You are on page 1of 39

CHƯƠNG 1

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VÀ


CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG
Giảng viên: ThS. Trương Xuân Hùng

1
Định nghĩa và đặc trưng chung
Định nghĩa

Đo lường là việc gán một số cho một đặc tính của một đối tượng hoặc sự kiện, có
thể được so sánh với các đối tượng hoặc sự kiện khác. Nói cách khác, đo lường là
một quá trình xác định mức độ lớn hay nhỏ của một đại lượng vật lý so với đại
lượng tham chiếu cơ bản cùng loại.
(Từ điển Wikipedia)
Hệ thống đo lường là một hệ thống (thiết bị/phần tử đo lường) liên kết giá trị số
học với các đại lượng và hiện tượng vật lý, như khối lượng, kích thước, nhiệt độ,
độ sáng, áp suất và dòng điện... Trong đó, bốn phép đo cơ bản ở thời kỳ đầu bao
gồm: khối lượng/trọng lượng, khoảng cách/chiều dài, diện tích và thể tích.
(Từ điển Britannica)

2
Định nghĩa và đặc trưng chung
Thành phần của đo lường

1. Phương pháp (loại) đo là cách thức thực hiện so sánh giữa hai đặc tính, ví dụ
như sánh theo tỷ lệ, chênh lệch hoặc ưu tiên thứ tự. Phương pháp đo được
phản ánh qua quy trình đo.
2. Độ lớn/cường độ là giá trị số của đặc tính cần đo, được xác định bằng dụng
cụ đo.
3. Đơn vị là quy đổi tỷ lệ với thuộc tính của một vật phẩm được sử dụng làm
tiêu chuẩn hoặc đại lượng vật lý tự nhiên.
4. Độ không đảm bảo đo là đại lượng đại diện cho các lỗi ngẫu nhiên và hệ
thống của quy trình đo; nó chỉ ra mức độ tin cậy trong phép đo.

3
Định nghĩa và đặc trưng chung
Thành phần của đo lường

4
Định nghĩa và đặc trưng chung
Đơn vị đo (hệ SI) ▶ Bảy đơn vị cơ sở

Ký hiệu Đơn vị Đại lượng


s second (giây) Thời gian
m metre (mét) Độ dài/khoảng cách
kg kilogram (kg) Khối lượng
A ampere (ampe) Dòng điện
K kelvin (độ K) Nhiệt độ
mol mole (mol) Số lượng phần tử
cd candela Cường độ sáng

5
Định nghĩa và đặc trưng chung
Đơn vị đo (hệ SI) ▶ Đơn vị dẫn xuất

Diện }ch m2 Tần số Hz s-1


Thể }ch m3 Nhiệt J kgm2s2
Tốc độ m/s Công J Nm
Gia tốc m/s2 Công suất W J/s
Lực N ???
Điện thế V ???
Điện trở Ω ???
Độ tự cảm H ???

6
Cảm biến 8ch cực và cảm biến thụ động
Khái niệm

Cảm biến là một thiết bị/phần tử đo tạo ra tín hiệu đầu ra theo cảm nhận sự biến
đổi của một hoặc nhiều hiện tượng vật lý ở đầu vào.Ví dụ: đầu đo pH, can nhiệt,
cảm biến gia tốc...
Cảm biến tích cực là loại cảm biến cần có nguồn cấp để hoạt động. Trong nhiều
trường hợp, cảm biến tích cực phát tín hiệu ra môi trường và thu về tín hiệu
phản hồi để phát hiện sự biến đổi trong môi trường vật lý.
Cảm biến thụ động là loại cảm biến hoạt động mà không cần nguồn cấp. Thuộc
tính của cảm biến sẽ thay đổi theo sự biến đổi của môi trường vật lý.

