You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1: CẢM BIẾN VÀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG

 Hiểu biết về kỹ thuật đo lường có ứng dụng cảm biến trong y học:
Kỹ thuật đo điện tử trên nền tảng vi xử lý hiện nay đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,
trong đó các thiết bị y tế, y sinh được ứng dụng nhiều nhất. Sự thay đổi đáng kể trong kỹ thuật đo điện tử, ngoài
khả năng ngày càng cải thiện về độ phân giải, độ chính xác, độ nhạy của thiết bị nhưng thật ra điểm cơ bản là việc
tích hợp các cảm biến vào trong hệ thống đo lường. Thật vậy, công nghệ vật liệu phát triển làm giảm đáng kể kích
thước cảm biến nên sẽ gắn liền chúng với các mạch vi xử lý để hoàn thiện chức năng đo lường và điều khiển.
Các đại lượng cần được đo là đại lượng vật lý, hóa học, sinh học, do đó để có thể xử lý bằng kỹ thuật điện
& điện tử cần phải chuyển đổi được chúng thành tín hiệu điện. Nhiệm vụ này được các linh kiện đặc biệt thực
hiện đó là các cảm biến (sensors).
 Các thông số tương quan giữa vật lý trong y học – tín hiệu điện:
Thông số Tầm đo Tần số Cảm biến
Lưu lượng máu 1 – 300 ml/s dc – 20 Hz Lưu lượng kế siêu âm
Áp huyết độngmạch 25 – 400 mmHg dc – 50 Hz Cảm biến biến dạng
ECG 0.5 – 4 mV 0.01 – 250 Hz Điện cực da
EEG 5 – 300 μV dc – 10 000 Hz Điện cực kim
Cảm biến biến dạng,
Tốc độ thở 2 – 50 nhịp/phút 0.1 – 10 Hz
Cảm biến nhiệt trở

 Sơ đồ khối của thiết bị y tế thông minh:

