You are on page 1of 50

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CẢM BIẾN VÀ HỆ THỐNG ĐO

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Thế nào là đường cong chuẩn của cảm biến? Trình bày phương pháp chuẩn nhiều lần?
Trả lời:

2. Trình bày Độ nhạy trong chế độ tĩnh và chế độ động, ví dụ thực tiễn.
Trả lời:

1
Ví dụ thực tiễn:
+ Mô hình khí hậu toàn cầu được sử dụng cho cả dự báo thời tiết ngắn hạn và biến đổi khí hậu
dài hạn
+ Để đánh giá tác động của nhà máy xử lý nước thải trên một dòng sông, hoặc để đánh giá
hành vi và chiều dài cuộc sống của sinh bộ lọc đối với nước thải bị ô nhiễm

3. Em hiểu thế nào về khái niệm đường thẳng tốt nhất của cảm biến?
Trả lời:
Khi chuẩn cảm biến, từ kết quả thực nghiệm ta nhận được một loạt điểm tương ứng (si,mi)
của đại lượng đầu ra và đại lượng đầu vào. Về mặt lý thuyết, đối với các cảm biến tuyến tính,
đường cong chuẩn là một đường thẳng. Tuy nhiên, do sai số khi đo, các điểm chuẩn (mi, si)
nhận được bằng thực nghiệm thường không nằm trên cùng một đường thẳng.
Đường thẳng được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực nghiệm sao cho sai số là bé nhất,
biểu diễn sự tuyến tính của cảm biến được gọi là đường thẳng tốt nhất. Phương trình biểu
diễn đường thẳng tốt nhất được lập bằng phương pháp bình phương bé nhất.
4. Hãy phân tích các loại sai số của cảm biến, nguyên nhân sai số, phương pháp hạn chế sai số?
Lấy một ví dụ liên hệ với thực tế?
Trả lời:
- Có 2 loại sai số là: Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
- Nguyên nhân:
o Sai số hệ thống:
 Do nguyên lý của cảm biến.
 Do giá trị của đại lượng chuẩn không đúng.
 Do đặc tính của bộ cảm biến.
 Do điều kiện và chế độ sử dụng.
 Do xử lý kết quả đo.
o Sai số ngẫu nhiên:
2
 Do sự thay đổi đặc tính của thiết bị.
 Do tín hiệu nhiễu ngẫu nhiên.
 Do các đại lượng ảnh hưởng không được tính đến khi chuẩn cảm biến.
- Phương pháp hạn chế sai số:
o Sai số hệ thống: chú ý công tác đo lường, và dùng dụng cụ đạt chuẩn.
o Sai số ngẫu nhiên: sai số ngẫu nhiên xuất hiện ngoài ý muốn chủ quan của con
người, chủ yếu do điều kiện bên ngoài, ta khó khắc phục mà chỉ có thể tìm cách
hạn chế ảnh hưởng của nó qua một số quy luật đặc tính như giới hạn, tập trung, đối
xứng, bù trừ.
Ví dụ liên hệ thực tế:
- Sai số trong các dụng cụ đo: thước kẹp, đồng hồ đo, thước panme… là 0,01
- Sai số trong chế tạo các cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ rung…
-Sai số xảy ra ở dự báo thời tiết

5. Trình bày các hiệu ứng trong chế tạo cảm biến

3
4
5. Mạch cầu wheatstone có cấu tạo thế nào? Hãy cho một ví dụ sử dụng mạch cầu
wheatstone trong cảm biến và đo lường?
Trả lời:
- Cấu tạo mạch cầu wheastone:

Ví dụ:
- Đo giá trị điện trở: biến trở con chạy
5
- Mạch phát hiện ánh sáng: quang trở CdS

6. Phân tích độ tuyến tính của cảm biến? Làm rõ khái niệm đường thẳng tốt nhất và độ lệch
tuyến tính?
Trả lời:

6
1.Độ tuyến tính
a) Khái niệm
Một cảm biến được gọi là tuyến tính trong một dải đo xác định nếu trong dải chế độ đó, độ
nhạy không phụ thuộc vào đại lượng đo.
Trong chế độ tĩnh, độ tuyến tính chính là sự không phụ thuộc của độ nhạy của cảm biến vào
giá trị của đại lượng đo, thể hiện bởi các đoạn thẳng trên đặc trưng tĩnh của cảm biến và hoạt
động của cảm biến là tuyến tính chừng nào đại lượng đo còn nằm trong vùng này.
Trong chế độ động, độ tuyến tính bao gồm sự không phụ thuộc của độ nhạy ở chế độ tĩnh S(0)
vào đại lượng đo, đồng thời các thông số quyết định sự hồi đáp (như tần số riêng f0 của dao
động không tắt, hệ số tắt dần cũng không phụ thuộc vào đại lượng đo.
Nếu cảm biến không tuyến tính, người ta đưa vào mạch đo các thiết bị hiệu chỉnh sao cho tín
hiệu điện nhận được ở đầu ra tỉ lệ với sự thay đổi của đại lượng đo ở đầu vào. Sự hiệu chỉnh
đó được gọi là sự tuyến tính hoá.
b) Đường thẳng tốt nhất
Khi chuẩn cảm biến, từ kết quả thực nghiệm ta nhận được một loạt điểm tương ứng (si,mi)
của đại lượng đầu ra và đại lượng đầu vào. Về mặt lý thuyết, đối với các cảm biến tuyến tính,
đường cong chuẩn là một đường thẳng. Tuy nhiên, do sai số khi đo, các điểm chuẩn (mi, si)
nhận được bằng thực nghiệm thường không nằm trên cùng một đường thẳng.
Đường thẳng được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực nghiệm sao cho sai số là bé nhất, biểu
diễn sự tuyến tính của cảm biến được gọi là đường thẳng tốt nhất. Phương trình biểu diễn
đường thẳng tốt nhất được lập bằng phương pháp bình phương bé nhất.
c) Độ lệch tuyến tính
Đối với các cảm biến không hoàn toàn tuyến tính, người ta đưa ra khái niệm độ lệch tuyến
tính, xác định bởi độ lệch cực đại giữa đường cong chuẩn và đường thẳng tốt nhất, tính bằng
% trong dải đo.
7. Phân tích các giới hạn sử dụng cảm biến? Lấy ví dụ liên hệ với thực tế sử dụng?
Lời giải:
- Giới hạn sử dụng của cảm biến:
Trong quá trình sử dụng, các cảm biến luôn chịu tác động của ứng lực cơ học, tác động
nhiệt... Khi các tác động này vượt quá ngưỡng cho phép, chúng sẽ làm thay đổi đặc trưng
làm việc của cảm biến. Bởi vậy khi sử dụng cảm biến, người sử dụng cần phải biết rõ các
giới hạn này.
a) Vùng làm việc danh định
Vùng làm việc danh định tương ứng với những điều kiện sử dụng bình thường của cảm
biến. Giới hạn của vùng là các giá trị ngưỡng mà các đại lượng đo, các đại lượng vật lý có
liên quan đến đại lượng đo hoặc các đại lượng ảnh hưởng có thể thường xuyên đạt tới mà

7
không làm thay đổi các đặc trưng làm việc danh định của cảm biến.
b) Vùng không gây nên hư hỏng
Vùng không gây nên hư hỏng là vùng mà khi mà các đại lượng đo hoặc các đại lượng vật
lý có liên quan và các đại lượng ảnh hưởng vượt qua ngưỡng của vùng làm việc danh định
nhưng vẫn còn nằm trong phạm vi không gây nên hư hỏng, các đặc trưng của cảm biến có
thể bị thay đổi nhưng những thay đổi này mang tính thuận nghịch, tức là khi trở về vùng
làm việc danh định các đặc trưng của cảm biến lấy lại giá trị ban đầu của chúng.
c) Vùng không phá huỷ
Vùng không phá hủy là vùng mà khi mà các đại lượng đo hoặc các đại lượng vật lý có liên
quan và các đại lượng ảnh hưởng vượt qua ngưỡng của vùng không gây nên hư hỏng
nhưng vẫn còn nằm trong phạm vi không bị phá hủy, các đặc trưng của cảm biến bị thay
đổi và những thay đổi này mang tính không thuận nghịch, tức là khi trở về vùng làm việc
danh định các đặc trưng của cảm biến không thể lấy lại giá trị ban đầu của chúng. Trong
trường hợp này cảm biến vẫn còn sử dụng được, nhưng phải tiến hành chuẩn lại cảm biến.
Ví dụ liên hệ thực tiễn:

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của photodiot?


