You are on page 1of 72

Bài mở đầu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHÉP


TÍNH SAI SỐ

1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHÉP ĐO

Những tính chất vật lý của vật thể, của trường đều được đặc
trưng bởi những đại lượng vật lý. Mục tiêu của các thí nghiệm vật lý
là xác định các đại lượng vật lý một cách định lượng, tức là phải đo
đạc, thu được các giá trị bằng số của các đại lượng vật lý đó.

1.1. Khái niệm về phép đo

Trong vật lý, phép đo (measurement) là so sánh giữa đại lượng


vật lý cần đo với đại lượng vật lý cùng thể loại, nhưng ở những điều
kiện tiêu chuẩn (thường là không thay đổi theo thời gian) gọi là đơn vị
đo. Việc đo này đem lại một con số thể hiện mối liên hệ về độ lớn giữa
đại lượng cần đo với đơn vị đo.

1.2. Phân loại phép đo

Về phương diện toán, người ta chia các phép đo thành hai


loại: trực tiếp và gián tiếp.

1.2.1. Phép đo trực tiếp

Phép đo trực tiếp là phép đo trong đó ta đọc kết quả trực tiếp
trên dụng cụ đo.

1.2.2. Phép gián tiếp

Phép đo gián tiếp là phép đo mà kết quả đo được xác định


thông qua những biểu thức liên hệ giữa đại lượng cần đo với những
đại lượng được đo trực tiếp hoặc gián tiếp trước đó. Tuy nhiên một số
phép đo trực tiếp thực chất là phép đo gián tiếp.
2. KHÁI NIỆM VỀ SAI SỐ PHÉP ĐO

Khi đo nhiều lần cùng một đại lượng, dù cẩn thận đến mấy,
kết quả giữa các lần đo cũng có sự khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng
trong kết quả đo được luôn luôn có sai số và kết quả chúng ta nhận
được chỉ là giá trị gần đúng.
Xác định giá trị thực của một đại lượng vật lý với sự chính
xác tuyệt đối là không thể, mà ta chỉ có thể xác định được giá trị thực
của đại lượng đó nằm trong khoảng tin cậy là bao nhiêu. VD: phép đo
thời gian thu được kết quả t = (2,5 ± 0,1).100 (s) tức là thời gian t nằm
trong khoảng từ 2,4 s đến 2,6 s.

2.1. Định nghĩa sai số phép đo

Sai số phép đo là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo được hoặc
tính được và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại lượng cần
đo.

2.2. Nguyên nhân gây ra sai số phép đo

Các nguyên nhân chính gây ra sai số phép đo:


- Do phương pháp đo lường không chính xác.
- Do thiết bị đo không chính xác.
- Do sự vụng về hay khéo léo của người đo.
- Do các yếu tố bên ngoài tác động đến phép đo.
2.3. Phân loại sai số

Sai số của phép đo có thể được phân loại theo cách thể hiện bằng
số, theo nguyên nhân gây ra sai số hoặc quy luật xuất hiện sai số.

2.3.1. Phân loại sai số theo quy luật xuất hiện


Tùy theo quy luật xuất hiện, người ta chia sai số ra làm ba loại:
sai số thô, sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
a. Sai số thô
Số liệu thu được bởi phép đo có sự chênh lệch một cách rõ rệt
và vô lý so với giá trị có thể có của đại lượng cần đo và chúng ta
không thể sử dụng số liệu đó. Ta nói số liệu đó có chứa sai số thô. Sai
số thô xuất hiện do các điều kiện cơ bản của phép đo bị vi phạm hoặc
do sự sơ suất của người làm thí nghiệm, hoặc do bị chấn động đột
ngột từ bên ngoài. Do thiếu ánh sáng có thể đọc nhầm 3 thành 8 hoặc
171,78 thành 1717,8 v.v….
Khi gặp kết quả có chứa sai số thô, chúng ta phải loại trừ nó ra
khỏi kết quả đo bằng cách lặp lại nhiều lần phép đo và mạnh dạn bỏ
nó ra khỏi bảng số liệu. Như vậy trong phần tính toán sai số ta luôn
xem rằng các kết quả đo không chứa sai số thô.

b. Sai số hệ thống
Sai số hệ thống là sai số gây bởi những yếu tố tác động như
nhau lên kết quả đo, có giá trị không đổi trong các lần đo được tiến
hành bằng cùng một dụng cụ theo cùng một phương pháp. Các sai số
này có thể tính được, chúng luôn làm cho kết quả đo lớn hơn hoặc
nhỏ hơn một đại lượng nào đó, hoặc thay đổi theo một quy luật nhất
định. Người ta thường chia sai số hệ thống ra làm 2 loại:
- Sai số hệ thống biết được chính xác nguyên nhân và độ
lớn: sai số này xuất hiện khi dụng cụ đo đã bị sai lệch. Chẳng hạn, khi
chưa có dòng điện chạy qua mà kim của ampere kế đã chỉ 0,1A; khi
chưa kẹp vật cần đo chiều dài vào thước kẹp mà thước đã cho chiều
dài là 0,1 mm… Sai số loại này có thể loại khỏi kết quả đo bằng cách
hiệu chỉnh lại dụng cụ đo, hoặc hiệu chỉnh lại kết quả (cộng thêm
hoặc trừ bớt vào kết quả thu được sai lệch ban đầu).
- Sai số hệ thống biết được nguyên nhân nhưng không
biết chính xác độ lớn: Sai số này phụ thuộc vào độ chính xác của
dụng cụ đo. Mỗi dụng cụ đo đều có độ chính xác nhất định của nó. Ví
dụ: đối với các dụng cụ đo điện hiện kim thì sai số hệ thống có thể
gặp 2 loại như sau: sai số thứ nhất là sai số do nhà sản xuất quy định
(sai số dụng cụ), sai số thứ hai là sai số ở vạch chia nhỏ nhất của
thang đo (sai số làm tròn).
c. Sai số ngẫu nhiên
Sai số ngẫu nhiên là sai số còn lại của phép đo sau khi đã loại
trừ hết sai số thô và sai số hệ thống. Sai số ngẫu nhiên gây nên bởi
một số rất lớn các nhân tố mà ta không thể tách riêng và tính riêng
biệt cho chúng được. Có thể xem sai số ngẫu nhiên là tác dụng tổng
hợp của các nhân tố đó. Chẳng hạn do giác quan của người làm thí
nghiệm không tinh, không nhạy dẫn đến không phân biệt được đúng
chỗ trùng nhau của hai vạch chia trên thước kẹp, do điều kiện thí
nghiệm thay đổi một cách ngẫu nhiên ta không thể biết được mà dẫn
đến kết quả đo mắc sai số…Ví dụ, đo cường độ dòng điện trong mạch
có điện áp luôn thăng giáng hoặc nhiệt độ, áp suất trong phòng luôn
luôn thay đổi mà ta không phát hiện được làm cho kết quả đo bị thăng
giáng… Sai số ngẫu nhiên có độ lớn và chiều thay đổi hỗn loạn.
Chúng ta không thể loại trừ chúng ra khỏi kết quả đo vì không biết
chắc chắn, mà chúng ta chỉ có thể sử dụng các phương pháp toán học,
như các lý thuyết xác suất để tính ảnh hưởng của chúng đến việc ước
lượng các giá trị chân thực của các đại lượng. Và thường sai số ngẫu
nhiên của các phép đo được phân bố theo phân bố chuẩn Gauss.
Có thể thấy rằng sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống luôn tồn
tại trong các phép đo vật lý. Chúng ta có thể làm giảm sai số ngẫu
nhiên bằng cách đo nhiều lần một phép đo, nhưng sai số hệ thống thì
không thể giảm bằng cách đo nhiều lần mà chỉ có thể giảm bằng cách
thay bằng các dụng cụ có độ chính xác hơn, dụng cụ có sai số nhỏ
hơn hoặc canh chỉnh các dụng cụ chính xác, lựa chọn thang đo hợp
lý.
2.3.2. Phân loại theo cách thể hiện bằng số
Theo cách thể hiện bằng số, người ta chia sai số ra làm hai
loại: sai số tuyệt đối và sai số tương đối.
a. Sai số tuyệt đối
Sai số tuyệt đối là giá trị tuyệt đối (module) của hiệu số giữa
giá trị thực của x và giá trị đo được X của nó và được kí hiệu:
∆ =| − | (1)
Khi đó khoảng [ − ∆ , + ∆ ] sẽ bao quanh giá trị thực
x, nghĩa là:
−∆ ≤ ≤ +∆ (2)
Vậy sai số tuyệt đối cho biết độ lớn của sai số, nó chứa cả sai
số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
Ví dụ: Khi xác định khối lượng của một vật, người ta dùng
cân và được kết quả:
= (15,5 ± 0,3) g
điều này có nghĩa là khối lượng thực của vật được xác định trong
khoảng giới hạn:
15,2 g ≤ m1≤15,8g
b. Sai số tương đối
Sai số tương đối là tỉ số phần trăm giữa sai số tuyệt đối ∆ và
giá trị đo được X, ký hiệu là ε:

= 100% (3)
Sai số tương đối cho biết độ chính xác của một phép đo, nó
cũng chứa cả sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Muốn đánh giá đầy
đủ kết quả của phép đo một đại lượng vật lý, chúng ta cần phải xác
định được sai số tuyệt đối và sai số tương đối của phép đo đó.

3. CÁCH TÍNH SAI SỐ

Sai số ngẫu nhiên của phép đo vật lý sẽ được tính toán thông
qua giá trị độ lệch chuẩn (SD – standard deviation of mean).

3.1. Sai số của phép đo trực tiếp

3.1.1. Sai số hệ thống


Đối với các thiết bị đo, trong catalog hoặc trên dụng cụ có chỉ
ra giới hạn sai số của dụng cụ Δmax, số này có nghĩa là giá trị sai số
lớn nhất (giới hạn sai số) khi dụng cụ hoạt động ở điều kiện nhà sản
xuất đề ra. Và thông thường sai số dụng cụ cũng được phân bố theo
phân bố chuẩn, vì vậy nhà sản xuất xác định giá trị Δ max, được đặc
trưng bằng độ lệch bình phương trung bình (đối với phân bố chuẩn
theo quy tắc 3σ thì độ tin cậy đạt tới 0,997) :
= (4)
Ví dụ : Đối với thước kẹp, trên thước có ghi 0,05 thì đó là giới
hạn sai số của phép đo Δ max=0,05 mm, và độ lệch bình phương trung
.
bình của thước kẹp : = =
Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, trong đo đạc chúng ta còn
gặp sai số làm tròn, sai số chủ quan, …. Sai số làm tròn được tính từ
vạch chia nhỏ nhất của thang đo ω, do đó độ lệch chuẩn của sai số
làm tròn :
= (5)
Ví dụ : Trở lại với thước kẹp ở trên, vạch chia nhỏ nhất của
thước kẹp đó sẽ là 0,05 mm, do đó độ lệch chuẩn của sai số làm tròn
.
của thước sẽ là : =
Sai số hệ thống được tính theo công thức, độ lệch chuẩn của sai
số hệ thống nhân với hệ số bất đẳng thức Chebyshev :
= + +⋯ (6)
∆ = . = . + +⋯ (7)
với γα là hệ số của bất đẳng thức Chebyshev (xem bảng 1), trong đó α
là độ tin cậy.
Tiếp tục ví dụ trên, vậy thước kẹp sẽ có sai số hệ thống (nếu
lấy độ tin cậy là 0,7) :
0.05 0.05
∆ = . + = 1,8. + ≈ 0,0424
3 3
3.1.2. Sai số ngẫu nhiên
Như đã nói ở trên sai số ngẫu nhiên của các phép đo thường
tuân theo các định luật thống kê. Giả sử chúng ta đo n lần một đại
lượng vật lý X và thu được các giá trị X1, X2, …Xn .
Bước 1: Sau khi đo đạc các giá trị của phép đo trực tiếp. Lập
bảng các kết quả đo được.

Lần đo 1 2 3 … N
Giá trị đo được X1 X2 X3 … Xn

Bước 2: Tính giá trị trung bình của các lần đo.

= = ∑ (8)
Khi n càng lớn, càng gần với giá trị X.
Bước 3: Tính sai số tuyệt đối cho từng lần đo:
∆ =| − | (9)
Bước 4: Sai số ngẫu nhiên trung bình của phép đo được tính
bằng độ lệch chuẩn của các giá trị đo được:
∆ ∆ ∆ ⋯ ∆
∆ = = ∑ ( − ) (10)

3.1.3. Sai số của phép đo trực tiếp


Vậy sai số tuyệt đối trung bình của phép đo trực tiếp được tính
theo công thức:

= ∆ + (11)
Bảng 1 : Hệ số γα của bất đẳng thức Chebyshev
α 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 … 0,95

γα 1,4 1,6 1,8 2,2 3,2 … 4,4

3.1.4. Sai số của phép đo gián tiếp


Giả sử, ta phải đo một đại lượng F liên hệ với các đại lượng x1,
x2, x3,... bởi hàm số: F = f (x1, x2, x3,...) trong đó đại lượng x 1, x2, x3,...
được đo trực tiếp. Từ phép đo và cách tính sai số của phép đo trực tiếp
đã trình bày ở trên, chúng ta thu được giá trị trung bình của các đại
lượng , , , … và sai số tuyệt đối trung bình của các đại lượng đó
∆ ̅ , ∆ ̅ ∆ ̅ ,…
Giá trị trung bình của đại lượng F được tính như sau:
= ( , , ,…) (12)
Sai số tuyệt đối trung bình ∆ được tính theo công thức lan
truyền sai số:
∆ = + +⋯ (13)

Và sai số tương đối được tính theo công thức:



= + +⋯ (14)

Tuy nhiên, khi không cần độ chính xác cao người ta lấy giới
hạn trên (sai số cực đại) theo công thức tính gần đúng như sau:
∆ = ∆ + ∆ +… (15)

= ∆ + ∆ +… (16)

Ví dụ 1: Cho =
̅
Giá trị trung bình của đại lượng F: = ̅
Sai số tuyệt đối trung bình ∆ và sai số tương đối trung bình
của đại lượng F được tính như sau:
Cách 1: Áp dụng công thức (15), ta được:
Bước 1: Tính các dạo hàm riêng theo 2 biến x, y:
2 −2
= ( + )2
, = ( + )2
Bước 2: Thế các đạo hàm riêng trên vào công thức (15), ta
được sai số tuyệt đối trung bình của đại lượng F:
2 −2
∆ = ∆ ̅+ ∆
( + ) ( + )
Bước 3: Thế ∆ vào công thức (3), ta được sai số tương đối
trung bình của đại lượng F:
∆ 2 −2
= = ∆ + ∆
− −
Cách 2: Áp dụng công thức (16), chúng ta có thể tính sai số
tương đối trước theo các bước như sau:
Bước 1: lnF = ln (x-y) – ln (x+y)
Bước 2: ( )= = −

Bước 3: = = ∆ + ∆
∆ = ∗ = ( )
∆ + ( )

* Chú ý: Hai cách trên cho cùng một kết quả. Như vậy, hai
cách trên tương đương nhau.

