C2 R1

R2
U1
C1 CT
U2

b. Mạch tỉ lệ áp dùng biến áp


+ Mạch tỉ lệ áp dùng biến áp tự ngẫu( hay còn gọi là phân áp điện cảm)
Sử dụng máy biến áp tự ngẫu công suất nhỏ với đầu vào (cao áp) và đầu
ra(hạ áp) được đấu nối cả về phần điện và phần từ. Để đảm bảo điều kiện máy biến
áp tự ngẫu là lý tưởng thì lõi thép được chế tạo sao cho mạch từ kín và từ thông
móc vòng đều.
L
Hệ số phân áp: U1
W1
W2
U2

+ Mạch phân áp dùng biến áp hai cuộn dây công suất nhỏ:

29
Biến áp dạng này có điện áp ở đầu sơ cấp rất cao còn ở đầu thứ cấp lại nhỏ hơn
rất nhiều và cơ cấu chỉ thị thường được mắc ở đầu thứ cấp( cơ cấu chỉ thị phải
được chế tạo sao cho có điện trở rất lớn).

Hệ số phân áp: U1
W1
W2
2.3.2. Mạch khuếch đại đo lường:
U2
Mạch khuếch đại đo lường có chức năng nâng cao công suất của
tín hiệu đo ở phương diện gia công tin tức. Nó còn có khả năng mở rộng đặc tính
tần, tăng độ nhạy và tăng trở kháng đầu vào cho thiết bị đo. Mạch khuếch đại có
thể thực hiện bởi các đèn điện tử, đèn bán dẫn và một số vi mạch…
Trong thực tế “mạch khuếch đại đo lường” thông thường được sử dụng khi tích
hợp trong các thiết bị đo số (những thiết bị đo hiện đại).
2.3.2.1. Mạch khuếch đại công suất
Mạch kuếch đại công suất là mạch khuếch đại kết hợp khuếch đại cả dòng điện
và khuếch đại điện áp để có công suất lớn. Có rất nhiều dạng khác nhau, bên dưới
là một ví dụ về mạch khuếch đại công suất sử dụng Transistor mắc kiểu Emitor
chung.
+15V

R1 Rc
C3 Ur
Uv C1
Rt

R2
Re C2

2.3.2.2. Mạch khuếch đại dòng( lặp điện áp)


Mạch khuếch đại dòng có nhiệm vụ khuếch đại dòng điện lên giá trị lớn hơn còn
điện áp lặp lại như đầu vào. Trong thực tế thì điện áp bị suy giảm nhưng không gây
ra sai số lớn.
Bên dưới là một số ví dụ về mạch khuếch đại dòng.

30
+Ec
+Ec U1
OPAMP5
Uv Uv Q2 Uv Ur
Q1
NPN Ur
NPN
Ur
R
R

2.3.2.3. Mạch khuếch đại điều chế


Sơ đồ khối của mạc khuếch đại điều chế:

Uv Ur

mpts

Bộ =/ : Bộ chuyển đổi tín hiệu điện một chiều sang tín hiệu xoay chiều tương
ứng
Bộ /= : Bộ chuyển đổi tín hiệu xoay chiều sang tín hiệu một chiều tương ứng
Mpts : Máy phát tần số chuẩn có nhiệm vụ đóng mở hai khóa điện tử ở hai đầu
vào ra của bộ khuếch đại.
2.3.3. Mạch so sánh
Trong kỹ thuật đo lường, người ta sử dụng rất nhiều mạch so sánh khi cần so
hai hay nhiều tín hiệu đo của hai hay nhiều đại lượng vật lý trong một thiết bị đo
hay một thống thông tin đo để xác định thời điểm bằng nhau của hai hay nhiều đại
lượng nào đó.
Ngoài ra, mạch so sánh còn được sử dụng để so sánh giữa tín hiệu đo của một
đại lượng vật lý nào đó với chính chuẩn mẫu của đại lượng đó để có được kết quả
đo.
Các mạch so sánh trong kỹ thuật đo lường chủ yếu được tạo bởi các bộ khuếch
đại thuật toán. Do vậy, dưới đây là một số mạch so sánh thông dụng.

31
2.3.3.1. Mạch so sánh các tín hiệu khác dấu bằng KĐTT( khuếch đại thuật
toán) một đầu vào
+ Sơ đồ:
Ech : Điện áp chuẩn
Uc(t) :Điện áp cần so sánh với điện áp chuẩn Ech
Ech và Uc(t) ngược dấu nhau.
+ Hoạt động:
+E
U1
R OPAMP
5 Ura
1

V Uc V Ec -E
h
- Khi độ lớn của điện áp Uc(t) nhỏ

hơn

thì Ech quyết định chế độ làm việc của bộ khuếch đại thuật toán và U r  -E vì Ech
> 0 đi vào đầu vào đảo của bộ KĐTT và bộ KĐTT làm việc ở chế độ bão hòa.

- Khi độ lớn của điện áp Uc(t) lớn hơn thì Uc(t) quyết định chế độ làm

việc của bộ khuếch đại thuật toán và U r  +E vì Uc(t) < 0 đi vào đầu vào đảo
của bộ KĐTT.
2.3.3.2. Mạch so sánh các tín hiệu cùng dấu bằng KĐTT( khuếch đại thuật
toán) hai đầu vào
+ Sơ đồ:
+E
U1
R1 OPAM
P5 Ura
R2
+ Hoạt động:
- Khi độ lớn của điện áp Uc(t) < Ech
Uc(t V Ech R3
thì Ur  +E ) -E
V

32
- Khi độ lớn của điện áp Uc(t) > Ech
thì Ur  -E

2.3.3.3. Mạch so sánh 2 mức


+ Sơ đồ:
Ech1
R
R 3
U1
1 OPAMP5
Ux Ura
R
2
V Uc(t)
Ech2
+ Hoạt động:
Mạch so sánh hai mức được sử dụng trong
hệ thống kiểm tra hay điều chỉnh tự động
một tín hiệu đo của một đại lượng vật lý nào đó
luôn nằm giữa trong khoảng hai mức cho
trước (Ux1 < Ux(t) < Ux2).
Hai mức Ux1 và Ux2 được xác định bởi hai nguồn điện
áp chuẩn Ech1 và Ech2
- Khi độ lớn của điện áp U c(t) > Ux2 thì tín hiệu Ur  Ur1 và giá trị này được giữ
nguyên tới khi Uc(t) giảm xuống Ux1.
- Khi độ lớn của điện áp U c(t) = Ux1 thì có sự thay đổi trạng thái làm việc của
KĐTT và tín hiệu Ur  Ur2 và giá trị Ur2 được giữ nguyên tới khi U c(t) giảm
xuống đỉnh âm và lại tăng tới Ux2.
2.3.3.4. Mạch so sánh cực đại
+ Sơ đồ:

33
R3
Uc R1 OA1
1
D1
R2

R6
Uc R4 OA2 Ura
2 max
D2
R5

R9
Uc R7 OA3
3
D3
R8

+ Hoạt động: Mạch so sánh cực đại dùng để chọn giá trị cực đại trong số các tín
hiệu đầu vào. Giá trị của điện áp ra (hay tín hiệu
ra) Ura=Uramax ứng với Ucmax(Uc1 ,Uc2 ,Uc3)
2.3.4. Một số mạch đo lường
2.3.4.1 Mạch điện thế kế
Đây là một mạch đo lường dựa trên nguyên tắc so sánh cân bằng giữa hai điện
áp: Điện áp cần đo Ux và điện áp mẫu Uk
Sơ đồ: EN K
1 2 Ux Sơ đồ khối

Ux
CT
Zero CT
SS

Ip RN Uk
Uk
Rk
Rdc

Uo
Trong đó :

34
RN và EN : Điện trở mẫuvà Pin mẫu được chế tạo với độ chính xác rất cao
Hoạt động của điện thế kế:
+ Khi khóa K ở vị trí 1, điều chỉnh chiết áp bằng điện trở Rdc sao cho chỉ thị chỉ

Zero và khi đó

+ Giữ nguyên Rdc chuyển khóa K sang vị trí 2, điều chỉnh con trượt trên điện trở
mẫu để chỉ thị chỉ về Zero, nghĩa là dòng điện chạy qua cơ cấu chỉ thị đạt giá trị 0,
điện áp mẫu bằng điện áp cần đo và khi đó:

n : là số tự nhiên 1,2,3… khi đó ta có thang đo theo hệ số mũ thập phân.


2.3.4.2. Mạch cầu đo

R(T) R1

Z1

Z2
Vout
c d
Ro R2
0

Z3
Z4

2.3.4.3. Mạch tạo hàm


2.3.4.3.1. Mạch tạo hàm bằng biến trở U
Biến trở có thiết diện chế tạo theo
hệ số mong muốn và có độ chính xác
cao. Giả sử độ dịch chuyển của con
chạy là l tỉ lệ với đại lượng X đưa vào
theo biểu thức: và Rx 1
X
Ur
thì:

Với : k1, k, K: là các hằng số

35
A Ux
2.3.4.3.2. Mạch tạo hàm bằng diode bán dẫn R
Ur Ro1 D1 R1
Uo1
Uo4
Ro2 D2
Uo3 R2
Uo2
Uo2 Ro3 D3
Uo3 R3
Uo1
Ro4 D
Ux 4 R4
Uo4
0 Ux1 Ux2 Ux3 Ux4
Ro5
RN
E
+U
o
Ura

Các điện trở Ro1, Ro2, Ro3,…tạo thành mạch phân áp


với điện áp tổng bằng Uo . Tại Cathode của các diode
có các điện áp cần tuyến tính hóa Uo1, Uo2, Uo3,…
Các điện áp này sẽ được tính toán hóa theo từng đoạn nhờ các diode
2.3.4.3.3. Mạch khai căn
R R
Uv R Ura Ura
Uv R

(a) (b)

Đối với sơ đồ (a) ta có : A : hệ số

Đối với sơ đồ (b) ta có : A : hệ số

2.3.4.3.4. Mạch tạo hàm logarit và đối logarit

D R
Uv D
Uv R Ura
Ura

(a) 36 (b)
Đối với sơ đồ (a) ta có :

Đối với sơ đồ (b) ta có :