Lời giải:
Cấu tạo:
Cấu tạo gồm 2 tấm bán dẫn, 1 tấm thuộc loại N và 1 tấm thuộc loại P, ghép tiếp xúc với nhau. Tại
mặt tiếp xúc hình thành vùng nghèo hạt dẫn vì tại vùng này tồn tại 1 điện trường và hình thành 1
hàng rào điện thế Vb.
Nguyên lý hoạt động: Khi chiếu sáng điôt bằng bức xạ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ngưỡng,
sẽ xuất hiện thêm các cặp điện tử – lỗ trống. Đề các hạt dẫn này tham gia dẫn điện ta cần nhanh
chóng tách rời cặp điện tử – lỗ trống. Sự tách cặp điện tử – lỗ trống chỉ xẩy ra trong vùng nghèo
nhờ tác dụng của điện trường.

Số hạt dẫn được giải phóng phụ thuộc vào thông lượng ánh sáng tới vùng nghèo và khả năng hấp
thụ của vùng này. Thông lượng ánh sáng tới vùng nghèo phụ thuộc đáng kể vào bề dày lớp bán
dẫn mà nó đi qua: Φ(X)= Φ0.e–∝x
với (∝ xấp xỉ 105 cm-1)
=>Vì vậy để tăng thông lượng ánh sáng đến vùng nghèo người ta thường chế tạo điot với phiến
bán dẫn có bề dày rất bé. Ví dụ loại PIN:
8
Ứng dụng: Được dùng trong kỹ thuật điện tử, làm các thiết bị đo đạc, truyền dẫn thông tin, thiết
bị giám sát, điều khiển.
2. Photodiot có bao nhiêu chế độ hoạt động hãy phân tích chế độ quang dẫn? ( CÂU 1)
3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phototranzito?

Trả lời:
Cấu tạo:
-Phototranzito là các tranzito mà vùng bazơ có thể được chiếu sáng, không có điện áp đặt
lên bazơ, chỉ có điện áp đặt trên Collector, và chuyển tiếp B-C phân cực ngược.
-Điện áp đặt vào tập trung chủ yếu ở BC, điện áp ở chuyển tiếp BE nhỏ 0.6 - 0.7 V
-Khi chuyển tiếp BC được chiếu sáng, nó hoạt động như photodiode ở chế độ quang dẫn.
Nguyên lý hoạt động:
- Có thể coi phototranzito như tổ hợp của photodiode và tranzito. Photodiode đóng vai trò
cung cấp dòng quang điện tại bazơ (khi bazơ được chiếu sáng) . Còn tranzitor cho hiệu
ứng khuếch đại β
-Khi bị chiếu sáng thì các điện tử và lỗ trống phát sinh trong vùng bazơ sẽ phân chia dưới
tác dụng của điện trường tại chuyển tiếp bazơ.

4. So sánh photodiot và phototranzito ?


Trả lời:
- Về nguyên lí hoạt động là giống nhau

9
-
Sự khác biệt chính giữa Photodiode và Phototransistor

- Một photodiode bao gồm một diode bán dẫn, tạo ra dòng điện khi tiếp xúc với ánh
sáng. Mặt khác, phototransistor bao gồm một bóng bán dẫn tiếp giáp mà khi tiếp xúc với
năng lượng ánh sáng sẽ tạo ra dòng điện.
- Một phototransistor hiệu quả hơn so với photodiode.
- Khi chúng ta nói về khả năng miễn nhiễm tiếng ồn thì đáng chú ý là một điốt quang không
tránh khỏi nhiễu do nhiễu gây ra. Tuy nhiên, phototransistors miễn nhiễm với sự can thiệp
đó. Điều này đôi khi chứng tỏ là một bất lợi của photodiode.
- Ở dải tần số cao, phototransistor không chuyển đổi hiệu quả năng lượng ánh sáng thành
năng lượng điện. Vì chống lại nhược điểm này không chiếm ưu thế trong photodiode và
do đó cung cấp phản ứng tốt so với phototransistor.
- Một phototransistor như cảm biến ánh sáng là một thiết bị ít tốn kém hơn so với bất kỳ
thiết bị nhạy cảm ánh sáng nào khác. Do đó được sử dụng rộng rãi.
- Photodiodes có khả năng tạo ra một đầu ra với tốc độ nhanh hơn nhiều khi ánh sáng rơi
xuống bề mặt của nó so với phototransistor.

10
5. Phân tích mối tương quan giữa nhiệt độ đo được và nhiệt độ cần đo?

Trả lời:
Giả sử, khi đo ta nhận đc nhiệt độ là nhiệt độ của phần tử cảm nhận của cảm biến nhưng
môi trường đo có nhiệt độ thực = . Như vậy ,nhiệt độ đo đc là ,nhiệt độ cần đo gọi là
Điều kiện để đo đúng nhiệt độ là phải có sự cân bằng nhiệt giữa môi trường đô và cảm
biến . Tuy nhiên trong thực tế , nhiệt độ cảm biến không bao giờ đạt tới nhiệt độ môi trường
do nhiêu nguyên nhân , nên đã tồn tại 1 chêch lệch nhiệt độ nhất định . Độ chính xác
của phép đo phụ thuộc vào hiệu số , nếu hiệu số này càng bé thì độ chính xác của
phép đo càng cao .
Biện pháp nhằm đạt đc hiệu sổ nhỏ nhất :
- Giảm sự trao đổi nhiệt giữa bộ cảm biến và môi trg bên ngoài.
- Tăng cường sự trao đổi nhiệt giữa bộ cảm biến và môi trường đo .

6. Có bao nhiêu loại nhiệt kế điện trở? Nêu cấu tạo và hoạt động của nhiệt điện trở kim
loại?
Lời giải:
Có 3 loại nhiệt kế điện trở:
- Nhiệt kế điện trở kim loại
- Nhiệt kế điện trở oxit bán dẫn
- Nhiệt kế điện trở silic
Cấu tạo:
- Dựa vào dải nhiệt độ cần đo và các tính chất đặc biệt người ta thường làm điện trở bằng
platin, niken, ngoài ra có thể dùng Cu, wonfram.
Nhiệt điện trở kim loại có 2 loại:
- Nhiệt kế công nhiệp: Để sử dụng cho mục đích công nghiệp, các nhiệt kế phải có vỏ bọc
tốt chống được va chạm mạnh và rung động, điện trở kim loại được cuộn và bao bọc trong
thủy tinh hoặc gốm và đặt trong vỏ bảo vệ bằng thép.
- Nhiệt kế bề mặt: dùng để đo nhiệt độ trên bề mặt vật rắn. Chúng thường được chế tạo
bằng phương pháp quang hóa và sử dụng vật liệu làm điện trở là Ni, Fe-Ni hoặc Pt.
Nguyên lý hoạt động:
- Hoạt động dựa vào sự thay đổi điện trở của vật liệu khi nhiệt độ thay đổi, với điện trở kim
loại ta có biểu thức sau:
R(T)=R0.[1+AT+BT2+CT3 ]

Trong đó: A,B,C là hệ số thực nghiệm.Và R0: giá trị điện trở của cảm biến tại 0C

- Ứng dụng: Được dùng trong công nghiệp, những vùng có nhiệt độ khắc nghiệt,…

11
7. So sánh nhiệt kế điện trở kim loại và nhiệt kế điện trở oxit bán dẫn?

