You are on page 1of 173

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐTVT

GIÁO TRÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

1
Cảm biến quang – Phản xạ gương
1. Cảm biến quang phản xạ gương là gì?
Cảm biến quang phản xạ gương là cảm biến giúp ta phát hiện vật theo nguyên tắc thu phát qua gương. Khi

không có vật thì ánh sáng cảm biến phát ra từ cảm biến phát phản xạ qua gương và quay về cảm biến

nhận. Khi có vật đi ngang qua, lúc này đường truyền này bị gián đoạn, cảm biến sẽ xuất ra ngõ ra NPN
hoặc PNP.

Hình 1. Cảm biến phản xạ gương.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

2
Hình 2. Cấu tạo và hoạt động của cảm biến phản xạ gương.

– Cảm biến quang phản xạ gương (retro reflective) gồm hai thành phần chính đó là bộ phận phát – thu và 

gương phản xạ như hình 3.

– Bộ phận phát sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại và truyền thẳng, ánh sáng hồng ngoại này đã được mã hóa

theo một tần số nhất định mục đích nhằm tránh ảnh hưởng của các nguồn sáng xung quanh.

– Nếu không có vật đi qua thì ánh sáng từ bộ phận phát sẽ bị phản xạ ngược lại, bộ phận thu sẽ nhận được

ánh sáng và không có tác động gì ở ngõ ra.

– Nếu có vật đi qua và ngắt ánh sáng truyền đến bộ phận thu thì bộ phận thu sẽ không nhận được ánh

sáng từ bộ phận phát, lúc này bộ phận thu sẽ có tín hiệu tác động ở ngõ ra.

Hình 3. Cấu tạo của cảm biến quang phản xạ gương.

2.1. Gương phản xạ


Gương phản xạ là loại gương mà khi ánh sáng chiếu đến thì ánh sáng phản xạ trở lại sẽ song song với ánh
sáng chiếu tới. Gương phản xạ dùng cho cảm biến quang thường có dạng vuông hoặc chữ nhật. Về cấu

tạo bên trong thì gương phản xạ có hai loại, đó là loại hạt thủy tinh và loại gương 3 mặt.

3

Hình 4. Sự phản xạ của tia sáng khi đi vào một số loại gương.
a. Gương thường; b. Gương phản xạ 3 mặt; c. Gương phản xạ loại hạt thủy tinh

2.2. Khoảng cách phát hiện


Đối với cảm biến quang phản xạ gương, khoảng cách cài đặt là khoảng cách tính từ bộ phận phát – thu đến

gương phản xạ sao cho bộ phận thu có thể nhận được ánh sáng hồng ngoại phát ra từ bộ phận phát. Do
đó có thể nói khoảng cách phát hiện cũng chính là khoảng cách cài đặt.

4

Hình 5. Khoảng cách phát hiện vật của cảm biến.

2.3. Chế độ hoạt động Dark-On và Light-On


Chế độ hoạt động Dark-On.

Hình 6. Chế độ hoạt động Dark-On.

Chế độ hoạt động Light-On.

Hình 7. Chế độ hoạt động Light-On.

3. Sơ đồ kết nối dây cho cảm biến


5

Hình 8. Sơ đồ kết nối dây cho cảm biến.

Cảm biến quang phản xạ gương với ngõ ra 4 dây:

Dây xanh kết nối nguồn âm.

Dây nâu kết nối nguồn dương

Dây đen là ngõ ra output.

Dây trắng là dây Mute, là chức năng tạm ngừng hoạt động cho cảm biến khi test, bảo trì, bảo dưỡng, chỉ

cần kích dây trắng vào chân âm.

4. Ưu, nhược điểm


4.1. Ưu điểm
Phát hiện vật ở khoảng cách xa.

Lắp đặt để dàng.

Tiết kiệm dây dẫn và diện tích.

Có thể phân biệt được vật trong suốt, mờ, bóng loáng.

4.2. Nhược điểm


Khoảng cách phát hiện ngắn hơn loại thu phát (E3z-R: chỉ được 4-5m).

6
Vẫn cần 2 điểm lắp đặt cho cảm biến và gương.

5. Ứng dụng 
Cảm biến được sử dụng trong những ứng dụng phát hiện vật với độ chính xác cao, cũng như các vật có

kích thước nhỏ.

Hình 9. Ứng dụng của cảm biến phản xạ gương.

7
Real Group | Ứng dụng của cảm biến quang - p…
p…

8
Cảm biến tiệm cận điện cảm
1. Khái niệm
– Cảm biến tiệm cận điện cảm được dùng để phát hiện các đối tượng là kim loại (loại cảm biến này không

phát hiện các đối tượng có cấu tạo không phải là kim loại).

– Loại cảm biến này lại được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp vì giá thành hợp lí và khả năng chống

nhiễu tốt.

Hình 1. Cảm biến tiệm cận loại điện cảm.

2. Cấu tạo

Hình 2. Cấu tạo của bộ cảm biến tiệm cận điện cảm.

Một bộ cảm biến tiệm cận điện cảm gồm có 4 khối chính:

Cuộn dây và lõi ferit.

Mạch dao động.



9
Mạch phát hiện.

Mạch đầu ra.

3. Phân loại

Hình 3. Phân loại cảm biến tiệm cận.

– Cảm biến tiệm cận điện cảm loại có bảo vệ (Shielded): Từ trường được tập trung trước mặt cảm biến nên

ít bị nhiễu bởi kim loại xung quanh, tuy nhiên khoảng cách đo ngắn đi.

– Cảm biến tiệm cận điện cảm loại không có bảo vệ (Un-Shielded): Không có bảo vệ từ trường xung quanh

mặt cảm biến nên khoảng cách đo dài hơn, tuy nhiên dễ bị nhiễu của kim loại xung quanh.

4. Nguyên lý hoạt động

Hình 4. Mỗi thành phần bên trong đảm nhiệm một nhiệm vụ nhất định.

– Cảm biến tiệm cận điện cảm được thiết kế để tạo ra một vùng điện trường, khi một vật bằng kim loại tiến
vào khu vực này, xuất hiện dòng điện xoáy (dòng điện cảm ứng) trong vật thể kim loại này.

– Dòng điện xoáy gây nên sự tiêu hao năng lượng (do điện trở của kim loại) làm ảnh hưởng đến biên độ
sóng dao động, đến một trị số nào đó tín hiệu này được ghi nhận.

– Mạch phát hiện sẽ phát hiện sự thay đổi tín hiệu và tác động để mạch ra lên mức ON.


10
– Khi đối tượng rời khỏi khu vực từ trường, sự dao động được tái lập, cảm biến trở lại trạng thái bình

thường.

Hình 5. Nguyên lý của cảm biến tiệm cận điện cảm.

Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của cảm biến tiệm cận điện cảm, chúng ta hãy cùng xem qua đoạn video mô tả
sau:

Real Group | Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện cảm (Proximity Sensors)

5. Dải đo và đầu ra (Output)


Dải đo của cảm biến điện cảm: Phát hiện vật không cần tiếp xúc, không tác động lên vật, khoảng cách

xa nhất tới 30mm.

Output của cảm biến: Cảm biến điện cảm sẽ có output thông dụng như PNP/ NPN/ NO/ NC…

6. Ưu, nhược điểm


6.1. Ưu điểm
Vận hành đáng tin cậy.

Phát hiện ra vật mà không cần tiếp xúc trực tiếp.



11
Đầu Sensor có thể lắp đặt ở nhiều vị trí.

Giá thành hợp lí.

6.2. Nhược điểm


Chỉ phát hiện ra được vật thể bằng kim loại.

7. Ứng dụng
Đếm sản phẩm.

Phát hiện vật bằng kim loại.

Kiểm tra mũi khoan.

Phát hiện kim loại khác loại trong cùng một dây chuyền sản xuất.

Hình 6. Một số ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện cảm.

CÂU HỎI
1. Cảm biến tiệm cận là gì? Có mấy loại? Kể ra.

2. Cảm biến tiệm cận điện cảm là gì?

3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện cảm.

4. Cảm biến điện cảm phát hiện vật bằng cách nào?

5. Trình bày ưu điểm và nhược điểm của cảm biến điện cảm.

12
6. Nêu một vài ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện cảm.

7. Muốn chọn đúng cảm biến tiệm cận cho một ứng dụng cụ thể ta cần phải lưu ý đến những tiêu chí nào?


13
Cảm biến tiệm cận điện dung
1. Khái niệm
Cảm biến biến tiệm cận điện dung là cảm biến dùng để cảm nhận mức chất lỏng; chất kết dính hay các

loại chất rắn khối lượng nhỏ như bột; hạt nhựa; xi măng; cát….

Thông thường; hầu hết các loại cảm biến điện dung được ứng dụng trong các khu vực nhà máy dùng để

đo mức; báo mức chất lỏng chất chất rắn trong các bồn chứa nước; các silo; các bể chứa…

Hình 1. Cảm biến tiệm cận loại điện dung.

2. Cấu tạo

Hình 2. Cấu tạo của cảm biến tiệm cận điện dung.

Gồm 4 phần chính:

Cuộn dây điện từ.

Bộ tạo dao động.

Mạch Trigger.

Khối Output.


14
Bề mặt cảm biến điện dung có cấu tạo bởi ba vòng kim loại đồng tâm. Hai vòng kim loại ở trong cùng là hai

điện cực tạo thành tụ điện, vòng tròn thứ ba ngoài cùng gọi là điện cực bù. Điện cực bù có tác dụng giảm

độ nhạy của cảm biến với bụi bẩn, dầu mỡ… giúp cho cảm biến hoạt động chính xác hơn.

3. Phân loại
Cảm biến tiệm cận điện dung hay còn gọi cảm biến điện dung đo mức nước bao gồm 2 loại chính:

3.1. Cảm biến đo mức nước bằng điện dung


Cảm biến báo mức dạng điện dung dùng để báo mức nước trên các đường ống dẫn nước hoặc trong các

khu vực chứa nước cần báo mức.

Hình 3. Cấu tạo cảm biến điện dung đo mức nước.

3.2. Cảm biến điện dung CLS23


Là dạng cảm biến báo mức nước có que điện cực ngắn nhất với chiều dài que dao động từ 30mm cho đến

1000mm. Đây là dòng cảm biến đo mực nước chuyên sử dụng để đo dòng chảy dẫn điện (nước; dung dịch
nước) và các loại chất lỏng không dẫn điện như dầu khoáng; dầu thực vật…).


15
Hình 4. Cảm biến điện dung CLS23.

3.3. Cảm biến đo mức dầu và chất rắn; chất kết dính
Cảm biến đo mức nước đo mức dầu; đo mức chất kết dính và đo mức chất rắn có khối lượng nhỏ với áp

lực thấp.

Đối với loại cảm biến đo mức điện dung này thì độ dài que điện cực lên tới 6 mét.

Chuyên dùng đo mức trong các bồn chứa dầu nhờn; dầu thực vật; dầu diesel; xăng; bột mịn; cát.

Loại cảm biến mực nước này có tới sự lựa chọn đó là dùng loại senso đo mức (sensor điện dung).

Hình 5. Cảm biến báo mức chất rắn điện dung có ngõ ra NPN hoặc PNP, ngoài ra còn có loại hai dây

mắc nối tiếp qua tải với điện áp 24-220 VAC hoặc 24 VDC.

16
Hình 6. Cảm biến đo mức chất rắn kiểu Rada JFR SERIES MODEL JFR 110.

4. Nguyên lý hoạt động

Hình 7. Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung.

Trong cảm biến tiệm cận điện dung có bộ phận làm thay đổi điện dung C của các bản cực. Nguyên lý hoạt
động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên việc đánh giá sự thay đổi điện dung của tụ điện. Bất kì vật

nào đi qua trong vùng nhạy của cảm biến điện dung thì điện dung của tụ điện tăng lên. Sự thay đổi điện
dung này phụ thuộc vào khoảng cách, kích thước và hằng số điện môi của vật liệu. Bên trong có mạch
dùng nguồn DC tạo dao động cho cảm biến dòng, cảm biến dòng sẽ đưa ra một dòng điện tỉ lệ với khoảng
cách giữa 2 tấm cực.

Để hiểu rõ hơn về cách mà cảm biến này hoạt động thì các bạn hãy xem đoạn video sau đây.

17
Real Group | Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận loại điện dung

5. Dải đo và đầu ra (output)


Dải đo của cảm biến điện dung: Cảm biến điện dung thông thường có dải đo từ 2mm đến dưới 50mm.

Ví dụ: Cảm biến điện dung 2mm, Cảm biến điện dung 4mm, Cảm biến điện dung 8mm, Cảm biến điện
dung 12mm, Cảm biến điện dung 16mm, Cảm biến điện dung 25mm, Cảm biến điện dung ON-OFF,…

Output của cảm biến điện dung: Cảm biến điện dung sẽ có output thông dụng như PNP/NPN/NO/NC…

6. Ứng dụng
Đếm sản phẩm.

Kiểm soát mực chất lỏng trong bồn chứa.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Phát hiện sản phẩm bị lỗi trong các dây truyền công nghiệp…


18
Hình 8. Một số ứng dụng của cảm biến điện dung.

Chúng ta hãy cùng theo dõi đoạn video sau đây mô tả về ứng dụng thực tế của cảm biến tiệm cận điện dung.

Real Group | Ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện dung

CÂU HỎI
1. Cảm biến tiệm cận là gì? Có mấy loại? Kể ra.

2. Cảm biến tiệm cận điện dung là gì?

3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện dung.

4. Cảm biến điện dung phát hiện vật bằng cách nào?

19
5. Trình bày ưu điểm và nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện dung.