Trong đó : UT : điện thế nhiệt


Is : Dòng điện ngược qua diode
2.3.4.4. Các mạch gia công tín hiệu khác:
Ngoài các mạch kể trên, ta còn có các mạch tính toán khác như: Mạch cộng,
trừ, nhân, chia…tín hiệu đo.
2.3.5. Các bộ chuyển đổi tương tự-số(ADC) và số-tương tự(DAC)
Các thiết bị đo hiện đại và phức tạp là các thiết bị đo chỉ thị số hoặc xử lý tín
hiệu số… thì phải chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số
(ADC:Analog/Digital Convertor) và ngược lại để khôi phụ tín hiệu tương tự từ tín
hiệu số phải sử dụng bộ chuyển đổi số sang tương tự (DAC: Digital / Analog
Convertor).
2.3.5.1. Các bộ chuyển đổi tương tự-số(ADC)
Có 3 phương pháp biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số:
- Phương pháp song song: điện áp đưa vào được so sánh đồng thời với n điện áp
chuẩn và xác định xem điện áp đưa vào nằm giữa hai mức điện áp chuẩn nào. Kết
quả, ta có 1 bậc của tín hiệu xấp xỉ. Phương pháp này có tốc độ nhanh nhưng giá
thành cao do sử dụng nhiều bộ so sánh.
- Phương pháp trọng số: So sánh diễn ra cho từng bit của số nhị phân
-Phương pháp số : So sánh lần lượt tường đơn vị bit
Các bộ chuyển đổi ADC đều được sản suất dưới dạng IC theo công nghệ CMOS
Ví dụ như: MC 14433, ADC 7106….
2.3.5.2. Các bộ chuyển đổi số-tương tự (DAC)
Có hai phương pháp biến đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự
- Phương pháp lấy tổng các dòng trọng số
- Phương pháp dùng khóa đổi chiều
37
Các bộ chuyển đổi DAC cũng được sản suất dưới dạng IC
Ví dụ như: DAC 8 bit 7520, 7527, DAC 10bit 7533, DAC 12bit 7541…
2.4. CHUYỂN ĐỔI ĐO LƯỜNG SƠ CẤP VÀ CÁC HIỆU ỨNG VẬT LÝ
ỨNG DỤNG TRONG THIẾT BỊ ĐO
2.4.1. Chuyển đổi đo lường :
Chuyển đổi đo lường là bộ phận của thiết bị đo đóng vai trò thực hiện mối quan
hệ hàm đơn trị giữa hai đại lượng vật lý với độ chính xác nhất định. Hay có thể nói
nó thực hiện chuyển đổi từ đại lượng vật lý này sang đại lượng vật lý khác. Mối
quan hệ giữa chúng có thể là tuyến tính, có thể là phi tuyến. Khi mối quan hệ của
hai đại lượng vật lý là phi tuyến thì phải sử dụng mạch tạo hàm để tuyến tính hóa
với mục địch giảm sai số cho thiết bị đo. Chủ yếu ta xét ở đây là chuyển đổi sơ cấp
tức chuyển đổi từ đại lượng vật lý không điện sang đại lượng điện (hai tín hiệu
điện áp hoặc dòng).
Các đặc tính của chuyển đổi sơ cấp:
+ Tính đơn trị
+ Có khả năng thay thế
+ Đặc tính chuyển đổi ổn định
+ Thuận tiện trong việc ghép nối các thiết bị đo tinh vi với nhau và giữa các thiết
bị đo với máy tính và các thiết bị điều khiển, thiết bị động lực khác …
+ Xác định và khống chế sai số của thiết bị đo trong khoảng cho phép và chấp
nhận được theo yêu cầu công nghệ và qui trình đo.
+ Tác động nhanh với độ trễ nhỏ
+ Có thể tác động ngược trở lại đối với đại lượng cần đo
Phân loại các chuyển đổi sơ cấp
Phân loại theo nguyên tắc chuyển đổi
+ Chuyển đổi điện trở : là chuyển đổi mà đại lượng cần đo X biến đổi làm
thay đổi điện trở của chính nó.
+ Chuyển đổi điện từ : là chuyển đổi làm việc qua các qui luật về lực điện.
Đại lượng cần đo X làm thay đổi các thông số của mạch từ như điện cảm L, hỗ
cảm M, độ từ thẩm  hoặc từ thông ..

38
+ Chuyển đổi tĩnh điện : là chuyển đổi làm việc dựa trên hiện tượng tĩnh điện,
đại lượng đo X làm thay đổi điện dung C hoặc điện tích Q.
+ Chuyển đổi hóa điện là chuyển đổi làm việc dựa trên hiện tượng hóa điện,
đại lượng cần đo X làm thay đổi điện cảm, sức điện động, điện dẫn Y..
+ Chuyển đổi nhiệt điện là chuyển đổi lừm việc dựa trên hiệu ứng nhiệt điện,
đại lượng đo X làm thay đổi sức điện động hoặc điện trở..
+ Chuyển đổi điện tử và ion : là chuyển đổi mà X làm thay đổi dòng điện tử
hoặc dòng ion chạy qua nó.…..
Phân loại theo tính chất nguồn điện
+ Chuyển đổi phát điện (hay còn gọi là chuyển đổi tích cực) là chuyển đổi mà
đại lượng cần đo X làm thay đổi điện tích, dòng điện,điện áp, hoặc sức điện động.
+ Chuyển đổi thông số : là chuyển đổi mà đại lượng ra là các thông số của
mạch điện như điện trở, điện cảm, hỗ cảm, điện dung.
Phân loại theo phương pháp đo
+ Chuyển đổi trực tiếp : là chuyển đổi trực tiếp từ đại lượng không điện thành
đại lượng điện
+ Chuyển đổi bù: là chuyển đổi đại lượng cần đo được so sánh với đại lượng
mẫu
2.4.2. Một số hiệu ứng ứng dụng trong thiết bị đo
2.4.2.1. Hiệu ứng nhiệt điện(hay còn gọi là hiệu ứng Thomson-Seebek)
Khi hai thanh kim loại làm hai vật liệu khác nhau( hay bản chất hóa học khác
nhau) được hàn với nhau tại một điểm với nhiệt độ t1 được gọi là điểm làm việc
của cặp nhiệt điện, hai đầu còn lại là hai đầu tự do có nhiệt độ t0 và được gọi là đầu
Milivoltmet
tự do. Nếu có sự Thanh kim
loại a Cặp nhiệt
điện

Thanh kim
loại b

39
chệnh lệch nhiệt độ giữa đầu làm việc và đầu tự do t1t0 thì giữa hai đầu tự do
của cặp nhiệt điện xuất hiện một suất điện động:
Eab(t1,t0) = Eab(t1) - Eab(t0) ;
Giữa cho nhiệt độ đầu tự do t0 không thay
đổi còn nhiệt độ t1 thay đổi theo nhiệt độ của
môi trường (hay Eab(t0) = C ) ;
Khi ấy : Eab(t1,t0) = Eab(t1) - C
2.4.2.2. Hiệu ứng hỏa điện
Một số tinh thể (như sulfate triglycine) được gọi là tinh thể hỏa điện có tính chất
phân cực điện tự phát phụ thuộc vào nhiệt độ. Trên các bề mặt của những vật làm
từ những tinh thể hỏa điện đối diện với nhau xuất hiện những điện tích trái dấu có
độ lớn phụ thuộc vào độ phân cực điện.
Hiệu ứng hỏa điện được ứng dụng để đo thông lượng ánh sáng, khi các tinh thể
hoatr điện hấp thu ánh sáng hay hấp thu nhiệt độ làm thay đổi độ phân cực điện. Ta
có thể đo được sự phân cực này bằng cách xác định sự biến thiên điện áp trên hai
bản cực của tụ điện làm bằng các tinh thể hỏa điện.
2.4.2.3. Hiệu ứng áp điện (Piezo)
Nếu ta tác dụng một lực cơ học lên những vật làm bằng
vật liệu áp điện( như thạch anh,muối tualatine…) sẽ gây
biến dạng vật đó và làm xuất hiện một lượng điện tích trái
dấu trên hai mặt đối diện của vật
Hiệu ứng này thường được áp dụng để đo đạc xác định các đại lượng gây ra
tương tác lựclên vật liệu áp điện ( như áp suất, gia tốc…) thông qua việc đo điện áp
trên hai bản cực của tụ điện làm bằng vật liệu áp điện.

Ví dụ mạch đo áp suất bằng hiệu


ứng áp điện.

40
2.4.2.4. Hiệu ứng cảm ứng điện từ
Trong dây dẫn chuyển động trong từ trường không đổi sẽ xuất hiện một suất điện
động tỉ lệ với từ thông cắt ngang dây trong một đơn vị thời gian nghĩa là tỉ lệ với
tốc độ của dây dẫn.
Hiện tượng cũng sảy ra tương tự khi khung dây chịu tác động bởi một từ trường
biến thiên. Khi ấy trong khung dây xuất hiện một suất điện động bằng và ngược
dấu với sự biến thiên của từ thông.

Hiệu
ứng
cảm
ứng
điện
từ
ứng
dụng
rất phổ biến trong rất nhiều thiết bị đo.
2.4.2.5. Hiệu ứng quang điện
Hiệu ứng quang điện là hiện tượng giải phóng các hạt dẫn tự do trong vật liệu
dưới tác dụng của sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn giá trị ngưỡng đặc trưng của
vật liệu. Hiệu ứng quang điện có 3 dạng khác nhau nhưng có cùng bản chất:
Hiệu ứng quang điện phát xạ điện tử: là hiện tượng khi được chiếu sáng các điện
tử được giải phóng thoát ra khỏi bề mặt của vật và tạo thành dòng, thu lại và định
hướng bởi điện trường.

41
Hiệu ứng quang điện trong chất bán dẫn: Khi lớp chuyển tiếp N-P được chiếu
sáng sẽ phát sinh cặp nhiệt điện tử-lỗ trống. Chúng di chuyển về hai phía của lớp
chuyển tiếp dưới tác động của điện trường.
Hiệu ứng quang điện từ: Khi cho một từ trường B tác Cực điện dụng
áp
vông góc với phương truyền của bức xạ ánh sáng thì trong
vật liệu bán dẫn sẽ xuất hiện một hiệu điện thế S vuông góc với từ
Cực
trường B và phương truyền của bức xạ ánh dòng
điện N Cực dòng
sáng.
điện
2.4.2.6. Hiệu ứng Hall
Trong một vật mỏng (thông thường
S
làm bằng chất bán dẫn) có dòng điện
chạy qua đặt trong từ trường B có N
phương tạo thành góc  với dòng điện I,
sẽ xuất hiện một hiệu điện thế VH theo hướng vông góc với B và I. VH được tính
theo công thức sau: VH=KH.I.B.sin
Với KH : Hệ số phụ thuộc vào vật liệu và kích thước
hình học của mẫu.
Hiệu ứng Hall được ứng dụng vào các bài toán đo
công suất hoặc xác định vị trí chuyển động của vật trong không gian…