12
8. Phân tích các phương pháp chuẩn cảm biến? Cho một liên hệ thực tế?
Trả lời:

Phương pháp chuẩn cảm biến


Chuẩn cảm biến là phép đo nhằm mục đích xác lập mối quan hệ giữa giá trị s đo được của đại
lượng điện ở đầu ra và giá trị m của đại lượng đo có tính đến các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó
xây dựng đường cong chuẩn dưới dạng tường minh (đồ thị hoặc biểu thức đại số). Khi chuẩn cảm
biến, với một loạt giá trị đã biết chính xác m i của m, đo giá trị tương ứng si của s và dựng đường
cong chuẩn.

Hình 1.2 : Phương pháp chuẩn cảm biến

• Chuẩn đơn giản


Trong trường hợp đại lượng đo chỉ có một đại lượng vật lý duy nhất tác động lên một đại
lượng đo xác định và cảm biến sử dụng không nhạy với tác động của các đại lượng ảnh hưởng,
người ta dùng phương pháp chuẩn đơn giản. Thực chất của chuẩn đơn giản là đo các giá trị của
đại lượng đầu ra ứng với các giá xác định không đổi của đại lượng đo ở đầu vào. Việc chuẩn
được tiến hành theo hai cách:
- Chuẩn trực tiếp: các giá trị khác nhau của đại lượng đo lấy từ các mẫu chuẩn hoặc các phần
tử so sánh có giá trị biết trước với độ chính xác cao.
13
- Chuẩn gián tiếp: kết hợp cảm biến cần chuẩn với một cảm biến so sánh đã có sẵn đường
cong chuẩn, cả hai được đặt trong cùng điều kiện làm việc. Khi tác động lên hai cảm biến với
cùng một giá trị của đại lượng đo ta nhận được giá trị tương ứng của cảm biến so sánh và cảm
biến cần chuẩn. Lặp lại tương tự với các giá trị khác của đại lượng đo cho phép ta xây dựng được
đường cong chuẩn của cảm biến cần chuẩn.

• Chuẩn nhiều lần


Khi cảm biến có phần tử bị trễ (trễ cơ hoặc trễ từ), giá trị đo được ở đầu ra phụ thuộc không
những vào giá trị tức thời của đại lượng cần đo ở đầu vào mà còn phụ thuộc vào giá trị trước đó
của của đại lượng này. Trong trường hợp như vậy, người ta áp dụng phương pháp chuẩn nhiều lần
và tiến hành như sau:
- Đặt lại điểm 0 của cảm biến: đại lượng cần đo và đại lượng đầu ra có giá trị tương ứng với
điểm gốc, m=0 và s=0.
- Đo giá trị đầu ra theo một loạt giá trị tăng dần đến giá trị cực đại của đại lượng đo ở đầu vào.
- Lặp lại quá trình đo với các giá trị giảm dần từ giá trị cực đại.
Khi chuẩn nhiều lần cho phép xác định đường cong chuẩn theo cả hai hướng đo tăng dần và đo
giảm dần.

9. Từ hiệu ứng nhiệt điện hãy viết phương trình cơ bản của cặp nhiệt ngẫu?
Lời giải:
Giả sử ở nhiệt độ t0 nồng độ điện tử trong A là NA(t0), trong B là NB(t0) và ở nhiệt độ t nồng độ
điện tử trong A là NA(t), trong B là NB(t), nếu NA(t0) > NB(t0) thì nói chung NA(t) > NB(t).
Xét đầu làm việc (nhiệt độ t), do N A(t) > NB(t) nên có sự khuếch tán điện tử từ A -> B và ở chổ
tiếp xúc xuất hiện một hiệu điện thế e AB(t) có tác dụng cản trở sự khuếch tán. Khi đạt cân bằng
eAB(t) sẽ không đổi.

Hình 5.1: Sơ đồ nguyên lý cặp nhiệt ngẫu


Tương tự tại mặt tiếp xúc ở đầu tự do (nhiệt độ t0) cũng xuất hiện một hiệu điện thế eAB(t0). Giữa
hai đầu của một dây dẫn cũng có chênh lệch nồng độ điện tử tự do, do đó cũng có sự khuếch tán
điện tử và hình thành hiệu điện thế tương ứng trong A là e A(t,t0) và trong B là eB(t,t0). Sức điện
động tổng sinh ra do hiệu ứng nhiệt điện xác định bởi công thức sau:

(5.1)
Vì eA(t0,t) và eB(t,t0) nhỏ và ngược chiều nhau có thể bỏ qua, nên ta có:
14
(5.2)
Nếu nhiệt độ hai mối hàn bằng nhau, chẳng hạn bằng t0 khi đó sức điện động tổng:

(5.3)
Hay:

(5.4)
Như vậy:

(5.5) Phương trình (5.5) gọi là phương trình cơ bản của cặp nhiệt ngẫu.
Từ phương trình (5.5) nhận thấy nếu giữ nhiệt độ t = const thì:
(5.6)

10. Nêu phương pháp đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt ngẫu? Cho một ví dụ của một cặp nhiệt
ngẫu được sử dụng trên thực tế?

Lời giải:

Phương pháp đo nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt ngẫu dựa trên cơ sở hiệu ứng nhiệt điện.
Người ta nhận thấy rằng khi hai dây dẫn chế tạo từ vật liệu có bản chất hoá học khác nhau được
nối với nhau bằng mối hàn thành một mạch kín và nhiệt độ hai mối hàn là t và t 0 khác nhau thì
trong mạch xuất hiện một dòng điện. Sức điện động xuất hiện do hiệu ứng nhiệt điện gọi là sức
điện động nhiệt điện. Nếu một đầu của cặp nhiệt ngẫu hàn nối với nhau, còn đầu thứ hai để hở
thì giữa hai cực xuất hiện một hiệu điện thế. Hiện tượng trên có thể giải thích như sau:
Trong kim loại luôn luôn tồn tại một nồng độ điện tử tự do nhất định phụ thuộc bản chất
kim loại và nhiệt độ. Thông thường khi nhiệt độ tăng, nồng độ điện tử tăng.
Ví dụ:

11. Chứng minh rằng khi thêm thanh C và D sao cho thì

Lời giải: tương tự trang 71( giáo trình)

15
12. Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến vị trí điện thế kế dùng con chạy
cơ học?

Lời giải:

16
13. Hãy trình bày nguyên lý hoạt động, công thức liên hệ, phạm vi sử dụng của loại cảm
biến có cấu tạo như hình 1? Cho ví dụ ứng dụng cụ thể?

17
Trả lời:
- Cảm biến trên là cảm biến xác định vị trí Hall.
- Nguyên lí hoạt động: cảm biến hall dựa trên nguyên lí của hiệu ứng hall.