6. Nêu một vài ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện dung.

7. Muốn chọn đúng cảm biến tiệm cận cho một ứng dụng cụ thể ta cần phải lưu ý đến những tiêu chí nào?


20
Cầu chì (Fuse)
1. Tổng quan về cầu chì
Cầu chì là một một loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự cố ngắn mạch, thường

dùng để bảo vệ cho dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điện, mạch điện thắp sáng,…

Cầu chì có hình dạng đơn giản, kích thước bé, khả năng cắt lớn và giá thành hạ nên được ứng dụng rộng

rãi trong điện công nghiệp và dân dụng.

Hình 1. Một số loại vỏ cầu chì công nghiệp (hãng sản xuất Schneider).

Hình 2. Một số ruột cầu chì công nghiệp thông dụng.


21
Hình 3. Một số loại cầu chì dùng trong hệ thống điện dân dụng.

Các bạn có thể tải Catalog của vỏ cầu chì để tham khảo:

 Download

Catalog ruột cầu chì:

 Download

2. Các tính chất cơ bản của cầu chì


Cầu chì có đặc tính làm việc ổn định, không tác động khi có dòng điện mở máy và dòng điện định mức lâu

dài đi qua.

Đặc tính A – s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tượng bảo vệ.

Khi có sự cố ngắn mạch, cầu chì tác động phải có tính chọn lọc.

Việc thay thế cầu chì bị cháy phải dễ dàng và tốn ít thời gian.

Hình 4. Kí hiệu của cầu chì dùng trong thiết kế mạch điện. 
22

3. Cấu tạo

Hình 5. Cấu tạo bên trong của cầu chì LIMITRON của BUSSMAN.

Thành phần không thể thiếu trong một cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch
điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần

được bảo vệ như các thiết bị điện,…

Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì, v.v… được thay đổi tùy thuộc
vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ.

Hình 6. Mặt cắt cấu tạo của cầu chì hạ áp.

4. Phân loại

23
Ngoài cách đặt tên kỹ thuật(vd: IEC 60269, UL248,..), có nhiều cách khác nhau để phân loại cầu chì:

4.1. Phân theo môi trường hoạt động


Cầu chì cao áp

Cầu chì hạ áp

Cầu chì nhiệt

4.2. Phân theo cấu tạo


Cầu chì loại hở

Cầu chì loại vặn

Cầu chì loại hộp

Cầu chì ống

4.3. Phân theo đặc điểm trực quan


Cầu chì sứ

Cầu chì ống

Cầu chì hộp

Cầu chì nổ

Cầu chì tự rơi

4.4. Phân theo số lần sử dụng


Có loại cầu chì dùng một lần rồi bỏ, loại khác có thể thay dây chì mới để tiếp tục sử dụng và có loại có thể
tự nối lại mạch điện sau khi ngắt mà không cần con người nhờ cấu tạo bằng chất dẻo.

Hình 7. Các cầu chì dùng lại nhiều lần.

4.5. Phân loại theo nhiệm vụ, chức năng


Cầu chì loại g: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng ngắt mạch, khi có sự cố hay quá tải hay ngắn mạch xảy
ra trên phụ tải. 
24
Cầu chì loại a: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng bảo vệ duy nhất trạng thái ngắn mạch trên tải.

Hình 8. Đặc tính Ampe – giây của các loại cầu chì.

5. Nguyên lí hoạt động

Hình 9. Cầu chì ngắt dòng điện bằng cách nào?

Nguyên lý làm việc của cầu chì là khi có dòng bình thường (từ định mức trở xuống), dây chảy không chảy
ra nhưng khi quá dòng dây chảy phát nóng và chảy ra, hồ quang phát sinh rồi bị dập tắt, mạch điện bị ngắt.

Quá dòng càng lớn thì cắt mạch càng nhanh.

Quan hệ giữa thời gian cắt mạch của cầu chì và dòng qua nó gọi là đặc tính bảo vệ của cầu chì. Nếu chỉ
xét thời gian chảy của dậy chảy thì có đặc tính chảy của cầu chì chênh lệch thời gian giữ đặc tính chảy và
đặc tính bảo vệ của cầu chì chính là thời gian dập tắt hồ quang.


25
Hình 10. Quá trình xảy ra khi cầu chì ngắt mạch.

Video mô phỏng cách cầu chì được ứng dụng trong thực tế:

Real Group | Ứng dụng của cầu chì

6. Thông số cơ bản
Có một số thông số cơ bản của cầu chì mà chúng ta cần quan tâm:

N: Giới hạn mà cầu chì không tự ngắt mạch điện.

Tốc độ: cầu chì có thể ngắt ngay khi quá tải hoặc nhanh chậm một khoảng thời gian ngắn định trước theo
thông số này.

I2 t: Thước đo khả năng bảo vệ hiệu quả các hư hỏng mạch điện của cầu chì.

26
Năng lực bẻ gãy.

Xếp hạng điện áp:

Điện thả: khả năng thích nghi với các môi trường hoạt động khác nhau,thông số này không quan trọng với
cầu chì truyền thống nhưng khá quan trọng với cầu chì bằng chất dẻo có khả năng tự động nối lại mạch
sau khi đứt.

Chênh lệch nhiệt độ môi trường: giảm ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường tới hoạt động của cầu chì.


27
Contactor
Contactor là một thiết bị đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong ngành điện. Chúng ta hãy cùng

nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản về thiết bị này trong bài viết sau đây.

Các bạn có thể tải Catalog Contactor của hãng Schneider về để tham khảo.

 Download Catalog

1. Contactor là gì?

Hình 1. Contactor của các hãng sản xuất Schneider, Mitsubishi, LS.

Contactor được hiểu là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, để chuyển đổi một mạch điện,

tương tự như một relay ngoại trừ với mức dòng điện cao hơn.

Contactor được sử dụng để điều khiển động cơ điện, chiếu sáng, hệ thống sưởi, tụ điện, máy sấy nhiệt và

các phụ tải khác.


28
Hình 2. Hình dạng và kí hiệu của contactor theo chuẩn IEC.

Hình 3. Kí hiệu cho các phần tử trong Contactor.

2. Cấu tạo

29
Contactor là thiết bị đóng cắt trung gian giữa mạch lực và mạch điều khiển. Cùng một thiết bị công suất lớn

người ta có thể điều khiển chúng bằng một hiệu điện thế và dòng nhỏ hơn rất nhiều khi qua thiết bị này.

Hình 4. Cấu tạo của Contactor.

Cấu tạo của contactor bao gồm:

– Nam châm điện: Nam châm điện gồm:

Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.

Lõi sắt.

Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.


30
Hình 5. Cấu tạo của nam châm điện.

– Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn
dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

– Hệ thống tiếp điểm: Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ
phận liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm thành hai
loại:

Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn A, thí dụ khoảng 1600A hay
2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở, nó đóng lại khi được cấp nguồn vào mạch từ của
contactor trong tủ điện.

Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng
thái: Thường đóng và thường hở.

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn dây nam châm trong contactor ở

trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động.

Ngược lại là tiếp điểm thường hở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính tủ điện điều khiển thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các
tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.

Contactor có nhiều hình dạng với nhiều công suất và tính năng khác nhau. Không giống như máy cắt,

contactor được thiết kế để không chủ ý cắt một sự cố ngắn mạch. Contactor có dải hoạt động từ chỗ chỉ có
dòng cắt một vài Ampe cho tới hàng nghìn Ampe và 24 VDC cho tới kV.

3. Nguyên lí hoạt động

Hình 6. Mặt cắt bên trong của Contactor.

Khi cấp nguồn trong tủ điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu của cuộn
dây contactor quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo sẽ ra hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ

31
kín (lực từ phải lớn hơn phản lực của lò xo), Contactor ở trạng thái hoạt động.

Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điẻm làm cho tiếp điểm chính
đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì
trạng thái này.

Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

Hình 7. Mô tả cách hoạt động của contactor.

4. Các thông số cơ bản của contactor


Điện áp (Ui): là điện áp chịu được khi làm việc của contactor, nếu vượt quá điện áp thì contactor sẽ bị phá

hủy, hỏng.

Điện áp xung chịu đựng (Uimp): khả năng chịu đựng điện áp xung của contactor.

Điện áp (Ue): giải điện áp mà contactor chịu được, trên mỗi contactor thời ghi rõ dải dòng và áp làm việc

mà nó chịu đựng được.

Dòng điện (In): là dòng điện chạy qua tiếp điểm chính của contactor khi làm việc (tải định mức và điện áp

định mức).

Dòng điện ngắn mạch (Icu): dòng điện mà contactor chịu đựng được trong vòng 1s, thường nhà sản xuất

cung cấp theo loại contactor.

Điện áp cuộn hút (Uax): theo mạch điều khiển ta chọn, có thể là DC, AC, 110V hay 220V.

5. Phân loại
5.1. Phân loại sử dụng của IEC

32
Hình 8. Đặc tính ngắt mạch của các chế độ AC của contactor.

– Đánh giá hiện tại của contactor phụ thuộc vào loại sử dụng. Về phân loại của IEC trong tiêu chuẩn 60947
được mô tả như sau:

AC-1 – Đối với các tải không-cảm ứng hoặc cảm ứng nhẹ, lò điện trở.

AC-2 – Khởi động các động cơ vành trượt: khởi động, ngắt nguồn.

AC-3 – Khởi động các động cơ lồng sóc và ngắt nguồn chỉ sau khi động cơ đạt được tốc độ cần
thiết. (Khóa Dòng Rotor (LRA), Ngắt dòng đầy tải (FLA)).

AC-4 – Khởi động các động cơ lồng sóc với cách khởi động inching và plugging. Khởi động/Dừng nhanh.
(Tạo và ngắt khóa dòng rotor).

– Relay và các khối tiếp điểm phụ được đánh giá theo tiêu chuẩn IEC 60947-5-1.

AC-15 – Điều khiển các tải điện từ (> 72 VA).

DC-13 – Điều khiển nam châm điện.

Ngoài ra, contactor còn được phân loại theo loại tải sử dụng điện một chiều, như DC-1, DC-2, DC-3, DC-5.

5.2. NEMA
Các contactor NEMA (hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia của Mỹ) cho động cơ hạ áp (ít hơn 1000 vôn)
được xếp loại theo kích thước NEMA, đưa ra một xếp loại dòng điện liên tục tối đa và một xếp loại theo mã
lực cho các động cơ không đồng bộ kèm theo. Kích thước của contactor theo tiêu chuẩn NEMA được chỉ
định là 00,0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.

Xếp loại mã lực (công suất) được dựa trên điện áp và đặc tính của động cơ không đồng bộ điển hình và
chu kỳ làm việc như đã nêu trong tiêu chuẩn NEMA ICS2. Các chu kỳ làm việc ngoại lệ hoặc các loại motor
chuyên dụng có thể yêu cầu một kích thước starter NEMA khác với xếp loại thông thường.

6. Ứng dụng 
33
Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó được sử dụng rất phổ biến trong
hệ thống điện.

Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để an
toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không
xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa.

Hình 9. Contactor (Khởi động từ) kết hợp relay nhiệt điều khiển động cơ.

Ngoài ra, Contactor còn một số ứng dụng như:

– Contactor điều khiển động cơ: Cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp. Contactor được dùng kết hợp
với relay nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ.

Ví dụ: Mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha.

– Contactor khởi động Sao – Tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi
động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định, mục đích để giảm dòng khởi động.

Ví dụ: Mạch khởi động động cơ 3 pha theo phương pháp đổi nối Sao – Tam giác (Star – Delta).

– Contactor điều khiển tụ bù: đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Contactor
được dùng trong hệ thống bù tự động được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp

tụ phù hợp với tải.

– Contactor điều khiển đèn chiếu sáng: có thể điều khiển contactor bằng relay thời gian hoặc PLC để đóng
cắt điện cấp cho đèn chiếu sáng để bật/tắt đèn theo giờ quy định.


34
Hình 10. Ứng dụng kiểm soát nhiệt độ và mức chất lỏng.

Hình 11. Hình ảnh về contactor được lắp trong các tủ điện.

Real Group | Kết nối giữa contactor và relay nhiệt


35

36
Công tắc hành trình (Limit Switch)
1. Công tắc hành trình là gì?
– Công tắc hành trình là thiết bị chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện.Tín hiệu của công tắc hành

trình phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát.

– Chúng được sử dụng để điều khiển máy móc như là một phần của hệ thống điều khiển, như một khóa

liên động an toàn hoặc đếm các vật thể đi qua một điểm. Công tắc hành trình là một thiết bị cơ điện bao

gồm một bộ truyền động được liên kết cơ học với một bộ các tiếp điểm. khi một đối tượng tiếp xúc với bộ

truyền động, thiết bị sẽ vận hành các tiếp điểm để tạo hoặc ngắt kết nối điện.

Hình 1. Một số công tắc hành trình thông dụng.

Hình 2. Kí hiệu công tắc hành trình.



37

2. Cấu tạo
Bộ phận truyền động: Là một bộ phận của công tắc hành trình, nó tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác.

Trong một sô công tắc, nó được gắn vào đầu thao tác để mở hoặc đóng các tiếp điểm của công tắc.

Phần thân công tắc: Là phần chứa cơ chế tiếp xúc điện.

Ổ cắm/chân cắm: Là nơi chứa các đầu vít của các tiếp điểm để kết nối các tiếp điểm với hệ thống dây

điện.

Hình 3. Cấu tạo của công tắc hành trình.