CHƯƠNG 3: ĐO DÒNG ĐIỆN


3.1. KHÁI NIỆM CHUNG
3.1.1. Khái niệm

42
Dụng cụ đo được sử dụng để đo dòng điện được gọi là Ampe kế ( hay Ampemet)
Ký hiệu:
A
3.1.2. Phân loại
Có rất nhiều chủng loại Ampe kế khác nhau :
Phân loại theo kết cấu :
- Ampe kế từ điện
- Ampe kế điện từ
- Ampe kế điện động
- Ampe kế nhiệt điện
- Ampe kế bán dẫn….
Phân loại theo dạng tín hiệu đo và chỉ thị “kết quả đo”
- Ampe kế chỉ thị kim chỉ ( Chỉ thị tương tự/Analog)
- Ampe kế chỉ thị số (Digital)
- Ampe kế bằng màn hình( CRT, LCD…)…
Phân loại theo tính chất của đại lượng đo
- Ampe kế một chiều
- Ampe kế xoay chiều
3.1.3. Yêu cầu
Yêu cầu đối với dụng cụ đo dòng điện:
- Công suất tiêu thụ càng nhỏ càng tốt và điện trở của Ampe kế càng nhỏ
càng tốt( lý tưởng là bằng 0).
- Làm việc trong một dải tần cho trước để đảm bảo cấp chính xác cho dụng
cụ đo.
- Mắc Ampe kế trong mạch điện cần đo dòng điện cần phải mắc nối tiếp
với dòng cần đo.
Rng Rt I
Ampe
kế
e
RA
43
3.2. AMPE KẾ MỘT CHIỀU
Ampe kế một chiều chủ yếu được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị cơ điện( cơ
cấu chỉ thị từ điện) do độ lệch của kim chỉ (góc lệch ) tỉ lệ thuận với dòng chạy
qua cuộn động nên các ampe kế một chiều có thang đo khắc độ đều. Tuy vậy, tiết
diện của các cuộn dây nhỏ nên khả năng chịu dòng của ampe kế một chiều kém chỉ
trong khoảng 10-4 đến 10-2, điện trở của các cuộn dây từ 20 đến 2000 với cấp
chính xác 1,1; 1; 0,5; 0,2; 0,05.
Để tăng khả năng chịu dòng của cơ cấu chỉ thị( hay cho phép dòng lớn hơn
đi qua cơ cấu chỉ thị) người ta mắc thêm điện trở Sun (Rs) song song với cơ cấu chỉ
thị có giá trị được xác định như sau:

Với : được gọi là


Ampe
hệ số mở rộng thang đo của Rng Rt Iđo kế Rct

Ampe kế Is Ict
Rct : Điện trở cơ cấu chỉ thị của
e Rs
Ampe kế
Rs : Điện trở sun mắc thêm ( CT
I: Dòng điện chạy qua Ampe
kế(hay
dòng cần đo)
Ict: Dòng điện chạy qua cơ cấu chỉ thị của ampe kế
Imax: Dòng điện cực đại chạy qua Ampe kế(hay dòng cần đo cực đại khi mở rộng
thang đo)
Ictmax: Dòng điện cực đại chạy cơ cấu chỉ thị của Ampe kế
Chú ý:
Khi đo dòng điện nhỏ hơn 30A thì điện trở Sun mắc song song với cơ cấu chỉ
thị ngay bên trong của Ampe kế.
44
Khi đo dòng điện lớn hơn 30A thì điện trở Sun (Rs)mắc song song với Ampe
kế( hay cơ cấu chỉ thị của Ampe kế) ở bên ngoài và các điện trở Sun (Rs) là các
phụ kiện đi kèm Ampe kế.
Đối với Ampe kế có nhiều thang đo, ta có thể mắc các điện trở Sun (Rs) theo
hai cách:
Cách 1 (Các điện trở Sun (Rs) mắc nối tiếp với nhau):
Chỉ thị
Ict Rct

Iđo
Rs1 Rs2 Rs3 Rsn (n)
Is K
(3)
(2) (1)

K: Khóa (dùng để chọn thang đo)


Ta có: Điện trở Sun (Rs) tương ứng với dòng cần đo:

Cách 2 (Các điện trở Sun (Rs) mắc song song với nhau) :
Chỉ thị
Ict Rct

Iđo Rs1 (1)


Rs2 (2)
Is Rs3 (3) K

Rsn (n)

45
K: Khóa (dùng để chọn thang đo)
Ta có: Điện trở Sun (Rs) tương ứng với dòng cần đo trong trường hợp này

Chú ý : Do cuộn dây động của cơ cấu chỉ thị được chế tạo bằng dây đồng mảnh
nên nhiệt độ của nó thay đổi đáng kể theo nhiệt độ môi trường và do dòng điện
chạy qua cuộn dây động nên cũng gây ra nhiệt độ. Để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ
tới điện trở của cuộng dây động ( hay bù sai số do nhiệt độ ) người ta mắc thêm
điện trở bù bằng Manganin hoặc Constantan.
Các điện trở Sun (Rs) đòi hỏi phải có độ chính xác cao do đó được chế tạo bằng
Manganin.
3.3. AMPE KẾ XOAY CHIỀU
Ampe kế xoay chiều là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều với tần số công nghiệp.
Trong thực tế có các loại Ampe kế xoay chiều được sử dụng phổ biến sau:
Ampe kế từ điện chỉnh lưu, Ampem kế điện từ, Ampe kế điện động…
3.3.1. Ampe kế xoay chiều kiểu từ điện kết hợp bộ chỉnh lưu
a. Khái niệm:
Ampe kế từ điện chỉnh lưu là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều kết hợp cơ cấu
chỉ thị điện từ và bộ chỉnh lưu bằng Diode (Có thể sử dụng bộ chỉnh lưu nửa chu
kỳ hoặc bộ chỉnh lưu hai nửa chu kỳ). Trong thực tế người ta hay sử dụng bộ chỉnh
lưu cầu(chỉnh lưu hai nửa chu kỳ).
Ngoài ra khi điện áp xoay chiều khá cao có thể sử dụng thêm biến áp ( Biến áp
hai cuộn dây có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là W1 và W2).
Chú ý :

46
Biến áp/biến dòng sử dụng thêm cho dụng cụ đo là các biến áp/biến dòng đo
lường công suất nhỏ
Ict=Itrb
b.Sơ đồ Biến
Iđo=I1 áp I2 Im Rm
10T01 Rct
IL
Nguồn RL
U CT

Khi kim chỉ của chỉ thị dừng ở


một vị trí nhất định thì dòng điện
chạy trong cuộn động của chỉ thị
chính là dòng điện trung bình của
sóng sau khi đã đi qua bộ chỉnh
lưu.
Điện trở RL được dùng để gánh
dòng điện dư thừa giữa I2trb và
Ict=Itrb
Mối quan hệ giữa dòng điện
đỉnh Ip(Biên độ của sóng); dòng
điện trung bình bình phương
Irms(dòng điện hiệu dụng); dòng điện trung bình Itrb(dòng điện trung bình trong một
khoảng thời gian của sóng) theo phương trình biểu thức sau:

c. Đặc điểm

47
Ampe kế từ điện chỉnh lưu với cơ cấu chỉ thị từ điện nên có ưu điểm thang đo
được khắc độ đều( giảm đáng kể sai số người đo khi tiến hành “phép đo”). Tuy
nhiên, cơ cấu chỉ thị lại có tính chất phân cực nên cần định hướng dòng chạy qua
chỉ thị khi mắc kết hợp với bộ chỉnh lưu.
Giá trị mà kim chỉ dừng ( hay dòng chạy qua cơ cấu chỉ thị của Ampe kế) là giá
trị dòng trung bình nhưng thang đo của Ampe kế thường được khắc độ theo giá trị
dòng rms (giá trị dòng trung bình bình phương hay dòng hiệu dụng).
So với các Ampe kế xoay chiều khác thì Ampe kế từ điện chỉnh lưu có độ chính
xác cao hơn song chi phí chế tạo lại cao hơn nên giá thành của Ampe kế loại này
cũng cao hơn.
Để bù sai số do nhiệt độ và sai số do tần số của Ampe kế từ điện chỉnh lưu có
thể sử dụng thêm một số điện trở bù sai số làm bằng Cu hoặc Manganin.
3.3.2. Ampe kế điện động
a. Khái niệm
Ampe kế điện động là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều với cơ cấu chỉ thị
điện động. Thường được sử dụng để đo dòng điện tần số công nghiệp (50Hz
hoặc 60Hz) và cao hơn (khoảng từ 400Hz đến 2.000Hz) với độ chính xác khá
cao.
b. Đặc điểm
Do cơ cấu chỉ thị của Ampe kế loại này là điện động nên thang đo không
đều.
Góc lệch  của kim chỉ tỷ lệ với dòng I2 nên kimchỉ chỉ thị giá trị dòng
rms(dòng điện hiệu dụng).
Đối với các Ampe kế điện động có dải đo nhỏ hơn 0,5A người ta mắc cuộn
động và cuộn tĩnh nối tiếp.
Biến Lđộng
Iđo=I1 áp I2 Ltĩnh Ltĩnh
10T01

UAC

48
Đối với các Ampe kế điện động có dải đo lớn hơn 0,5A người ta mắc cuộn
động và cuộn tĩnh song song.

Biến Lđộng
Ltĩnh Ltĩnh L3
Iđo=I1 áp I2 R3
10T01
UAC L4 R4

Chú ý: Trong đó các điện trở và các cuộn dây (L3, R3) và (L4, R4) dùng để bù
sai số do nhiệt độ và do tần số. Chúng thường được chế tạo bằng Manganin
hoặc Constantan.
3.3.3. Ampe kế điện từ
Ampe kế điện từ là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều với cơ cấu chỉ thị kiểu
điện từ. Mỗi cơ cấu điện từ được chế tạo với số vòng Ampe nhất định( hay
I.W=hằng số).
Khi đo các dòng điện có giá trị nhỏ thì người ta mắc nối tiếp các cuộn dây tĩnh
và động của cơ cấu chỉ thị nối tiếp.
Ltĩnh Lđộng

Khi đo các dòng có giá trị tương đối lớn người ta mắc các cuộn dây tĩnh và động
song song với nhau ( L3, L4: dùng bù sai số nhiệt độ và tần số).

Ltĩnh

L3
Lđộng

L4

3.3.4. Ampe kế xoay chiều nhiệt điện


Ampe kế nhiệt điện là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều kết hợp cơ cấu chỉ thị
điện từ ( milivônkế) và cặp nhiệt điện.

49
Cặp nhiệt điện (hay còn gọi là cặp nhiệt ngẫu) gồm hai thanh kim loại khác
nhau được hàn với nhau tại một đầu gọi là điểm làm việc có nhiệt độ T1 và hai đầu
kia nối với một Milivônkế gọi là đầu tự do với nhiệt độ T0.
Khi nhiệt độ tại đầu làm việc T1 khác nhiệt độ tại đầu tự do hay nói cách khác
có sự chêch lệch nhiệt độ giữa hai đầu thì cặp nhiệt điện sinh ra một suất điện động
xác định theo biểu thức:

Milivoltmet

Cặp nhiệt
điện
UAC
Load

Điện trở tỏa


Trong đó:k1: hệ số tỉ lệ nhiệt lớn

( phụ thuộc từng loại cặp nhiệt điện và làmột giá trị xác định.)
Dùng dòng điện Ix (dòng điện chạy qua phụ tải) đốt nóng đầu làm việc thông qua
một điện trở có suất tỏa nhiệt lớn thì độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu làm việc
và đầu tự do xác định theo phương trình:
T = k2.Ix2 trong đó k2 là một hệ số tỉ lệ xác định qua thông số mạch
và kết cấu .
Từ đó ta có : E(T) = k1.k2.Ix2 = k.Ix2
Khi nối kín mạch cặp nhiệt điện bằng một Milivônkế thì sẽ có một dòng nhiệt
điện chạy qua. Dòng nhiệt điện chạy qua Milivônkế tỉ lệ với dòng điện xoay chiều
cần đo qua đó có thể khắc độ thang đo dòng xoay chiều qua Milivônkế.
Kết luận, dòng điện chỉ thị trên Milivônkế là giá trị dòng cần đo.
Chú ý:
Vật liệu chế tạo cặp nhiệt điện có thể bằng Fe-Constantan; Cu-Constantan;
Crom-Alumen và Platin-Platin/rodi
Ampe kế nhiệt điện có sai số lớn do tiêu hao công suất
Khả năng chịu quá tải kém hơn so với các Ampekế khác

50
Ampe kế nhiệt điện có thể đo ở dải tần rất rộng từ 0Hz(dòng một chiều)đến
hàng vài MHz
Thông thường để tăng độ nhạy cho Ampe kế nhiệt điện, ta có thể sử dụng thêm
bộ khuếch đại điện áp bằng bộ sử dụng khuếch đại thuật toán.