- ứng dụng: Ứng dụng chủ yếu của Cảm biến Hall là đo tốc độ bánh xe ,xác định vị trí của
trục khuỷu hoặc trục cam trong các hệ thống động cơ .Các cảm biến này gồm 1 thanh hall
và một nam châm được đặt gần bánh răng của trục quay
- ví dụ: điển hình là động cơ trong xe đạp điện chúng có nhiệm vụ kiểm soát vị trí của roto
18
theo stato .
← 13. Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến vị trí tụ điện đơn?
Trả lời:
- Cấu tạo:là một tụ điện phẳng hoặc hình trụ có một bản cực
gắn cố định (bản cực tĩnh) và một bản cực di chuyển (bản cực động) liên kết với vật
cần đo.
- Nguyên lí hoạt động: Khi bản cực động di chuyển sẽ kéo theo sự thay đổi điện dung của tụ
điện.
14. Phân tích tại sao người ta thường sử dụng đĩa mã hóa theo bảng mã Grey (2) thay cho
đĩa mã hóa nhị phân (1) như Hình 2

Trả lời:

Để tránh hiện tượng này, người ta cần mã hóa mỗi số hạng sao cho hai số liên tiếp chỉ khác nhau
một phần tử nhị phân (1 bit) gọi là mã cách khoảng đơn vị hay mã Gray.
Cách chuyển mã bcd về gray:

19
15. Có bao nhiêu loại encoder? Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng loại?
Trả lời:
Encoder tương đối
Cấu tạo vào nguyên lý hoạt động :
- Đĩa mã hóa gồm 1 hoặc nhiều dải băng tạo xung, trên dải băng này đc chia
ra làm nhiều lỗ bằng nhau và cách đều nhau (lỗ có thể thay bằng vật liệu trong suốt cho
ánh sáng truyền qua). Khi đĩa mã hóa quay, cứ qua 1 lỗ, cảm biến nhận đc tín hiệu từ
đèn LED chiếu qua thì Encoder sẽ tăng lên 1 giá trị trong biến đếm.
- Thông thường với encoder tương đối có 3 xung A, B và Z. Khi đĩa mã hóa
quay, lỗ trống sẽ lần lượt đi qua các trục tia sáng của xung A và B. khi trục tia sáng của
xung nào xuyên qua lỗ trống thì ở cảm biến sẽ cho ra tín hiệu mức 1, ngược lại thì cảm
biến sẽ cho ra tín hiệu ở mức 0. Số xung phát ra ở của ra của mỗi cảm biến là số lỗ
trống trên đĩa mã hóa. Khi đĩa mã hóa quay đc 1 vòng thì xung Z sẽ phát ra 1 xung.
Dựa vào 2 xung này có thể biết đc chiều quay của động cơ.

Ưu điểm :
- tín hiệu dạng xung điện có thể sử dụng ở dạng số.
- có độ phân giải cao

Nhược điểm :
- Không thích hợp sự dụng trong mỗi trường có dao động lớn.
- Không cho phép biết đc vị trí tuyệt đối của vật.

Encoder tuyệt đối


Cấu tạo vào nguyên lý hoạt động :

20
- Cấu tạo của encoder tuyệt đối tương tự như cấu tạo chung của encoder, tuy
nhiên khác biệt với encoder tương đối ở phần tử đĩa mã hóa.
- Đĩa mã hóa đc chế tạo từ vật liệu trong suốt, mặt đĩa chia thành các góc đều
nhau và các đường tròn đồng tâm, trên các đường tròn đồng tâm này chia thành các
phần trong suốt ánh sáng có thể xuyên qua và các phần tử mà ánh sáng không thể
xuyên qua đc (đc phủ 1 lớp chắn sáng).
- Khi đĩa mã hóa quay, ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới đĩa mã hóa:

+ nếu đối diện với tia sáng là vùng diện tích trong suốt. ánh sáng xuyên qua đĩa đến
cảm biến quang, lúc này cảm biến, lúc này cảm biến quang nhận đc tín hiêu 1 trong mã
nhị phân.
+ nếu đối diện với tia sáng là vùng diện tích bị phủ lớp chắn sáng, ánh sáng không
đến đc cảm biến quang, lúc này cảm biến quang nhận đc tín hiệu 0 trong mã nhị phân
Ưu điểm :
- Tín hiệu dạng xung điện có thể sử dụng ở dạng số.
- Xác định chính xác vị trí tuyệt đối của vật.
- Thuận lợi cho quá trình tính toán và giao tiếp của các chip xử lý.

Nhược điểm :
Chế tạo phức tạp dẫn tới giá thành cao hơn encoder tương đối

16. Cánh tay robot được minh họa trên hình 3 quay giữa 2 điểm dừng là 120o và sử dụng
Potentiometer (biến trở) làm cảm biến vị trí. Bộ điều khiển 8 bít cho biết vị trí thực của
cánh tay chính xác đến 0.5°. Hãy xác định xem cấu hình này có thực hiện được nhiệm vụ
không? Tính độ phân giải thực của hệ thống ?

Trả lời:
- ta có tổng giá trị: 28 -1 = 255 ( giá trị)
- độ phân giải đến 0,5° => góc đo tối đa: 0,5.255=127,5°>120°.
Vậy cấu hình này có thể thực hiện nhiệm vụ.

17. So sánh encoder tuyệt đối với encoder tương đối? vẽ hình minh họa?
Trả lời:
21
Encoder tương đối
Cấu tạo vào nguyên lý hoạt động :
- Đĩa mã hóa gồm 1 hoặc nhiều dải băng tạo xung, trên dải băng này đc chia ra làm
nhiều lỗ bằng nhau và cách đều nhau (lỗ có thể thay bằng vật liệu trong suốt cho ánh
sáng truyền qua). Khi đĩa mã hóa quay, cứ qua 1 lỗ, cảm biến nhận đc tín hiệu từ đèn
LED chiếu qua thì Encoder sẽ tăng lên 1 giá trị trong biến đếm.
- Thông thường với encoder tương đối có 3 xung A, B và Z. Khi đĩa mã hóa quay, lỗ
trống sẽ lần lượt đi qua các trục tia sáng của xung A và B. khi trục tia sáng của xung
nào xuyên qua lỗ trống thì ở cảm biến sẽ cho ra tín hiệu mức 1, ngược lại thì cảm biến
sẽ cho ra tín hiệu ở mức 0. Số xung phát ra ở của ra của mỗi cảm biến là số lỗ trống
trên đĩa mã hóa. Khi đĩa mã hóa quay đc 1 vòng thì xung Z sẽ phát ra 1 xung. Dựa vào
2 xung này có thể biết đc chiều quay của động cơ.

Ưu điểm :
- tín hiệu dạng xung điện có thể sử dụng ở dạng số.
- có độ phân giải cao

Nhược điểm :
- Không thích hợp sự dụng trong mỗi trường có dao động lớn.
- Không cho phép biết đc vị trí tuyệt đối của vật.