3. Nguyên lý và sơ đồ đấu dây


3.1. Nguyên lý


38
Hình 4. Nguyên lý của công tắc hành trình.

Công tắc hành trình dùng để đóng cắt mạch điện ở lưới điện hạ áp. Nó có tác động tương tự nút ấn, chỉ

khác là động tác ấn bằng tay sẽ được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, từ đó quá
trình chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện.

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và cách hoạt động của công tắc hành trình chúng ta cùng xem qua đoạn video sau
nhé!

Real Group | Cấu tạo và nguyên lý hoạt động c…


c…

3.2. Sơ đồ đấu dây


39
Hình 5. Sơ đồ đơn giản mô tả cách nối dây vào công tắc hành trình.

4. Phân loại công tắc hành trình


Công tắc hành trình kiểu nút nhấn: Là dạng công tắc được thiết kế rất cứng cáp và chịu va đập mạnh sử
dụng lắp đặt trên các đế cách điện nhằm output ra 2 dạng tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động để điều khiển.

Hình 6. Công tắc hành trình kiểu nút nhấn.

Công tắc hành trình kiểu bánh xe tăng đưa.


40
Hình 7. Công tắc hành trình kiểu bánh xe tăng đưa.

Công tắc hành trình kiểu cần gạt: Công tắc hành trình kiểu đòn được dùng khi cần có động tác chuyển đổi
chắc chắn trong điều kiện hành trình dài.

Hình 8. Công tắc hành trình kiểu cần gạt.

5. Ưu điểm và hạn chế


5.1. Ưu điểm
Dễ sử dụng, điều khiển.


41
Không bị ảnh hưởng bởi môi trường hoạt động vì thế, được ưu tiên lựa chọn sử dụng trong môi trường
khắc nghiệt.

Cơ khí chắc chắn, tương thích nhiều ứng dụng trong công nghiệp.

Chi phí đầu tư thấp.

Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng và thay thế khi cần thiết.

5.2. Hạn chế


Những môi trường có rung lắc nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của công tắc hành trình.

Cơ cấu cơ hoạt động lâu ngày cần bảo dưỡng định kỳ.

Cơ cấu truyền động dễ bị mài mòn do hoạt động liên tục.

6. Một số ứng dụng của công tắc hành trình


Phát hiện sự tiếp xúc của đối tượng.

Đếm.

Phát hiện phạm vi di chuyển.

Phát hiện vị trí và giới hạn chuyển động.

Ngắt mạch khi gặp sự cố.

Phát hiện tốc độ.

Hình 9. Một số ứng dụng của công tắc hành trình.


42
Chúng ta có thể bắt gặp các công tắc hành trình trong các ứng dụng công nghiệp cần sự an toàn hoặc phát
hiện.

Video ứng dụng của công tắc hành trình:

Real Group | Ứng dụng của công tắc hành trình (Limit Switch)


43
Công tắc phao
1. Giới thiệu
Công tắc phao hay còn gọi với nhiều tên khác là van phao điện, phao bồn nước, phao điện máy bơm, phao

bơm nước tự động, phao điện chống tràn, phao điện chống cạn, phao bể nước, công tắc điện phao nước,

công tắc mực nước, phao chống cạn… Được dùng để điều khiển bơm tự động (mở/tắt) dựa trên sự
chìm/nổi của phao.

Hình 1. Công tắc phao (Float Switch).

2. Phân loại
Phao điện có nhiều loại và được sử dụng với các mục đích khác nhau như điều khiển mực nước trong bể

chứa, chống cạn cho bể chứa ngầm, chống tràn cho bể chứa trên cao,… Các loại phao điện sẵn có trên thị

trường và đang được sử dụng phổ biến là phao chống cạn và công tắc điện phao nước.


44
Hình 2. Kí hiệu và ứng dụng của công tắc phao.

3. Cấu tạo
Cấu tạo của một công tắc phao bao gồm:

Tiếp điểm.

Đòn bẫy.

Dây dẫn.

Vành chống nước.

Bi sắt.

Vỏ.

Quả cân.

45
Hình 3. Cấu tạo của một công tắc phao.

4. Nguyên lý hoạt động


Công tắc phao về cơ bản là một công tắc với các tiếp điểm dẫn điện được tác động bởi các cơ cấu cơ khí

có liên quan đến sự thay đổi của mức nước cần giám sát. Sự thay đổi của mức nước sẽ tác động đến các
cơ cấu cơ khí và làm thay đổi trạng thái tiếp điểm của phao điện từ đóng sang mở hoặc ngược lại.


46
Hình 4. Nguyên lý hoạt động của công tắc phao.

Hình 5. Công tắc phao được sử dụng trong hệ thống bơm cấp nước cho bồn chứa.

Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của công tắc phao thì các bạn hãy xem đoạn video sau nhé!

Real Group | Công tắc phao (Float Switch) hoạt động như thế nào?


47
5. Ứng dụng
Kiểm soát mực chất lỏng.

Tự động mở/đóng máy bơm nước tùy theo độ chìm nổi của phao mực nước.

Hình 6. Ứng dụng của công tắc phao.

CÂU HỎI
1. Cách kiểm tra và sửa chữa công tắc phao.

2. Một kiểu loại công tắc phao có thể lắp đặt trong nhiều môi trường hay không? Nếu có thì tại sao và nếu
không thì tại sao?
3. Cách kiểm tra và chống rò công tắc phao khi lắp đặt.


48
Current Transformer (CT)
1. Biến dòng là gì?
Máy biến dòng hay gọi tắt là biến dòng (tên tiếng anh là: Current Transformer – kí hiệu máy biến dòng CT),

là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống giám sát, đo lường điện năng.

Biến dòng là một loại máy biến điện áp thường được sử dụng để giảm một dòng điện xoay chiều (AC). Nó

tạo ra một dòng điện trong cuộn thứ cấp của nó tỷ lệ với dòng điện đi qua nó.

Hình 1. Biến dòng

2. Cấu tạo
Một biến dòng (CT) bao gồm:

Lõi thép có lỗ ở giữa.

Dây quấn thứ cấp.

Vỏ.

Chân đế.

Bu-lông, ốc, vít.


49
Hình 2. Cấu tạo của biến dòng

3. Phân loại
Phân loại theo cấu tạo: máy biến dòng dạng dây quấn, dạng vòng và thanh khối.

Máy biến dòng dạng dây quấn: Cuộn sơ cấp của máy biến dòng sẽ được kết nối trực tiếp với các dây dẫn

để đo cường độ dòng điện chạy trong mạch. Cường độ dòng điện tronbiến dòng dạng vòng: “Vòng” sẽ
không được cấu tạo ở cuộn sơ cấp. Thay vào đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch sẽ được truyền

và chạy thẳng qua khe cửa hay lỗg cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tỷ số vòng dây quấn của máy biến dòng

Máy biến dòng dạng vòng: “Vòng” sẽ không được phép cấu tạo ở cuộn sơ cấp. Tuy nhiên, thay vào đó
cường độ dòng điện được chạy trong mạch sẽ truyền và chạy thẳng qua các khe cửa hay lỗ hổng của

“vòng” ở trong máy biến dòng. Hiện nay, một số máy biến dòng dạng vòng đã được cấu tạo thêm “chốt
chẻ”, có nhiệm vụ giúp cho lỗ hổng hay khe cửa của máy biến dòng có thể mở được ra, cài đặt và đóng

lại và không cần phải ngắt mạch cố định.