7
Cảm biến tích cực và cảm biến thụ động
Cảm biến Jch cực Cảm biến thụ động

u Biến đổi đầu vào vật lý trực tiếp u Biến đổi đầu vào vật lý thành
thành dạng tín hiệu điện áp một số đại lượng điện thụ động
hoặc dòng điện. như điện trở, điện dung, độ tự
cảm.
u Chủ động truyền dữ liệu/tín hiệu u Dữ liệu/tín hiệu đo chỉ được lấy
đo ra bên ngoài. khi có yêu cầu.
Ví dụ:

8
Các đại lượng ảnh hưởng
Đại lượng sai lệch

u Giới hạn của tín hiệu đầu ra khi thuộc tính đo vượt quá ngưỡng giới hạn cho
phép. Khoảng đo là đại lượng đặc trưng cho giới hạn trên và dưới của thuộc
tính được đo.
u Độ nhạy của phép đo phản ảnh giá trị thực tế thu được khác với giá trị chỉ
định.
u Giá trị đầu ra sai khác với giá trị chỉ định một lượng cố định, giá trị hằng số sai
lệch này được gọi là độ lệch.
u Độ phi tuyến là giá trị sai lệch của hàm truyền của cảm biến so với đường
thẳng tuyến tính.
u Sai lệch động là sự thay đổi nhanh chóng của thuộc tính được đo theo thời
gian.
9
Các đại lượng ảnh hưởng
Đại lượng của môi trường

u Nhiệt độ
u Độ ẩm

u Nhiễu vô tuyến

10
Các đại lượng ảnh hưởng
Đại lượng sai lệch

u Độ trôi là sự thay đổi chậm của giá trị đầu ra và không phụ thuộc vào thuộc
tính được đo.
u Nhiễu là giá trị lệch ngẫu nhiên của tín hiệu đầu ra thay đổi theo thời gian.
u Độ trễ làm cho giá trị đầu ra thay đổi theo giá trị đầu vào trước đó.
u Đầu ra dạng dữ liệu số là giá trị gần đúng của thuộc tính được đo. Sai lệch này
được gọi là sai lệch lượng tự.
u Tần số lấy mẫu có thể gây ra sai lệch động.

11
Mạch đo

12
Sai số của phép đo
Khái niệm

Sai số đo là sai lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị chỉ định đại diện cho thuộc tính
được đo, được phát sinh trong quá trình đo và do nhiễu xuất hiện kèm theo
thuộc tính được đo.
- Sai số hệ thống (Systematic errors) là sai lệch lặp lại trong kết quả của các lần đo
khác nhau, gây ra do dung sai thiết bị đo, nhiễu hệ thống hoặc nhiễu môi trường
tác động vào đầu vào;
- Sai số ngẫu nhiên (Random errors) là sai lệch “bất định” trong kết quả của các
lần đo khác nhau, gây ra bởi các tác động ngẫu nhiên và không thể đoán trước.

13
Sai số của phép đo
Sai số hệ thống

Sai số hệ thống gây ra do nhiễu hệ thống trong quá trình thực hiện phép đo
- Quá trình thực hiện phép đo luôn có xu hướng làm biến động thuộc tính cần đo,
gây ra những thay đổi trong kết quả đo;
- Thay đổi (nhiễu) này được tích luỹ qua các thiết bị/phần tử tham gia vào quá
trình đo để tạo thành sai số hệ thống.
Ví dụ: phép đo nhiệt độ chất lỏng.

14
Sai số của phép đo
Sai số hệ thống

Sai số hệ thống gây ra do điều kiện môi trường


Điều kiện môi trường khi thực hiện phép đo sai khác với quá trình hiệu chuẩn thì
tạo ra sai lệch trong kết quả đo. Sai khác càng lớn thì sai lệch sẽ càng nhiều.
Sai số hệ thống gây ra do hao mòn thiết bị đo
Sai số hệ thống gây ra do dây nối
Điện trở dây nối/độ dài của đường ống góp phần làm thay đổi tín hiệu đo từ đó
làm sai lệch kết quả đo.

15
Sai số của phép đo
Giảm sai số hệ thống

u Lựa chọn thiết bị đo phù hợp


u Sử dụng phép đo bù đầu vào để loại bỏ ảnh hưởng điều kiện môi trường
u Sử dụng phép đo có phản hồi, loại bỏ nhiễu (nếu có) trong mạch đo
u Hiệu chuẩn thiết bị đo
u Chỉnh sửa thủ công kết qua đo
u Sử dụng thiết bị đo thông minh, tự động xử lý bù sai số