4. CÁCH LÀM TRÒN SỐ VÀ VIẾT KẾT QUẢ


4.1. Cách làm tròn số

Các bài thí nghiệm trong giáo trình thí nghiệm vật lý đại
cương có yêu cầu về độ chính xác trong các phép đo không cao lắm
vì số lần đo một đại lượng vào khoảng 10 lần. Do đó, thông thường
trong sai số chỉ giữ lại một đến hai chữ số có nghĩa khác 0.
Tuy nhiên, trong tính toán, sai số có thể gồm nhiều chữ số và
ta phải làm tròn theo qui tắc làm tròn sao cho độ tin cậy của phép đo
không bị giảm đi, tức là chữ số khác không được giữ lại sẽ tăng lên 1
đơn vị khi chữ số sau nó khác không. Thí dụ các sai số 0,164; 0,275;
0,285; 1,94 được làm tròn thành 0,2; 0,3; 0,3; 2.
Trong trường hợp làm tròn theo cách trên mà sai số đã làm
tròn tăng lên quá 25% so với sai số ban đầu thì có thể giữ lại hai chữ
số khác không. Thí dụ 0,127 thành 0,13.

4.2. Chữ số có nghĩa và chữ số vô nghĩa

Mọi số A bất kỳ đều có thể viết dưới dạng chuẩn hóa:


A = a.10n
Trong đó 1< a < 10 và n được gọi là bậc của số A.
Ví dụ: 5,12 =5,12.100 (bậc 0); 0,0031 = 3,1.10-3(bậc -3)
Từ khái niệm bậc của một số chúng ta đi đến khái niệm về
chữ số tin cậy, chữ số nghi ngờ và chữ số không tin cậy của một giá
trị đo nào đó như sau:
- Những chữ số của giá trị trung bình có bậc lớn hơn bậc của
sai số là chữ số tin cậy.
- Những chữ số có cùng bậc với sai số là chữ số nghi ngờ
- Những chữ số có bậc nhỏ hơn bậc của sai số là chữ số không
tin cậy.
Ví dụ:
Giá trị Sai số Chữ số tin cậy Chữ số nghi Chữ số
trung ngờ không tin
bình cậy
216 3 2;1 6 -
0,365 0,01 3 6 5
1,34 0,03 1;3 4 -
13100 10 1;3;1 0 0
Từ cách phân biệt các loại chữ số, chúng ta có thể chia làm hai
loại chữ số là chữ số có nghĩa và chữ số vô nghĩa:
- Chữ số có nghĩa là các chữ số tin cậy và nghi ngờ.
- Chữ số vô nghĩa là chữ số không tin cậy, chữ số không đứng
đầu một số trước dấu phẩy và các chữ số không đứng ngay sau dấu
phẩy.
Ví dụ:
Giá trị trung bình Sai số Chữ số có nghĩa Chữ số vô nghĩa
0,025 0,001 2;5 0;0
0,78 0,01 7;8 0
13100 10 1;3;1;0 0

4.3. Cách viết kết quả


Chúng ta viết kết quả theo qui tắc sau đây:
- Giá trị trung bình của đại lượng cần đo được viết dưới dạng
chuẩn hóa.
- Làm tròn sai số (theo quy tắc làm tròn trình bày ở trên).
- Bậc của chữ số có nghĩa nhỏ nhất của giá trị trung bình bằng
bậc của sai số (nghĩa là cần làm tròn giá trị trung bình khi bậc của chữ
số khác không của nó nhỏ hơn bậc của sai số).
Ví dụ: Viết kết quả của phép đo một đại lượng vật lý khi đã biết giá
trị trung bình và sai số
Giá trị trung bình Sai số Kết quả
279,16 0,27 (2,792  0,003).102
1000 1 (1,000  0,001).103
0,062 0,001 (6,2  0,1).102
12,54 0,26 (1,25  0,03)10
Lưu ý:
- Trong một tổng của nhiều sai số tương đối, nếu một số hạng
nào đó nhỏ hơn 1/10 số hạng khác thì có thể bỏ qua số hạng đó.
- Cách sử dụng các hằng số: khi tính kết quả trong công thức ta
thường gặp các hằng số như , g, … việc lấy đến mấy số lẻ trong các
hằng số này phụ thuộc vào các đại lượng trong bài thí nghiệm. Tốt nhất
là nên lấy đến số lẻ sao cho sai số tương đối của hằng số đó nhỏ hơn
1/10 sai số của các đại lượng khác.
5. CÁCH VẼ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN THỰC NGHIỆM
Trong một bài thí nghiệm chúng ta cần biểu diễn kết quả trên đồ
thị. Để vẽ đồ thị bước đầu tiên là chọn tỉ lệ cho hệ trục tọa độ. Tỉ lệ của
các hệ trục phải được chọn sao cho góc nghiêng của các đường thẳng
(hoặc các đường tiếp tuyến với đường cong) trên đồ thị gần 45 độ. Các
đường biểu diễn phải chiếm gần hết phần mặt đồ thị.
Phía bên trái và phía trên các trục phải viết tên, kí hiệu, đơn vị
đo của các đơn vị được thể hiện trên 2 trục đó.
Chẳng hạn cần vẽ đồ thị của hàm số Y = f(X). Bằng thực
nghiệm, ta đã tìm được các giá trị của Yi theo Xi. Vì phép đo có sai số
nên ứng với một cặp (X i Xi) và (Yi Yi) nên điểm thực nghiệm
không phải là một điểm mà là một hình chữ nhật có hai cạnh là 2Xi
và 2Yi (hình 1). Lúc đó đường biểu diễn hàm số Y = f(X) phải được
vẽ sao cho đường biểu diễn đều đi qua các hình chữ nhật ấy.
Cần chú ý rằng đường cong thực nghiệm biểu diễn mối quan
hệ giữa hai đại lượng là một đường cong trơn tru, không thể là một
đường gãy khúc. Do đó, khi vẽ đường biểu diễn, chúng ta cần lưu ý
không nối các điểm thực nghiệm lại mà phải là đường đi qua ô sai số.
lnI
3

Điểm biểu diễn


0
Ô sai số
2Δ Yi
-1
2ΔXi

-2
5.20 5.25 5.30 5.35 5.40 5.45 5.50
1/T, 10-4K-1
Hình 1: Ví dụ một đồ thị biểu diễn ln(I)=f(1/T)
6. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH MỘT BÀI THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT
BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ
6.1. Trình tự làm bài thí nghiệm
a. Đọc kỹ tài liệu thí nghiệm tại nhà.
b. Làm quen với dụng cụ của bài thí nghiệm được giao.
Đối với các bài thí nghiệm về điện phải tuân theo sự chỉ dẫn của
người hướng dẫn trước khi đóng mạch.
c. Tiến hành thí nghiệm thận trọng, nghiêm túc và đều phải
làm nhiều lần. Ghi kết quả thu được vào bảng số liệu.
d. Tính toán kết quả và tính sai số.
e. Làm báo cáo kết quả.
6.2. Mẫu báo cáo

Ngày…tháng…năm… Phòng thí nghiệm: …..


Bài thí nghiệm số…: TÊN BÀI THÍ NGHIỆM
Nhóm…: 1. Họ và tên sinh viên 1 Xác nhận của giáo viên:
2. Họ và tên sinh viên 2
…….
1. Mục đích thí nghiệm:

………………………………………………………………………………………..

2. Bảng số liệu:
Lần đo Đại lượng ΔXnn Đại lượng ΔYnn
X Y
1 X1 Y1
2 X2 Y2
….

3. Tính toán các giá trị trung bình và các sai số


4. Đồ thị (nếu có)
5. Viết kết quả tính toán

&&&&&&&
Bài thí nghiệm số 1
XÁC ĐỊNH MOMENT QUÁN TÍNH CỦA BÁNH
XE VÀ LỰC MA SÁT TRONG Ổ TRỤC QUAY
------ooo------

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí
nghiệm xác định moment quán tính của bánh xe và lực ma sát trong
ổ trục quay.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng
trình tự thí nghiệm để thu được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm
A
1.1.1. Moment quán tính
Moment quán tính (I) của một vật rắn
C
đối với một trục quay () là đại lượng đặc
trưng cho mức quán tính của vật rắn đó khi
quay xung quanh trục. h1
Công thức tính moment quán tính của một
vật rắn phân bố liên tục: h2

I   R 2dm (1.1)
m

(Với R: khoảng cách từ chất điểm dm đến B


trục quay ()). Hình 1.1: Sơ đồ phân
1.1.2. Lực ma sát tích lực
Khi hai vật tiếp xúc có chuyển động tương đối với nhau, ở chỗ tiếp
xúc xuất hiện một lực làm cản trở chuyển động của vật. Lực này gọi là
lực ma sát. Nếu hai vật tiếp xúc là những lớp chất lỏng hoặc một vật rắn
chuyển động trên chất lỏng, ta có ma sát nhớt, còn nếu hai vật tiếp xúc
đều là vật rắn thì ta có ma sát khô. Nếu vật rắn này lăn trên vật rắn kia ta
có lực ma sát lăn, nếu vật này trượt trên vật kia ta có lực ma sát trượt.
1.2. Cơ sở lý thuyết để xây dựng công thức tính moment quán tính và
lực ma sát
Xét một cơ hệ như hình 1.1 gồm có một bánh xe bán kính trục R có
moment quán tính I quay quanh một trục nằm ngang. Trên trục bánh xe
có quấn một dây nhẹ, không dãn, đầu còn lại có treo vật nặng khối lượng
m. Lúc đầu, bánh xe đứng yên và vật nặng ở vị trí A có độ cao h1 so với
vị trí thấp nhất của nó tại B. Sau đó thả cho hệ vật chuyển động dưới tác
dụng của trọng lực P  mg của quả nặng. Quả nặng chuyển động tịnh
tiến từ A đến B, đồng thời bánh xe quay quanh trục của nó.
Áp dụng định luật II Newton đối với chuyển động tịnh tiến của
quả nặng và phương trình moment đối với chuyển động quay của bánh xe
ta được:
mg  T1  ma (1.2)
M ms  RT2  I (1.3)
Ngoài ra, do dây nhẹ, không dãn và không trượt trên ròng rọc nên:

a  R (1.4)
T1  T2 (1.5)
Từ (1.2), (1.3), (1.4), (1.5), ta tính được gia tốc a của vật nặng:

M ms
mg 
a R  const (1.6)
I
m 2
R
và gia tốc góc của bánh xe:
mg  f ms
  const (1.7)
mR   I R 

Các hệ thức (1.6) và (1.7) chứng tỏ quả nặng chuyển động thẳng
biến đổi đều theo phương thẳng đứng với gia tốc a và bánh xe quay
quanh trục của nó với gia tốc góc  không đổi.
Gọi v vận tốc của vật nặng và  là vận tốc góc của bánh xe tại B, t
là thời gian vật nặng chuyển động trên quãng đường, ta có:
1 2h
h1  at 2  a  2 1
2 t
2h1
Suy ra v  at  (1.8)
t
v 2h
  1 (1.9)
R tR
Chọn gốc thế năng tại B, cơ năng của hệ tại A chính là thế năng của
vật nặng m
E A  mgh1 (1.10)
Cơ năng của hệ tại B gồm động năng tịnh tiến của vật nặng và động
năng quay của bánh xe:
1 1
EB  mv 2  I2
2 2 (1.11)
Độ biến thiên cơ năng của hệ trên F321
quãng đường AB bằng công của lực ma sát Đ G
trong ổ trục bánh xe
E B  EA  f ms h1 cos  (1.12) C1 C2
1 1 M A
mv 2  I2  mgh1   f ms h1 (1.13)
2 2
Thay (1.8) và (1.9) vào phương trình C
(1.13), ta được:
m
2 2
1  2h1  1  2h1  T
m   I   mgh1   f ms h1 (1.14)
2  t  2  tR 

Khi quả nặng đến vị trí thấp nhất B,
bánh xe tiếp tục quay theo quán tính làm B
cho sợi dây lại tự động cuốn vào trục quay
và quả nặng chuyển động lên đến vị trí C H
có độ cao h 2  h 2  h1  . Cơ năng của hệ tại V
C chỉ gồm thế năng của vật nặng: Hình 1.2: Mô hình thí nghiệm