CHƯƠNG 4: ĐO ĐIỆN ÁP
4.1. KHÁI NIỆM CHUNG
4.1.1. Khái niệm
Dụng cụ đo dùng để đo điện áp được gọi là Vôn kế ( hay Voltmet)
Ký hiệu:
V
4.1.2. Phân loại
Có rất nhiều chủng loại Vôn kế khác nhau, có thể phân loại Vôn kế theo một
số tiêu chí sau:
+ Phân loại theo kết cấu :
- Vôn kế từ điện
- Vôn kế điện từ
- Vôn kế điện động
- Vôn kế nhiệt điện
- Vôn kế bán dẫn….
+ Phân loại theo dạng tín hiệu đo và chỉ thị “kết quả đo”
- Vôn kế chỉ thị kim chỉ ( Chỉ thị tương tự/Analog)
- Vôn kế chỉ thị số (Digital)
- Vôn kế bằng màn hình( CRT, LCD…)…
+ Phân loại theo tính chất của đại lượng đo
- Vôn kế một chiều
- Vôn kế xoay chiều….
4.1.3. Yêu cầu

51
Yêu cầu đối với dụng cụ đo điện áp :
- Công suất tiêu thụ càng nhỏ càng tốt và điện trở của Vôn kế càng lớn
càng tốt( lý tưởng là bằng ).
- Làm việc trong một dải tần cho trước để đảm bảo cấp chính xác cho dụng
cụ đo.
- Mắc Vôn kế trong mạch điện cần đo điện áp cần phải mắc Vôn kế song
song với đoạn mạch cần đo điện áp.
Rng

Vôn
kế
Rt
e
Rv

4.2. VÔN KẾ MỘT CHIỀU


Vôn kế một chiều chủ yếu được chế tạo dựa trên cơ cấu cơ điện( đặc biệt là cơ
cấu chỉ thị từ điện) do độ lệch của kim chỉ (góc lệch ) tỉ lệ thuận với dòng chạy
qua cuộn động của cơ cấu chỉ thị và dòng điện qua cuộn động cũng tỉ lệ thuận với
điện áp trêncuộn dây nên thang đo của cơ cấu chỉ thị có thể được khắc độ theo điện
áp. Như vậy, các Vôn kế một chiều có thang đo khắc độ đều. Thực chất Vôn kế
một chiều chỉ là Ampe kế một chiều nhưng có điện trở rất lớn và có dòng điện
chạy qua rất nhỏ.
Tuy vậy, để mở rộng thang đo của Vôn kế hay tăng khả năng chịu áp của cơ
cấu chỉ thị( hay cho phép dòng lớn hơn đi qua cơ cấu chỉ thị) người ta mắc thêm
điện trở phụ (Rp) nối tiếp với cơ cấu chỉ thị có giá trị như sau:

với gọi là hệ số mở rộng thang đo của Vôn kế

Vôn
Rng Rp kế

Rt Rct
e Uđo Uct
52
CT
Rct : Điện trở cơ cấu chỉ thị của Vôn Kế
Rp : Điện trở phụ mắc thêm dùng để mở rộng thang đo về điện ápchoVônkế
U=Uđo: Điện ápcần đo đặt trên hai đầu queđo củaVôn kế (hay điện áp trên phụ tải)
Uctmax : Điện áp tối đa đặt trên cuôn động của cơ cấu chỉ thị tương ứng với dòng
điện tối đa chạy qua cơ cấu chỉ thị của Vôn kế.
Umax: Điện áp cực đại đặt trên hai đầu que đo sau khi mở rộng thang đo bằng điện
trở phụ (Rp).
Chú ý:
Cũng giống như các điện trở Sun (Rs), các điện trở phụ (Rp) có thể được mắc bên
trong Vôn kế để tạo các thang đo khác nhau cho Vôn kế hoặc mắc bên ngoài (trong
trường hợp người đo cần mở rộng thang đo). Khi điện trở phụ (Rp) mắc bên ngoài
thì chúng là các phụ kiện đi kèm Vôn kế.
Có 2 cách mắc các điện trở phụ (Rp):
Cách 1: Các điện trở phụ (Rp) được mắc nối tiếp với nhau:

Rp1 Rp2 Rp3 Rpn (n) Chỉ thị


K Rct
(3)
Uct
(2) (1)
Uđo=U

K: khóa
Biểu thức tính toán các hệ số mở rộng thang đo và giá trị các điện trở phụ (R p)
củaVôn kế tương ứng với cách mắc các điện trở phụ nối tiếp:

53
Vôn
e Rng Rt Rv
kế
Cách 2: Các điện trở phụ (Rp) được mắc song song với nhau:
Rp1
(1) Chỉ thị
Rp2 Rct
Rp3 (2) K
(3)
Uct
Rpn (n)
Uđo=U

K: khóa (dùng để chọn thang đo phù hợp)


Biểu thức tính toán các hệ số mở rộng thang đo và giá trị các điện trở phụ (R p)
củaVôn kế tương ứng với cách mắc các điện trở phụ (Rp)song song :

4.3. VÔN KẾ XOAY CHIỀU


Vôn xoay chiều là dụng cụ đo điện áp xoay chiều với tần số công nghiệp. Vôn kế
xoay chiềucó nhiều chủng loại khác nhau, trong thực tế có các loại Ampe kế xoay
chiều được sử dụng phổ biến sau:
Ampe kế từ điện chỉnh lưu, Ampem kế điện từ, Ampe kế điện động…
54
4.3.1. Vôn kế xoay chiều kiểu từ điện kết hợp bộ chỉnh lưu
a. Khái niệm:
Vôn kế xoay chiều kiểu từ điện kết hợp bộ chỉnh lưu là dụng cụ đo điện áp
xoay chiều kết hợp giữa cơ cấu chỉ thị điện từ và bộ chỉnh lưu bằng Diode(Có thể
sử dụng bộ chỉnh lưu nửa chu kỳ hoặc bộ chỉnh lưu hai nửa chu kỳ). Trong thực tế,
người ta chủ yếu sử dụng bộ chỉnh lưu cầu(chỉnh lưu hai nửa chu kỳ).
Ngoài ra khi điện áp xoay chiều khá cao có thể sử dụng thêm biến áp ( Biến áp
hai cuộn dây có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là W1 và W2).
Khi đo điện áp xoay chiều tần số công nghiệp (50/60 Hz) hoặc cao hơn thì cơ
cấu làm nhụt và quán tính chuyển động ở phần động của cơ cấu chỉ thị không biến
đổi theo dòng điện tức thời chạy qua cơ cấu chỉ thị mà biến đổi theo dòng điện
trung bình chạy qua cơ cấu chỉ thị của Vônkế và kim chỉ sẽ dừng ở vị trí trung bình
của dòng. Vôn kế xoay chiều kiểu từ điện kết hợp với bộ chỉnh lưu được khắc độ
thang đo theo dòng trung bình của sóng.
Chú ý :
Sử dụng cơ cấu chỉ thị điện từ đòi hỏi mắc đúng sao cho độ lệch dương trên
thang đo do cơ cấu chỉ thị điện từ có tính chất phân cực.
Biến áp/biến dòng sử dụng thêm cho dụng cụ đo là các biến áp/biến dòng đo
lường công suất nhỏ.
Để bù sai số theo sự thay đổi của nhiệt độ và tần số sóng chạy qua cơ cấu chỉ
thị, ta mắc thêm các điện trở làm bằng Cu hoặc Manganin vào mạch điện kết hợp
thêm cuộn cảm và tụ bù tần số.

b. Sơ đồ :
Ict=Itrb
Biến
Iđo=I1 áp I2 Im Rm
10T01 Rct
IL
Nguồn RL
U CT

55
Khi kim chỉ của chỉ thị dừng ở một vị trí nhất định thì dòng điện chạy trong cuộn
động của chỉ thị chính là dòng điện trung bình của sóng sau khi đã đi qua bộ chỉnh
lưu.
Điện trở RL được dùng để gánh dòng điện dư thừa giữa I2trb và Ict=Itrb
Mối quan hệ giữa dòng điện đỉnh Ip(Biên độ của sóng); dòng điện trung bình bình
phương Irms(dòng điện hiệu dụng); dòng điện trung bình Itrb(dòng điện trung bình
trong một khoảng thời gian của sóng) theo phương trình biểu thức sau:

c. Đặc điểm:
Volt kế từ điện chỉnh lưu với cơ cấu chỉ thị từ điện nên có ưu điểm thang đo
được khắc độ đều( giảm đáng kể sai số người đo khi tiến hành “phép đo”). Tuy
nhiên, cơ cấu chỉ thị lại có tính chất phân cực nên cần định hướng dòng chạy
qua chỉ thị khi mắc kết hợp với bộ chỉnh lưu.
Giá trị mà kim chỉ dừng ( hay dòng chạy qua cơ cấu chỉ thị của Volt kế) là giá
trị dòng trung bình nhưng thang đo của Volt kế thường được khắc độ theo giá trị
điện áp rms (giá trị điện áp trung bình bình phương hay điện áp hiệu dụng).
So với các Volt kế xoay chiều khác thì Volt kế từ điện chỉnh lưu có độ chính
xác cao hơn song chi phí chế tạo lại cao hơn nên giá thành của Volt kế loại này
cũng cao hơn.
Để bù sai số do nhiệt độ và sai số do tần số của Volt kế từ điện chỉnh lưu có thể
sử dụng thêm một số điện trở bù sai số làm bằng Cu hoặc Manganin.
4.3.2. Vôn kế xoay chiều kiểu điện từ
Vôn kế xoay chiều kiểu điện từ là dụng cụ đo điện áp xoay chiều ở dải tần số
công nghiệp (50/60Hz và cao hơn) với cơ cấu chỉ thị kiểu điện từ. Đối với Vôn kế
xoay chiều kiểu điện từ thì cuộn tĩnh được chế tạo với số vòng dây rất lớn từ 1000