Máy biến dòng dạng khối: Đây là một trong các loại của máy biến dòng hiện nay được ứng dụng trong
các loại dây cáp, thanh cái của mạch điện chính, gần giống như cuộn sơ cấp, nhưng chỉ có một vòng dây

duy nhất. Chúng hoàn toàn tách biệt với nguồn điện áp cao vận hành trong hệ mạch và luôn được kết nối
với cường độ dòng điện tải trong thiết bị điện.

Phân loại theo điện áp sử dụng: biến dòng hạ thế, biến dòng trung thế, biến dòng cao thế.

Ngoài ra còn có thêm biến dòng analog.

Là loại biến dòng có ngõ ra với tín hiệu là 4-20mA hoặc 0-10VDC. Biến dòng được sử dụng cho các relay

bảo vệ động cơ, hoặc sử dụng tín hiệu này để đọc giá trị dòng điện sơ cấp, có thể kết nối trực tiếp với
PLC.


50
Hình 3. Các loại biến dòng

4. Nguyên lý hoạt động


Biến dòng hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua một dây

dẫn, xung quanh nó sẽ xuất hiện một điện trường, điện trường này cảm ứng lên cuộn dây và sẽ xuất hiện
một dòng điện trong đó. Tỷ lệ dòng điện này được căn cứ vào số vòng dây của cuộn dây trên biến dòng.

Các tỷ lệ của biến dòng thường gặp là: 100/1, 100/5, 200/5, 500/5,….

Ví dụ một biến dòng có tỉ lệ 100/5, có nghĩa là khi dòng điện trên cuộn sơ cấp của biến dòng đạt 100A thì
dòng điện cở cuộn sơ cấp sẽ có giá trị 5A.

Current Transformers (CT)

5. Cách lắp đặt


Việc lắp đặt biến dòng rất đơn giản, chỉ cần cố định biến dòng lên tấm panel của tủ điện hoặc treo. Luồn
dây dẫn xuyên qua lỗ trên biến dòng, chú ý chiều lắp đặt của biến dòng cho đúng, lắp ngược sẽ cho kết
quả đo sai.


51
Để đọc được giá trị dòng điện trên dây dẫn, cần kết hợp với một Ampe kế. Có thể sử dụng loại Ampe kế
dạng số hoặc điện tử đều được. Lưu ý là phải chọn Ampe kế tương ứng với tỉ số biến áp của biến dòng.

Hình 4. Cách lắp đặt

Hình 5. Các loại Ampe kế

6. Các chế độ hoạt động


Biến dòng có hai chế độ làm việc cơ bản: chế độ ngắn mạch và chế độ hở mạch.

Chế độ ngắn mạch của dòng sơ cấp, thức cấp có phụ tải Z2: Tỷ số giữa dòng ngắn mạch sơ cấp trên
dòng định mức gọi là bội số dòng của máy biến dòng. Khi bội số này lớn, sai số biến dòng tăng và sai số
này còn phụ thuộc vào dòng thứ cấp hoặc tải. Thường với mạch bảo vệ, bội số dòng điện của biến dòng
phải đạt giá trị sao cho sai số của nó dưới 10%.

Chế độ hở mạch thứ cấp: khi thứ cấp hở mạch, phía thứ cấp sẽ có điện áp cảm ứng với biên độ rất cao

gây nguy hiểm cho người và các thiết bị thứ cấp. Để chống hiện tượng bảo hòa trong mạch từ, người ta
còn chế tạo ra máy biến dòng có khe hở không khí hay còn gọi là biến dòng tuyến tính.

7. Ứng dụng
Biến dòng là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống giám sát, đo lường điện năng. Nói một cách dễ hiểu thì
máy biến dòng điện là thiết bị điện dùng để biến đổi dòng điện có trị số cao xuống dòng điện có trị số tiêu
chuẩn. Để cung cấp điện áp an toàn cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ.


52
Hình 6. Biến dòng được sử dụng trong các tủ điện


53
Electronic Over Current Relays (EOCR)
EOCR có cùng chức năng bảo vệ quá tải với relay nhiệt.

Vậy đặc điểm gì ở EOCR làm nên sự khác biệt với relay nhiệt? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử

dụng nó ra sao? Giải quyết những thắc mắc trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nó.

1. EOCR là gì?
EOCR là relay bảo vệ quá dòng điện tử sử dụng linh kiện điện tử bán dẫn (Solid-state electronics) hoặc bộ

xử lý (MCU) với nhiều chức năng bao gồm bảo vệ quá tải, mất pha, đảo pha, kẹt rotor, ngắn mạch, mất cân

bằng pha,… bảo vệ động cơ khỏi những hư hỏng có thể gây nguy hiểm cho con người và những thiết bị

xung quanh.

Thiết bị thay thế relay nhiệt để bảo vệ quá tải động cơ với một số tính năng khác vượt trội hơn.

Hình 1. Một số dòng relay điện tử của hãng Schneider.

2. Cấu tạo

Hình 2. Cấu tạo chung của EOCR.

Cấu tạo cơ bản của relay điện tử bao gồm:

Biến dòng (CT).

Vi xử lý hoặc các linh kiện điện tử bán dẫn.

Bộ định thời O-time và D-time.

Cơ cấu tác động bảo vệ, các tiếp điểm (NO,NC).

Các loại EOCR khác nhau có cấu tạo riêng biệt. 


54
ồ ấ
3. Sơ đồ đấu dây EOCR
Dựa vào nhu cầu sử dụng nên có các relay EOCR khác nhau dẫn tới có nhiều cách đấu nối.

Hình 3. Sơ đồ đấu nối EOCR loại EOCR-3EZ/FEZ.

Ngoài ra để tìm hiểu thêm phần này, các bạn có thể nghiên cứu Catalog của EOCR.

4. Nguyên lý làm việc


Tùy vào loại EOCR khác nhau mà nguyên lý làm việc cũng như chức năng khác nhau. Nhưng đều có
nguyên tắc chung là lấy tín hiệu dòng điện từ đường dây tải thông qua CT, sau đó vi xử lý trung tâm xử lý

và so sánh tín hiệu này với các giá trị được cài đặt trước. Nếu phép so sánh không thỏa mãn đèn báo trạng
thái sáng lên, thực hiện tác động bảo vệ sau một khoảng thời gian được cài đặt trước.

