You are on page 1of 5

Cảm biến tiệm cận là gì?

Cảm biến tiệm cận hay tên tiếng anh còn gọi là Proximity Sensors.
Chúng còn có tên gọi khác là công tắc tiệm cận hoặc chỉ đơn giản là
“PROX. Là phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu hết các
trường hợp thì khoảng cách này chỉ có khoảng vài mm. Cảm biến tiệm
cận có thể hoạt động tốt được ngay cả ở trong môi trường khắc nghiệt
nhất. Chúng thường được dùng để phát hiện vị trí cuối của chi tiết máy
và tín hiệu đầu ra của cảm biến khởi động.

Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc sự xuất
hiện của vật thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện để có thể
thực hiện được công việc này là:

 Hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra ở trong vật thể
kim loại nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ.
 Hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi đến gần với vật thể
cần phát hiện.
 Hệ thống sử dụng nam châm
 Ngoài ra còn có cả hệ thống chuyển mạch cộng từ.
Một số đặc điểm của cảm biến tiệm cận
 Phát hiện vật thể mà không cần tiếp xúc, tác động lên vật trong
một khoảng cách xa nhất lên tới 30mm.
 Hoạt động ổn định, chống rung và chống shock vô cùng tốt.
 Tốc độ đáp ứng yêu cầu nhanh. Ngoài ra, độ bền, tuổi thọ cao
so với công tắc giới hạn (limit switch).
 Đầu sensor nhỏ có thể lắp đặt ở nhiều nơi.
 Cảm biến tiệm cận có thể được sử dụng trong môi trường khắc
nghiệt.
Phân loại cảm biến tiệm cận
Hiện nay có rất nhiều loại cảm biến tiệm cận khác nhau. Tuy nhiên có
hai loại cảm biến tiệm cận chính là: Cảm ứng từ và loại điện dung
Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ

Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ


Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ có 2 loại chính là:

 Cảm ứng từ có bảo vệ (Shielded): Từ trường được tập trung


ở trước mặt sensor. Chính vì vậy nên ít bị nhiễu bởi các kim loại
xung quanh. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khoảng cách đo
ngắn đi.
 Cảm ứng từ không có bảo vệ (Un-Shielded): Không có bảo
vệ từ trường xung quanh mặt sensor. Ưu điểm của nó là
khoảng cách đo dài hơn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là dễ bị
nhiễu bởi các kim loại xung quanh.
Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng điện dung
Loại cảm ứng điện dung phát hiện theo nguyên tắc tĩnh điện, có nghĩa là
sự thay đổi điện dung giữa vật cảm biến và đầu sensor. Loại cảm biến
có thể phát hiện ra tất cả vật thể.
Nguyênlý hoạtđộngcủacảmbiếntiệmcận

1 Nguyên tắc phát hiện của cảm biến tiệm cận quy nạp

Tình trạng quy nạp ở cảm biến tiệm cận sẽ phát hiện mất từ khi dòng
điện xoáy được tạo ra ở trên bề mặt dẫn điện xuất phát từ trường ở bên
ngoài. Tại cuộn dây phát hiện sẽ xuất hiện từ trường xoay chiều. Đồng
thời, trở kháng sẽ thay đổi do trên vật thể kim loại phát hiện ra dòng điện
xoáy.

Với nguyên tắc cảm biến này sẽ có nhiều phương pháp cảm biến khác
nhau. Cụ thể như: phát hiện nhôm, phát hiện thành phần pha ở tần số,
phát hiện toàn kim loại...Bên cạnh đó, cảm biến tiệm cận còn có cảm
biến đáp ứng xung, Nó sẽ tạo ra dòng điện xoáy đi theo xung để phát
hiện ra sự thay đổi thời gian ở dòng điện xoáy đối với điện áp đã được
cuộn dây tạo ra.
2 Nguyên tắc phát hiện của cảm biến điện dung

Hoạt động của cảm biến tiệm cận theo nguyên tắc điện dung chính
là cảm nhận ra sự thay đổi về điện dung giữa cảm biến và vật cần cảm
biến. Kích thước cũng như khoảng cách của vật cần cảm biến sẽ quyết
định đến sự thay đổi điện dung. Cấu tạo của cảm biến tiệm cận sẽ có
nét giống như một tụ điện với 2 bản song song nhau. Theo đó, 1 bản là
vật thể được đo còn bản còn lại là bề mặt của bộ cảm biến. Tùy vào
hằng số điện môi của vật cần cảm biến để thiết bị có thể phát hiện ra
chúng.
3 Nguyên tắc phát hiện của cảm biến tiệm cận từ tính

Theo nguyên tắc này thì đầu sậy của cảm biến tiệm cận sẽ được vận
hành thông qua nam châm. Khi công tắc Bật thì cảm biến cũng được
Bật và ngược lại.

Ứng dụng của cảm biến tiệm cận


 Kiểm tra gãy mũi khoan: Cảm biến tiệm cận sẽ xuất tín hiệu
báo khi khoan bị gãy mũi. Trong trường hợp này vì mũi khoan là
khá nhỏ nên việc sử dụng sensor có bộ khuếch đại rời là phù
hợp nhất.
 Phát hiện Palette đi ngang qua: Trong các ứng dụng phát hiện
có hoặc không có vật kim loại sắt từ thì cảm biến tiệm cận loại
E2E, E2B của Omron là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
 Phát hiện lon nhôm: Trong một số ứng dụng cần phân loại và
phát hiện giữa nhôm và các kim loại khác thì loại cảm biến chỉ
phát hiện nhôm/đồng là sự lựa chọn phù hợp nhất.
 Đếm lon bia sản xuất trong ngày: Sử dụng sensor tiệm cận
loại cảm ứng từ E2E, E2B của thương hiệu Omron để phát hiện
lon bia nhôm sản xuất trong ngày. Tín hiệu từ sensor xuất ra khi
phát hiện lon nhôm sẽ được đưa về bộ đếm counter. Sau đó
counter sẽ hiển thị chính xác số lượng lon bia sản xuất trong
từng ca, từng ngày.
 Phát hiện hoặc đếm vật kim loại: Loại cảm biến E2EV được
dùng trong các ứng dụng chỉ cần phát hiện có hoặc không có
vật kim loại mà không cần phân biệt kim loại nào.
 Giám sát hoạt động của khuôn dập: Sử dụng sensor tiệm cận
loại cảm ứng từ E2E,E2B của thương hiệu Omron để phát hiện
và đếm số lần khuôn dập trong ngày là một lựa chọn hoàn hảo
nhất.

VÍ dụ mimh họa cảm biến

You might also like