56
đến 6000 vòng và các cuộn dây tĩnh và động của cơ cấu chỉ thị được mắc nối tiếp
nối tiếp. Có thể mở rộng thang đo bằng cách mắc thêm các điện trở phụ.
Khi đo điện áp có tần số tương đối lớn so với tần số điện áp lưới (50/60Hz), ta
mắc thêm các tụ C để bù sai số do tần số cao gây ra
C1 C2 C3

Ltĩnh Lđộng
Rp1 Rp2 Rp3

Uct
U1
U2
U3
4.3.3. Vôn kế xoay chiều kiểu điện động
a. Khái niệm:
Vôn kế điện động là dụng cụ đo điện áp xoay chiều với cơ cấu chỉ thị điện
động. Thường được sử dụng để đo điện áp tần số công nghiệp (50Hz hoặc
60Hz) và cao hơn .
b. Sơ đồ : Biến Ltĩnh
I1 áp I2
10T01
Lđộng
Uđo=Uvào
Ltĩnh

Cuộn kích thích ( Cuộn tĩnh ) được chia làm hai phần nối tiếp và nối tiếp với
cuộn động.
c. Đặc điểm
Do cơ cấu chỉ thị của Vôn kế loại này là điện động nên thang đo không đều.
Góc lệch  của kim chỉ tỷ lệ với dòng I2 nên kimchỉ chỉ thị giá trị điện áp
rms ( điện áp hiệu dụng).
Đối với các Vôn kế điện động thường đòi hỏi dòng điện chạy qua cơ cấu chỉ
thị nhỏ nhất 100mA nên Vôn kế điện động có độ nhạy thấp hơn so với các Vôn
kế xoay chiều khác.
4.3.4. Vôn kế số

57
Vôn kế số là dụng cụ đo điện áp chỉ thị bằng con số ( bằng đèn Led, màn hình
CRT, LCD,…) và được chế tạo bởi công nghệ kỹ thuật số ( Công nghệ tích hợp
các bộ vi xử lý và vi điều khiển ). Tùy thuộc vào phương pháp biến đổi tín hiệu mà
Vôn kế số chia thành các chủng loại sau :
+ Vôn kế số chuyển đổi thời gian
+ Vôn kế số chuyển đổi tần số
+ Vôn kế số chuyển đổi bù….
Ta xét Vônkế số chuyển đổi thờ gian làm đặc trưng:
Vôn kế số chuyển đổi thời gian
a. Nguyên lý :
Biến đổi điện áp cần đo ( Ux ) thành khoảng thời gian t sau đó lấpđầy khoảng
thời gian bằng các xung có tần số chuẩn ( fo ). Bộ đếm dùng để đếm số xung ( N )
tỉ lệ với điện áp cần đo ( Ux ) từ đó suy ra ( Ux ).
b. Sơ đồ khối :

Ux
SS MFR MFX K BĐ CT

Tr

Stop Start

Trong đó:
SS: Bộ so sánh

58
MFRC : Máy phát xung răng cưa
MFX : Mạch phát xung tần số chuẩn (fo)
Tr : (Trigo) Mạch lật
K : Khóa điện tử được điều khiển bởi khóa điện tử
BĐ : Bộ đếm
CT : Bộ chỉ thị số (Bao gồm các mạch Latch( chốt địa chỉ), mạch giải mã, và
hiển thị, màn hình CRT, LCD…)
c. Hoạt động:
Khi bắt đầu khởi động hay mở máy (start) thì xung khởi động tác dụng lên
Trigơ để mở khóa điện tử K và khởi động MFRC (máy phát xung răng cưa) làm
việc.
Tại thời điểm t1, khóa điện tử K mở thông để đưa tần số chuẩn từ máy phát
xung MFX tới bộ đếm và chỉ thị số. Đồng thời, MFRC(máy phát xung răng cưa)
đưa điện áp mẫu Uk tới bộ so sánh để so sánh với điện áp cần đo.
Tại thời điểm t2 khi Ux=Uk, mạch so sánh đưa xung Stop vào bộ Trigơ thì Trigơ
chuyển trạng thái làm đóng khóa K.
Trong thời gian khóa K mở từ thời điểm t1 tới t2, cùng lúc bộ đếm xung đếm được
N xung và được xác định bằng biểu thức:

Với T0 : Chu kỳ của xung chuẩn


f0 = 1/T0 : Tần số của xung chuẩn
tx = t2 – t1: Thời gian đóng mở khóa điện tử K
Mặt khác từ sơ đồ mạch và từ biểu đồ điện áp ta có :

Với tm : thời gian lớn nhất để Uk=Um


Um : Điện áp lớn nhất của xung do MFRC (máy phát xung răng
cưa) phát ra.
Từ biểu thức trên ta thấy rằng điện áp cần đo tỉ lệ với số xung đếm được.

59
CHƯƠNG 5: ĐO CÔNG SUẤT
5.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Công suất là một đại lượng cơ bản của các hiện tượng và các quá trình vật lý
nói chung sảy ra trong, các mạch điện, các hệ thống điện và các hệ thống điện tử.
Do vậy, việc xác định công suất là “Phép đo” quan trọng và phổ biến.
Trong thực tế, người ta phân loại công suất thành các loại sau:
+ Công suất toàn phần ( Công suất biểu kiến ) : S (VA)
+ Công suất tiêu thụ ( Công suất hữu công) : P (W)
+ Công suất phản kháng ( Công suất vô công) : Q (VAR)
Dải đo của công suất từ 10-20 W đến 1010 W và dải tần từ 0 tới 109 Hz
* Đối với mạch điện một chiều :

60
Công suất tiêu thụ (hay công suất thực) P được tính bằng một trong những
biểu thức sau:

Trong đó: U : Điện áp rơi trên phụ tải


I : Dòng điện chạy qua phụ tải
R : Điện trở của phụ tải
q : Nhiệt lượng tỏa ra trên phụ tải
k : Hệ số tỷ lệ giữa P và q
* Đối với mạch điện xoay chiều một pha:
Công suất tiêu thụ (hay công suất thực) P được tính bằngbiểu thức sau:

Trong đó: p, u, i : là các giá trị tức thời của công suất tiêu thụ, điện áp rơi trên
phụ tải, dòng điện chạy qua phụ tải.
T: Chu kỳ của sóng
Biểu thức liên hệ giữa “Công suất” với điện áp và dòng điện chạy qua phụ tải nếu
dòng điện và điện áp có dạng hình Sin:

Trong đó: U : Điện áp hiệu dụng rơi trên phụ tải


I : Dòng điện hiệu dụng chạy qua phụ tải
 : Góc lệch pha giữa điện áp u(t) và dòng điện i(t)
cos : Hệ số công suất của phụ tải
5.2. DỤNG CỤ ĐO CÔNG SUẤT TRONG MẠCH MỘT PHA
Từ biểu thức tính công suất, ta thấy rằng có thể đo công suất bằng hai phương pháp
“Đo gián tiếp” và “Đo trực tiếp”.
- Đo gián tiếp: Đo thông qua U, I, (góc lệch pha đối với dòng điện xoay chiều)

61
- Đo trực tiếp: Do phương pháp “Đo gián tiếp” phải sử dụng nhiều dụng cụ đo
nên sai số phép đo khá lớn, thực tế người ta đo trực tiếp công suất bằng dụng cụ đo
Oát kế (Wattmeter).
5.2.1. Oát kế điện động
a. Khái niệm:
Oát kế điện động là dụng cụ đo cơ điện để đo công suất thực trong mạch điện
một chiều hoặc xoay chiều một pha. Cấu tạo chủ yếu của Oát kế điện động là cơ
cấu chỉ thị điện động.
b. Nguyên lý hoạt động: *
B
Xét sơ đồ nguyên lý của Oát kế điện động ở hình bên A
A là cuộn dây tĩnh mắc nối tiếp với điện trở tải R * Ru Iu
B là cuộn dây động mắc song song với nguồn cấp Ux
Rp R
Rp: Điện trở phụ
Ru: Điện trở bản thân cuộn động
Khi có điện áp U đặt nên cuộn dây động B( nghĩa là có dòng điện I2 chạy trong
cuộn động và dòng điện I2 tỷ lệ với điện áp U) và dòng điện chạy qua phụ tải
R( dòng chạy qua cuộn tĩnh I1=I(dòng chạy qua phụ tải)). Sự tương tác của các từ
trường tạo bởi các dòng điện chạy trong các cuộn dây tĩnh và động( I1 và I2) làm
cho kim chỉ của Oát kế lệch ra khỏi VTCB(Vị trí zero) một góc 
Áp dụng các công thức tính toán cho cơ cấu chỉ thị điện động
 Đối với mạch điện một chiều (Oát kế một chiều) theo công thức của cơ cấu chỉ
thị điện động ta có:

trong đó: ;

 với

Với D:Hệ số Mômem cản riêng của lò xo cản


I1 : Dòng điện chạy qua cuộn tĩnh
I2 : Dòng điện chạy qua cuộn động
M12: Hỗ cảm giữa hai cuộn dây động và tĩnh

62
K: Hệ số khắc độ thang đo của Oát kế một chiều
 Đối với mạch điện xoay chiều (Oát kế xoay chiều) theo công thức của cơ cấu chỉ
thị điện
Ta có:
U
trong đó ;
Iu I


 

0
Nếu  = ᵟ 
Với D:Hệ số Mômem cản riêng của lò xo cản
I1 = I: Dòng điện chạy qua cuộn tĩnh
I2 = Iu : Dòng điện chạy qua cuộn động
M12: Hỗ cảm giữa hai cuộn dây động và tĩnh
K: Hệ số khắc độ thang đo của Oát kế xoay chiều
Kết luận:
Số chỉ của kim chỉ ở Oát kế xoay chiều tỷ lệ với công suất tiêu thụ trên phụ tải.
Chú ý:
+ Do Oát kế điện động phân biệt cực tính nên khi đảo pha 1 trong 2 cuộn
dây Oát kế sẽ quay ngược. Vì vậy, trong sơ đồ đấu nối các cuộn dây
bên trong có đánh dấu (*) để qui định chiều dòng điện đi qua. Và khi
đấu nối cácđầu dây cần nối các dây có (*) với nhau.
+ Oát kế có nhiều thang đo theo dòng và áp
+ Dải tần làm việc của Oát kế khá rộng(từ 0Hz đến hàng trăm Hz)
+ Độ chính xác đạt từ 0,10,2% với tần số dưới 200Hz
5.2.2. Đo công suất bằng phương pháp điều chế tín hiệu
a. Nguyên lý
Giả sử Uu là một tín hiệu điện áp tỷ lệ với điện áp U rơi trên phụ tải và Ui là một
tín hiệu điện áp tỷ lệ với dòng điện chạy qua phụ tải. Khi xác định công suất P