Đại lượng đo

Hồi tiếp
Chấp hành
Mạch đo
điện tử Xử lý tín hiệu Hiển thị
Cảm biến
Lưu trữ

Truyền đi

 Cảm biến: Là linh kiện chuyển đổi đại lượng không điện thành tín hiệu điện. Từ đó, yêu cầu cơ bản cho cảm
biến là:
 Có tính chọn lọc: chỉ đáp ứng với một dạng năng lượng đặc biệt của đại lượng đo
 Khả năng xâm lấn (invasive) là tối thiểu
 Cảm biến phải không được gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào trên đáp ứng của các mô sống
 Mục đích của thiết bị y khoa cho hai ứng dụng chẩn đoán / điều trị và nghiên cứu hoạt động nội tại cơ thể
sống:
Các đại lượng vật lý tồn tại trong tự nhiện cũng tồn tại trong cơ thể sống và cũng có thể được nhận biết
bằng kỹ thuật đo lường điện – điện tử. Xuất phát từ hai luận điểm:
 Cơ thể sống có hoạt động như nhà máy điện tạo ra các dạng tín hiệu điện khác nhau.
 Cơ thể sống có hoạt động như một máy tính (vi xử lý) chúng chỉ khác nhau ở mức độ thông minh. Máy
tính bị giới hạn sự thông minh của phần mềm hoạt động còn con người về lý thuyết thì thông minh vô hạn.
CHƯƠNG 2: CẢM BIẾN Y SINH
 Hiểu biết về mức độ quan trọng của đặc trưng của cảm biến trong việc ứng dụng, thiết kế, …
Cảm biến được tích hợp trong thiết bị y khoa được sử dụng với mục đích có thể cung cấp các thông tin
của cơ thể người hoặc bệnh lý có thể gọi chung là cảm biến y sinh. Cảm biến y sinh có thể được phân loại theo
các lĩnh vực: cảm biến vật lý, cảm biến hóa học và cảm biến sinh học. Cảm biến vật lý có thể được dùng để đo
áp huyết, nhiệt độ cơ thể, lưu lượng máu, dịch chuyển các khớp, … Cảm biến hóa học được dùng để tách các
thành phần và nồng độ chất lỏng trong cơ thể như độ pH, nồng độ Ca+, nồng độ glucose. Cảm biến sinh học là
một dạng cảm biến hóa học được dùng để tách các tín hiệu sinh học.
 Thế nào là mô hình điện của cảm biến? Dựa trên mô hình điện, ta phân loại cảm biến như thế nào? Mục
đích của việc phân loại dùng để làm gì?
Theo đặc trưng điện, có thể phân loại cảm biến thành dạng cảm biến thụ động và cảm biến tác động.
 Cảm biến thụ động:
Cảm biến thụ động có mô hình đặc trưng dạng tổng trở: điện trở, dung kháng, cảm kháng.
l
* Cảm biến điện trở : R R (Ω), ρ (Ω.m), a (m)
a
Vậy: R = f (ρ , l , a) đại lượng vật lý tác động thay đổi một / hoặc nhiều thông số này sẽ làm thay đổi giá
trị điện trở R tương ứng cảm biến đã nhận biết được đại lượng vật lý.
d N 20r A
*Cảm biến điện cảm LN  N: số vòng dây quấn, l: chiều dài dây quấn, μ0: độ từ
dt l
thẩm tuyệt đối, μr: độ từ thẩm vật liệu, A: diện tích.
 o r A
*Cảm biến điện dung C ε0: hằng số điện môi tuyệt đối, εr: hằng số điện môi vật liệu, A: diện
d
tích bề mặt đối diện, d: khoảng cách bản cực.
 Cảm biến tác động:
Cảm biến tác động có đặc trưng mô hình nguồn điện như: điện áp, dòng điện hay điện tích.
 Đặc trưng tĩnh của cảm biến
 Độ nhạy: Là sự thay đổi của ngõ ra khi có 1 sự thay đổi nhỏ ở ngõ vào
Theo định nghĩa: s = f (m), với f là các định luật vật lý.
Cảm biến Nếu từ mối quan hệ trong định luật vật lý cho được tín hiệu
m s
điện ở ngõ ra s là tuyến tính với ngõ vào m (đại lượng vật lý)
đại lượng đo tín hiệu điện
Ta có: s (m) = A (m), 0 < m < mmax và A > 0
A gọi là độ nhạy của cảm biến
Khi cảm biến có mô hình tuyến tính nó phải thỏa: s (m1 + m2) = A (m1 + m2) = s (m1) + s (m2)
Với điều kiện này độ nhạy được xem như là độ dốc của đường cong cân chuẩn.
Khi mối quan hệ vào/ra không tuyến tính:
s Trong trường hợp đặc trưng cảm biến là phi tuyến, như hình
∆s2 vẽ ta thấy độ nhạy thay đổi theo điểm hoạt động ban đầu của

∆s1 cảm biến.


Để có trực tiếp độ nhay: sự thay đổi ngõ ra
S= sự thay đổi ngõ vào

m
m1 m2
Thí dụ: cảm biến nhiệt trở kim loại là cảm biến nhiệt độ:
Cảm biến dịch chuyển điện dung 10 V/mm
Cảm biến áp suất 80 mV/kPa
Cảm biến nhiệt 15mV/0K
R
Cảm biến biến dạng 150
R
Cảm biến huyết áp 10mV/V/mmHg
Cảm biến gia tốc áp điện 110 pico Coulomb/N
Cảm biến ánh sáng 50 digit/ lux
 Độ tuyến tính: Độ tuyến tính là mức tiệm cận giữa đường cong cân chuẩn cảm biến với một đường thẳng
được xác định.
Số liệu thực Nếu xét đặc trưng tuyến tính theo phương pháp bình phương tối thiểu
y = a0 + a1x + a2x2 + a3x3 + … + anxn
Đường thẳng x: biến ngõ vào, y: biến ngõ ra

tuyến tính a0, a1, a2, …, an các hệ số cân chuẩn (số lần đo)