EC  mgh 2 (1.15)
Độ biến thiên cơ năng của hệ trong quá trình vật nặng chuyển động
trên đoạn đường h 1 từ A đến B và h2 từ B đến C bằng công của lực ma
sát trong ổ trục bánh xe trên hai quãng đường đó:
E C  E A  f ms h 1  h 2  cos 

mgh 2  mgh1   f ms  h1  h 2  (1.16)


Từ hệ thức (1.11), ta suy ra giá trị của lực ma sát:
h1  h 2
f ms  mg. (1.17)
h1  h 2

Từ phương trình (1.14) nếu thay f ms từ (1.17) và R  d 2 với d là


đường kính của trục bánh xe, ta được:
md 2  2 h2 
I  gt .  1 (1.18)
4  h1 (h1  h 2 ) 

Vậy nếu biết khối lượng m của quả nặng, đo các độ cao h1 , h 2 ,
đường kính d của trục bánh xe, thời gian t khi quả nặng m chuyển động
từ A đến B, ta có thể xác định được lực ma sát trong ổ trục bánh xe từ
công thức (1.17) và moment quán tính I của bánh xe từ công thức (1.18)

2. DỤNG CỤ ĐO

2.1. Dụng cụ thí nghiệm


 Bộ thiết bị vật lý BKM-050 (hình 1.2):
- Giá đỡ (G) dựng thẳng đứng trên hộp chân đế (H), hai ổ trục
(C 1) và (C2) gắn cố định vào giá đỡ (G).
- Bánh xe (M) có trục quay gối trong 2 ổ trục (C1) và (C2).
- Quả nặng khối lượng m được buộc vào đầu một sợi dây mảnh
và không dãn, đầu dây còn lại được cuốn sít nhau thành một
lớp trên trục bánh xe.
- Thước thẳng milimét (T) gắn vào giá đỡ để xác định vị trí của
quả nặng m.
 Đầu cảm biến thu phát quang điện hồng ngoại (QĐ) được gắn vào
máy đo thời gian vạn năng hiệu số MC-963A dùng để đo khoảng
thời gian chuyển động của quả nặng m và bánh xe (M).
 Hộp điều khiển (Đ) gắn trên giá đỡ (G) dùng để khởi động máy.
Chức năng các nút:
- Nút F: dùng để hãm phanh.
- Nút 1: dùng để nhả phanh và kích hoạt máy đo thời gian.
- Nút 2: dùng để kích hoạt cảm biến hoạt động.
- Nút 3: dùng để nhả tất cả các nút.
 Thước kẹp dùng để đo đường kính d của trục bánh xe.
2.2. Phương pháp đo
2.2.1. Đo khoảng thời gian chuyển động t và các độ cao h1, h2
Thả quả nặng m chuyển động xuống đến vị trí thấp nhất B. Ghi
nhận toạ độ ZB của vị trí B trên thước thẳng milimét (T). Quay nhẹ bánh
xe (M) để dây treo quả nặng m cuốn vào trục quay của bánh xe tạo thành
một lớp sít nhau cho tới khi quả nặng m nằm ở vị trí cao nhất A nào đó
(tùy ý chọn – cố định vị trí này trong 10 lần đo). Ghi nhận tọa độ ZA của
vị trí A trên thước thẳng milimét (T). Độ cao quả nặng m tại vị trí A (so
với điểm B) là h 1  Z B  Z A .
Thả cho bánh xe quay và quả nặng m chuyển động xuống. Đo
thời gian t khi quả nặng m chuyển động từ A đến B.
Theo dõi chuyển động đi lên của quả nặng m đến khi nó đạt tới vị
trí C có độ cao cực đại. Ghi nhận tọa độ ZC của vị trí C trên thước thẳng
milimét (T). Khi đó, độ cao của quả nặng m tại vị trí C là h 2  Z B  Z C .
2.2.2. Đo đường kính d của trục bánh xe M bằng thước kẹp
Xem cách đo kích thước một vật bằng thước kẹp ở phần phụ lục.

3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

3.1. Đo đường kính d của trục bánh xe M bằng thước kẹp


a. Dùng thước kẹp đo 10 lần đường kính d của trục bánh xe. Đọc và
ghi giá trị d của mỗi lần đo vào bảng số liệu (xem cách đo kích
thước một vật bằng thước kẹp ở phần phụ lục).
b. Đọc và ghi các số liệu sau đây vào bảng số liệu:
 Khối lượng m của quả nặng và sai số của nó
 Độ chính xác của thước thẳng milimét (T)
 Độ chính xác của thước kẹp
 Độ chính xác của máy đo thời gian hiện số MC - 963A
3.2. Đo khoảng thời gian chuyển động t và các độ cao h1, h2
Kiểm tra: núm chọn cách đo thời gian “MODE" phải để ở vị trí
A  B và gạt núm chọn giới hạn thang đo thời gian “TIME RANGE”
sang vị trí 9,999.
a. Tìm điểm B: Kéo cảm biến xuống tận cùng phía dưới. Bấm núm
3 của bộ điều khiển (Đ) (đặt trên xà ngang của giá đỡ G) để nhả
má phanh hãm bánh xe (M): bánh xe (M) quay, quả nặng m được
thả xuống đến vị trí thấp nhất, gọi là vị trí B. Đặt một cạnh của
thước êke ép sát vào mặt thước thẳng milimét (T) và cạnh kia của
thước êke chạm sát đáy của quả nặng m để xác định tọa độ ZB của
đáy quả nặng m trên thước milimét (T). Đọc và ghi toạ độ Z B của
vị trí B (tính từ đáy của quả nặng) trên thước vào bảng số liệu 1.
b. Giữ quả nặng m nằm yên ở vị trí B. Dịch cảm biến quang điện
(QĐ) lên để tìm vị trí đáy của quả nặng mà tại đó các chữ số hiển
thị trên mặt máy MC - 963A bắt đầu thay đổi trạng thái. Vị trí này
của cảm biến quang điện (QĐ) trên thước milimét (T) trùng đúng
với vị trí thấp nhất B của đáy quả nặng m.
c. Quay nhẹ bánh xe (M) để sợi dây treo quả nặng m cuốn vào trục
quay của bánh xe thành một lớp sít nhau cho tới khi đáy của quả
nặng m nằm ở vị trí cao nhất A tùy ý chọn trước (có thể chọn
trùng với vị trí nằm trong khoảng từ 5cm đến 10cm đọc được trên
thước milimét (T)). Bấm núm F của bộ điều khiển (Đ) để hãm
bánh xe đứng yên tại vị trí A. Dùng thước êke để xác định tọa độ
ZA của đáy quả nặng m trên thước milimét (T). Khi đó, độ cao
của đáy quả nặng m tại vị trí A bằng: h1  ZB  ZA .
Bấm núm “RESET” trên mặt máy đo thời gian MC-963A để các
chỉ thị hiện số chuyển về trạng thái số 0.
d. Bấm núm 1 của bộ điều khiển (Đ) khi này bánh xe quay và máy
đếm thời gian bắt đầu đếm. Ngay sau đó, bấm tiếp núm 2 của bộ
điều khiển (Đ) để cho phép cảm biến hoạt động. Khi đáy quả
nặng m xuống đến vị trí thấp nhất B (trùng với vị trí của cảm biến
quang điện (QĐ)) thì máy đo thời gian MC - 963A ngừng đếm.
Lúc này các chữ số hiển thị trên khung cửa sổ “THỜI GIAN” xác
định khoảng thời gian t của hệ vật ta xét trên đoạn đường AB có
độ dài h1  ZB  ZA .
Tiếp tục theo dõi chuyển động đi lên của quả nặng m đến khi nó
đạt tới vị trí C có độ cao cực đại thì bấm núm (F) của bộ điều
khiển (Đ) để hãm bánh xe (M) dừng lại. Xác định tọa độ ZC của
vị trí C trên thước thẳng milimét (T) bằng thước êke. Khi đó, độ
cao của đáy quả nặng m tại vị trí C có giá trị bằng: h 2  ZB  ZC .
Bấm núm “RESET” trên mặt máy đo thời gian MC - 963A để các
chỉ thị hiện số chuyển về trạng thái số 0.
e. Thực hiện 10 lần phép đo bằng cách lặp lại các động tác (c) và
(d). Đọc và ghi vào bảng số liệu giá trị của khoảng thời gian
chuyển động t của hệ vật và giá trị ZC trong mỗi lần đo vào bảng
số liệu.

4. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

4.1. Bảng số liệu


- Khối lượng quả nặng: m = (……………  ………….)kg
- Vị trí A: ZA=………………………………(mm )
- Vị trí B: ZB =………………………………(mm )
- h1 = ………..…..…… …..……….(mm )
- g = (9,78  0,02) m/s2

Lần đo d (mm) d (mm) t (s) t (s) ZC(mm) ZC(mm)


1
2
.
.
.
10
Trung
bình
4.2. Tính lực ma sát ổ trục
a. Tính giá trị trung bình f ms theo công thức (1.17).
b. Tính các sai số của fms.
c. Viết kết quả đo lực ma sát fms.
4.3. Tính moment quán tính của bánh xe và trục quay
a. Tính giá trị trung bình của moment quán tính I theo công thức (1.18).
2 h2
b. Trong công thức (1.18), nếu số hạng g t  1 thì:
h1 (h1  h2 )
2
md 2 h2
I .g t (1.19)
4 h1 (h1  h2 )
c. Tính các sai số của I.
d. Viết kết quả đo moment quán tính I.

5. CÂU HỎI KIỂM TRA

1- Phát biểu và viết phương trình cơ bản của chuyển động quay của
vật rắn quanh một trục cố định. Nêu ý nghĩa của moment quán
tính và đơn vị của nó.
2- Mô tả thiết bị thí nghiệm và phương pháp xác định moment quán
tính của bánh xe và lực ma sát trong ổ trục.
3- Khi tiến hành phép đo, tại sao phải cuộn sợi dây treo quả nặng m
trên trục quay của bánh xe thành một lớp sít nhau? Nếu cuộn sợi
dây này làm nhiều vòng chồng lên nhau có được không?
4- Nói rõ nguyên tắc cấu tạo của thước kẹp và của du xích thẳng.
Trình bày cách sử dụng thước kẹp để đo độ dài hoặc đường kính
của các vật.
&&&&&&&
Bài thí nghiệm số 2
XÁC ĐỊNH GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG BẰNG
CÁCH KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC
VẬT LÝ
------ooo------

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí
nghiệm xác định gia tốc trọng trường bằng cách khảo sát dao động
của con lắc vật lý.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng
trình tự thí nghiệm để thu được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Con lắc vật lý
Con lắc vật lý là một vật rắn có trọng
tâm G quay quanh một trục nằm ngang cố định
qua O (O là giao điểm của trục quay với mặt O l
phẳng thẳng đứng qua G). 
1.2. Cơ sở lý thuyết để xây dựng công thức
tính gia tốc trọng trường bằng cách khảo G
sát dao động của con lắc vật lý
Khi con lắc ở vị trí cân bằng thì OG
thẳng đứng. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng
để nó dao động. Vị trí con lắc ở thời điểm t Hình 2.1: Mô hình
con lắc
được xác định bởi góc  (góc hợp bởi phương
vật lý
thẳng đứng và đường OG). Nếu bỏ qua ma sát ở trục quay và lực cản
không khí thì lực tác dụng lên con lắc gồm có:
- Trọng lực P có điểm đặt ở trọng tâm G
- Phản lực R của trục quay có điểm đặt tại O.
Tổng moment của các lực tác dụng lên con lắc chỉ còn moment của
trọng lực P đối với trục quay vì moment của phản lực R đối với trục
quay bằng không.
Do đó, phương trình chuyển động của con lắc quanh trục quay qua O là
mg sin   I  (2.1)
Trong đó: m - khối lượng con lắc
g - gia tốc trọng trường
l = OG
I - moment quán tính của con lắc đối với trục quay
qua O.
 - gia tốc góc của con lắc
d2 
 2 (2.2)
dt
Thay (2.2) vào (2.1) ta thu được phương
trình sau đây
O
d  mg
2
L
 sin   0
dt 2 I 

Nếu chỉ xét các dao động nhỏ thì sin và


G
d  mg
2
 0 M
dt 2 I
mg
Đặt: 2  Hình 2.2: Con lắc vật
I lý có trục quay qua O

d 2
Ta được 2
 2   0
dt M
Đây là phương trình vi phân của dao G
động điều hòa. Nghiệm của phương trình này L
là 

   0 cos(t   )
Trong đó: o: biên độ góc O
: tần số góc Hình 2.3: Con lắc vật lý
với trục quay qua M
: pha ban đầu
Chu kỳ dao động T của con lắc vật lý là
2 I
T  2 (2.3)
 mg
Khác với con lắc toán, chu kỳ dao động của con lắc vật lý phụ
thuộc vào khối lượng của nó.
I
Nếu đặt L (2.4)
m
thì chu kỳ dao động của con lắc vật lý có dạng giống như chu kỳ
L
dao động của con lắc toán: T  2  (2.5)
g
L được gọi là chiều dài rút gọn của con lắc vật lý.
Như vậy con lắc vật lý với chiều dài rút gọn là L có cùng chu kỳ
dao động với con lắc toán có chiều dài l0  L . Tổng khối lượng của con
lắc toán coi như tập trung tại điểm M cách trục quay qua O một khoảng
bằng L. Điểm M được gọi là tâm dao động của con lắc ứng với trục quay
qua O. Đối với mỗi trục quay, con lắc có một tâm dao động ứng với trục
quay đó.
Cho con lắc dao động quanh trục quay qua M, chu kỳ dao động của
con lắc được tính tương tự là