Encoder tuyệt đối


Cấu tạo vào nguyên lý hoạt động :
- Cấu tạo của encoder tuyệt đối tương tự như cấu tạo chung của encoder, tuy nhiên khác
biệt với encoder tương đối ở phần tử đĩa mã hóa.
- Đĩa mã hóa đc chế tạo từ vật liệu trong suốt, mặt đĩa chia thành các góc đều nhau và
các đường tròn đồng tâm, trên các đường tròn đồng tâm này chia thành các phần trong
suốt ánh sáng có thể xuyên qua và các phần tử mà ánh sáng không thể xuyên qua đc
(đc phủ 1 lớp chắn sáng).
- Khi đĩa mã hóa quay, ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới đĩa mã hóa:

+ nếu đối diện với tia sáng là vùng diện tích trong suốt. ánh sáng xuyên qua đĩa đến cảm
biến quang, lúc này cảm biến, lúc này cảm biến quang nhận đc tín hiêu 1 trong mã nhị
phân.
+ nếu đối diện với tia sáng là vùng diện tích bị phủ lớp chắn sáng, ánh sáng không đến đc
cảm biến quang, lúc này cảm biến quang nhận đc tín hiệu 0 trong mã nhị phân
Ưu điểm :
- Tín hiệu dạng xung điện có thể sử dụng ở dạng số.
- Xác định chính xác vị trí tuyệt đối của vật.
- Thuận lợi cho quá trình tính toán và giao tiếp của các chip xử lý.

Nhược điểm :
- Chế tạo phức tạp dẫn tới giá thành cao hơn encoder tương đối

18. Hãy cho một ví dụ về encoder tương đối, nói rõ làm thế nào để xác định được chiều
quay của nó?

22
Trả lời:
- Ví dụ: trong động cơ servo sử dụng ecoder tương đối để xác định chiều quay và tốc
độ của máy cho người dùng qua hệ thống giám sát của máy tính điều khiển.
- Xét 2 giản đồ xung A và B

19. Hãy cho một ví dụ về encoder tuyệt đối 16 bít , vẽ cấu tạo, giản đồ xung, bảng mã hóa nhị
phân của encoder đó.
Trả lời:
- Ví dụ: Bộ mã hóa độ phân giải cao 16bits mã nhị phân trục rỗng quay mã hóa quang
tuyệt đối.

23
- Vẽ cấu tạo:
Ta có: 216 = 65536 .
Gồm có 16 đường tròn đồng tâm, và có 65536 vị trí chia độ phân giải.
- Độ phân giải: 360/65536=0,0005483º
(chú ý: hình tượng trưng, do quá lớn)

24
- Bảng mã hóa nhị phân và giản đồ xung: (cái này là của hệ 4 bits. Mk nhầm. Mn có thể
vẽ cái 16 bits vì nó tương tự)

2n

20. Hãy trình bày nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng của loại cảm biến có cấu tạo
như hình 1? Cho ví dụ ứng dụng cụ thể?

Trả lời:
- Đây là cảm biến đo vận tốc sử dụng tốc kế từ trở biến thiên
- Nguyên lí hoạt động: + Cấu tạo của cảm biến từ trở biến thiên gồm một cuộn dây có
lõi sắt từ chịu tác động của một nam châm vĩnh cửu đặt đối diện với một đĩa quay làm
bằng vật liệu sắt từ trên đó có khía răng. Khi đĩa quay, từ trở của mạch từ biến thiên
một cách tuần hoàn làm cho từ thông qua cuộn dây biên thiên, trong cuộn dây xuất
hiện một suất điện động cảm ứng có tần số tỉ lệ với tốc độ quay.

25
+ Tần số của suất điện động trong cuộn dây xác định bởi biểu thức:

p - số lượng răng trên đĩa.


n - số vòng quay của đĩa trong một giây.
Biên độ E của suất điện động trong cuộn dây phụ thuộc hai yếu tố:
- Khoảng cách giữa cuộn dây và đĩa quay: khoảng cách càng lớn E càng nhỏ.
- Tốc độ quay: Tốc độ quay càng lớn, E càng lớn. Khi tốc độ quay nhỏ, biên
độ E rất bé và khó phát hiện, do vậy tồn tại một vùng tốc độ quay không thể đo
được, người ta gọi vùng này là vùng chết.
Dải đo của cảm biến phụ thuộc vào số răng của đĩa. Khi p lớn, tốc độ nmin đo được
có giá trị bé. Khi p nhỏ, tốc độ nmax đo được sẽ lớn. Thí dụ với p = 60 răng, dải tốc độ
đo được n = 50 - 500 vòng/phút, còn với p =15 răng dải tốc độ đo được 500 - 10.000
vòng/phút.
- Ví dụ ứng dụng: cảm biến tốc độ trên ô tô:

22. Hãy trình bày nguyên lý hoạt động, công thức liên hệ và phạm vi sử dụng của loại cảm biến
có cấu tạo như hình 1? Cho ví dụ ứng dụng cụ thể?

Trả lời:
- Đây là cảm biến đo lực loại nén.
- Nguyên lí hoạt động:

26
- Phạm vi sử dụng: rộng rãi, được ứng dụng nhiều trong đời sống.
- Ví dụ ứng dụng: + Cân điện tử load cell
+ cảm biến lực trên màn hình điện thoại.

- Công thức :

27
28
23. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đầu đo điện trở kim loại dùng trong đo biến
dạng, phân tích các đặc trưng chủ yếu?
Trả lời:
- Cấu tạo: Đầu đo điện trở kim loại có cấu tạo dạng lưới. Đối với đầu đo dạng lưới
dây, được làm bằng dây điện trở có tiết diện tròn (đường kính d ≈ 20 μm) hoặc tiết
diện chữ nhật axb (hình 14.1a). Đầu đo dạng lưới màng chế tạo bằng phương pháp
mạch in (hình 14.1b). Số nhánh n của cảm biến thường từ 10 - 20 nhánh. Được cố
định trên đế cách điện mỏng bề dày ~ 0,1 mm làm bằng giấy hoặc ~ 0,03 mm làm
bằng chất dẻo (polyimide, epoxy). Vật liệu làm điện trở thường thuộc họ hợp kim Ni

a) Đầu đo dùng dây quấn b) Đầu đo dùng lưới màng


- Nguyên lí hoạt động:Khi cảm biến được dán cứng vào bề mặt vật liệu cảm biến sẽ có
cùng biến dạng với bề mặt vật liệu. Do đó, sự thay đổi về biến dạng có thể được đo
thông qua sự thay đổi điện trở.
- Các đặc trưng chủ yếu:
- Điện trở suất : điện trở của vật liệu làm dây phải đủ lớn để dây không quá dài
làm tăng kích thước cảm biến và tiết diện dây không quá bé làm giảm dòng đo dẫn
đến làm giảm độ nhạy.
- Hệ số đầu đo: thông thường K = 2 - 3, ngoại trừ isoelastic có K = 3,5 và platin-
vonfram K = 4,1.
- Ảnh hưởng của lực đến độ tuyến tính: trong giới hạn đàn hồi, hệ số đầu đo
không đổi do quan hệ tuyến tính giữa điện trở và biến dạng. Ngoài giới hạn đàn hồi,
khi Δl/l > 0,5% - 20% tuỳ theo vật liệu, hệ số đầu đo K ≈ 2.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: nói chung K ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ngoại trừ
isoelastic. Trong khoảng nhiệt độ từ - 100oC ÷ 300oC sự thay đổi của hệ số đầu đo K
theo nhiệt độ có thể biểu diễn bởi biểu thức:
(14.7)
K0 - hệ số đầu đo ở nhiệt độ chuẩn T0 (thường T0 = 25oC).
αK - hệ số, phụ thuộc vật liệu. Với Nichrome V thì αK = -0,04%/oC, constantan
αK = +0,01%/oC
- Độ nhạy ngang: ngoài các nhánh dọc có điện trở RL cảm biến còn có các đoạn
nhánh ngang có tổng độ dài lt, điện trở Rt, do đó điện trở tổng cộng của cảm biến
bằng R = RL + Rt. Trong quá trình biến dạng các đoạn ngang cũng bị biến dạng,
Rt thay đổi cũng làm cho R thay đổi. Tuy nhiên do Rt << RL, ảnh hưởng của biến
dạng ngang cũng không lớn.

