You are on page 1of 4

CẢM BIẾN SINH HỌC

Cảm biến sinh học là một loại cảm biến đang được phát triển mạnh trong những năm
gần đây. Nó nổi lên để trở thành một phương pháp xét nghiệm y tế tiết kiệm chính xác
có thời gian trả về kết quả ngắn góp phần thay thế các phương pháp truyền thống của
y học, giúp con người có thể ứng phó với các loại bệnh gây ra từ VIRUS.
Về điểm chung của tổng thể:
Về cấu tạo chung của một bộ cảm biến sinh học:
- Đầu thu sịnh học (tác dụng bắt cặp và phát hiện sự có mặt của các tác nhân sinh
học cần phân tích)
- Tác nhân cố định giúp gắn các đầu thu lên trên điện cực
- Bộ phận chuyển đổi tín hiệu ( chuyển đổi các tín hiệu sinh học thành các tín hiệu
có thể đo đạc được)
- Bộ phân xử lý: đọc tín hiệu đầu ra.
Các tác nhân cần phát hiện ở đây: Có thể là vi khuẩn; các phân tử nhỏ; các phân tử
sinh học như ADN ARN, protein, enzyme hay các hocmon.
Về cơ bản, khi sử dụng các loại cảm biến sinh học làm dụng cụ xét nghiệm thì thời
gian trả về kết quả tương đối ngắn từ vài phút đến cỡ 20p, độ tin cậy của các kết quả
do các bộ xét nghiệm của cảm biến sinh học cũng rất cao khi so sánh với các phương
pháp truyền thống đặc biệt do chi phí giá thành rẻ mạt nên nó phù hợp trong trường
hợp bùng phát cấp độ đại dịch.
Điểm khác biệt:
Phân chia các loại cảm biến sinh học theo các đặc tính vật lý sau:
- Quang học
- Điện hóa
- Từ tính
- Vi cơ
- Áp điện
- Nhiệt
Quang học:
Cảm biến sinh quang học là loại cảm biến sử dụng các tín hiệu quang học làm
thước đo. Về nguyên lý hoạt động chung, khi mà đầu dò của các các biến này bắt
được các đối tượng cần phát hiện nó sẽ bị thay đổi khối lượng hoặc màu sắc. Vể
màu sắc thì ta dễ dàng nhận ra, còn về khối lượng – do các đầu dò được làm từ các
hạt nano kim loại có những đặc tính riêng chúng sẽ khi bắt được các đối tượng nó
sẽ nặng lên do đó khi chúng ta chiếu ánh sáng đến nó sẽ làm thay đổi các quang
phổ như Raman, Huỳnh quang, …
Loại cảm biến này sử dụng các phương pháp chính là đo màu, tán xạ Raaman, phổ
huỳnh quang, đặc biệt sử dụng kỹ thuật plasmon bề mặt giúp tăng cường phổ.
Do sử dụng ánh sáng nên loại cảm biến này tương đối dễ dùng và có khả năng
phát triển rộng rãi
Nhiệt:
Cảm biến nhiệt sinh học sử dụng hiện tượng hấp thụ hoặc tỏa nhiệt thông qua các
phản
ứng sinh hóa từ đô đo lượng nhiệt thay đổi để xác định các phản ứng sinh học, từ đó
có thể cảm nhận được các tác nhân bất thường cần kiểm tra.
Ngoài trong y tế thì dường như cảm biến nhiệt sinh học có thể ứng dụng trong các
lĩnh vực như nhúng, nông nghiệp, công nghiệp,…
Vi cơ:
Cảm biến sinh học vi cơ dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau có thể kể đế như vi
cơ nano dựa trên hệ thống cơ điện nano MEMS/NÉM; cảm biến vi cơ dựa trên công
xôn thì có công xôn tĩnh (chế độ một chiều) hoặc là công xôn cộng hưởng ( rung tại
một tần số cộng hưởng); cảm biến vi cơ dựa trên ứng suất về mặt; cảm biến vi cơ dựa
trên hiện tượng áp điện và sóng âm.
Vì đây chỉ đề cập đến vấn đề sinh học nên chỉ cần chỉ ra nó được nghiên cứu
trong việc phát hiện các loại vi rút.
Áp điện:
Cảm biến này dựa trên hiện tương áp điện, với cảm biến áp điện sinh học thì khai
thác mối quan hệ tuyến tính của sự thay đổi tần số dao động của một tinh thể áo điện
với khối lượng ở các điện cực làm bằng kim loại. Từ đó hoàn toàn có thể phân tích ra,
các đầu dò sẽ được gắn trên các điện cực, mà đầu dò bắt được tác nhân cần tìm nó sẽ