L,
T  2
,
(2.6)
g
L' là chiều dài rút gọn của con lắc đối với dao động của con lắc
quanh trục quay qua M.
I,
L 
,
(2.7)
m (L )
I' là moment quán tính của con lắc đối với trục quay qua M.
Gọi I0 là moment quán tính của con lắc đối với trục qua khối tâm
G, ta có
2
I = I0 + m (2.8)
I' = I0 + m (L  ) 2 (2.9)
I m 2
Thay (2.8) vào (2.4), ta có L o (2.10)
m
Io
hay L   (2.11)
m
Hệ thức (2.11) chứng tỏ chiều dài rút gọn của con lắc vật lý luôn
luôn lớn hơn khoảng cách giữa trọng tâm và trục quay. Do đó, nếu khối
lượng con lắc càng tập trung gần trọng tâm thì chu kỳ dao động con lắc
vật lý càng giảm và tần số dao động càng tăng.
Thay (2.9) vào (2.7), ta được
I o  m (L   ) 2
L' 
m (L  )
I0
L'   (L  ) (2.12)
m(L  )
Thay (2.10) vào (2.11), ta được
I0  I m 2

L'   0  
 I m 2
 m
m 0    
 m 
I0  I 
L'   0   
 I  m
m 0     
m 

 I  I m 2
L'    0  0 L
m  m

L
Do đó T  T '  2 (2.13)
g
Như vậy con lắc vật lý có thể dao động quanh một trong hai trục đi
qua O và M nằm trên cùng đường thẳng đi qua trọng tâm G, sao cho chu
kỳ dao động của con lắc đối với hai trục này có giá trị bằng nhau.
Khoảng cách giữa hai trục quay bằng chiều dài rút gọn của con lắc. Do
đó, con lắc vật lý còn được gọi là con lắc kép hay con lắc thuận nghịch.
2. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

2.1. Dụng cụ đo
Các dụng cụ thí nghiệm gồm có:
 Con lắc vật lý: Gồm có thanh kim loại 6 trên đó có gắn hai con
dao cố định 1 và 2, hai quả gia trọng 3 và 4 (gia trọng 4 có thể
dịch chuyển khi quay trên thân vít của nó). Cạnh của dao 1 hoặc 2
được đặt tựa trên mặt kính phẳng nhẵn của gối đỡ 5.
 Cảm biến quang điện hồng ngoại 8: Gồm có một đèn phát tia
hồng ngoại đặt đối diện với một tế bào quang điện hồng ngoại và
được gắn trên một thước 7. Cảm biến 8 đặt gần vị trí cân bằng
thẳng đứng để giới hạn biên độ dao động của con lắc và được nối
với máy đo thời gian hiện số MC-963A.
 Giá đỡ con lắc 9 và hộp chân đế 10: có vít điều chỉnh thăng bằng
ở đáy hộp.
 Máy đo thời gian hiện số MC-963A: dùng để đo số chu kỳ và
khoảng thời gian dao động của con lắc. Khi con lắc dao động,
thanh kim loại 6 đi qua khe cảm biến 8 và chắn chùm tia hồng
ngoại dọi vào tế bào quang điện, gây
ra xung điện điều khiển bộ đếm của
máy đo thời gian MC-963A và các số
chỉ thị hiện trên mặt máy sẽ cho biết
số chu kỳ dao động và khoảng thời
gian tương ứng.
2.2. Phương pháp đo
Trong thí nghiệm này chúng ta sử dụng
con lắc vật lý có chiều dài rút gọn L bằng
khoảng cách giữa hai dao 1và 2. Con lắc vật
lý có thể dao động quanh hai trục qua dao 1 3
và 2. Vị trí khối tâm G của con lắc có thể
thay đổi bằng cách dịch chuyển gia trọng 4
theo khoảng cách a từ gia trọng 4 đến đầu
thanh vít. Gia trọng 3 được giữ cố định.
Đo lần lượt chu kỳ dao động T1 và T2
Hình 2.4: Mô hình thí
của con lắc quanh trục 1 và 2 ứng với các giá
nghiệm
trị khác nhau của khoảng cách a. Vẽ 2 đồ thị
của hàm T1 = f(a) và T2 = f(a) trên cùng hệ trục tọa độ, giao điểm của hai
đường cong này chính là chu kỳ dao động T của con lắc vật lý:
L
T1  T2  TVL  2 (2.14)
g
Từ đó tính gia tốc trọng lực g bằng công thức:
4 2 L
g (2.15)
TVL 2
Trong bài thí nghiệm này ta sẽ đo các chu kỳ dao động trung bình T1
và T2 bằng cách đo thời gian dao động t1 và t2 của 50 chu kỳ của con lắc
quanh trục 1 và 2 ứng với các giá trị khác nhau của khoảng cách a.

3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


a. Đo chiều dài rút gọn L (khoảng cách giữa hai dao O1O2) của con
lắc vật lý.
b. Vặn gia trọng 4 tới vị trí O trên thân vít của nó. Đặt nhẹ nhàng
dao 1 của con lắc lên gối đỡ 5.

ELECTRONIC TIME MEASURING DEVICE MC - 963A

A+B A B
0.0 00.00 B n = 50
N Time (s) A n = N/2
n = N -1 TIME (s) MODE
K1 K2 K F
9,999
A B Reset TIME RANGE ON-OFF To interface
(s) PC

Hình 2.4: Máy đo thời gian

c. Cắm phích lấy điện của máy đo thời gian MC - 963A vào nguồn
điện xoay chiều 220V và cắm đầu nối của cảm biến 8 vào ổ A
trên mặt máy. Vặn núm chọn kiểu đo "MODE" sang vị trí n = 50.
Gạt núm chọn thang đo thời gian "TIME RANGE" sang vị trí
99,99. Bấm khóa K, các số chỉ thị phát sáng hiện trên khung cửa
sổ "CHU KỲ" và "THỜI GIAN".
Kiểm tra hoạt động của máy đo thời gian MC - 963A bằng cách
thử đo con lắc dao động nhẹ sao cho đầu dưới của thanh kim loại
6 đi qua khe của đầu cảm biến 8. Khi đó các chỉ thị hiện số trên
mặt máy MC - 963 sẽ thay đổi liên tục.
d. Kéo đầu dưới của con lắc lệch khỏi vị trí thẳng đứng một góc nhỏ
 (< 9 0) sao cho thanh kim loại 6 vừa đủ che ngang cửa sổ của
tế bào quang điện trong đầu cảm biến 8 rồi thả cho con lắc dao
động nhẹ nhàng. Chờ sau vài chu kỳ dao động, ấn nút "RESET",
máy đo thời gian MC - 963A bắt đầu đếm thời gian của 50 chu kỳ
dao động của con lắc. Khi trên cửa sổ "CHU KỲ" xuất hiện số 51
thì máy đo ngừng đếm. Đọc và ghi giá trị của khoảng thời gian
dao động t1 vào bảng số liệu.
e. Đảo ngược con lắc và đặt dao 2 lên mặt gối tựa 5. Tiến hành phép
đo tương tự động tác 2. Đọc và ghi khoảng thời gian dao động t 2
vào bảng số liệu.
f. Di chuyển gia trọng 4 để tăng khoảng cách a giữa nó và đầu thanh
vít, mỗi lần tăng thêm 5mm cho đến khi a = 35mm. Dùng thước
kẹp để đo khoảng cách a, xem cách sử dụng thước kẹp ở phần
phụ lục. Tại mỗi vị trí mới của a lại tiến hành đo thời gian t 1 và t2
như trên rồi ghi các giá trị của chúng vào bảng số liệu.
t1
Chu kỳ dao động của con lắc vật lý theo chiều thuận T1 
50
t2
và theo chiều nghịch T2 
50
Khi làm thí nghiệm xong, bấm khóa K để tắt máy đo MC - 963A và rút
phích cắm điện của nó ra khỏi nguồn điện xoay chiều 220V.
4. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

Bảng số liệu
Chiều dài con lắc vật lý: L=………………

a ( mm ) t1(s) T1(s) t2(s) T2(s)


0
5
10
15
20
25
30
35
a. Vẽ đồ thị hàm T1 = f(a) và T2 = f(a) trên cùng một hệ trục tọa độ.
Hai đường cong này giao nhau tại a =...................(mm) ứng với
T1 = T2 = TVL =............. (s).
Vậy chu kỳ dao động của con lắc vật lý là: TVL  TVL  TVL .
42 L
b. Tính gia tốc trọng trường g theo công thức: g 
TVL 2
c. Tính các sai số của g.
d. Viết kết quả đo g.

5. CÂU HỎI KIỂM TRA


1- Định nghĩa con lắc thuận nghịch. Nêu rõ nguyên nhân gây ra dao
động của con lắc và viết biểu thức xác định chu kỳ dao động của
nó.
2- Trình bày cách xác định chu kỳ dao động T của con lắc thuận
nghịch.
3- Trong thí nghiệm xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc
thuận nghịch, tại sao:
- Phải đo chu kỳ dao động của con lắc với góc lệch  nhỏ (< 9o)?
- Không đo 1 chu kỳ dao động, mà phải đo nhiều chu kỳ (50
chu kỳ chẳng hạn)?
4- Dựa vào công thức (2.14), chứng minh công thức tính sai số
tương đối của gia tốc trọng trường g có dạng:
g    T   L
 2.   
g   T  L
Trong công thức trên, số hạng sai số tương đối nào là lớn nhất và
phải lấy giá trị của hằng số  đến chữ số nào? Giải thích tại sao?
&&&&&&&
Bài thí nghiệm số 3
XÁC ĐỊNH TỶ SỐ NHIỆT DUNG PHÂN TỬ
CHẤT KHÍ
------ooo------

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí
nghiệm xác định tỷ số nhiệt dung phân tử chất khí.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng
trình tự thí nghiệm để thu được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giả sử Q là lượng nhiệt cần truyền cho một khối khí có khối
lượng là m để nhiệt độ của khối khí tăng thêm một lượng là dT. Theo
định nghĩa, nhiệt dung riêng c của chất khí là một đại lượng đo bằng
nhiệt lượng cần truyền cho một kilôgam chất khí để nhiệt độ của khối khí
tăng thêm 1K (độ Kelvin):
Q
c (3.1)
m.dT
Nếu  là khối lượng của 1 mol chất khí thì nhiệt dung phân tử C
của chất khí (tức nhiệt dung của 1 mol chất khí) sẽ bằng:
C = . c (3.2)
Đơn vị đo của c là J/kg.K, của C là J/mol.K và của  là kg/mol.
Nhiệt dung của chất khí phụ thuộc vào điều kiện của quá trình nung
nóng. Thực vậy, theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học: "Lượng
nhiệt Q mà hệ vật nhận từ ngoài vào trong quá trình biến đổi trạng thái
vô cùng nhỏ bằng tổng độ tăng nội năng dU của hệ vật và công A' do hệ
vật sinh ra trong quá trình đó
Q = dU + A' (3.3)
ở đây A' = p.dV, với p là áp suất và dV là độ biến thiên thể tích của khối
khí trong quá trình biến đổi trạng thái của nó. Thay (3.3) vào (3.1), ta
nhận được biểu thức xác định nhiệt dung riêng
dU p.dV (3.4)
c 
dT dT

y1 2

BB
y2
0

Hình 3.1: Mô hình thí nghiệm

Trong quá trình đẳng tích: V = const và dV = 0, nên A' =p.dV = 0.


Từ (3.4) suy ra nhiệt dung phân tử đẳng tích
dU
CV   (3.5)
dT
Trong quá trình đẳng áp: p = const và dp = 0. Khi đó, theo phương
trình trạng thái của 1 mol chất khí
p.V = R.T (3.6)
với R = 8,31 J/ mol.K là hằng số chất khí. Lấy vi phân của (3.6):
p.dV + V.dp = R.dT (3.7)
Thay (3.5) và (3.7) vào (3.4) với dp = 0, ta suy ra nhiệt dung phân
tử đẳng áp: C p = Cv + R (3.8)
Trong quá trình đoạn nhiệt (hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài): Q =
0. Khi đó, từ (3.3), (3.4) và (3.5), ta có
p.dV = - Cv.dT (3.9)
Chia (3.7) cho (3.9) và chú ý đến (3.8), ta tìm được
V dp Cp  Cv Cp
1   1
p dV Cv Cv