24. Phân tích phương pháp sử dụng hai mắt thu phát như hình 2 để xác định chiều quay của
đĩa (Disk) răng và cơ cấu chấp hành.

Trả lời:
- Phương pháp sử dụng 2 mắt thu trên hình như sau:
+ Khi mắt thu V1 ở trạng thái thu được (mức 1) đang chuyển dần sang không thu được (mức 0)
trong khi mắt thu V2 vẫn trong trạng thái thu được (mức 1) thì có nghĩa đĩa đang quay chiều
nghịch (theo chiều CCW)
+ Khi mắt thu V2 ở trạng thái thu được (mức 1) đang chuyển dần sang không thu được (mức 0)
trong khi mắt thu V1 vẫn trong trạng thái thu được (mức 1) thì có nghĩa đĩa đang quay chiều
thuận (theo chiều CW)
- Cơ cấu chấp hành: cảm biến đo vị trí và độ dịch chuyển enco der
25. Một lò nấu được duy trì ở nhiệt độ 1000 oF bởi hệ thống điều khiển, nhưng bạn nghi ngờ nhiệt
độ trong lò thấp hơn. Bằng cách sự dụng một cặp nhiệt kiểu J kiểm tra nhiệt độ trong lò khi áp
kế chỉ 17mV. biết đặc tính của cặp nhiệt kiểu J như hình 3 (đo ở nhiệt độ chuẩn là 32oF).

Trả lời:
- giải thích kí hiệu:
J: sắt/constantan
K:Chromel/alumel
R: platin-Rodi(13%) /Platin
- Tính toán: từ biểu đồ ta thấy khi nhiệt độ khoảng 700ºF thì áp kế chỉ 19mV. Vậy khi nhiệt độ ở
32ºF thì áp kế là 0,87mV.
Ta có : EAB = eAB(t) + eBA(t0) = eAB(t) - eAB(t0)
 17mV = eAB(t) - 0,87mV
=> eAB(t) = 17,87mV
Vậy nhiệt độ trong lò là: 17,87.700/19 = 658,37ºF. Ko đạt chuẩn.
26. Phân tích vì sao khi dùng Potentiometer (biến trở) đo góc người ta hay 1dùng kèm bộ
chuyển đổi tỉ số (Gear pass) như hình 2 đo góc quay của Motor.

Trả lời: vì khi chiết áp Potentiometer chỉ có vòng quay tối đa là 270º nên cần sử dụng kèm
một bộ chuyển đổi tỉ số gear pass để có thể đo được góc quay rộng hơn 270º. Khi góc quay
càng lớn thì độ phân giải của chiết áp càng cao.

27. Từ các phần tử biến dạng và các bộ chuyển đổi điện đã học hãy xây dựng một cảm biến đo
áp suất? Hãy vẽ hình minh họa?
Trả lời: dùng cảm biến đo áp suất dựa trên phép đo biến dạng, dung màng.
28. Đây là cảm biến gì ? Hãy nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó?

Trả lời:
- Cảm biến đo lưu lượng: công tơ tốc độ tuabin hướng trục.
- Cấu tạo: Bộ phận chính của công tơ là một tuabin hướng trục nhỏ (2) đặt theo chiều chuyển
động của dòng chảy. Trước tuabin có đặt bộ chỉnh dòng chảy (1) để san phẳng dòng rối và loại bỏ
xoáy. Chuyển động quay của tuabin qua bộ bánh răng - trục vít (3) truyền tới thiết bị đếm (4).
- Nguyên lí hoạt động: Khi dòng chất lưu chảy qua sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ của tua bin, từ đó tính
được lưu lượng.
Tốc độ quay của công tơ tỉ lệ với tốc độ dòng chảy:

Trong đó:
k - hệ số tỉ lệ phụ thuộc cấu tạo công tơ.
W- tốc độ dòng chảy.
Lưu lượng thể tích chất lưu chảy qua công tơ:

(20.33)
Với:
F - tiết diện dòng chảy.
n - tốc độ quay của tuabin (số vòng quay trong một giây).
Nếu dùng cơ cấu đếm để đếm tổng số vòng quay của công tơ trong một khoảng thời gian từ t 1 đến t2 sẽ nhận
được thể tích chất lỏng chảy qua công tơ:

Hay:
với

29. Đây là cảm biến gì? Hãy nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó?

Trả lời:
- Tên: cảm biến đo lưu lượng điện từ
- Cấu tạo:
 Một dây dẫn điện (4)
 Một thanh kim loại từ (1)
 Một cuộn dây có điện chạy qua (2)
 Thanh cho chất lưu di chuyển (3)
- Nguyên lí hoạt động:dựa trên định luật faraday: một dây dẫn điện phát sinh một hiệu
điện thế khi nó di chuyển trong 1 từ trường: e= Blv. Vậy khi (2) có điện làm (1) sinh ra
từ trường, khi có chất lưu di chuyển trong (3) thì (4) sinh ra 1 suất điện động.

30. Hãy trình bày nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng của loại cảm biến có cấu tạo như
hình 1. Cho ví dụ cụ thể.

1&2. Cuộn dây thứ cấp 3. Cuộn sơ cấp (cuộn dây chính) 4. Lõi thép
Trả lời:
- Tên cảm biến: cảm biến đo vị trí và độ dịch chuyển: cảm biến vi sai biến thiên tuyến
tính.
- Nguyên lí hoạt động: Khi lõi từ ở vị trí trung gian, điện áp Vnet = 0. Khi lõi từ dịch
chuyển, làm thay đổi mối quan hệ giữa cuộn dây thứ cấp và sơ cấp (tức là thay đổi hệ
số hỗ cảm giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp). Khi điện trở của thiết bị đo đủ lớn, điện áp đo
Vnet gần như tuyến tính với hiệu số các hệ số hỗ cảm của 2 cuộn thứ cấp.
- Phạm vi sử dụng: rất rộng rãi và được sử dụng nhiều, vì đầu ra điện áp của nó để
chuyển là tuyệt vời, độ chính xác rất tốt, độ phân giải tốt, độ nhạy cao cũng như hoạt
động ma sát. Chúng cũng được niêm phong để sử dụng trong môi trường thù địch.
- Ví dụ: cảm biến vị trí sử sụng trong bàn đạp chân ga oto: Cảm biến được cấp nguồn Vc
(5V) và mát , cấu tạo gồm 1 mạch trở than và 1 lưỡi quét trên mạch trở than đó, khi
trục của bàn đạp ga xoay thì sẽ làm cho lưỡi quét thay đổi vị trí trên mạch trở than làm
thay đổi điện áp đầu ra (chân signal), Lưu ý là trong cảm biến có cấu tạo như là 2 biến
trở nên nó có 2 tín hiệu ( Chân Signal) báo về ECU để tăng độ tin cậy của cảm biến.

31. Đo mức bằng phương pháp bức xạ người ta làm thế nào?
32. Sử dụng cầu với hai phần tử Rgauge để đo biến dạng của dầm như hình 2. Hãy phân
tích và lập công thức liên hệ giữa điện trở và biến dạng của dầm.

Trả lời:

- Phân tích: cảm biến sử dụng điện trở kim loại, kích thức cảm biến nhỏ chỉ từ vài mm
đến vài cm. Được gắn chặt vào mặt cấu truc biến dạng.