Giả sử mối quan hệ vào/ra của cảm biến là tuyến tính: y = ax + b với a, b là các hằng số

n  x y   ( x ) ( y )  ( y )(  xi )  (  x y )(  x )
2

a b
i i i i i i i i
Giải các phương trình trên :
n  x  (  xi ) 2
i n  x  (  xi )
2 2
i
2

Thí dụ: Cảm biến dịch chuyển cho bởi đặc trưng sau:
Vị trí (mm) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Điện áp (V) 0.002 0.570 1.115 1.677 2.210 2.701 3.123 3.889 4.545 5.050
Cảm biến có tầm đo từ 0 đến 90 mm và cho điện áp ra từ 0 đến 5 VDC
Các công thức sau đây được áp dụng cho y = ax + b
Vậy a = 0.057 V/mm và khi chưa dịch chuyển ngõ ra có mức offset là b = -0.0191V. Kết quả:
Vị trí (mm ) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Áp đo được (V) 0.002 0.570 1.115 1.677 2.210 2.701 3.123 3.889 4.545 5.050
Áp tính được (V) - 0.02 0.538 1.095 1.653 2.210 2.767 3.324 3.881 4.439 4.996
Sai số 0.022 0.032 0.020 0.024 0.000 0.066 0.201 0.008 0.106 0.054
Sai số FSD 0.42 0.68 0.39 0.49 0.00 1.32 4.02 0.15 2.13 1.08
 Độ đúng – Độ chính xác
Độ đúng (precision): khi sử dụng cùng một thiết bị, đo cùng một đại lượng trong cùng một phương pháp
đo và các đều kiện đo giống nhau, mức độ tiệm cận giữa các kết quả đo nói lên độ đúng của thiết bị đo.

ngõ ra Nhận xét:


_ Độ đúng đựơc đánh giá qua việc thực hiện nhiều lần phép đo.
_ Độ đúng nói lên mức độ đồng thuận giữa các đại lượng đo được.
_ Thiết bị đo thường phải đúng mà không cần chính xác.