Nguyên lý hoạt động bảo vệ điển hình: bảo vệ mất pha, kẹt rotor, quá dòng (Lấy sơ đồ đấu nối EOCR-SS
advanced làm ví dụ điển hình):


55
Hình 4. Sơ đồ đấu nối EOCR-SS advanced.

Với chức năng fail safe (N type có thể thay đổi bằng switch trên relay) bộ tiếp điểm của relay luôn ở trạng

thái sự cố (tiếp điểm (95-96) thường đóng, tiếp điểm (97-98) thường hở) trừ khi relay được cấp nguồn,
nói cách khác relay hoạt động chỉ khi động cơ hoạt động. Sau khi chân A1 và A2 được cấp nguồn (cấp

nguồn vào hai đầu cuộn dây) lúc này đèn xanh (PWR) sáng lên và tiếp điểm relay đổi trạng thái, dòng
khởi động của động cơ lớn hơn dòng định mức đã set nhưng thời gian chưa vượt quá thời gian cài đặt D-

time nên tiếp điểm (97-98) vẫn đóng. Trong thời gian khởi động giá trị O-time bị bỏ qua.

Bảo vệ mất pha: Động cơ đang hoạt động tốt thì xảy ra sự cố mất 1 pha, lúc này EOCR-SS sẽ phát hiện
ra sự chênh lệch dòng điện giữa các pha và hoạt động sau một khoảng thời gian cài đặt tiếp điểm (97-98)

sẽ mở, ngắt nguồn mạch điều khiển.

Bảo vệ quá dòng: Động cơ đang hoạt động ở định mức thì dòng điện qua động cơ đột ngột tăng cao hơn
dòng định mức lúc này đèn đỏ (TRIP) của relay cũng sáng lên, sau khoảng thời gian O-time tiếp điểm (97-
98) mở ra ngắt nguồn. EOCR-SS advanced chỉ sử dụng 2 CT vì dòng thứ 3 có thể tính ra theo nguyên tắc

tổng 3 dòng điện bằng không.

Bảo vệ kẹt rotor: Khi kẹt rotor thì dòng điện trong động cơ sẽ tăng cao hơn giá trị cài đặt suốt khoảng thời
gian D-time hoặc O-time, sau 1 trong 2 khoảng thời gian này relay sẽ hoạt động bảo vệ động cơ khỏi

hỏng hóc.


56
Hình 5. Đồ thị biểu diễn hoạt động điển hình cho EOCR.

Hiện nay, có loại EOCR còn cho phép người dùng cài đặt những thông số khác (As, is, uc…) để thực hiện

những chức năng riêng biệt của nó như phát hiện lỗi nối đất, báo vượt quá dòng quá tải có thể chịu
được,…

5. Phân loại
Phân loại theo tín hiệu: digital và analog.

Hình 6. Hình ảnh EOCR digital và EOCR analog (từ trái sang).

Phân loại theo cấu tạo CT: loại xuyên thân (bottom hole), loại CT lồi (window hole), loại Terminal , loại
Pin.


57
Hình 7. Loại xuyên thân, loại CT lồi, loại Terminal và loại Pin (từ trái sang)

Phân loại theo nguồn điện: 1 pha hay 3 pha, DC hay AC.

Phân loại theo loại tiếp điểm relay: SPST và SPDT hoặc hỗn hợp.

Phân loại theo số lượng CT: 2 CT và 3 CT.

Phân loại theo chức năng: Có truyền thông hay không truyền thông, cho phép lắp CT phụ hoặc không.

Phân loại theo màn hình: màn hình rời hoặc màn hình tích hợp.

Ngoài ra còn có những loại EOCR dùng cho những ứng dụng riêng biệt.

Hình 8. Relay EOCR-PFZ.

6. Các thông số cài đặt cần lưu ý và hướng dẫn chỉnh định dòng
bảo vệ cho EOCR
6.1. Ý nghĩa của các thông số
Load (A): Giá trị dòng điện mà động cơ hoạt động thường xuyên trong điều kiện tốt nhất.

O-time (s): thời gian tác động trễ khi gặp sự cố.

D-time (s): thời gian delay cho động cơ khởi động mà relay không ngắt nguồn.

58
UB (%): phần trăm chênh lệnh giữa các pha.

UC (A/%): ngưỡng giá trị dòng điện hoặc phần trăm với dòng cho phép thấp nhất mà relay không hoạt
động.

Lưu ý: Tùy vào loại EOCR mà các thông số này có thể có hoặc không.

6.2. Hướng dẫn chỉnh định điển hình dòng bảo vệ cho EOCR
Sau khi đấu nối, kiểm tra mạch thành công, muốn sử dụng được relay nên được thiết lập thông số để đảm
bảo có thể hoạt động tốt nhất.

Bước 1: Trước khi khởi động động cơ, điều chỉnh các thông số O-time, Load đến giá trị lớn nhất, D-time
thông thường là 2-3s.

Bước 2: Khởi động động cơ, cho động cơ chạy bình thường. Điều chỉnh Load giảm dần cho đến khi đèn
đỏ sáng lên, đây là giá trị dòng điện thực tế mà động cơ hoạt động bình thường. Sau đó điều chỉnh tăng
Load đến khi đèn đỏ tắt (Phải đảm bảo từ lúc đèn đỏ sáng tới lúc đèn đỏ tắt phải nằm trong khoảng O-
time). Lúc này dòng điện đang ở mức 103%, tiếp tục điều chỉnh Load tăng lên đến trong khoảng 110%
đến 125% (Đây là dòng được khuyến nghị cài đặt).

Bước 3: Đặt lại O-time theo đồ thị đặc tính của tải.

Bước 4: Sau khi cài đặt xong, nhấn nút reset hoặc tắt và cấp lại nguồn cho động cơ hoạt động bình
thường.

Trong lúc vận hành cần kiểm tra relay thường xuyên tránh hư hỏng bằng cách sau:

Cho động cơ chạy không tải, nhấn giữ nút test cho tới khi đèn đỏ sáng lên.

Sau các thời gian trễ, relay phát ra tiếng thì nhả nút nếu đèn đỏ còn sáng thì relay hoạt động bình thường.
Sau đó reset relay cho động cơ hoạt động bình thường.

Đây là video test relay điện tử EOCR:

EOCR SS Type test


59
7. Ưu và nhược điểm của EOCR
7.1. Ưu điểm
Tốc độ xử lý nhanh và không có độ trễ.

Tác động chính xác cao khi gặp sự cố vì EOCR thường được cài đặt đúng với giá trị dòng hoạt động bình
thuòng thực tế của động cơ.

Tránh ngắt nguồn khi động cơ khởi động hoặc quá tải tức thời nhờ vào các thông số cài đặt thời gian.

Khả năng thay đổi giá trị cao, có thể dùng cho tải lớn hơn 100A và tải có dòng điện định mức nhỏ nhờ vào
khả năng kết nối CT phụ và cách thay đổi số vòng dây quấn trên CT của relay.

Đa chức năng dẫn tới đa ứng dụng.

Hiện thị giá trị dòng điện như ampe kế, báo sự cố.

Cho phép người kiểm tra relay thường xuyên.