thay đổi khối lượng của điện cực dẫn đến sự thay đổi bất thường của tần số từ tín hiệu
đo được mà ta sẽ xác điịnh được ó hay không có viruts
Điện hóa:
Cảm biến điện hóa dựa tren các chip có phối tử ái lực, khi mục tiêu liên kết với
đầu dò của cảm biến sẽ tạo ra các rín hiệu điện để phân tích nồng độ của mục tiêu.
Các loại cảm biến điện hóa:
-Điện dung: đầu dò sinh học được gắn lên bề mặt điện cực qua đó tạo ra các tụ
điện mắc nối tiếp. Khi mà các tác nhân đc bắt giữ sẽ làm ảnh hưởng đến điện dung
này.
-Cảm biến Đo trở kháng: phát hiện đồng thời sự thay đổi trở kháng ở bề mặt
phân cách hoặc điện trở truyền điện tích của một đầu dò hoạt tính điện hòa tan trong
dung dịch trước và sau khi phân tử đích được liên kết.
- Cảm biến áp điện: Cảm biến áp điện dựa trên một tinh thể dao động. Một tinh
thể thạch anh nhỏ sẽ có một dao động xác định khi tiếp xúc với điện trường. Nếu vật
chất lắng đọng trên bề mặt tinh thể, tần số dao động giảm. Tại điểm bắt đầu của việc
xây dựng cảm biến sinh học áp điện, một chất kết dính ái lực được đặt trên bề mặt của
tinh thể. Khi một phân tử liên kết với nhóm ái lực, sự thay đổi tần số dao động sẽ xảy
ra. Trọng lượng của phân tử liên kết có ảnh hưởng quan trọng đến biên độ của cảm
biến áp điện: phân tử càng lớn thì phản ứng càng rõ rệt.
Từ tính:
Cảm biến sinh học từ tính được sử dụng để chỉ ra sự thay đổi trong kết quả do từ tính
gây ra hoặc trong các đặc tính từ tính của chúng. Một phản ứng sinh học được phát
hiện bằng cách sử dụng các tinh thể hoặc hạt siêu thuận từ hoặc thuận từ bằng cách
ước tính những thay đổi trong đặc tính từ của chúng bằng cách quan sát điện cảm hoặc
điện trở của cuộn dây.
Phân loại:
Cảm biến sinh học từ kháng trở: Cảm biến MR được chế tạo dựa trên hiệu ứng từ trở.
Nếu một từ trường được đặt vào vật liệu, chiều từ hóa ban đầu sẽ được quay. Nếu
chiều từ hóa chuyển sang hướng vuông góc với dòng điện từ điện trở của vật liệu sẽ
tăng lên
Cảm biến sinh học điện từ: Cảm biến này nhận được tín hiệu thông qua sự thay đổi độ
tự cảm của cuộn thứ cấp kết hợp với sự hiện diện của các hạt siêu thuận từ chỉ xuất
hiện gần cuộn dây khi được liên kết với các chất nhận cảm.
Cảm biến sinh học SQUID: Thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn (SQUID) đặc biệt
hữu ích để ghi lại các từ thông tần số thấp, chẳng hạn như các dòng điện sinh học bắt
nguồn từ chuyển động của não hoặc tim. Các cảm biến sinh học này hoạt động với độ
nhạy giới hạn lượng tử là 10 T ở nhiệt độ đông lạnh.
Cảm biến sinh học quang từ tính: Cảm biến sinh học từ tính cung cấp phân tích định
lượng nhanh chóng, tiết kiệm, nhạy cảm và định lượng của phân tử sinh học được
nhắm mục tiêu trong dung dịch, bằng cách quan sát sự điều biến ánh sáng của các
MNP tự lắp ráp hoặc bằng cách điều chỉnh hành vi quay của chúng.

Cảm biến sinh học NMR: Cảm biến sinh học NMR có thể phát hiện hiệu quả mầm
bệnh vi sinh vật với khả năng tái tạo và khả năng xác định sự hiện diện của các loài
gây bệnh cụ thể. . Cảm biến sinh học NMR tạo ra tín hiệu tính bằng mili giây bằng
cách xác định thời gian thư giãn spin-spin T; điều này phụ thuộc vào kích thước DNA
của vi sinh vật. Hình 3 cho thấy quá trình tách từ tính dựa trên bộ lọc, bao gồm các
quá trình tách, rửa và xả ngược. Một nam châm được sử dụng để tách các MNP có
chức năng kháng thể; trong bước rửa, các liên hợp MNP-mầm bệnh được giữ lại; sau
đó, chất phân tích bão hòa được rửa giải bằng cách sử dụng lực từ và bơm tiêm.

You might also like