ngõ vào
Mức ngưỡng
Độ phân giải

Độ chính xác (accuracy): là sự sai biệt nhỏ nhất đối với giá trị tin cậy được.
Nhận xét: Độ chính xác là đặc trưng tĩnh luôn mong muốn của thiết bị.
Sai số hệ thống: sự sai biệt nhỏ nhất giữa giá trị thực và giá trị đo được.
Sai số ngẫu nhiên: sự sai biệt giữa các lần đo.
 Mức ngưỡng:
Khi đại lượng vật lý cần đo thay đổi từ trang thái ban đầu là zero và tăng dần sẽ có một giá trị mà cần phải
lớn hơn nó thì mới xuất hiện tín hiệu ngõ ra đó là mức ngưỡng.
 Độ phân giải:
Độ phân giải là sự thay đổi nhỏ nhất của ngõ vào mà ngõ ra nhận biết được (được phát hiện).
 Độ trễ:
Các cảm biến có đặc tính từ hóa, hay chịu sự ma sát sẽ có đặc trưng trễ. Đó là sự khác biệt của giá trị theo
chiều tăng giảm của đại lượng đo.
CHƯƠNG 3: CẢM BIẾN NHIỆT
 Hiểu biết về đại lượng nhiệt độ để có thể lựa chọn phương pháp đo lường:
Nhiệt độ là sự đo lường cho nhiệt lượng trung bình của các phân tử bên trong vật chất. Nhiệt lượng là kết
quả của việc đo lường về năng lượng. Khi các nguyên tử hay phân tử trong vật chất tăng tốc độ sẽ làm tăng nhiệt
độ của vật chất. Tuy nhiên, chúng ta không thể đo trực tiếp nhiệt năng mà chỉ nhận biết ảnh hưởng của nó trên
vật thể. Trong y học, nhiệt độ cơ thể người là đại lượng thể hiện sự cân bằng về mặt điều khiển của các hoạt động
bên trong cơ thể tạo ra dấu hiệu sinh học. Do đó, đo nhiệt độ thông qua sử dụng cảm biến nhiệt là một phương
pháp đo lường.
 Phương pháp đo nhiệt độ tiếp xúc và không tiếp xúc ứng dụng trong y học
Nhiệt độ là đại lượng chỉ có thể đo gián tiếp trên cơ sở tính chất của vật phụ thuộc nhiệt độ. Hiện nay
chúng ta có nhiều nguyên lí cảm biến khác nhau để chế tạo cảm biến nhiệt độ như: nhiệt điện trở, cặp nhiệt ngẫu,
phương pháp quang dựa trên phân bố phổ bức xạ nhiệt, phương pháp dựa trên sự dãn nở của vật rắn, lỏng, khí
hoặc dựa trên tốc độ âm, …
Có 2 phương pháp đo chính:
+ Phương pháp tiếp xúc: Ở dải nhiệt độ thấp và trung bình, là các chuyển đổi được đặt trực tiếp ngay
trong môi trường đo. Các thiết bị đo như: nhiệt điện trở, cặp nhiệt, bán dẫn.
+ Phương pháp không tiếp xúc: Ở dải nhiệt độ cao, dụng cụ dặt ngoài môi trường đo. Các thiết bị đo như:
cảm biến quang, hoả quang kế (hoả quang kế phát xạ, hoả quang kế cường độ sáng, hoả quang kế màu sắc).
 Hiểu biết về nguyên lý hoạt động của các cảm biến nhiệt: thermistor, RTD, Thermocouple, cảm biến dùng
bán dẫn LM35:
 Xem một thí dụ cho cảm biến Thermistor kết hợp với mạch phân áp để tạo tín hiệu ra?
 Nguyên lý hoạt động của nhiệt kế hồng ngoại dùng đo nhiệt độ cơ thể?
Nhiệt kế hồng ngoại là một loại nhiệt kế dùng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo thân nhiệt cơ
thể thông qua đo sóng hồng ngoại phát ra từ vật nóng, cụ thể ở đây là não, nơi tiêu tốn nhiều calo và tỏa nhiều
nhiệt nhất của cơ thể người ốm.
Nhiệt kế hồng ngoại được trang bị 2 cảm biến đo nhiệt, một là cảm biến hồng ngoại đo sóng hồng ngoại
phát ra từ cơ thể và một cảm biến đo nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Bất kỳ vật nào có nhiệt độ trên -2730C đều
phát ra bức xạ nhiệt hay sóng hồng ngoại và cơ thể con người cũng vậy. Cảm biến hồng ngoại sẽ đo mức năng
lượng phát ra bởi cơ thể sau đó thông qua những chương trình được tính toán và lập trình sẵn, kết quả sẽ được
hiển thị trên màn hình LCD.
CHƯƠNG 4: CẢM BIẾN DỊCH CHUYỂN
 Tại sao cần đến việc đo dịch chuyển trong y học?
Cảm biến vị trí và dịch chuyển là loại cảm biến có vai trò quan trọng trong kỹ thuật. Hơn nữa, ta có thể
đo được một số đại lượng vật lý thông qua việc xác định sự dịch chuyển của mật vật chịu tác động của đại lượng
vật lý đó.
Có hai phương pháp cơ bản để xác định vị trí và độ dịch chuyển:
+ Phương pháp thứ nhất: cảm biến cung cấp một tín hiệu là hàm phụ thuộc vào vị trí của một trong những
phần tử của cảm biến, đồng thời cảm biến đó có liên quan tới vật di động mà ta cần đo sự dịch chuyển. Sự thay
đổi của tín hiệu sẽ cho biết độ dịch chuyển của vật cần đo.
+ Phương pháp thứ hai: ứng với một dịch chuyển cơ bản, cảm biến phát ra một xung, khi đó thông qua
việc đếm số xung phát ra ta có thể xác định vị trí và độ dịch chuyển tương ứng.
Một số cảm biến không đòi hỏi liên kết cơ học giữa cảm biến và vật cần đo vị trí và độ dịch chuyển, mối
quan hệ giữa cảm biến và vật cần đo được thực hiện thông qua vai trò trung gian của điện trường, từ trường hoặc
điện từ trường, ánh sáng.
 Các cảm biến có đặc trưng điện trở, điện dung, điện cảm được sử dụng như thế nào để giải quyết yêu cầu
đo dịch chuyển trong y học? Hãy đưa ra một vài ứng dụng cụ thể?
 Cảm biến điện trở:
Sử dụng nguyên lý biến trở. Là loại cảm biến có cấu tạo và nguyên lý đơn giản, tín hiệu đo lớn và không
đòi hỏi mạch điện đặc biệt để xử lý tín hiệu. Tuy nhiên, cảm biến này có nhược điểm là có sự cọ sát gây tiếng ồn,
bị mài mòn, số lần sử dụng hạn chế và chịu ảnh hưởng của môi trường khi có bụi, ẩm.
Ứng dụng: Cảm biến đo góc:
Một cảm biến đo góc được gắn chặt vào ống chân và bắp vế để đo chuyển động xoay tròn của đầu gối.