- Công thức:

33. Phân tích phương pháp đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt ngẫu có sử dụng cầu bù dùng
thermistor như hình 2?

Trả lời:
34. Điện trở của một chiết áp dây quấn được làm từ 10 inch với 100Ω/inch. Dây điện trở

được quấn thành một quận dây 200 vòng. Dải đo của chiết áp là 350o. Độ phân giải của chiết
áp này bằng bao nhiêu?
Trả lời:
- Tổng điện trở cuộn dây: 10.100=1000 Ω
- Giá trị điện trở trên mỗi vòng dây là: 1000:200=5 Ω
- 200 vòng dây trải dài 350º của chiết áp. Vậy mỗi 1º của chiết áp là 4/7 vòng dây.
 Độ phân giải chiết áp là : 5 . 4/7 = 20/7 = 2,857 Ω
35. Một chiết áp được cấp nguồn 10 VDC và được đặt ở 820. Dải đo của chiết áp một vòng là
350o. Hãy tính điện áp ra?
Trả lời:
- Độ phân giải chiết áp là: 10/82 = 5/41 V.
- Điện áp ra là: 350.5/41 = 1750/41 =42,683V
36. Máy phát tốc một chiều với hộp số có tỉ số 100:1 (Trục ra quay chậm 100 lần so với
động cơ) như hình 3. Máy phát tốc là loại CK20-A với đầu ra 3V/1000 vòng phút. Khối
này sẽ điều khiển máy công cụ với tốc độ quay 60º/ giây. Đầu ra của tốc kế bằng bao nhiêu?
Tìm độ phân giải của hệ nếu tín hiệu ra của tốc kế được chuyển đổi thành tín hiệu số sử
dụng một bộ chuyển đổi tương tự - số 8 bít như đã được minh họa trên hình 3?

Trả lời:
- Máy công cụ có tốc độ 60º/ giây tức là 1/6 vòng/giây = 10 vòng/phút.
- Vậy motor quay với tốc độ: 100.10=1000 vòng/phút.
- Đầu ra của tốc kế là : 1000. 3/1000 = 3V.
- 8 bits tức 28-1=255 giá trị. Độ phân giải là: 3/255=1/85V.

39. Một cảm biến biến dạng và mạch cầu được sử dụng để đo lực căng trong một thanh thép.
Thanh thép có diện tích mặt cắt là 13 cm2. Cảm biến biến dạng có điện trở là 120Ω và hệ
sổ GF = 2 (Hệ số cảm biến đo lực, hệ số này là hằng số và được cung cấp bởi nhà sản xuất.
(GF = [( R/R)/( L/L)]). Cầu đo được nuôi một nguồn 10V. Khi thanh sắt không tải, cầu
cân bằng, nghĩa là điện áp ra của nó bằng 0V. Khi lực tác dụng lên thanh thép, điện áp ra
của cầu là 0.0005V. hãy tìm lực tác dụng lên thanh thép?
Trả lời: ta có

40. Một RTD platinum 100Ω được sử dụng trong một hệ thống.Giá trị điện trở hiện thời đọc được là
100 Ω.Tìm nhiệt độ đo được?
Trả lời:
Nhìn ảnh dưới ta thấy: R100 = (0,00385.100.100) + 100 = 138.5 ℃

41. Một chiết áp 10KΩ được sử dụng làm cảm biến vị trí. Giả sử thanh trượt của chiết áp nằm ở
giữa dải của chiết áp. Hãy tìm sai số tải khi:
a. Mạch giao tiếp có điện trở vô cùng lớn?
b. Mạch giao tiếp có điện trở là 100 KΩ?
Trả lời: Khi cảm biến điện trở nối vào mạch giao tiếp có trở kháng vào thấp thì dẫn đến sai số tải.
Sai số tải = VNL – VL
Với VNL : áp ra khi không có tải
VL: áp ra khi có tải
a. Khi giao tiếp điện trở vô cùng lớn thì sai số tải = 0.
b. Khi giao tiếp điện trở 100KΩ thì sai số tải = 5 – 4,88 =0,12 V

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Phân tích sơ đồ khối của bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số ADC

Trả lời: 1 bộ chuyển đổi adc cần 1 bộ xử lí, 1 tín hiệu tương tự vào, 1 mạch khuyếch đại (vì
điện áo ở cảm biến cho đầu ra qua bé, cần mạch khuyếch đại để đem vào bộ xử lí). Theo như sơ
đồ trên thì ta thấy VA đem tín hiệu tương tự vào mạch khuếhc đại, và điện áp so sánh được lấy
từ chính bộ điều khiển qua DAC chuyển từ số sang điện, khi đó điện áp vào đc so sánh và đem
vào bộ xử lí, cho ra tín hiệu số.
2. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của bộ đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số ADC là gì?
Trả lời:
- Độ phân giải: Độ phân gải của một ADC biểu thị bằng số bit của tín hiệu số đầu ra. Số
lượng bit nhiều sai số lượng tử càng nhỏ, độ chính xác càng cao.
- Dải động, điện trở đầu vào: Mức logic của tín hiệu số đầu ra và khả năng chịu tải (nối vào
đầu vào).
- Độ chính xác tương đối: Nếu lý tưởng hóa thì tất cả các điểm chuyển đổiphải nằm trên
một đường thẳng. Độ chính xác tương đối là sai dsố của các điểm chuyển đổi thực tế so
với đặc tuyến chuyển đổi lý tưởng. Ngoài ra còn yêu cầu ADC không bị mất bit trong
toàn bộ phạm vi công tác.
- Tốc độ chuyển đổi: Tốc độ chuyển đổi được xác định thời gian bởi thời gian cần thiết
hoàn thành một lần chuyển đổi A/D. Thời gian này tính từ khi xuất hiện tín hiệu điều
khiển chuyển đổi đến khi tín hiệu số đầu ra đã ổn định.
- Hệ số nhiệt độ: Hệ số nhiệt độ là biến thiên tương đối tín hiệu số đầu ra khi nhiệt độ biến
đổi 10C trong phạm vi nhiệt độ công tác cho ph ép với điều kiện mức tương tự đầu vào
không đổi.
- Tỉ số phụ thuộc công suất: Giả sử điện áp tương tự đầu vào không đổi, nếu nguồn cung
cấp cho ADC biến thiên mà ảnh hưởng đến tín hiệu số đầu ra càng lớn thì tỉ số phụ thuộc
nguồn càng lớn.
- Công suất tiêu hao.