63
bằng phương pháp điều chế tín hiệu dựa vào việc nhân hai tín hiệu Uu và Ui trên
cơ sở điều chế hai lần tín hiệu bao gồm điều chế độ rộng xung (ĐRX) và điều chế
biên độ xung(BĐX).
b. Sơ
MF fo
đồ Uu
Utrb=K.
Ui P
ĐRX BRX TP

cấu trúc

MF fo: Máy phát xung tần số chuẩn


ĐRX: Bộ điều chế độ rộng xung
BĐX: Bộ điều chế biên độ xung
TP: Bộ tích phân
c. Hoạt động
Máy phát tần số xung chuẩn (MF fo) tạo ra các xung có biên độ và độ xung
bằng nhau, các xung này được đưa vào bộ biến đổi độ rộng xung. Khi đó độ rộng
xung sẽ phụ thuộc vào biên độ điện áp Ui. Đầu ra của bộ điều chế độ rộng
xung(ĐRX)có các xung với độ rộng ti=k1.Ui. Dãy xung sau khi được điều chế độ
rộng xung được đưa vào bộ điều chế biên độ xung(BĐX) và được điều chế biên
độ theo Uu, do đó diện tích mỗi xung tại đầu ra của bộ điều chế biên độ xung sẽ
tỷ lệ với công suất tức thời theo biểu thức như sau:

Vậy, tại đầu ra của Bộ tích phân : điện áp trung bình tỷ lệ với công suất tiêu thụ
trên phụ tải
Utrb=K.P
K: Hệ số khắc độ thanh đo
Đối với Oát kế chế tạo theo kiểu này có sai số dụng cụ: 0,1%
5.2.3. Oát kế nhiệt điện

64
Các dụng cụ đo chế tạo kết hợp với cặp nhiệt điện có thể hoạt động ở tần số cao,
do đó người ta có thể dùng cặp nhiệt điện để chế tạo Oát kế nhiệt điện dùng để đo
công suất trên phụ tải trong môi trường có tần số ngoài khoảng đo của Oát kế điện
động.
a. Sơ đồ:
Biến
I
dòng

Ii Ii
Biến Iu
áp Milivoltmet
Nguồn Rt
U e1 e2
+ +
R R
Iu + Ii 1 2
Iu - Ii

b. Nguyên lý hoạt động


Biến áp có điện áp của cuộn thứ cấp tỷ lệ với điện áp U vào(Điện áp rơi trên
phụ tải) và điện áp này tạo ra dòng điện iu (chạy trong cuộn thứ cấp), do vậy iu tỷ
lệ với điện áp U vào.
Biến dòng có dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp tỉ lệ với dòng điện I( dòng
điện chạy qua phụ tải) và tạo ra dòng điện ii tỉ lệ với dòng qua tải I.
Với sơ đồ mắc thêm cặp nhiệt điện thì dòng điện đốt nóng R1 là (iu+ii) và dòng
điện đốt nóng R2 là (ii-iu) .
Theo công thức của cặp nhiệt điện ta có:
e1 = k1.(iu+ii)2 và e2 = k2.(ii-iu)2
(Thông thường, oát kế được chế tạo với k1=k2=k)
Số chỉ của milivoltmet : Era= e1-e2 = 4.k.iu.ii
Do bộ biến đổi nhiệt độ có quán tính nhiệt cao nên loại bỏ thành phần xoay chiều
ta sẽ có
Era=K.U.I.cos=K.P( Hệ số tỉ lệ K được dùng khắc độ thang đo)

65
Oát kế nhiệt điện có sai số cơ bản 0,1% với thang đo từ 10mV đến 300V; dòng
điện từ 100A đến 3mA; cos khoảng từ 0,1 đến 1; tần số hoạt động từ 20Hz đến
100kHz.
Ưu, nhược điểm: Oát kế nhiệt điện có ưu điểm thang đo khắc độ đều do Milivolt
kế là dụng cụ đo cơ cấu từ điện, dải tần làm việc khá rộng. Tuy nhiên do quán tính
nhiệt lớn và tổn hao trên biến áp và biến dòng nên sai số khá lớn so với các Oát kế
khác. Chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường và độ bền cơ học thấp nên không
làm việc được trong điều kiện có độ rung và dao động lớn( do mối hàn của các cặp
nhiệt điện không bền).
5.2.4. Oát kế dùng chuyển đổi Hall
Bộ chuyển đổi Hall là một mạng 4 cực được chế tạo dưới dạng một tấm mỏng
bằng hợp chất bán dẫn: T-T( hai cực dòng) và X-X( hai cực áp ) kết hợp với
Milivolt kế được khắc độ theo đại lượng công suất để trở thành Oát kế chuyển đổ
Hall.
a. Sơ đồ:
Milivoltm
et

X Rmultiplie
T T
r

AC
Load

b. Nguyên lý hoạt động:


Cho chuyển đổi vào khe hở của nam châm điện. Hướng của từ trường như hình
vẽ. Khi đó đặt vuông góc với bề mặt chuyển đổi là 1từ trường của nam châm điện
thì xuất hiện ở hai đầu X-X một thế điện động Hall được tính theo công thức:

66
Ex = kx.B.ix
Với kx là hệ số và giá trị của nó phụ thuộc vào vật liệu, kích thước và hình dáng
của bộ chuyển đổi, nhiệt độ của môi trường và cường độ của từ trường.
B: Độ từ cảm của từ trường
Ix: Dòng qua tải
Như vậy, thế điện động Hall tỉ lệ với công suất trên phụ tải nếu chế tạo sao cho
B(Độ từ cảm của từ trường tỉ lệ với U: điện áp rơi trên tải) khi ấy:
Ex = kx.B.ix=kx.ku.U.ix=K.P (B=ku.U)
Dòng qua cuộn hút L chính là dòng qua phụ tải. Dòng qua hai cực T-T tỉ lệ với
điện áp đặt trên phụ tải (Load), Rmultiplier (điện trở phụ ) để hạn chế dòng.
Milivoltmet để xác định điện áp giữa hai cực điện áp X-X
Khi ấy thế điện động giữa Hall được tính như sau:
Ex = k.u.i = k.P
Trong đó : Ex được xác bởi milivoltmet và k: hệ số tỉ lệ
Có thể suy ra giá trị của công suất P là: P = Ex/k
Nhận xét :
- Oát kế dùng chuyển đổi Hall có khả năng đo công suất của mạch xoay chiều với
tần số cóa thể nên đến MHz
- Cơ cấu dùng chuyển đổi Hall không có quán tính
- Cấu tạo đơn giản và độ tin cậy cao
- Sai số do nhiệt độ khá lớn
Trong thực tế để tăng độ nhạy và khuếch đại thế điện động Hall ngườita mắc thêm
vào sơ đồ một bộ khuếch đại thuật toán như hình vẽ bên dưới:
ILoad

R1
Uout ZLoad
ULoad
V

67
CHƯƠNG 6: ĐO TẦN SỐ VÀ GÓC PHA
6.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Tần số f và góc pha  là hai đại lượng đặc trưng cho quá trình dao động có chu
kỳ T
Phép đo tần số sử dụng tần số chuẩn có thể đạt độ chính xác cao nhất so với các
phép đo khác (10-1310-12)
+ Chu kỳ T(s) là khoảng thời gian nhỏ nhất mà giá trị tín hiệu lặp lạiđộ lớn
của nó thoả mãn phương trình U(t) = U(t+T)
+ Tần số f (Hz) được xác định bởi số chu kỳ lặp lại của một tín hiệu
trongmột đơn vị thời gian
+ Tần số góc của tín hiệu được xác định bởi biểu thức  = 2..f

+ Góc pha, chu kỳ liên quan với nhau theo biểu thức trong đó  là

khoảng thời gian chênh lệch giữa hai tín hiệu


Do vậy, việc đo tần số và góc pha được đưa về việc đo tần số và đo khoảng thời
gian
Dụng cụ dùng để đo độ lệch pha giữa hai tín hiệu được gọi là fazomet hay fazo
kế

68
Dụng cụ dùng để đo tần số được gọi là tần số kế và để đo tần số ta có thể thực
hiện theo hai phương pháp: Phương pháp biến đổi thẳng và phương pháp so
sánh.
Đo tần số bằng phương pháp biến đổi thẳng bao gồm các loại sau:
+ Tần số kế cơ điện tương tự ( Tần số kế điện từ, tần số kế điện động, tần số
kế sắt điện động): Các loại tần số kế này dùng để đo tần số trong khoảng từ
20Hz2,5kHz với cấp chính xác không cao (0,2; 0,5; 1,5; 2,5) và tiêu thụ điện
năng khá lớn.
+ Tần số kiểu điện dung tương tự dùng để đo tần số trong dải 10Hz500kHz
+ Tần số kế chỉ thị số có thể đo khá chính xác tần số của tín hiệu xung và tín
hiệu đa hài
Đo tần số bằng phương pháp so sánh bao gồm :
+ Tần số kế trộn tần dùng để đo tần số của các tín hiệu xoay chiều , tín hiệu
điều chế biên độ với tần số trong khoảng 100kHz đến 20GHz
+ Tần số kế cộng hưởng để đo tần số của các tín hiệu với tần số từ 50kHz
đến 10GHz
+ Cầu xoay chiều phụ thuộc tần số để đo tần số trong khoảng 20Hz đến
20kHz
+ Dao động ký (Oscilloscope) để so sánh tần số tín hiệu cần đo với tần số
chuẩn của máy dao động ký, dải tần của tín hiệu cần đo từ 10Hz đến 100MHz.
6.2. ĐO TẦN SỐ VÀ GÓC PHA BẰNG PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI
THẲNG
6.2.1. Tần số kế cộng hưởng điện từ
a. Cấu tạo:

Các bộ phận chính của tần số kế cộng hưởng

69
+ Nam châm điện
+ Thanh rung bằng các lá thép có tần số cộng hưởng riêng. Một đầu của
thanh rung được gắn chặt còn một đầu có thể doa động tự do. Tần số dao
động riêng của mỗi thanh rung bằng hai lần tần số cần đo.
+ Thanh đo khắc độ theo tần số có thể dạng đĩa hoặc dạng thanh
b. Hoạt động
Dưới tác động của từ trường của Nam châm điện các thanh rung bị hút vào
Nam châm hai lần trong một chu kỳ của dòng điện chạy qua Nam châm điện,
do đó tạo ra dao động với tần số gấp hai lần tần số dòng điện chạy qua Nam
châm điện. Khi thanh rung có tần số dao động riêng bằng hai lần tần số cần đo
thì thanh rung sẽ dao động với biên độ lớn nhất (hiện tượng cộng hưởng xảy
ra) và qua đó xác định được tần số cần
đo.
c. Ưu điểm và nhược điểm:
+ Ưu điểm:
- Chi phí chế tạo rẻ, cấu tạo đơn giản
- Độ tin cậy khá lớn
+ Nhược điểm:
- Sai số khá lớn từ 1,5%  2,5%
- Dải tần làm việc hẹp: (45Hz55Hz); (55Hz65Hz); (450Hz550Hz)
- Không thể sử dụng trong môi trường làm việc có độ rung lớn hoặc trên các
thiết bị đang di chuyển.
6.2.2. Tần số kế cơ điện
Tần số kế điện động và Fazo kế điện động dựa vào cơ cấu Logomet điện động
Với logomet điện động có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như sau:
+ Cấu tạo: M1 I2

F
F I
B
M2 I1

70
Phần động gồm hai cuộn dây B1 và B2 gắn với nhau một góc cố định .
Dòng điện I1, I2 đi vào B1, B2. Phần tĩnh gồm cuộn dây A được tách thành
hai phần nối tiếp và dòng điện I đi vào A. Hai cuộn động sẽ quay trong từ
trường B do hai cuộn tĩnh tạo ra tùy theo lực tương tác giữa từ trường B và
dòng điện chạy trong các cuộn động. Giả sử chiều dòng điện chạy trong
mạch như hình trên thì lực đẩy chính là lực sinh ra Momen quay M1và lực
điều kiển chính là lực sinh ra Momen cản M2. Vì hai cuộn động được gắn cố
định với nhau nên khi Momen cản bằng Momen quay thì cuộn động sẽ
dừng lại, hay kim chỉ chỉ thị một giá trị xác định.