dp dV Cp
hay   với  1 (3.10)
p V Cv
Thực hiện phép tích phân đối với (3.10), ta tìm được phương trình
Poisson: p.V   const (3.11)
với  là tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí hay còn gọi là hệ số
Poisson.
Phương trình (3.11) cho biết trong quá trình giãn nở đoạn nhiệt, khi
thể tích V tăng thì áp suất p giảm nhanh hơn nhiều so với quá trình đẳng
nhiệt (p.V = const).
Trong thí nghiệm này, ta sẽ xác định tỷ số nhiệt dung phân tử của
không khí theo phương pháp giãn nở đoạn nhiệt nhờ các dụng cụ bố trí
như hình 3.1. Bình thủy tinh A chứa không khí được nối thông với áp kế
cột nước M, đồng thời được nối thông hoặc với bơm nén khí B hoặc với
khí quyển bên ngoài nhờ một khóa ba chạc K. Toàn bộ các dụng cụ này
được lắp đặt trên một hộp chân đế G bằng kim loại.
Lúc đầu, vặn khóa K sang vị trí 1-1 để nối thông bình A với áp kế
M và bơm B. Dùng bơm B, bơm không khí vào bình A làm tăng dần áp
suất trong bình đến giá trị ổn định p1
p1 = Ho + H (3.12)
với Ho là áp suất khí quyển, H là độ chênh lệch áp suất của không khí
trong bình A so với áp suất khí quyển đọc trên áp kế M. Các đại lượng
Ho và H được tính theo đơn vị milimét cột nước (mmH2O).
Tiếp đó, vặn khóa K sang vị trí 2 để không khí phụt nhanh ra ngoài
cho tới khi áp suất không khí trong bình A giảm tới giá trị p2 = H o, rồi lại
vặn khóa K về vị trí 1.
Giả sử sau khi bơm không khí vào bình A: lượng không khí trong
bình có khối lượng mo, chiếm thể tích V o của bình, có áp suất p1 và nhiệt
độ T1 (bằng nhiệt độ trong phòng). Khi mở khóa K: khối lượng không
khí phụt ra ngoài bình A là m. Do đó, khối lượng không khí còn lại
trong bình chỉ còn bằng: m = mo - m.
Khối lượng không khí m bây giờ chiếm thể tích V2 = Vo, nhưng có
áp suất p 2  p1 . Như vậy, suy ra trước khi mở khóa K: khối lượng m của
không khí trong bình A ở áp suất p1 và nhiệt độ T1 chỉ chiếm thể tích
V1  Vo . Vì quá trình giãn nở của khối lượng không khí m trong bình A từ
trạng thái (p1, V1) sang trạng thái (p2, V2 = Vo) xảy ra rất nhanh, không kịp
trao đổi nhiệt với bên ngoài (Q = 0) nên có thể coi gần đúng là quá trình
giãn nở đoạn nhiệt. Trong quá trình này, khối lượng m của không khí bị lạnh
đi và nhiệt độ của nó giảm từ nhiệt độ phòng T1 xuống đến nhiệt độ T2  T1 .
Áp dụng phương trình Poisson (3.10) đối với khối lượng không khí m
giãn nở đoạn nhiệt từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2 = Vo,
T2) biểu diễn bởi đường cong đoạn nhiệt 1-2 trên đồ thị hình 2, ta có
p 1 . V1  p 2 . V2

p1  V2 
hay   (3.13)
p 2  V1 
Tiếp đó khối khí m vẫn chiếm thể tích Vo của bình A và thu nhiệt
từ ngoài qua thành bình: trong quá trình biến đổi đẳng tích này, nhiệt độ
tăng dần từ T2 đến T 1, còn áp suất tăng từ p2 đến p3
p3 = Ho + h (3.14)
với h là độ chênh áp suất giữa khối lượng không khí m trong bình A so
với áp suất khí quyển bên ngoài đọc trên áp kế M. Từ đồ thị hình 3.2, ta
nhận thấy trạng thái 1 và 3 thuộc cùng một quá trình đẳng nhiệt T 1 biểu
diễn bởi đường cong đứt nét 1  3 .
p
Áp dụng định luật Boilt-Marriot
1
(p.V= const) cho khối khí m trong quá p1
trình biến đổi đẳng nhiệt từ trạng thái 1
(p1, V1, T1) đến trạng thái 3 (p3, V2 = V o,
T1), ta có
p3 3
p1 V2
p1 V1  p3V2 hay  (3.15)
p3 V1 p2 2
So sánh (3.13) với (3.15) và thay O V1 V2 V
thế các giá trị của áp suất p 1, p2, p3 theo
Hình 3.2: Đồ thị p-V biểu
độ chênh milimét cột nước H o, H, h trên
diễn các quá trình.
áp kế M, đồng thời chú ý đến điều kiện
H  H o , h  Ho và hệ thức gần đúng n 1  x   x khi x  1 , ta tìm
được kết quả
H
 (3.16)
Hh
Công thức (3.16) cho phép xác định được tỷ số nhiệt dung phân tử
Cp
 của không khí sau khi đo được độ chênh lệch milimét cột nước
CV
H và h trên áp kế M ứng với quá trình giãn nở đoạn nhiệt 1-2 và quá trình
nung nóng đẳng tích 2-3 của khối lượng không khí m chứa trong bình A.
Từ (3.16) suy ra số bậc tự do i của phân tử khí
2
i (3.17)
 1
2. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
2.1. Dụng cụ đo
Các dụng cụ thí nghiệm gồm có:
 Bình thủy tinh hình trụ 10 lít.
 Áp kế cột nước hình chữ U có thước milimét.
 Hộp chân đế có giá đỡ áp kế chữ U.
 Bơm nén khí dùng quả bóp cao su.
 Khóa ba chạc kim loại.
Các dụng cụ thí nghiệm này được lắp đặt như ở hình vẽ 3.1.
2.2. Phương pháp đo
Đo độ chênh lệch áp suất H (mm cột nước) của khối lượng không
khívừa bơm vào bình so với áp suất khí quyển bên ngoài.
Đo độ chênh lệch áp suất h (mm cột nước) của khối lượng không
khí còn lại trong bình A so với áp suất khí quyển bên ngoài sau khi vặn
nhanh khóa bình A cho không khí trong bình phụt ra ngoài.
H C i2
Dùng công thức    P 
H  h CV i
để tính tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí.

3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


a. Vặn nhẹ khóa K sang vị trí 1 để thông bình A với bơm nén khí B
và áp kế M. Bơm không khí vào bình A (không bơm quá mạnh để
tránh làm nước trong áp kế M phụt ra ngoài) tới khi độ chênh lệch
cột nước trên hai nhánh áp kế M đạt khoảng 250  300mm (tùy
chọn) thì ngừng bơm.
b. Vặn khoá K để đóng kín bình A. Chờ khoảng 4 đến 5 phút để
nhiệt độ của khối không khí vừa bơm vào bình A cân bằng với
nhiệt độ trong phòng. Vặn từ từ khoá K để giảm lượng không khí
trong bình A cho tới khi các toạ độ y1 và y2 trên hai nhánh của áp
kế M đạt giá trị ổn định ứng với một giá trị không đổi của độ
chênh lệch áp suất H (chọn tùy ý trong khoảng 200-250 mm cột
nước). Đọc và ghi các giá trị y1 và y2 vào bảng số liệu.
Vậy H = y1 – y2 (mmH2O)
c. Vặn nhanh khóa K sang vị trí 2 để không khí trong bình A phụt ra
ngoài. Khi áp suất không khí trong bình A cân bằng với áp suất
khí quyển bên ngoài, ta lại vặn nhẹ khóa K để đóng kín bình A.
Để phép đo chính xác, cần quan sát nhanh và đóng kín khóa K
ngay khi cột nước trong hai nhánh áp kế M vừa đạt mức
ngang nhau, kết hợp với tai nghe tiếng xì của không khí thoát
ra khỏi bình A vừa dứt. Chờ khoảng thời gian cho nhiệt độ của
khối lượng không khí trong bình A cân bằng với nhiệt độ trong
phòng. Khi đó, các toạ độ y3 và y4 của các cột nước trên hai
nhánh áp kế M đạt giá trị ổn định. Đọc và ghi các giá trị y3 và y4
vào bảng số liệu.
Vậy h = y3 – y4 (mmH2O)
d. Lặp lại phép đo 10 lần ứng với cùng giá trị đã chọn của H. Ghi
các kết quả đo y3 và y4 tương ứng vào bảng số liệu.
4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

Độ chênh lệch áp suất ban đầu:


H = y1 – y2 =.......…………………………(mmH2O)
Bảng số liệu

Lần đo y3 (mm) ∆y3(mm) y4 (mm) ∆y4(mm)


1
2
.
.
.
10
Trung bình

a. Tính giá trị trung bình h  y 3  y 4 và các sai số tuyệt đối trung
bình:  y3 ,  y 4 ,  h .
b. Tính giá trị trung bình của tỷ số nhiệt dung phân tử  và số bậc tự
do i của phân tử khí theo công thức (3.16) và (3.17).
c. Tính các sai số của  , i.
d. Viết kết quả đo  , i.

5. CÂU HỎI KIỂM TRA


1- Định nghĩa và viết biểu thức của nhiệt dung riêng và nhiệt dung
phân tử. Nhiệt dung của chất khí có phụ thuộc điều kiện của quá
trình nung nóng không?
2- Phân biệt nhiệt dung phân tử đẳng tích Cv và đẳng áp Cp. Tìm
biểu thức liên hệ giữa chúng để chứng tỏ C p> Cv.
3- Trong thực tế, khi nào có thể coi gần đúng các quá trình nén hoặc
giãn khí là đẳng nhiệt hoặc đoạn nhiệt? Sau khi nén hoặc giãn khí
chứa trong bình A, tại sao phải chờ một khoảng thời gian nào đó
thì độ chênh cột nước trên hai nhánh áp kế M đạt giá trị ổn định?
4- Tại sao trong thí nghiệm này, ta phải dùng áp kế cột nước mà
không dùng áp kế thủy ngân?
5- Muốn đảm bảo kết quả đo được chính xác, tại sao phải đóng kín
khóa K ngay khi cột nước trong hai nhánh áp kế M vừa đạt mức
ngang nhau?
H
6- Chứng minh công thức tính sai số tương đối của   có
Hh
 H.  h  h .  H

 H.  H  h 
dạng:
7- Tính giá trị lý thuyết của tỷ số nhiệt dung phân tử không khí khô
(coi như chỉ gồm các phân tử oxy O2 và nitơ N2) theo số bậc tự do
i của các phân tử khí.
8- Nếu không khí trong bình có độ ẩm cao chứa nhiều hơi nước thì
giá trị lý thuyết của tỷ số nhiệt dung phân tử của không khí sẽ
thay đổi như thế nào (tăng hay giảm so với không khí khô)? Giải
thích tại sao?
&&&&&&&
Bài thí nghiệm số 4
KHẢO SÁT LỰC NÂNG CÁNH MÁY BAY

I. Bài đọc
1. Cánh máy bay

Ngoài động cơ bắt buộc phải có thì cánh của máy bay cũng không
thể thiếu. Bạn đã từng khi nào chú ý đến hình dạng đôi cánh này chưa?
Hình dạng như thế có tác dụng gì cho hoạt động của máy bay? Chúng ta
hãy thử làm hai thí nghiệm nhỏ.

Trong thí nghiệm đầu tiên, chúng ta lấy một băng giấy nhỏ, kề sát
vào môi dưới và lấy sức thổi mạnh. Kết quả, băng giấy vốn rủ xuống đã
bay phấp phới lên phía trên. Kết quả này làm sáng tỏ một trong những
định luật về khí động lực: Cường độ áp lực của chất khí chuyển động
nhỏ, cường độ áp lực tĩnh tại lớn. Khi chúng ta thổi, luồng khí trên mặt
trên băng giấy chuyển động, trong khi không khí mặt dưới tờ giấy ở trạng
thái tĩnh tại. Áp lực khí lưu phía trên nhỏ đi, trong khi đó áp lực phía
dưới cao hơn phía trên, nhờ đó băng giấy được nâng lên.

Trong thí nghiệm thứ hai, chúng ta dùng một chiếc phễu, quay
miệng phễu xuống dưới, lấy miệng ngậm vào đầu nhỏ của phễu. Ở ngay
phía chính dưới miệng phễu chúng ta dùng tay đỡ một quả bóng bàn và
thổi luồng hơi qua ống phễu, sau đó bỏ tay ra. Kết quả là quả bóng bàn
không rơi xuống đất mà lại bay lên vị trí gần ống phễu. Lực thổi càng
mạnh thì quả bóng bay lên càng cao. Tại sao quả bóng lại được nâng lên?
Nguyên nhân là do sự khác biệt giữa tốc độ dòng khí lưu ở phía trên và
phía dưới quả bóng. Tốc độ của dòng khí lưu phía trên quả bóng nhanh
hơn ở phía dưới. Điều này làm sáng tỏ thêm một định luật khác của khí
động lực: tốc độ khí lưu càng nhanh thì cường độ áp lực càng nhỏ, tốc độ
khí lưu càng chậm thì cường độ áp lực càng lớn.
Chúng ta lại quay lại vấn đề ban đầu. Nếu quan sát kỹ mặt cắt của
cánh máy bay, thấy rằng, phần bề mặt phía trên cánh máy bay có dạng
vòm uốn cong, trong khi đó mặt dưới lại bằng phẳng. Trước khi bay lên,
máy bay phải chạy một đoạn dài trên đường băng, khi đó tạo nên sự
chuyển động của không khí về phía sau so với máy bay. Dòng khí lưu
xung quanh cánh máy bay chịu ảnh hưởng từ lực bám và tính bám dính
của cánh máy bay. Mặt trên cánh máy bay gồ lên, mặt dưới lại bằng
phẳng, làm cho phương hướng của hoàn lưu không khí sát bề mặt phía
trên cánh máy bay hướng về phía sau còn bề mặt phía dưới thì hướng về
phía trước. Ở phía trên cánh máy bay, hướng của hoàn lưu và hướng của
dòng khí lưu không xoáy đi qua bề mặt cánh có cùng hướng. Tốc độ của
hoàn lưu cộng với tốc độ của khí lưu không xoáy sẽ đạt tốc độ khá lớn.
Do khí lưu trên bề mật cánh máy bay nhanh hơn mặt dưới, áp lực tác
động lên mặt trên nhỏ hơn ở mặt dưới, từ đó làm sinh ra lực nâng đỡ máy
bay bay lên.

2. Không khí chuyển động nhanh

Các phân tử đi qua phía trên cánh phải đi xa hơn – trên đường
cong – so với các phân tử đi qua mặt dưới bằng phẳng của cánh. Cho nên
không khí phía trên cánh phải chuyển động nhanh hơn. Và khi không khí
chuyển động nhanh hơn, các phân tử phân tán ra xa hơn. Chúng trở nên
kém đặc hơn. Không khí này có áp suất thấp hơn.
Hình 1.1: Hình dạng của cánh máy bay tạo ra lực nâng làm cho máy bay
rời khỏi mặt đất.

Nhưng không khí bên dưới cánh không bị kém đặc đi hoặc bị mất
chút áp suất nào hết. Cho nên không khí bên dưới cánh đẩy lên cánh với
một lực lớn hơn không khí phía trên cánh đẩy xuống. Lực lớn hơn đẩy từ
dưới lên này gọi là lực nâng. Lực nâng là cái làm cho máy bay rời khỏi
mặt đất.