16
Sai số của phép đo
Sai số ngẫu nhiên

Dấu hiệu nhận biết


Sai số ngẫu nhiên là những nhiễu loạn nhỏ của phép đo ở hai bên của giá trị
đúng, tức là sai số dương và sai số âm xảy ra với số lượng xấp xỉ bằng nhau đối
với một loạt phép đo được thực hiện với cùng một đại lượng không đổi.
Thông số biểu diễn
Sai số ngẫu nhiên được biểu diễn thông qua các thông số: giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn và phương sai.
Giá trị trung bình được xác định theo biểu thức:
𝑥% + 𝑥& + ⋯ 𝑥$
𝑥!"#$ =
𝑛

17
Sai số của phép đo
Sai số ngẫu nhiên

Độ lệch tại một kết quả đo


𝑑' = 𝑥' − 𝑥!"#$
Phương sai
𝑑%& + 𝑑&& + ⋯ 𝑑$&
𝑉=
𝑛−1
Độ lệch chuẩn
𝜎= 𝑉

18
Sai số của phép đo
Sai số ngẫu nhiên

Độ lệch so với giá trị trung bình


𝛼 = 𝜎/ 𝑛
Giá trị sai lệch ngẫu nhiên
𝐸 = ± 1.96𝜎 + 𝛼

19
Hiệu chuẩn
Khái niệm về phương pháp chuẩn cảm biến

Chuẩn cảm biến là phép đo nhằm mục đích xác lập mối quan hệ giữa giá trị s đo
được của đại lượng điện ở đầu ra và giá trị m của đại lượng đo có tính đến các
yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó xây dựng đường cong chuẩn dưới dạng tường
minh (đồ thị hoặc biểu thức đại số). Khi chuẩn cảm biến, với một loạt giá trị đã
biết chính xác mi của m, đo giá trị tương ứng si của s và dựng đường cong chuẩn.

20
Hiệu chuẩn
Chuẩn đơn giản

Chuẩn đơn giản là đo các giá trị của đại lượng đầu ra ứng với các giá xác định
không đổi của đại lượng đo ở đầu vào, áp dụng với trường hợp đại lượng đo chỉ
có một đại lượng vật lý duy nhất và cảm biến không nhạy với những đại lượng
khác.
Chuẩn trực tiếp: các giá trị khác nhau của đại lượng đo lấy từ các mẫu chuẩn
hoặc các phần tử so sánh có giá trị biết trước với độ chính xác cao.
Chuẩn gián tiếp: kết hợp cảm biến cần chuẩn với một cảm biến so sánh đã có sẵn
đường cong chuẩn, cả hai được đặt trong cùng điều kiện làm việc. Khi tác động
lên hai cảm biến với cùng một giá trị của đại lượng đo ta nhận được giá trị tương
ứng của cảm biến so sánh và cảm biến cần chuẩn. Lặp lại tương tự với các giá trị
khác của đại lượng đo cho phép ta xây dựng được đường cong chuẩn của cảm
biến cần chuẩn.
21
Hiệu chuẩn
Chuẩn nhiều lần

Áp dụng với những loại cảm biến có thành phần trễ (từ, cơ). Lặp lại trình tự
chuẩn để xác định đường đặc tính trễ.
- Đặt lại điểm 0 của cảm biến: đại lượng cần đo và
đại lượng đầu ra có giá trị tương ứng với điểm gốc,
m=0 và s=0.
- Đo giá trị đầu ra theo một loạt giá trị tăng dần
đến giá trị cực đại của đại lượng đo ở đầu vào.
- Lặp lại quá trình đo với các giá trị giảm dần từ
giá trị cực đại.

22
Hiệu chuẩn
Phân loại chuẩn đo lường

u Chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi là chuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường
cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo
lường còn lại của lĩnh vực đo.
u Chuẩn đo lường chính (sau đây gọi là chuẩn chính) là chuẩn đo lường được
dùng để hiệu chuẩn, xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường khác ở địa
phương, tổ chức.
u Chuẩn đo lường công tác (sau đây gọi là chuẩn công tác) là chuẩn đo lường
được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo.
(Điều 10 Luật Đo lường 2011)

23
Độ chính xác
Khái niệm

Độ chính xác (accuracy) và độ chính xác lặp lại (precision) là hai thước đo của sai
số quan sát. Độ chính xác là mức độ gần hoặc xa của một tập hợp các phép đo
nhất định (quan sát hoặc số đọc) so với giá trị thực của chúng, trong khi độ chính
xác lặp lại là mức độ phân tán của các phép đo với nhau.