Tại vị trí cân bằng ta có: phương trình đặc tính của cơ cấu

Từ phương trình đặc tính của cơ cấu ta thấy rằng góc mở  tỉ lệ với các dòng
điện I1, I2 chạy trong cuộn động và cos(I,I1), cos(I,I2).
Chú ý : Cơ cấu Logomet có độ nhạy thấp và sai số khá lớn.
6.2.3. Tần số kế điện động
a. Cấu tạo:
Các bộ phận chính của tần số kế điện động dựa vào cơ cấu logomet điện động.

B1 B2
A I2
R2
Ux
C1
L2
I1
C
2

b. Hoạt động
Cuộn A nối với cuộn động B2 nên I2 = I và góc góc (I, I2) = 0 ,
(R2, L2, C2) được chọn để cộng hưởng điện áp với tần số fxo là giá trị trung bình
của dải tần cần đo

71
Trong đó với 1 là góc (I, I1) = (I2, I1)
2 là góc (I, I2) = 0
Với các phần tử như trong mạch ta sẽ có , nghĩa là góc lệch của dụng
cụ là một hàm của tần số, do đó thang đo có thể khắc độ trực tiếp theo thứ
nguyên của tần số là Hz.
Tần số kế có giới hạn đo từ 40Hz – 55Hz; sai số 1,5% và có thể chế tạo dụng cụ
đo tần số cao hơn đến 2500Hz.
6.2.4. Fazomet điện động
Fazomet điện động là dụng cụ đo góc pha và hệ số công suất cos sử dụng cơ
cấu chỉ thị logomet điện động.
a. Sơ đồ B1 B2
A I

Ux R L1
Z
2
I2 I1 t

b. Nguyên lý hoạt động


Bằng cách chọn các giá trị linh kiện phù hợp ta sẽ có  = 
Như vậy độ lệch của dụng cụ có thể chỉ thị góc pha  hoặc hệ số cos trên thang
khắc độ.
Nhược điểm của sơ đồ trên là chỉ dùng cho một cấp điện áp. Khi điện áp thay đổi
các thông số của mạch cũng thay đổi theo, hơn nữa mạch sử dụng điện cảm Lnên
cảm kháng phụ thuộc vào tần số và sẽ gây sai số cho kết quả đo.

72
CHƯƠNG 7: ĐO THÔNG SỐ MẠCH ĐIỆN
Các đại lượng điện mà bản thân nó không mang năng lương điện được gọi là
các đại lượng không tích cực hay còn gọi là các thông số của mạch điện. Các thông
số của mạch điện bao gồm: Điện trở R, điện cảm L, điện dung C, góc tổn hao của
tụ điện tg, hệ số phẩm chất của cuộn dây.
Có hai phương pháp đo thông số của mạch điện:
+ Đo trực tiếp: là dùng các thiết bị đo xác định trực tiếp các thông số của
mạch điện như Ohm kế, Henrikế, Fara kế…
+ Đo gián tiếp: là phương pháp đo sử dụng Ampe kế và Vôn kế,.. để đo
dòng điện và điện áp trong mạch điện từ đó tính toán các thông số mạch thông qua
các biểu thức, phương trình,qui luật liên quan.
7.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRỞ
7.1.1. Đo gián tiếp Ampe
a. Sử dụng Ampe kế và Vôn kế kế I
Dựa vào định luật Ohm ta xác định được A

Vôn
V
điện trở Rx: và có thể mắc theo e Rx kế
( Ix
một trong hai sơ đồ sau:
+ Sơ đồ (a) : Ampe kế xác định I, Vôn kế xác định (a)

U suy ra giá trị thực của Rx là . Bằng các dụng cụ đo ta tính toán được

giá trị điện trở là : : Như vậy RxR’x , do đó để có độ

chính xác cao cho phép đo này đòi hỏi Vôn kế có Rv càng lớn càng tốt
+ Sơ đồ (b): Ampe kế xác định Ix, Vôn kế xác định Ampe
kế A
Uv suy ra giá trị thực của Rx là . Bằng các dụng Vôn
V
e Rx kế

73
( I=Ix

(b)
cụ đo ta tính toán được giá trị điện trởlà :

: Như vậy RxR’x , do đó

Để R’x tiến gần đến Rx thì điện trở của Ampe kế càng nhỏ càng tốt(RA<<Rx)
b. Đo điện trở bằng phương pháp so sánh điện trở mẫu(Ro)
Cũng có thể mắc điện trở cần đo và điện trở mẫu theohai sơ đồ sau
+ Sơ đồ (a): Điện trở cần đo Rx và điện trở mẫu Ro mắc nối tiếp
Khi ấy điện áp rơi trên điện trở cần đo Rx là Ux và điện áp rơi trên điện trở
mẫu Ro là Uo và dòng qua các điện trở không đổi:

Ta có :

+ Sơ đồ (b): Điện trở cần đo Rx và điện trở mẫu Ro mắc song song
Khi ấy dòng điện chạy qua điện trở cần đo Rx là Ix và dòng điện chạy qua
điện trở mẫu Ro là Io và với điện áp cung cấp không đổi:

Ta có :
e Io Ix
( Ro Rx
Ro Rx
e 1 2
(
Uo Ux

(b)
(a)
V A

7.1.2. Đo trực tiếp bằng Ohm kế


Đo điện trở bằng cách đo gián tiếp như trong hai trường hợp trên sai số của phép
đo lớn do sai số của từng phép đo trực tiếp gây ra và sai số do quá trình tính toán.
Vì vậy, để giảm sai số của phép đo điện trở người ta chế tạo dụng cụ đo trực tiếp
điện trở đó là Ohm kế.
Ohm kế là một dụng cụ đo có cơ cấu chỉ thị từ điện với nguồn cấp là các Pin
hoá học và các điện trở mắc trong Ohm kế là các điện trở chuẩn. Và dựa vào

định luật Ohm ta có , do vậy nếu giữ điện áp U không đổi hay cấp nguồn

74
điện không đổi trên Rx(điện trở cần đo) thì dòng điện I chạy qua Rx thay đổi khi Rx
thay đổi và cũng chính là dòng chạy qua Ohm kế hay nói cách khác I=f(Rx) và kim
chỉ của cơ cấu chỉ thị sẽ chỉ giá trị theo độ lớn của Rx. Trên cơ sở này để ta chế tạo
Ohm kế và ta có thể chế tạo Ohm kế với các loại cơ cấu chỉ thị khác nhau. Trong
thực tế chủ yếu các Ohm kế được chế tạo với cơ cấu chỉ thị kiểu từ điện do cơ cấu
chỉ thị dạng này có ưu điểm chính xác cao, thang đo đều và ổn định.
Có hai loại Ohm kế là Ohm kế nối tiếp và Ohm kế song song:
Rp
a. Ohm kế nối tiếp:
Ohm kế dạng này có điện trở cần đo mắc nối tiếp CT
EN
với cơ cấu chỉ thị. Đối với Ohm kế dạng này thường
1
dùng để đo các điện trở có giá trị từ vài Ohm() trở nên
2
Điện trở phụ Rp có vai trò đảm bảo khi Rx=0 dòng điện
qua cơ cấu chỉ thị Max( lệch toàn thang đo) và bảovệ cơ Rx

cấu chỉ thị. Điện trở của Ohm kế được xác định như sau:

và khi Rx=0 thì dòng qua chỉ thị max:

Khi Rx0 thì và khi Rx= thì Ict=0

Kết luận:
- Thang chia độ của Ohm kế ngược với thang chia độ của Ampekế và Vôn kế.
- Khi điện áp nguồn cấp EN giảm thì sai số của Ohm kế tăng. Do đó thông
thường phải mắc thêm một chiết áp Rm. Và trước khi sử dụng Ohm kế ta phải
ngắn mạch đầu vào để Rx=0 và điều chỉnh Rm sao cho chỉ thị chỉ Zero do
trong quá trình sử dụng nguồn Pin bị yếu đi.

Rp

Sơ đồ sử dụng thêm chiết áp Rm:


R
EN Rm CT
1
2
75
Rx
b. Ohm kế song song Rp R
Ohm kế dạng này có điện trở cần đo
Rm
mắc song song với cơ cấu chỉ thị. Đối EN CT Rx
với Ohm kế dạng này thườngdùng để đo
các điện trở có giá trị khá nhỏ.
Điện trở phụ Rp có vai trò đảm bảo khi Rx=0 dòng điện
qua cơ cấu chỉ thị sấp xỉ 0 và bảovệ cơ cấu chỉ thị.
Khi Rx= thì dòng qua chỉ thị max.
Ohm kế dạng này có thang đo thuận giống với các dụng cụ đo thông thường
khác
7.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN DUNG C, ĐIỆN CẢM L
Trong thực tế để chế tạo các dụng cụ đo điện dung C (Fara kế) và điện cảm
L( Heri kế) người ta thường sử dụng cầu xoay chiều đơn với dụng cụ chỉ Zero là
điện kế từ điện kết hợp bộ chỉnh lưu. Ngoài ra, để tăng độ nhạy cho cơ cấu chỉ thị
của dụng cụ đo các thông số này thì có thể sử dụng thêm bộ khuếch đại thuật toán
mắccùng với cơ cấu chỉ thị. Nó cho phép các dụng cụ đo thông số điện dung C và
điện cảm L có thể làm việc với dải tần từ 20Hz đến 1MHz.
7.2.1. Cầu xoay chiều đo điện dung
a. Cầu xoay chiều đo tụ điện tổn hao nhỏ

Tụ điện tổn hao công suất nhỏ được coi là tụ lý tưởng mắc nối tiếp với một
điện trở Cx Rx R1

CT
Uo
R2
76Cm Rm
Trong đó Rx và Cx là nhánh tụ điện cần đo và R1 và R2 là các điện trở thuần trở
Khi cầu cân bằng ta có mối quan hệ

Với

b. Cầu xoay chiều đo tụ điện tổn haolớn C R


Tụ điện tổn hao công suất lớn được biểu x
1
R C
diễn dưới dạng một tụ điện mắc song
x
song với một điện trở Uo T
Rm R
Trong đó Rx và Cx là nhánh tụ điện cần đo 2

R1 và R2 là các điện trở thuần trở Cm

Khi cầu cân bằng ta có mối quan hệ :

và ; ;

7.2.2. Cầu xoay chiều đo điện cảm


Điện cảmlý tưởng là điện cảm chỉ có thành phần điện kháng XL=.L nhưng trong
thực tế các cuộn cảm bao giờ cũng có thành phần điện trở R nhất định. Điện trở
của cuộn cảm càng lớn thì phẩm chất của nó càng kém.