3. Đường hầm gió

Để quan sát không khí chuyển động xung quanh một chiếc máy
bay như thế nào, các nhà khoa học sử dụng những đường hầm gió. Bên
trong đường hầm, một dòng không khí mạnh thổi lùa về phía máy bay.
Những người kiểm tra thường thêm khói hoặc thuốc nhuộm vào không
khí để dễ quan sát các dòng chảy.

4. Bốn lực tác dụng

Bạn có thể thấy lực nâng phát huy tác dụng nếu bạn quan sát máy
bay trên đường băng. Một chiếc máy bay đang sẵn sàng nhận tốc độ thật
nhanh. Các động cơ của nó đẩy nó chuyển động mỗi lúc một nhanh.
Trong chốc lát, lực hấp dẫn vẫn giữ chiếc máy bay to nặng đó trên mặt
đất. Tuy nhiên, cuối cùng thì chiếc máy bay chuyển động đủ nhanh để cất
lên. Vào lúc đó, lực nâng đã đủ mạnh để thắng lực hấp dẫn.

Một khi máy bay đã cất cánh, các động cơ của nó hoạt động hết
công suất để đẩy phi thuyền về phía trước. Nhưng không khí cũng tác
dụng lực đẩy ngược, hay lực cản, đối với máy bay. Lực cản này được gọi
là lực kéo theo. Nó làm chậm những vật đang chuyển động trong không
khí. Nếu phi thuyền chuyển động chậm đi, thì lực nâng sẽ nhỏ hơn để
thắng nổi lực hấp dẫn. Để giữ cho máy bay ở trong không trung và
chuyển động về phía trước, các động cơ hoạt động mạnh hơn.
Hình 1.2: Bốn lực tác dụng
Để cho máy bay bay trong không khí, lực nâng từ các cánh của nó
phải mạnh hơn lực hấp dẫn, và lực đẩy về phía trước từ những động cơ
của nó phải mạnh hơn lực của không khí đẩy ngược lại.

Hình 1.3: Một khi chiếc máy bay này đã cất cánh xong, phi công sẽ thu
các bánh xe vào để giảm lực kéo theo khi máy bay bay.

5. Lực nâng khí động lực học qua cánh máy bay

Hình 1. 4: Mô hình lực nâng khí động học bằng tiếng Anh: Thrust: lực
đẩy (tạo bởi động cơ); Drag: lực cản của không khí; Weight:trọng
lực; Lift: lực nâng khí động lực học (Joukowski)
Máy bay thắng được trọng lực và bay lên được là nhờ lực nâng
khí động động lực học hay còn gọi là lực nâng Joukowski. Là kết quả của
sự chênh lệch áp suất không khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể
(cánh máy bay) khi dòng khí chuyển động chảy bao vật thể.
Để có lực nâng khí động lực học thì thiết diện vật thể (cánh) phải
không đối xứng qua trục chính và đường biên của mặt trên phải lớn hơn
của mặt dưới, những vật thể có hình dạng thiết diện như vậy được gọi là
có hình dạng khí động lực học. Khi không khí chảy bao quanh hình khí
động sẽ có lực nâng khí động lực và đồng thời xuất hiện lực cản. Hình
khí động lực nào cho hiệu ứng lực nâng càng cao mà lực cản càng ít thì
được coi là có hiệu suất khí động học càng tốt. Đối với chất lỏng hiệu
ứng cũng tương tự (thuỷ động học).

Hình 1.5: Mô hình khí trôi qua cánh của cánh máy bay
Khi không khí chảy qua hình khí động là cánh, tại mặt dưới sẽ có
áp suất cao hơn so với mặt trên và hệ quả là sẽ xuất hiện một lực tác
động từ dưới lên vuông góc với cánh.
Lực nâng có độ lớn bằng diện tích cánh nhân với chênh lệch áp
suất hai mặt.
Độ chênh lệch áp suất phụ thuộc vào hình dạng thiết diện cánh
tức là phụ thuộc vào hiệu suất khí động học của cánh, góc tấn (góc chảy
của không khí tương đối với vật khí động ) và vận tốc dòng chảy.
Như vậy khi vận tốc dòng chảy đạt đến độ lớn nào đó thì chênh
lệch áp suất (đồng nghĩa với lực nâng) sẽ đủ để thắng trọng lực và vật thể
có thể bay lên được. Muốn có lực nâng đủ thì vận tốc và diện tích
cánh phải đủ: cánh càng rộng thì máy bay có thể cất cánh với vận tốc nhỏ
hơn, ngược lại cánh càng nhỏ thì đòi hỏi vận tốc càng lớn để cất cánh.

Trong máy bay có cánh cố định vật thể khí động học để tạo lực
nâng là đôi cánh của máy bay được gắn cố định vào thân. Vận tốc ngang
của máy bay (cũng đồng nghĩa với vận tốc dòng chảy bao máy bay nếu
xét trong hệ quy chiếu gắn với máy bay) có được nhờ lực tác động ngang
sinh ra nhờ động cơ (có thể thông qua cánh quạt hoặc dòng khí phản lực).
Động cơ quay cánh quạt (hoặc phụt dòng khí phản lực) sẽ tạo phản lực
đẩy máy bay chuyển động tương đối với không khí về phía trước, khi
chuyển động tương đối như vậy cánh máy bay sẽ bị dòng khí chảy bao
bọc xung quanh và tạo hiệu ứng lực nâng khí động lực học tác động từ
dưới lên, khi vận tốc máy bay đạt đến giá trị nào đó lực nâng sẽ đủ lớn để
thắng trọng lực và máy bay sẽ bay được.

Trong bài thí nghiệm này, đường hầm gió cung cấp một mô hình đo
cho các thí nghiệm định lượng về khí động học. Trong đó, một luồng
không khí có vận tốc không đổi theo không gian và thời gian.
Một trong các ứng dụng của đường hầm gió là tạo điều kiện lý tưởng
cho các phép đo vật lý của sự bay.
Ở đây, FW là sức cản không khí và F A là lực nâng của cánh máy bay
nó được đo như một hàm của góc cản  của cánh máy bay với dòng lưu
lượng. Trong đồ thị, FW được minh họa như là một hàm của F A với góc
cản  như tham số. Từ đồ thị này, chúng ta có thể đọc ví dụ như góc cản
tối ưu.
Ngoài ra, sinh viên thực hiện các phép đo so sánh trên cánh máy bay
tự thiết kế. Mục đích là để xác định hình dạng cánh máy bay để thu được
tỷ số FW / FA là nhỏ nhất ở góc cản  xác định.
II. Câu hỏi chuẩn bị
1. Cánh máy bay trong bài có hình dạng như thế nào ? Tại sao nó
cần hình dạng như vậy ?
2. Đường hầm gió dùng để làm gì ?
3. Lực tác dụng lên cánh máy bay gồm các lực cơ bản nào ?
4. Giải thích sự xuất hiện của lực nâng và lực cản lên cánh máy bay
5. Góc cản tối ưu là góc như thế nào?
III. Hướng dẫn đo đạt

Quan sát :

Thí nghiệm được sắp xếp với các dụng cụ như hình 1.6:

- Đường hầm gió (1).


- Ống hút và quạt áp lực (2).
- Mô hình cánh máy bay (3).
- Xe đẩy cho phép đo đường hầm gió (4).
- Lực kế quạt (lực kế góc quay) 0,65N (5).
- Nguồn điều khiển cường độ gió (6).

Hình 1.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát lực nâng cánh máy bay.

Kiểm tra:

- Kiểm tra xem thiết bị có lắp như hình 1.6 chưa?


- Kiểm tra công tắt của bộ nguồn (6) ở vị trí 0 và vặn hết chiết áp về
bên trái chưa ? Nếu chưa, vui lòng chỉnh lại.
- Kiểm tra xem cánh quạt đã gắn vào lực kế nâng được gắn trên xe
đẩy chưa ? Kim của lực kế nâng đã chỉ số 0 chưa ? Nếu chưa, hãy
gắn cánh quạt vào lực kế nâng được gắn trên xe đẩy (như hình ) và
điều chỉnh lại lực kế nâng để kim chỉ số 0
- Lưu ý, hai thanh treo cánh quạt cùng ở vị trí số 0 tức tương ứng với
góc nghiêng của cánh máy bay bằng không.
- Kiểm tra xem có dây móc nối từ lực kế quạt (5) vào xe đẩy (4)
chưa ? Nếu chưa, hãy móc dây vào.

Thực hành :
- Điều chỉnh (nhẹ nhàng) góc nghiêng của cánh máy bay là lớn
nhất (140).
- Mở nguồn điện cho quạt áp lực, điều chỉnh chiết áp nguồn thích
hợp để giá trị trên các lực kế là gần cực đại.
- Ghi lại các giá trị của lực cản và lực nâng vào bảng 1.1.
- Tắt nguồn, thay đổi lại góc nghiêng của cánh quạt ở giá trị nhỏ
hơn và lặp lại cách đo như trên, tiếp tục ghi các giá trị của lực cản và lực
nâng vào bảng 1.1.
Tính tỷ số lực cản so với lực nâng.
Lưu ý : trong các lần đo ta phải giữ nguyên cường độ gió trong
đường hầm gió bằng cách chỉ tắt nguồn mà không thay đổi chiết áp
nguồn.
*** Sau khi thực hành xong, SV lưu ý nhớ tắt máy, phủ khăn lên dụng cụ
thí nghiệm, xếp ghế lại gọn gàng ngay ngắn .
IV. Bài báo cáo
1. Bảng 1.1 :

0 FA(N) FW(N) f = FW/FA

10

12

14

2. Vẽ đồ thị lực nâng phụ thuộc góc nghiêng F A = f( ) và lực cản


phụ thuộc góc nghiêng F W = f(), từ đó nhận xét các kết quả
rút ra từ mỗi đồ thị và giải thích. Cho Δα = 0,05o

Tính sai số tuyệt đối của FA và FW:

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Nhận xét các kết quả rút ra từ mỗi đồ thị và giải thích
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

3. Tính sai số tương đối εf và sai số tuyệt đối Δf:


.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
4. Viết kết quả đo của tỷ số f tối ưu nhất: ................................................................
.................................................................................................................................................
5. Nhận xét kết quả đo: .............................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Bài thí nghiệm số 5
KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG BỨC XẠ NHIỆT VÀ
NGHIỆM LẠI ĐỊNH LUẬT STEFAN -
BOLTZMANN
------ooo------

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí
nghiệm kiểm chứng định luật Stefan - Boltzmann.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng
trình tự thí nghiệm để thu được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Bức xạ nhiệt cân bằng và các đặc trưng của nó
Khi bị kích thích, các nguyên tử, phân tử của vật chất sẽ chuyển lên
trạng thái có năng lượng cao. Sau một thời gian ngắn, chúng sẽ chuyển
về trạng thái có năng lượng thấp hơn và phát ra sóng điện từ. Nếu nguyên
nhân kích thích là nhiệt (nung nóng) thì bức xạ điện từ phát ra là bức xạ
nhiệt. Bức xạ nhiệt là chính các sóng điện từ phát ra từ các vật bị kích
thích bởi tác dụng nhiệt. Khi năng lượng bức xạ do vật phát ra bằng năng
lượng vật nhận vào do hấp thụ bức xạ thì các bức xạ nhiệt tồn tại ở trạng
thái cân bằng (động) với vật ở nhiệt độ không đổi.
Để đặc trưng cho mức độ phát ra hoặc hấp thụ mạnh hay yếu của
các vật đối với các bức xạ nhiệt ở trạng thái cân bằng, người ta dùng các
đại lượng vật lý: năng suất phát xạ và hệ số hấp thụ bức xạ nhiệt.
1.1.1. Năng suất phát xạ
Gọi dW(, t) là năng lượng bức xạ phát ra từ diện tích mặt ngoài
dS của vật ở nhiệt độ T, được mang đi bởi các bức xạ có tần số từ  đến 
+ d trong một đơn vị thời gian thì:
dW(, T) = r(,T). dS.d (8.1)
trong đó hệ số tỷ lệ r(,T) được gọi là năng suất phát xạ đơn sắc của vật ở
nhiệt độ T ứng với bức xạ nhiệt có tần số . Từ (1) suy ra:
(, )
r(, T). d = (8.2)

dW  , T 
Rõ ràng, tỷ số xác định công suất bức xạ của một đơn vị
dS
diện tích mặt ngoài của vật ở nhiệt độ T bởi các bức xạ có tần số từ  đến
 + d. Như vậy, công suất bức xạ của một đơn vị diện tích mặt ngoài
của vật ở nhiệt độ T ứng với mọi bức xạ là:

R  T    r  , T  .d  (8.3)
0

Đại lượng R(T) gọi là năng suất phát xạ toàn phần của vật ở nhiệt
độ T và được đo bằng đơn vị W/m2.
1.1.2. Hệ số hấp thụ
Giả sử trong một đơn vị thời gian, năng lượng mà các bức xạ đơn
sắc có tần số từ  đến  + d gửi tới diện tích dS của vật ở nhiệt độ T là
dW (, T), nhưng dS chỉ hấp thụ một phần năng lượng là dW’ (,T). Khi
đó, tỷ số:
dW   , T 
a  , T   (8.4)
dW  , T 
được gọi là hệ số hấp thụ đơn sắc của vật ở nhiệt độ T ứng với bức xạ có
tần số .
Những vật có khả năng hấp thụ hoàn toàn năng lượng của mọi bức
xạ nhiệt đơn sắc ở mọi nhiệt độ của nó gọi là vật đen tuyệt đối. Vật đen
tuyệt đối có hệ số hấp thụ bằng đơn vị, nghĩa là a(,T) = 1 với mọi  và
T. Trong thực tế, không có vật đen tuyệt đối vì a(,T) < 1.
1.2. Định luật Stefan - Boltzmann về bức xạ nhiệt cân bằng
Theo định luật Stefan - Boltzmann thì: “Năng suất phát xạ toàn
phần của vật đen tuyệt đối tỷ lệ thuận với lũy thừa bốn của nhiệt độ tuyệt
đối của vật.”
R T    T4 (8.5)
trong đó  = 5,67.10 -8 W/m2K4 gọi là hằng số Stefan-Boltzmann và nhiệt
độ tuyệt đối T liên hệ với nhiệt độ Celcius t (hay nhiệt độ bách phân) bởi
hệ thức T = t(oC) + 273.
Thực nghiệm cho thấy mối quan hệ R (T) ~ T 4 cũng đúng với các
vật không đen (còn gọi là vật xám). Trong thí nghiệm này, ta sẽ nghiệm
lại định luật Stefan-Boltzmann, bằng cách dùng cảm biến nhiệt điện (cặp
nhiệt bán dẫn) để đo công suất của các bức xạ nhiệt ở nhiệt độ T, phát ra
từ dây tóc của bóng đèn điện - được coi như một vật xám.

2. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO


2.1. Dụng cụ đo
- Nguồn điện ổn áp một chiều 0 - 12V/10A
- Volt-kế điện tử và bộ khuếch đại
- Giá quang học dài 600mm và bàn trượt
- Bóng đèn dây tóc vônfram 6V-5A và đuôi đèn
- Cảm biến nhiệt điện và ống che sáng
- Volt-kế hiện số
- Ampere-kế hiện số
- Điện trở nhiệt 47-1W
- Bộ dây nối mạch có hai đầu cốt dài 60cm (8 dây)
Các dụng cụ thí nghiệm được bố trí như hình 8.1:
E
Đ F NĐ mV

A1 V1
“0”
N Rf
B A 1
10
10
100
K 0
K1 + -_ mV
m
G C +V -

A V

Hình 8.1: Mô hình bố trí dụng cụ thí nghiệm


Trên giá quang học (G) có gắn giá đỡ (A) cố định và bàn trượt (B):
bóng đèn điện (Đ) loại 6V-5A được giữ bởi giá đỡ (A), cảm biến nhiệt
điện (NĐ) được gắn trên bàn trượt (B). Ống che sáng (F) đặt ở mặt trước
của cảm biến nhiệt điện (NĐ) để tránh nhiễu do ánh sáng ngoài gây ra.
Dây tóc đèn (Đ) được nung nóng nhờ dòng điện chạy qua nó, được cung
cấp bởi nguồn điện một chiều ổn áp (E) 0-12V/10A. Nguồn điện này có
chỉ thị điện áp bằng volt-kế V1 và chỉ thị dòng điện bằng ampere-kế A1.
Hiệu điện thế U giữa hai đầu dây tóc đèn (Đ) được đo bằng volt-kế hiện
số (V) và cường độ dòng điện I chạy qua dây tóc đèn được đo bằng
ampere-kế hiện số (A).
Bức xạ nhiệt phát ra từ đèn (Đ) được truyền đến một cảm biến
nhiệt điện đặt trong ống che sáng (F). Cảm biến nhiêt điện (NĐ) chuyển
năng lượng bức xạ nhiệt thành tín hiệu điện, được khuếch đại và được đo
bằng volt-kế điện tử (mV).
2.2. Phương pháp đo
Với khoảng cách cố định giữa dây tóc đèn điện (Đ) và cảm biến
nhiệt điện (NĐ), năng lượng bức xạ nhiệt  gửi tới mặt cảm biến nhiệt
điện trong một đơn vị thời gian sẽ tỷ lệ với năng suất phát xạ toàn phần
R  T  của dây tóc đèn điện

 ~ R T (8.6)

Mặt khác, suất nhiệt điện động E của cảm biến nhiệt điện lại tỷ lệ với 
E~  (8.7)
Nếu cảm biến nhiệt điện đang ở nhiệt độ 0K (không độ tuyệt đối),
thì ta có thể viết
E ~ T4 (8.8)
Nhưng vì cảm biến nhiệt điện đang ở nhiệt độ của phòng thí
nghiệm Tp, nên hệ thức (8.8) trở thành
E ~ (T 4 - Tp4 ) (8.9)
Trong bài thí nghiệm này, Tp4 có thể bỏ qua so với T4 nên ta vẫn áp
dụng được hệ thức (8.8). Khi đó
gE  4 gT  const (8.10)
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ gE theo gT là một đường thẳng
có độ dốc S  4 .
Suất nhiệt điện động E của cảm biến nhiệt điện được đo bởi volt-kế
điện tử (mV). Nhiệt độ tuyệt đối T của dây tóc đèn được xác định từ phép
đo điện trở của nó như sau:
Đối với dây tóc đèn bằng
vônfram dùng trong bài thí
nghiệm này, điện trở của nó phụ
thuộc nhiệt độ K theo công thức
R t  R o 1   t   t 2  (8.11)

với Rt và Ro là điện trở của dây


tóc đèn ở nhiệt độ toC và 0oC, các
hệ số 
α = 4,82.10-3 C-1 và β = 6,76.10-7 O
-2
C gọi là các hệ số nhiệt điện trở Hình 8.2: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ
của vônfram. theo
Giải phương trình (8.11)
theo t rồi đổi ra nhiệt độ tuyệt đối T = t + 273, ta được

1  2 R   R
T  273     4  t  1     10 3 * 11,23  1,48 * t  3292
2  R   R0
  0  
(8.12)
Như vậy, ta có thể xác định được nhiệt độ tuyệt đối T của dây tóc
đèn bằng cách đo điện trở Rt của nó ở nhiệt độ t (ứng với nhiệt độ tuyệt
đối T) và điện trở Ro của nó ở 0oC. Điện trở Ro của dây tóc đèn ở 0oC
được xác định bằng cách đo điện trở R P của dây tóc đèn ở nhiệt độ phòng
tp, và được tính từ công thức sau
RP
Ro  (8.13)
1   .t P   .t P2

Nhiệt độ phòng t P được đo bằng nhiệt kế. Các giá trị của RP và Rt có
thể được xác định bằng cách dùng volt-kế hiện số (V) đo hiệu điện thế U
giữa hai đầu dây tóc đèn điện và dùng ampere-kế hiện số (A) đo cường độ
dòng điện I chạy qua dây tóc đèn ở các nhiệt độ tương ứng t P và t. Khi đó,
điện trở R của dây tóc đèn được tính theo công thức của định luật Ohm
U
R
I (8.14)
3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
1.1. Đo điện trở R P của dây tóc đèn (Đ) ở nhiệt độ phòng t P
a. Chưa cắm phích lấy điện
của nguồn điện một I
chiều ổn áp (E) vào + +
nguồn xoay chiều 220V, E V Đ
mắc mạch điện theo sơ _
_
đồ hình 8.3 (điện trở 47
mắc nối tiếp với đèn (Đ) _ A +
để bảo đảm cường độ
dòng điện qua đèn đủ Hình 8.3: Sơ đồ mạch điện đo điện trở
nhỏ sao cho có thể bỏ của dây tóc đèn (Đ)
qua hiệu ứng nhiệt ảnh
hưởng đến điện trở của dây tóc đèn).
b. Vặn núm xoay của:
- Volt-kế hiện số (V) để đặt nó ở vị trí 200mV của thang đo
hiệu điện thế một chiều DCV.
- Ampere-kế hiện số (A) để đặt nó ở vị trí 200mA (hoặc
10A, 20A) của thang đo cường độ dòng điện một chiều
DCA.
c. Cắm phích lấy điện của nguồn điện một chiều ổn áp (E) vào
nguồn xoay chiều 220V. Bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E), đèn
LED phát sáng, báo hiệu bộ nguồn (E) đã sẵn sàng hoạt động.
d. Vặn từ từ núm xoay (N) của chiết áp trên mặt bộ nguồn (E) sao
cho cường độ dòng điện chạy qua dây tóc đèn (Đ) đo bởi ampere-
kế (A) đạt giá trị lần lượt bằng 50mA và 100mA (hoặc 0,05 A và
0,1A đối với thang 10A, 20A) (những cường độ dòng điện này đủ
nhỏ để có thể bỏ qua hiệu ứng nhiệt ảnh hưởng đến điện trở của
dây tóc đèn (Đ)). Đồng thời đọc và ghi vào bảng số liệu 1 các giá
trị tương ứng của hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc đèn (Đ) đo
bởi volt-kế (V).
e. Vặn núm xoay (N) của chiết áp trên mặt bộ nguồn (E) về vị trí 0.
Bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E) để tắt nguồn điện.
f. Đọc nhiệt độ phòng t P trên nhiệt kế và ghi vào bảng số liệu 1.
3.2. Đo suất nhiệt điện động E và điện trở Rt
a. Mắc lại mạch điện theo sơ đồ hình 8.4 (tháo bỏ điện trở 47 khỏi
mạch điện).
b. Đặt volt-kế (V) ở vị trí
20V của thang đo DCV +1
+
và đặt ampere-kế (A) ở
vị trí 10A hoặc 20A của _ EA V Đ
thang đo DCA. _1
c. Kiểm tra đầu nối của _ A
cảm biến nhiệt điện +
(NĐ) vào ổ (C) của volt- Hình 8.4: Đo suất nhiệt điện động E
kế điện tử (mV). và điện trở RtG
d. Cắm phích lấy điện của
volt-kế điện tử (mV) vào nguồn xoay chiều 220V. Bấm khóa K
trên mặt máy, đèn LED phát sáng, báo hiệu volt-kế điện tử (mV)
đã sẵn sàng hoạt động.
e. Vặn núm biến trở Rf của nó về vị trí tận cùng bên trái. Điều chỉnh
núm qui "0" của volt-kế điện tử (mV) để kim chỉ thị chỉ đúng số 0
trên mặt thang đo của nó. Chú ý: Giữ nguyên vị trí này của
núm qui "0" trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
f. Cắm phích điện cho đèn (Đ). Đặt trục hình trụ của dây tóc đèn
(Đ) hướng vuông góc với trục của giá quang học (G). Đặt cảm
biến nhiệt điện (NĐ) trong ống che sáng (F) ở cùng độ cao với
dây tóc đèn (Đ) và cách đèn (Đ) khoảng 10cm.
g. Bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E), đèn LED phát sáng, báo
hiệu bộ nguồn (E) đã sẵn sàng hoạt động. Vặn núm xoay (N) của
nguồn (E) một hiệu điện thế Unguồn = 6V.
h. Đặt ống che sáng (F) của cảm biến nhiệt điện (NĐ) sát đèn, điều
chỉnh biến trở Rf trên volt kế điện tử để suất nhiệt điện động E
đạt giá trị cực đại (giá trị E có thể nằm trong khoảng 80%-90%
giá trị thang đo). Giữ nguyên giá trị Rf trong suốt quá trình đo
tiếp theo.
i. Ghi vào bảng số liệu 2 giá trị hiệu điện thế trên volt-kế (V),
cường độ dòng điện I trên ampere-kế (A) chạy qua dây tóc đèn
(Đ) và giá trị cực đại E của suất nhiệt điện động tương ứng với
giá trị hiệu điện thế Unguồn = 6V.
j. Vặn núm xoay (N) của bộ nguồn (E) để giảm dần hiệu điện thế
nguồn từ 6V đến 1V, mỗi lần giảm 1V. Đọc và ghi vào bảng số
liệu 2 các giá trị tương ứng trong mỗi lần đo của hiệu điện thế
giữa hai đầu đèn (Đ), của cường độ dòng điện I chạy qua đèn (Đ)
và giá trị của suất nhiệt điện động E
k. Khi làm xong thí nghiệm, vặn núm điều chỉnh hiệu điện thế
nguồn về 0, bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E) để tắt điện của bộ
nguồn (E) trước, sau đó mới tắt điện của các đồng hồ volt-kế hiện
số (V) và ampere-kế hiện số (A). Bấm khóa K trên mặt volt-kế
điện tử (mV). Rút các phích cắm của nguồn (E) và volt-kế điện tử
(mV) ra khỏi nguồn điện xoay chiều 220V. Sắp xếp gọn gàng các
dụng cụ thí nghiệm.
4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

4.1. Bảng số liệu 1

Nhiệt độ phòng thí nghiệm:

I ( A) U (mV) RP ()
50
100
Giá trị trung bình

a. Tính R P theo công thức (8.14) cho mỗi lần đo, rồi ghi vào bảng
số liệu 1, sau đó tính giá trị trung bình R P của nó.

b. Tính giá trị trung bình của điện trở dây tóc đèn R o theo công thức
(8.13).
4.2. Bảng số liệu 2
- Thang đo cực đại của Volt-kế điện tử (mV): Um =………
- Cấp chính xác của của Volt-kế điện tử : kV =…………
- Độ chia nhỏ nhất của thang đo: ωV = ………...