Rn: điện trở cố định


l: khoảng di chuyển
L: Chiều dài biến trở
α: góc di chuyển
αM: góc quay toàn phần
 Cảm biến điện cảm:
Là nhóm các cảm biến làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Vật cần đo vị trí hoặc dịch chuyển
được gắn vào một phần tử của mạch từ gây nên sự biến thiên từ thông qua cuộn đo. Cảm biến điện cảm gồm: cảm
biến tự cảm và cảm biến hỗ cảm.
Ứng dụng:
+ Được sử dụng trong ống thông của bộ chuyển đổi huyết áp.
+ Khảo sát sự co cơ, xác định độ co của gân và dây chằng.
+ Khảo sát sự co thắt của tim trong thiết bị trợ tim.
 Cảm biến điện dung: Cấu tạo gồm một tụ điện phẳng hoặc tụ điện hình trụ có một bản cực có thể di chuyển
và được nối cố định với đối tượng dịch chuyển cần đo khi bản cực của tụ điện dịch chuyển sẽ kéo theo sự thay
đổi của điện dung của tụ. Có 2 loại cảm biến điện dung: cảm biến tụ điện đơn, cảm biến tụ kép vi sai.
Ứng dụng:
+ Đo hô hấp hay theo dõi sự dịch chuyển của bệnh nhân trên giường bệnh.
+ Đo áp suất giữa chân và giày.
CHƯƠNG 5: CẢM BIẾN ĐO LỰC
 Hiểu biết về mối quan hệ giữa lực và cơ thể người: tác động của lực trên cơ thể
Sự cân bằng của một phần cơ thể có thể được giải tích bằng cách khảo sát các lực tạo ra bởi gia tốc, lực
của các cơ bắp và phản lực của toàn bộ hay một phần riêng rẽ của cơ thể. Phẩm chất này có thể vượt quá trọng
lượng cơ thể như khi ta phân tích lực tạo ra do khớp hông hay phần bên dưới của nó. Lực và sự cân bằng ngẫu
lực có thể được giải tích qua cơ chế hoạt động của đòn bẫy giống như một cánh tay đơn giản.
Thông thường cơ thể có đặc trưng cấu tạo như chất rắn có tính chất đàn hồi. Như vậy, khi có lực tác động
vào cơ thể ta có thể khảo sát sự biến dạng của vật thể là do các phân tử liền kề nhau có thể di chuyển tương đối
sang vị trí khác.
Nếu xét đặc trưng tĩnh: cơ thể đạt sự cân bằng tĩnh khi nó là rắn chắc (các phân tử không bị dịch chuyển
khi có tác dụng của lực), hoặc khi có sự biến dạng không đáng kể, hoặc khi thời gian tác động của lực quá ngắn.
Cơ thể biến dạng khi có sự thay đổi về hình dạng và kích thước.
Nếu xét đặc trưng động:
+ Tạo ra sự dịch chuyển thẳng theo phương của lực tổng cộng
+ Tạo ra sự dịch chuyển quay theo phương của moment tổng cộng
 Đo lực dựa trên nguyên tắc lực đàn hồi của lò xo:
Trong cảm biến loại này, lực cần đo tác dụng lên vật trung gian và gây nên sự thay đổi kích thước Δl của
nó. Sự thay đổi kích thước được đo bằng một cảm biến dịch chuyển. Khi đó tín hiệu ra Vm và lực tác dụng được
biểu diễn bằng biểu thức:
𝑉𝑚 𝑉𝑚 ∆𝑙
= Trong đó: Vm/∆l: tỉ số truyền đạt của cảm biến; ∆l/F: độ mềm của vật trung gian
𝐹 ∆𝑙 𝐹