3. Hãy phân tích các bước chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số

Trả lời: Quá trình chuyển đổi A/D nhìn chung được thực hiện qua 4 bước cơ bản, đó là: lấy mẫu;
nhớ mẫu; lượng tử hóa và mã hóa. Các bước đó luôn luôn kết hợp với nhau trong một quá trình
thống nhất.
- Định lý lấy mẫu: Đối với tín hiệu tương tự VI thì tín hiệu lấy mẫu VS sau quá trình lấy
mẫu có thể khôi phục trở lại VI một cách trung thực nếu điều kiện sau đây thỏa mản:
fS ³ 2fImax (10)
Trong đó fS : tần số lấy mẫu
fImax : là giới hạn trên của giải tần số tương tự
Hình 5.17 biểu diển cách lấy mẫu tín hiệu tương tự đầu vào. Nếu biểu thức (10) được thỏa mản thì
ta có thể dùng bộ tụ lọc thông thấp để khôi phục VI từ VS.
Vì mỗi lần chuyển đổi điện áp lấy mẫu thành tín hiệu số tương ứng đều cần có một thời gian nhất
định nên phải nhớ mẫu trong một khoảng thời gian cần thiết sau mỗi lần lấy mẫu. Điện áp tương tự
đầu vào được thực hiện chuyển đổi A/D trên thực tế là giá trị VI đại diện, giá trị này là kết quả của
mỗi lần lấy mẫu.
- Lượng tử hóa và mã hóa
Tín hiệu số không những rời rạc trong thời gian mà còn không liên tục trong biến đổi giá trị. Một
giá trị bất kỳ của tín hiệu số đều phải biểu thị bằng bội số nguyên lần giá trị đơn vị nào đó, giá trị
này là nhỏ nhất được chọn. Nghĩa là nếu dùng tín hiệu số biểu thị điện áp lấy mẫu thì phải bắt điện
áp lấy mẫu hóa thành bội số nguyên lần giá trị đơn vị. Quá trình này gọi là lượng tử hóa. Đơn vị
được chọn theo qui định này gọi là đơn vị lượng tử, kí hiệu D. Như vậy giá trị bit 1 của LSB tín
hiệu số bằng D. Việc dùng mã nhị phân biểu thị giá trị tín hiệu số là mã hóa. Mã nhị phân có được
sau quá trình trên chính là tín hiệu đầu ra của chuyên đổi A/D.
- Mạch lấy mẫu và nhớ mẫu
Khi nối trực tiếp điện thế tương tự với đầu vào của ADC, tiến trình biến đổi có thể bị tác động
ngược nếu điện thế tương tự thay đổi trong tiến trình biến đổi. Ta có thể cải thiện tính ổn định của
tiến trình chuyển đổi bằng cách sử dụng mạch lấy mẫu và nhớ mẫu để ghi nhớ điện thế tương tự
không đổi trong khi chu kỳ chuyển đổi diễn ra. Hình 5.18 là một sơ đồ của mạch lấy mẫu và nhớ
mẫu.

4. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự DAC là gì?
Hãy phân tích những chỉ tiêu đó
Trả lời:
- Các chỉ tiêu kĩ thuật và phân tích:
 Độ phân giải: Độ phân giải (resolution) của bộ biến đổi DAC được định nghĩa
là thay đổi nhỏ nhất có thể xảy ra ở đầu ra tương tự bởi kết qua của một thay
đổi ở đầu vào số. Độ phân giải của DAC phụ thuộc vào số bit, do đó các nhà
chế tạo thường ấn định độ phân giải của DAC ở dạng số bit. DAC 10 bit có độ
phân giải tinh hơn DAC 8 bit. DAC có càng nhiều bit thì độ phân giải càng
tinh hơn.

 Độ chính xác: Có nhiều cách đánh giá độ chính xác. Hai cách thông dụng nhất
là sai số toàn thang (full scale error) và sai số tuyến tính (linearity error)
thường được biểu biễn ở dạng phần trăm đầu ra cực đại (đầy thang) của bộ
chuyển đổi. Sai số toàn thang là khoảng lệch tối đa ở đầu ra DAC so với giá trị
dự kiến (lý tưởng), được biểu diễn ở dạng phần trăm. Sai số tuyến tính là
khoảng lệch tối đa ở kích thước bậc thang so với kích thước bậc thang lý
tưởng. Điều quan trọng của một DAC là độ chính xác và độ phân giải phải
tương thích với nhau.

 Sai số lệch: Theo lý tưởng thì đầu ra của DAC sẽ là 0V khi tất cả đầu vào nhị
phân toàn là bit 0. Tuy nhiên trên thực tế thì mức điện thế ra cho trường hợp
này sẽ rất nhỏ, gọi là sai số lệch ( offset error). Sai số này nếu không điều
chỉnh thì sẽ được cộng vào đầu ra DAC dự kiến trong tất cả các trường hợp.
Nhiều DAC có tính năng điều chỉnh sai số lệch ở bên ngoài, sẽ cho phép chúng
ta triệt tiêu độ lệch này bằng cách áp mọi bit 0 ở đầu vào DAC và theo dõi đầu
ra. Khi đó ta điều chỉnh chiết áp điều chỉnh độ lệch cho đến khi nào đầu ra
bằng 0V.

 Thời gian ổn định: Thời gian ổn định (settling time) là thời gian cần thiết để
đầu ra DAC đi từ zero đến bậc thang cao nhất khi đầu vào nhị phân biến thiên
từ chuỗi bit toàn 0 đến chuổi bit toàn là 1. Thực tế thời gian ổn định là thời
gian để đầu vào DAC ổn định trong phạm vi ±1/2 kích thước bậc thang (độ
phân giải) của giá trị cuối cùng.
Ví dụ: Một DAC có độ phân giải 10mV thì thời gian ổn định được đo là thời
gian đầu ra cần có để ổn định trong phạm vi 5mV của giá trị đầy thang. Thời gian
ổn định có giá trị biến thiên trong khoảng 50ns đến 10ns. DAC với đầu ra dòng có
thời gian ổn định ngắn hơn thời gian ổn định của DAC có đầu ra điện thế.

 Trạng thái đơn điệu: DAC có tính chất đơn điệu ( monotonic) nếu đầu ra của
nó tăng khi đầu vào nhị phân tăng dần từ giá trị này lên giá trị kế tiếp. Nói cách
khác là đầu ra bậc thang sẽ không có bậc đi xuống khi đầu vào nhị phân tăng
dần từ zero đến đầy thang.
Tỉ số phụ thuộc dòng:
DAC chất lượng cao yêu cầu sự ảnh hưởng của biến thiên điện áp nguồn đối với điện
áp đầu ra vô cùng nhỏ. Tỉ số phụ thuộc nguồn là tỉ số biến thiên mức điện áp đầu ra
với biến thiên điện áp nguồn gây ra nó. Ngoài các thông số trên chúng ta cần phải
quan tâm đên các thông số khác của một DAC khi sử dụng như: các mức logic cao,
thấp, điện trở, điện dung, của đầu vào; dải rộng, điện trở, điện dung của đầu ra; hệ số
nhiệt, …
5. Phân tích bộ DAC dùng điện trở có trọng số nhị phân và bộ khuếch đại cộng?
6. Phân tích bộ DAC R/2R ladder
7. Phân tích bộ DAC với đầu ra dòng
8. Phân tích bộ DAC điện trở hình T
9. Cho mạch chuyển đổi DAC biết N = 4 bit, RN = 20kΩ, Uch = 3v. Hãy xác định bít có nghĩa nhỏ
nhất? tính UA nếu UD = 0010 ?

Trả lời:
- xét thấy người ta sử dụng mạch khuếch đại đảo. Nên ta có công thức:
UA = - Uch.RN/Rtổng
Để UAmin thì Rtổngmax . vậy giá trị cao nhất của Rtoong = 160kΩ. Tức bits : 0001.
- UD = 0010 tức Rtổng = 80kΩ.  UA = - 3.20/80 = - 0,75V
10. Xác định các giá trị tín hiệu số khi chuyển đổi điện áp sau qua bộ ADC 8bit, Vref = 2.55V?
0.25 1.75 2.55
Trả lời: có 28 – 1 = 255 giá trị.
Giá trị số ADC của 0,25 = 0,25.255/2.55 = 25 = 00011001
Giá trị số ADC của 1,75 = 1,75.255/2.55 = 75 = 01001011
Giá trị số ADC của 2,55 = 2,55.255/2.55 = 255 = 11111111
11. Một ADC 10 bit có kích thước bậc thang = 10mV. Hãy xác định điện thế đầu ra cực đại (
đầy thang ) và tỷ lệ % độ phân giải?

You might also like