Ung(V) U(V) I ( A) Rt() E(mV) gE ∆ gE T ( K) g T


a. Tính nhiệt độ tuyệt đối T của dây tóc bóng đèn (Đ) theo công
thức (8.12).
E
b. Tính sai số  gE  .
E.ln10
c. Vẽ đồ thị hàm gE = f ( gT ) biểu diễn trong hệ trục tọa độ gE
và gT . Cho ∆ gT = 0,01.
d. Dùng đồ thị tính độ dốc (hệ số góc của đoạn thẳng dài nhất) tg
gE i  gE j
theo công thức: S  tg 
g Ti  g Tj
e. Tính các sai số và viết kết quả của S.
f. So sánh với giá trị của S=4 trong công thức (8.10) và kết luận:
Định luật Stefan - Boltzmann được nghiệm đúng hay không
nghiệm đúng?
&&&&&&&
Bài 13
Khảo sát lực ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn

Ngày 24 tháng 11 năm 2020

Mục đích: Trong bài thí nghiệm này, chúng ra sẽ tiến hành khảo sát sự phụ thuộc của lực
ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn vào áp lực, diện tích và bề mặt tiếp xúc giữa vật và mặt
phẳng chuyển động. Dựa vào quy luật biến đổi của lực ma sát vào trọng lượng của vật trong ba
thí nghiệm khảo sát ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn, ta có thể suy ra giá trị của hệ số
ma sát trong từng trường hợp.

1 Lý thuyết
Lực ma sát là lực xuất hiện đi kèm với chuyển động và chống lại chuyển động của vật.
Có ba loại lực ma sát: lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. Về cơ bản, lực ma
sát tỉ lệ với độ lớn áp lực F~A vuông góc với hai bề mặt tiếp xúc và hệ số ma sát µ giữa các bề mặt.

Hình 1: Mô hình phân tích lực.

Lực ma sát nghỉ (tĩnh) f~s : Theo định luật I Newton, một vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng
yên nếu không chịu tác dụng của lực nào, hoặc hợp lực tác dụng vào vật bằng không. Như vậy,
khi tác dụng lên vật một lực kéo F~ nhưng vật vẫn không chuyển động, điều này chứng tỏ tồn
tại một loại lực cân bằng với lực kéo F~ . Lực đó là lực ma sát nghỉ.

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng
ngược chiều với lực tác dụng. Khi vật chưa chuyển động thì độ lớn của lực kéo F~ tác dụng lên
vật bằng độ lớn của lực ma sát nghỉ.

Khi dịch chuyển một vật đứng yên cần tác dụng vào vật một lực đủ lớn, lực vừa đủ làm dịch
chuyển vật đang đứng yên gọi là lực ma sát nghỉ cực đại. Giá trị lớn nhất của lực ma sát nghỉ,

1
khi vật bắt đầu chuyển động hay ma sát nghỉ cực đại tỉ lệ với hệ số ma sát nghỉ µs và trọng
lượng Fg của vật.
fs = µs .Fg (1)
Lực ma sát trượt fk : Ma sát trượt xuất hiện khi hai vật thể trượt trên bề mặt của nhau.
Lực ma sát trượt cản trở làm cho vật đó không trượt nữa. Kéo cho vật trượt đều khi đó F = fk ,
độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật trên mặt phẳng nằm ngang tỉ lệ với hệ số ma sát trượt
µk và trọng lượng Fg của vật.
fk = µk .Fg (2)
Để khảo sát lực ma sát, ta tăng dần độ lớn của ngoại lực F và ghi lại giá trị của lực ma sát.
Chú ý thời điểm vật bắt đầu trượt thì số chỉ của lực kế bằng với độ lớn của lực ma sát nghỉ cực
đại. Từ đồ thị hình 2 ta thấy, lực ma sát trượt fk có giá trị nhỏ hơn lực ma sát nghỉ cực đại
fs,max .

Hình 2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực ma sát vào ngoại lực tác dụng

Lực ma sát lăn fr : Lực ma sát lăn xuất hiện do sự biến dạng của vật lăn và mặt phẳng
chuyển động. Độ lớn lực ma sát lăn tác dụng lên vật trên mặt phẳng nằm ngang tỉ lệ với hệ số
ma sát lăn µr và trọng lượng Fg của vật.

fr = µr .Fg (3)

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy hệ số ma sát lăn µr nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát
trượt µk > µr .
µk > µr (4)

2 Nguyên lý phép đo
Trong thí nghiệm này, chúng ta sẽ khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát khi lần lượt thay
đổi diện tích tiếp xúc, trọng lượng và bề mặt tiếp xúc của vật. Toàn bộ dụng cụ thí nghiệm được
bố trí như hình 3.

Thí nghiệm được bố trí như hình 4: lực kế được móc vào một đầu của khối gỗ rồi kéo cho
vật chuyển động đều trên mặt bàn nằm ngang. Để đo lực ma sát ta dùng lực kế chia vạch, giá trị
của lực kéo F được chỉ trên vạch với độ chia nhỏ nhất là 0,5 N . Số chỉ của lực kế khi đó bằng

2
Hình 3: Dụng cụ thí nghiệm

với độ lớn của lực ma sát. Điều này cũng có nghĩa là nếu một vật đang trượt (hoặc lăn) đều dưới
tác dụng của một lực có độ lớn F thì lực ma sát trượt (hoặc lăn) trong trường hợp đó cũng có
độ lớn là F . Riêng trong trường hợp lực ma sát nghỉ, cần tăng lực kéo thật chậm để quan sát
giá trị của lực kế khi vật bắt đầu chuyển động và đọc nhanh số chỉ trên lực kế.

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của ngoại lực có độ lớn không đổi theo phương ngang như
hình 4 thì áp lực F~A chính là trọng lực F~g của vật. Điều này có nghĩa là khi thay đổi khối lượng
của vật thì độ lớn của lực ma sát sẽ thay đổi.

Hình 4: Thí nghiệm xác định lực ma sát

Sinh viên cần lưu ý: Lực kéo tác dụng lên vật phải có độ lớn không thay đổi và theo
phương song song với mặt phẳng nằm ngang như hình 4.

Có ba tham số được lựa chọn trước khi tiến hành thí nghiệm: khối lượng m của khối gỗ, diện
tích và chất liệu của mặt phẳng tiếp xúc. Dựa vào sự phụ thuộc tuyến tính giữa độ lớn của lực
kéo F vào trọng lượng Fg của khối gỗ để xác định hệ số ma sát nghỉ, hệ số ma sát trượt và hệ
số ma sát lăn.

3
3 Quy trình thí nghiệm
Thiết lập thí nghiệm

Sinh viên dùng lực kế để xác định trọng lượng ban đầu của các khối gỗ. Khối lượng của khối
gỗ có thể thay đổi được bằng cách bố trí thêm lần lượt các quả nặng 0,1 kg; 0,2 kg; 0,5 kg; 1,0
kg. Giáo viên sẽ yêu cầu giá trị cho khối lượng của các tải trọng.

Lưu ý: Sử dụng tải trọng để thay đổi trọng lượng của khối gỗ. Tuy nhiên, để đảm bảo lực kế
không bị hư thì độ lớn của lực kéo F được quan sát trên lực kế không được vượt quá 9 N .

Thí nghiệm 1: Khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát nghỉ fs và lực ma sát trượt fk vào
trọng lượng của vật và chất liệu tiếp xúc.

Khi bề mặt nhựa tiếp xúc với mặt bàn, sinh viên tiến hành thí nghiệm theo các bước sau
đây:

1. Đặt khối gỗ nhỏ lên mặt bàn thí nghiệm sao cho mặt nhựa úp xuống dưới.

2. Gắn lực kế vào khối gỗ và kéo theo phương nằm ngang sao cho phương của lực kế song
song với mặt bàn. Lưu ý: Mặt hiện số của lực kế được hướng ra ngoài để đọc giá trị.

3. Dùng lực kế kéo từ từ đến khi vật bắt đầu chuyển động. Khi đó, số chỉ trên lực kế ngay
trước khi vật bắt đầu chuyển động là giá trị cực đại của lực ma sát nghỉ fs . Đọc nhanh giá
trị của lực kế ngay trước khi vật bắt đầu chuyển động và ghi lại giá trị fs vào bảng 1. Lưu
ý: Tránh nhầm với giá trị của lực ma sát trượt khi vật đã chuyển động.

4. Tiếp tục kéo vật chuyển động thẳng đều trên mặt thí nghiệm, số chỉ của lực kế lúc này
chính là lực ma sát trượt fk . Ghi giá trị fk vào bảng 1.

5. Tăng lần lượt khối lượng của khối gỗ bằng cách thêm lần lượt các quả nặng 0,1 kg; 0,2 kg;
0,5 kg và 1,0 kg rồi lặp lại các phép đo.

Bảng 1: Sự phụ thuộc của lực ma sát trượt fs và lực ma sát


lăn fk vào trọng lượng của vật (bề mặt nhựa).

Bề mặt nhựa
Fg (N )
fs (N ) fk (N )

Đặt khối gỗ lên mặt bàn thí nghiệm sao cho mặt gỗ úp xuống dưới và lặp lại các bước thí
nghiệm từ 2 đến 5, ghi giá trị vào bảng 2.

4
Bảng 2: Sự phụ thuộc của lực ma sát trượt fs và lực ma sát
lăn fk vào trọng lượng của vật (bề mặt gỗ).

Bề mặt gỗ
Fg (N )
fs (N ) fk (N )

Thí nghiệm 2: Khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát nghỉ fs và lực ma sát trượt fk vào
diện tích tiếp xúc.

Sinh viên tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

1. Đặt khối gỗ nhỏ lên mặt bàn thí nghiệm sao cho mặt gỗ úp xuống dưới.

2. Gắn lực kế vào khối gỗ và kéo theo phương nằm ngang sao cho phương của lực kế song
song với mặt bàn. Lưu ý: Mặt hiện số của lực kế được hướng ra ngoài để đọc giá trị.

3. Dùng lực kế kéo từ từ đến khi vật bắt đầu chuyển động. Khi đó, số chỉ trên lực kế ngay
trước khi vật bắt đầu chuyển động là giá trị cực đại của lực ma sát nghỉ fs . Đọc nhanh giá
trị của lực kế ngay trước khi vật bắt đầu chuyển động và ghi lại giá trị fs vào bảng 3. Lưu
ý: Tránh nhầm với giá trị của lực ma sát trượt khi vật đã chuyển động.

4. Tiếp tục kéo vật chuyển động thẳng đều trên mặt thí nghiệm, số chỉ của lực kế lúc này
chính là lực ma sát trượt fk và ghi lại giá trị fs vào bảng 3.

5. Giữ nguyên trọng lượng của khối gỗ và thay đổi diện tích tiếp xúc với mặt bàn để khảo
sát sự phụ thuộc của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt vào diện tích tiếp xúc. Ghi lại giá trị
vào bảng 3.

Bảng 3: Sự phụ thuộc của lực ma sát nghỉ fs và lực ma sát


trượt fk vào diện tích tiếp xúc.

Fg (N ) A(m2 ) fs (N ) fk (N )

Thí nghiệm 3: Khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát lăn fr vào trọng lượng của vật.

Sinh viên tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

1. Xếp các thanh cạnh nhau trên bề mặt miếng xốp. Đặt khối gỗ lớn lên các thanh sao cho
mặt nhựa úp xuống dưới. Lưu ý: Khối gỗ được đặt vuông góc với trục thanh.

5
2. Gắn lực kế vào khối gỗ và kéo theo phương nằm ngang sao cho phương của lực kế song
song với mặt bàn. Lưu ý: Mặt hiện số của lực kế được hướng ra ngoài để đọc giá trị.

3. Dùng lực kế đo lực kéo ngang có tác dụng duy trì chuyển động thẳng đều trên các thanh
lăn là lực ma sát lăn fr . Ghi lại giá trị fr vào bảng 4.

4. Tăng khối lượng của khối gỗ bằng cách thêm lần lượt các quả nặng 0,1 kg; 0,2 kg; 0,5 kg
và 1,0 kg rồi lặp lại các phép đo.

Hình 5: Thí nghiệm xác định lực ma sát lăn.

Bảng 4: Sự phụ thuộc của lực ma sát trượt fk và lực ma sát


lăn fr vào trọng lượng của vật.

Bề mặt nhựa
Fg (N )
fr (N ) fk (N )

4 Xử lý dữ liệu
Việc có được dữ liệu về sự phụ thuộc giữa độ lớn lực ma sát vào trọng lượng Fg của khối gỗ
đồng nghĩa rằng ta đã có được hàm số f (Fg ). Quy trình xử lý số liệu gồm 3 bước như sau:

• Dùng excel vẽ ba đồ thị thể hiện sự phụ thuộc giữa độ lớn lực ma sát vào trọng lượng,
trong đó trục hoành biểu diễn trọng lượng Fg của vật, trục tung biểu diễn lần lượt các lực
ma sát f . Lưu ý: Đánh tên đồ thị và tên các trục đầy đủ.

• Khớp các điểm thực nghiệm bằng một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.

• Xác định hệ số góc của đường thẳng để suy ra hệ số ma sát nghỉ µs , hệ số ma sát trượt µs
và hệ số ma sát lăn µr giữa vật và mặt phẳng ngang. Ghi giá trị vào bảng 5 và bảng 6.

6
Bảng 5: Hệ số ma sát nghỉ µs và hệ số ma sát trượt µk .

Chất liệu µs µk
Gỗ
Nhựa

Bảng 6: Hệ số ma sát lăn µr .

Chất liệu µr
Gỗ
Nhựa

5 Câu hỏi kiểm tra


1. Lực ma sát xuất hiện khi nào? Kể tên các loại lực ma sát và viết công thức tính các lưc
ma sát?

2. So sánh độ lớn của lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt?

3. Lực ma sát phụ thuộc vào những yếu tố nào? Làm thế nào để giảm ma sát?

4. Hãy so sánh giá trị hệ số ma sát nghỉ, hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát lăn từ kết quả
thí nghiệm và rút ra nhận xét?

5. Nêu một ví dụ trong đời sống, kỹ thuật mà tác dụng của lực ma sát là có lợi và nêu biện
pháp để tăng cường tác dụng có lợi đó?

6. Nêu một ví dụ trong đời sống, kỹ thuật mà tác dụng của lực ma sát là có hại và nêu biện
pháp để hạn chế tác dụng có hại đó?

You might also like