Vật trung gian là vòng đo lực, các dầm dạng console hoặc lò xo.
 Đo lực dựa trên nguyên tắc biến dạng của vật rắn đàn hồi:
Biến dạng (strain) là kết quả được tạo ra từ ngoại lực tác dụng trên chất rắn. Có thể xem ngoại lực này có
tác dụng đặc biệt gọi là ứng suất (stress).
𝐹𝑁
𝜎𝑎 = trong đó: FN: Lực kéo đặt vào thanh; AC: Diện tích mặt cắt
𝐴𝐶

Tỉ số giữa sự thay đổi của chiều dài thanh so với chiều dài ban đầu là biến dạng theo trục:
𝛿𝐿
𝜀𝑎 = trong đó: εa: biến dạng trung bình trên đoạn chiều dài; δL: sự thay đổi chiều dài;
𝐿
L: đoạn chiều dài ban đầu
Ứng suất và biến dạng có mối tương quan tuyến tính:
𝜎𝑎 = 𝐸𝑚 𝜀𝑎 Em: hằng số Young (hệ số đàn hồi trong định luật Hooke)
Không thể đo trực tiếp ứng suất mà phải đo thông qua biến dạng.
𝜺
Tỉ số Poisson: Là tỉ số biến dạng lớp trên biến dạng theo trục 𝝊𝒑 = − 𝜺𝑳
𝒂

Trong hầu hết các trường hợp, biến dạng lớp εL có dấu âm và hằng số Poisson có dấu dương.
 Khảo sát ứng suất và biến dạng:
 Ứng suất:
Tỉ số giữa lực và phần diện tích mặt cắt.
Có hai loại ứng suất: ứng suất pháp tuyến (normal stress) và ứng suất cắt (shear stress).
+ Ứng suất pháp tuyến là khi lực tác động vuông góc với mặt phẳng đã chọn.
F
=  < 0 khi nén;  > 0 khi giãn
A
+ Ứng suất cắt tác động song song với mặt phẳng làm việc.
 Biến dạng:
Là kết quả tạo ra từ ngoại lực trên chất rắn (ứng suất).
Có hai loại biến dạng: biến dạng dài và biến dạng cắt.
∆𝐿
+ Biến dạng dài 𝜀 = 𝐿
+ Biến dạng cắt
 Định luật Hook:
Ứng suất  trong vật liệu tỉ lệ tuyến tính với biến dạng 𝜺 và cũng chỉ có giá trị khi vật liệu khôi phục lại
tình trạng ban đầu khi không còn lực đặt vào.
𝜎 = 𝐸𝜀 Với: E: Hệ số đàn hồi (hằng số Young); : Ứng suất; 𝛆: Biến dạng
 Cảm biến biến dạng loại điện trở dán: cấu tạo, đặc trưng, mạch đo
Điện trở biến dạng loại dán (strain gauge) có cấu tạo từ vật liệu kim loại dát mỏng tạo thành dạng lưới.
Để có thể dán vào vật liệu cần tạo ra biến dạng trung gian ta đặt nó trên giá đở bằng lớp giấy cách điện thường là
giấy tẩm paraphin.
Hệ số Gauge Factor: Sự thay đổi trong điện trở của Strain Gauge thường được biểu diễn qua hằng số
GF (gauge factor):
𝛿𝑅/𝑅 𝛿𝑅/𝑅
𝐺𝐹 = =
𝛿𝐿/𝐿 𝜀𝑎

CHƯƠNG 6: CẢM BIẾN ÁP SUẤT


 Nguyên lý dẫn đến phương pháp đo

 Cảm biến sử dụng: tầm đo, độ chính xác, mạch đo

You might also like