24
Độ chính xác
Quan hệ với sai số

Độ chính xác lặp lại là một mô tả về sai số ngẫu nhiên, thước đo độ biến thiên
thống kê.
Độ chính xác
1. Mô tả các sai số hệ thống, một phép đo sai lệch thống kê của một phép đo xu
hướng trung tâm nhất định; độ chính xác thấp gây ra sự khác biệt giữa kết quả và
giá trị thực; ISO 5725-1 gọi đây là độ đúng.
2. Ngoài ra, ISO 5725-1 định nghĩa độ chính xác là mô tả sự kết hợp của cả hai loại
sai số quan sát (ngẫu nhiên và hệ thống), vì vậy độ chính xác cao đòi hỏi cả độ
chính xác lặp lại cao và độ đúng cao.

25
Độ chính xác
So sánh

Độ chính xác Độ chính xác lặp lại


u Không phản ánh về chất lượng của u Thể hiện chất lượng của phép đo
phép đo
u Có thể là một phép đo duy nhất u Cần nhiều lần đo để xác định

26
ISO 5725-1
Độ nhạy
Khái niệm

Là tham số đặc trưng cho sự liên hệ giữa biến thiên đầu ra theo biến thiên đầu
vào của cảm biến.
∆𝑠 = 𝑆×∆𝑚
trong đó S là độ nhạy, ∆𝑠 là biến thiên đầu ra, ∆𝑚 là biến thiên đầu vào. S là hằng
số thì cảm biến được gọi là liên hệ tuyến tính.
Xét trường hợp tổng quát, độ nhạy phụ thuộc vào
u Giá trị của đại lượng cần đo và tần số thay đổi của nó;
u Thời gian sử dụng;
u Ảnh hưởng của các đại lượng vật lý khác của môi trường xung quanh.

27
Độ nhạy
Chế độ inh

Biểu thức xác định độ nhạy ở chế độ nh ở điểm làm việc 𝑠' , 𝑚'
∆𝑠
𝑆=
∆𝑚 !(!!
S chính là độ dốc tại điểm làm việc nằm trên đường đặc }nh chuẩn của cảm biến.

28
Đặc tính chuẩn phi tuyến (trái) và tuyến tính (phải)
Độ nhạy
Chế độ động

Chế độ động tương ứng với đầu vào (đại lượng đo) biến thiên tuần hoàn theo
thời gian, được biểu diễn theo biểu thức sau:
𝑚 𝑡 = 𝑚) + 𝑚% 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡
trong đó m0 là giá trị đầu vào tĩnh, m1 là biên độ của thành phần động, 𝜔 đại diện
cho tần số biến thiên của đầu vào f.
Nếu đầu ra của cảm biến được biểu diễn theo biểu thức:
𝑠 𝑡 = 𝑠) + 𝑠% 𝑐𝑜𝑠 𝜔𝑡 + 𝜑
thì s0 là giá trị đầu ra tĩnh tương ứng với m0, s1 là biên độ của thành phần động, 𝜑
là độ lệch pha. Độ nhạy động được xác định theo biểu thức sau
𝑠%
𝑆= =𝑆 𝑓
𝑚% *
"
29
Độ tuyến 8nh
Khái niệm

Một cảm biến được gọi là tuyến }nh trong một dải đo xác định, nếu trong dải chế
độ đo đó, độ nhạy không phụ thuộc vào đại lượng đo.
Trong chế độ động, độ tuyến }nh bao gồm sự không phụ thuộc của độ nhạy ở
chế độ nh, đồng thời các thông số quyết định sự hồi đáp (như tần số riêng f0 của
dao động không tắt, hệ số tắt dần 𝜍 cũng không phụ thuộc vào đại lượng đo.

30
Độ tuyến 8nh
Tuyến tính hoá

Nếu cảm biến không tuyến tính, người ta đưa vào mạch đo các thiết bị hiệu chỉnh
sao cho tín hiệu điện nhận được ở đầu ra tỉ lệ tuyến tính với sự thay đổi của đại
lượng đo ở đầu vào.
Độ lệch tuyến tính, xác định bởi độ lệch cực đại giữa đường cong chuẩn và
đường thẳng tốt nhất, tính bằng % trong dải đo.