77
Hệ số phẩm chất của một cuộn cảm được xác định bằng biểu thức:

a. Cầu xoay chiều dùng điện cảm mẫu


Mạch cầu so sánh các đại lượng L Rx R1
x
cần xác định Lx và Rx với đại
CT
lượng mẫu Lm và Rm. Hai
Uo Lm
nhánh là các điện trở R1 và R2 R2
với độ chính xác cao và thuần trở. Rm
Khi đo người ta điều chỉnh điện cảm mẫu Lm và Rm và có thể điều chỉnh cả điện
trở R1 và R2 để cầu cân bằng.
Khi cầu cân bằng ta có :
b. Cầu điện cảm Maxell
Việc chế tạo tụ điện chuẩn trong
L R R
thực tế dễ dàng hơn nhiều so với việc
x x 1
chế tạo một điện cảm chuẩn, do vậy C
người ta sử dụng tụ điện chuẩn trong Uo Lm T
R
cầu Maxell để đo điện cảm:
2
Rm
Khi mạch cầu cân bằng:
c. Cầu điện cảm Hay
Mạch cầu Hay được sử dụng cho
L R R
việc đo các cuộn cảm có hệ số
x x 1
phẩm chất cao. C
Khi cầu cân bằng ta có: Uo Lm T
R
2
Rm

78
CHƯƠNG 8: MÁY HIỆN SÓNG ĐIỆN TỬ
8.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Máy hiện sóng điện tử hay còn gọi là dao động ký điện tử( electronic
oscilloscope) là một thiết bị hiển thị sóng. Thiết bị này chủ yếu được sử dụng để
hiển thị dạng tín hiệu điện thay đổi theo thời gian và ứng dụng rất nhiều trong đo
lường nói chung, đo lường điện-điện tử nói riêng.
Bằng máy hiện sóng ta có thể xác định được:
+ Dạng của tín hiệu điện
+ Giá trị ( bao gồm: Biên độ, giá trị hiệu dụng, giá trị
trung bình…) và thời gian tương ứng của tín hiệu.
+Tần số dao động của tín hiệu.
+ Thành phần của tín hiệu bao gồm thành phần một chiều và thành phần xoay
chiều cùng cả các thành phần “nhiễu” tác động đến tín hiệu.

79
Các máy hiện sóng điện tử chia làm 2 nhóm cơ bản tuỳ theo cách hiển thị và biến
đổi tín hiệu cũng như thành phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy hiện
sóng điện tử: Máy hiện sóng điện tử tương tự (Analog Oscilloscope) và máy hiện
sóng điện tử số (Digital Oscilloscope). Máy hiện sóng điện tử tương tự (Analog
Oscilloscope) chuyển trực tiếp tín hiệu Analog ( hay tín hiệu điện cần xác định )
thành dòng điện tử (electron) bắn nên màn hình để hiển thị dạng của tín hiệu. Máy
hiện sóng điện tử số (Digital Oscilloscope) sẽ lấy mẫu tín hiệu và đưa qua bộ
chuyển đổi tương tự/số (ADC: Analog/Digital Converter) sau đó bằng kỹ thuật số
để xử lý tín hiệu và tái tạo lại sóng để hiển thị trên màn hình. Tùy theo mục đích và
ứng dụng cụ thể mà ta chọn lựa sử dụng máy hiện số điện tử cho phù hợp. Thông
thường, khi cần hiển thị dạng tín hiệu dưới dạng thời gian thực thì nên sử dụng
máy hiện sóng dạng tương tự, còn khi cần hiển thị và lưu giữ thông tin, hình ảnh
để xử lý và in ra dạng sóng thì nên sử dụng máy hiển thị sóng số có khả năng kết
nối máy tính và các thiết bị số khác.

80
8.2. CẤU TẠO CỦA MÁY HIỆN SÓNG
8.2.1. Sơ đồ

8.2.2. Nguyên lý hoạt động


Tín hiệu được đưa vào bộ chuyển mạch AC/DC (Bộ chuyển mạch có một
khóa điện tử K, khóa K đóng khi cần xác định thành phần DCcủa tín hiệu và
mở khi chỉ cần quan tâm đến thành phần AC của tín hiệu). Sau đó,tín hiệu được
đưa vào bộ phân áp ( hay còn gọi là bộ suy giảm tín hiệu đầu vào) được điều
chỉnh bởi núm xoay VOLTS/DIV cho phép điều chỉnh tỉ lệ sóng theo phương
đứng.Chuyển mạch Y-POS xác định vị trí của sóng theo chiều đứng như vậy có
thể dịch chuyển sóng cần hiển thị lên hoặc xuống. Sau khi phân áp,tín hiệu

81
được đưaqua bộ khuếch đại Yđể đưa đến bộ điều khiển làm lệch đứng. Tín hiệu
của bộ khuếch đại Y được đưa tới Trigơ( khối đồng bộ) để kích hoạt mạch tạo
xung răng cưa(mạch tạo tín hiệu quét) và tín hiệu xung răng cưa đưa tới điều
khiển cặp làm lệch ngang.
Đi vào khối tạo xung răng cưa còn có hai tín hiệu điều khiển từ núm vặn
TIME/DIV và X-POS cho phép thay đổi tốc độ quét theochiều ngang, khi ấy
dạng sóng sẽ dừng trên màn hình với n chu kỳ nếu tần số của tín hiệu đưa vào
lớn gấp n lần tần số quét. X-POS điều chỉnh việc di chuyển của sóng theo chiều
ngang.
8.3. ỨNG DỤNG CỦA MÁY HIỆN SÓNG TRONG ĐO LƯỜNG
Máy hiện sóng có rất nhiều ứng dụng trong kỹ thuật như thực hiện các hàm toán
học, thu thập và phân tích tín hiệu, phân tích phổ tín hiệu, tổng hợp các tín hiệu…
tùy theo chức năng của mội máy hiện sóng. Như vậy, máy hiện sóng có thể thực
hiện đa chức năng.Tuy vậy, ta chỉ xét đến ứng dụng cơ bản nhất của máy hiện sóng
trong kỹ thuật đo lường.
8.3.1. Hiển thị và quan sát dạng tín hiệu
Chức năng cơ bản nhất của một máy hiển thị tín hiệu chính là dùng để quan sát
tín hiệu trên màn hình của máy. Để hiển thị và quan sát tín hiệu chỉ cần thiết lập
cho máy hiện sóng ở chế độ đồng bộ trong và điều chỉnh tần số quét và Trigơ để
dạng sóng đứng yên trên màn hình của máy. Khi ấy, ta có thể quan sát dạng và sự
thay đổi của tín hiệu theo thời gian. Các máy hiển thị sóng hiện đại đa kênh có thể
cho phép hiển thị cùng một lúc nhiều tín hiệu dạng khác nhau và tần số quan sát có
thể đạt tới 400MHz.
8.3.2. Xác định giá trị điện áp
Qua sự chỉ thị dạng tín hiệu của tín hiệu điện áp và số ô chia tương ứng với tín
hiệu có thể xác định các giá trị Up( Giá trị đỉnh của điện áp hay biên độ sóng), Urms(
Giá trị trung bình bình phương của điện áp hay giá trị hiệu dụng). Từ đó có thể tính
giá trị trung bình của điện áp trong khoảng thời gian nhất định.
Đối với các tín hiệu điện áp dạng xung cũng có thể xác định được thời gian tăng
sườn xung, thời gian giảm sườn xung và độ rộng xung.

82
8.3.3. Đo tần số và chu kỳ của tín hiệu
Từ khoảng thời gian giữa hai điểm của tín hiệu qua việc đếm các ô theo chiều
ngang giữa hai điểm nhân với giá trị của TIME/DIV ta xác định được tần số của tín
hiệu.
8.3.4. Xác định độ lệch pha của hai tín hiệu bằng phương pháp so sánh
Ngoài cách xác định tần số của tín hiệu thông qua xác định chu kỳ như trên,
cũng có thể xác định tần số của tín hiệu theo cách sau:
So sánh tần số của tín hiệu cần đo fx với tần số chuẩn của máy hiển thị sóng phát
ra fo. Tín hiệu cần đo được đưa vào kênh Y, tín hiệu tần số chuẩn đưa vào kênh X.
Đặt chế độ làm việc của máy hiển thị sóng ở chế độ X-Y Mode và các sóng đều có
dạng hình Sin. Khi đó trên màn hình sẽ hiển thị một đường cong và đường cong đó
được gọi là đường cong Lissajou. Điều chỉnh tần số chuẩn do máy hiện sóng phát
ra cho tới khi tần số của tín hiệu cần đo fx là bội số hoặc ước số của tần số chuẩn
thì trên màn hình hiện nên một đường cong Lissajou đứng yên. Hình dáng của
đường cong Lissajou tùy thuộc vào tỉ số tần số giữa hai tín hiệu và độ lệch pha
giữa hai tín hiệu.
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp Lissajou và nó cho phép đo tần
số tín hiệu từ 10Hz tới tần số giới hạn của máy hiện sóng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý – Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng
Quế, Nguyễn Văn Hòa. NXB Giáo dục, 1996
2. Giáo trình cảm biến – Phan Quốc Phô & Nguyễn Đức Chiến. NXB Khoa
học và kỹ thuật, 2000
3. Cơ sở kỹ thuật điện I, II, III – Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Trần Quân,
Phạm Khắc Chương. NXB Đai học và trung học chuyên nghiệp, 1971
4. 110 Sơ đồ thực hành khuếch đại thuật toán – Lê Văn Doanh và Võ Thạch
Sơn dịch. NXB Khoa học và kỹ thuật, 1994
5. Cẩm nang kỹ thuật điện, tự động hóa và tin học công nghiệp – Lê Văn
Doanh dịch. NXB Khoa học và kỹ thuật, 1998
6. Nguyên lý chuyển đổi Analog & Digital, Đỗ Thanh Hải, Ngô Thanh Hải.
NXB Thanh niên.
7. Mạng truyền thông công nghiệp – Hoàng Minh Sơn. NXB Khoa học và kỹ
thuật.
8. Sensors Handbook – Sabrie Soloman, Mc Gnaw- Hill, 1998
83
9. AIP Handbook of Modern Sensors – Jacob Fraden, American Institute of
Physics, 1993

84

You might also like