31
Khoảng đo và Độ phân giải

Khoảng đo
Phạm vi xác định giữa giá trị tối thiểu
và tối đa của đại lượng mà cảm biến
được thiết kế để đo.
Độ phân giải
Giới hạn nhỏ nhất của mức thay đổi
đầu vào tạo ra sự thay đổi có thể quan
sát được tại đầu ra của cảm biến.

32
Thời gian đáp ứng và Tốc độ đáp ứng

Độ nhanh là đặc trưng của cảm biến cho phép đánh giá khả năng theo kịp về thời
gian của đại lượng đầu ra khi đại lượng đầu vào biến thiên. Thời gian đáp ứng là
đại lượng được sử dụng để xác định giá trị số của độ nhanh.

33
Thời gian đáp ứng
Thời gian thực

Hệ thống đo được gọi là đáp ứng thời gian thực nếu nó ¤ếp nhận dữ liệu, xử lý
chúng và trả về kết quả đủ nhanh để phản ánh được thuộc }nh vật lý của môi
trường tại thời điểm đó.

Ví dụ:

34
Giới hạn sử dụng cảm biến

Vùng làm việc danh định


Vùng làm việc danh định tương ứng với những điều kiện sử dụng bình thường
của cảm biến. Giới hạn của vùng là các giá trị ngưỡng mà các đại lượng đo, các
đại lượng vật lý có liên quan đến đại lượng đo hoặc các đại lượng ảnh hưởng có
thể thường xuyên đạt tới mà không làm thay đổi các đặc trưng làm việc danh
định của cảm biến.
Vùng không gây nên hư hỏng
Vùng không gây nên hư hỏng là vùng mà khi mà các đại lượng đo hoặc các đại
lượng vật lý có liên quan và các đại lượng ảnh hưởng vượt qua ngưỡng của vùng
làm việc danh định nhưng vẫn còn nằm trong phạm vi không gây nên hư hỏng,
các đặc trưng của cảm biến có thể bị thay đổi nhưng những thay đổi này mang
}nh thuận nghịch, tức là khi trở về vùng làm việc danh định các đặc trưng của 35
cảm biến lấy lại giá trị ban đầu của chúng.
Giới hạn sử dụng cảm biến

Vùng không phá huỷ


Vùng không phá hủy là vùng mà khi mà các đại lượng đo hoặc các đại lượng vật lý
có liên quan và các đại lượng ảnh hưởng vượt qua ngưỡng của vùng không gây
nên hư hỏng nhưng vẫn còn nằm trong phạm vi không bị phá hủy, các đặc trưng
của cảm biến bị thay đổi và những thay đổi này mang tính không thuận nghịch,
tức là khi trở về vùng làm việc danh định các đặc trưng của cảm biến không thể
lấy lại giá trị ban đầu của chúng. Trong trường hợp này cảm biến vẫn còn sử dụng
được, nhưng phải tiến hành chuẩn lại cảm biến.

36
Giới hạn sử dụng cảm biến
Yếu tố ảnh hưởng

u Điều kiện môi trường;


u Sự phù hợp của cảm biến với ứng dụng;
u Tình trạng sử dụng;
u Tuổi thọ dự kiến;
u Tình trạng bảo trì, bảo dưỡng.

37
Câu hỏi ôn tập

1. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về đo lường và hệ thống đo lường?
Các thành phần của đo lường là gì? Cho một ví dụ minh hoạ về hệ
thống/thiết bị đo lường.
2. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về hệ đơn vị SI?
3. Khái niệm cảm biến. Phân loại và so sánh cảm biến. Cho ví dụ minh hoạ về
từng loại.
4. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về độ chính xác.
5. Khái niệm hiệu chuẩn. Trình bày về các phương pháp hiệu chuẩn. Phân loại
chuẩn đo lường.
6. Sai số phép đo là gì? Trình bày những hiểu biết về sai số hệ thống và sai số
ngẫu nhiên.
38
Câu hỏi ôn tập

7. Độ nhạy là gì? Trình bày về độ nhạy trong chế nh và chế độ động.


8. Độ tuyến }nh là gì? Thế nào là tuyến }nh hoá?
9. Trình bày về thời gian đáp ứng (độ nhanh) của cảm biến.
10. Giới hạn sử dụng là gì? Các vùng làm việc của cảm biến. Các yếu tố ảnh
hưởng đến giới hạn sử dụng.

39

You might also like