Hoạt động an toàn khi có lỗi vì không tự cấp điện áp hoạt động.

Thiết kế nhỏ gọn dễ lắp đặt.

7.2. Nhược điểm


Giá thành cao.

8. Khác biệt giữa EOCR và relay nhiệt


Đặc điểm EOCR Relay nhiệt

Độ chính xác cao, bảo vệ mang Độ chính xác kém, họat động thụ
Quá tải
tính chủ động. động.

Mất pha, Kẹt rotor Có chức năng này. Không có chức năng này.

Hỗ trợ cài đặt dòng bảo vệ Có chức năng này. Không có chức năng này.

Thời gian cho phép quá tải Chỉnh tại nút O-time Không có chức năng này.

Thời gian khởi động Chỉnh tại nút O-time hoặc D-time. Không có chức năng này.

Mức tiêu thụ điện năng < 4W > 10W

Phụ thuộc vào nhiệt độ môi


Ảnh hưởng bởi môi trường Không bị ảnh hưởng.
trường. 
60
Phạm vi điều chỉnh Rộng, với tỉ lệ 1 : 10. Hẹp tỉ lệ 1 : 2.

Để rõ hơn, các bạn có thể xem thêm tài liệu về EOCR.


61
Hồ quang điện
1. Tổng quan
1.1. Khái niệm
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp

giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Trên thực tế nó là một dạng plasma tạo ra qua sự trao đổi
điện tích liên tục. Nó thường đi kèm theo tỏa sáng và tỏa nhiệt mạnh.

Do đặc điểm phóng điện trên hồ quang cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của sự phóng điện về

điều kiện điện áp và môi trường.

Hình 1. Hồ quang điện sinh ra khi hàn xì và hồ quang điện giữa hai đầu đinh với 3000 Volt.

1.2. Tính chất của hồ quang điện


Hồ quang điện có một số tính chất cơ bản như sau:

Hiện tượng phóng điện hồ quang hầu hết chỉ xảy ra khi dòng điện có trị số lớn.

Trung tâm hồ quang thường có nhiệt độ rất lớn, trong các khí cụ nhiệt độ có thể lên đến 6000 ÷ 80000 K.

Ở Cathode, mật độ dòng điện lớn, vào khoảng 104 ÷ 105 A/cm2.

Thực tế, sụt áp ở Cathode không phụ thuộc vào dòng điện, và thường bằng 10 ÷ 20V.

1.3. Điều kiện tạo ra hồ quang điện


Có 2 điều kiện:

Làm cho hai điện cực nóng đỏ lên đến mức có thể phát hiện electron.

Tạo ra một điện trường đủ mạnh ở giữa hai điện cực để ion hoá không khí, tạo ra tia lửa điện, cường độ

điện trường.

2. Đặc tính phóng điện trong chất khí



62
Phóng điện trong chất khí là toàn bộ các hiện tượng dẫn đến sự xuất hiện dòng điện xuyên qua khoảng

cách khí dưới tác dụng của điện trường. Quan hệ giữa dòng và áp qua các giai đoạn phát triển phóng điện

của một khoảng cách không khí giữa hai điện trường được biểu diễn như hình 2. Sự phóng điện trong

không khí gồm các giai đoạn như sau:

Hình 2. Đặc tính phóng điện trong không khí.

Sự dẫn điện trong chất khí là sự phóng điện giữa các điện cực khi điện áp đạt tới một giá trị nhất định.

Quan sát sự phóng điện giữa dòng điện phóng và điện áp giữa hai điện cực với một khoảng cách nhất định
chúng ta thấy:

Ở đoạn OA: tương ứng với sự phóng điện duy trì do các hạt mang điện gây ra từ sự ion hoá tự nhiên,
đoạn này dòng điện tăng tuyến tính với điện áp.

Đoạn AB: có sự phát sinh các ion hoá do sự va đập trong quá trình di chuyển của các ion. Dòng điện hầu

như không tăng theo điện áp vì các hạt điện tích sinh ra từ hiện tượng ion hoá tự nhiên đều tái hợp tại
điện cực.

Đoạn BC: tương ứng với sự phóng điện chọc thủng trong môi trường khí khi công suất nguồn đủ lớn,

dòng điện đạt vài mA. Sự chọc thủng bây giờ là sự phóng điện lạnh.

Đoạn CD: tương ứng với sự tăng nhanh của dòng điện so với điện áp và phát sinh hiện tượng với sự
phóng điện là các tia sáng như tia lửa, gọi là tia lửa điện. Tia lửa điện có mật độ dòng nhỏ, điện áp trên

hai cực rất cao khoảng vài trăm Volt.

Tại điểm D: sự phóng điện mạnh khoảng 0,1A và điện áp sụt theo dòng điện phóng một cách nhanh

chóng. Đó là quá trình hình thành sự phóng điện hồ quang (mật độ dòng điện lớn, điện áp nhỏ khoảng vài
chục Votl).


63
Đoạn DE: tương ứng với hiện tương phóng tia lửa điện nếu công suất nguồn nhỏ và hồ quang chỉ thực

sự phát sinh khi công suất nguồn và cường độ điện trường đủ lớn.

3. Quá trình hình thành và đặc điểm của hồ quang điện


3.1. Đối với tiếp điểm có dòng nhỏ
Ban đầu khoảng cách tiếp điểm rất bé, Do đó điện trường đặt lên điện cực rất cao. Nếu đạt E > 3.107 V/m
dẫn đến phát xạ electron tự do. Khi mật độ electron phát xạ lớn có thể phát sinh hồ quang từ sự phóng

điện.

3.2. Đối với tiếp điểm có dòng lớn

Hình 3. Quá trình ion hoá do hồ quang sinh ra.

Lúc mở tiếp điểm lực ép tiếp điểm giảm. Tiết diện tiếp xúc thực tế nhỏ dần dẫn tới mật độ dòng điện tăng

cao khoảng vài trăm A/mm2. Sự phát nóng do mật độ cao làm kim loại tại điểm tiếp xúc chảy lỏng thành

giọt. Khi các tiếp điểm tiếp tục rời xa nhau giọt chất lỏng bị kéo căng thành các cầu chất lỏng. Nhiệt độ tiếp
xúc càng tăng cao dẫn đến chất lỏng kim loại bốc hơi và quá trình phát nóng rất nhanh gây nổ cùng sự ion
hóa phát triển nhanh do điện trường lớn dẫn đến hình thành hồ quang. Quá trình này thường kéo theo sự

mài mòn tiếp điểm.

3.3. Đặc điểm của hồ quang điện


Hồ quang điện là sự phóng điện mạnh và duy trì trong chất khí nó đạt giá trị dòng điện tương đối lớn và
điện áp trên thân hồ quang tương đối nhỏ. Có thể nêu ra một số đặc điểm đặc biệt của hồ quang là:

Giữa hai điện cực hình thành luồng sáng chói loà và có phân biệt rõ ràng.

Nhiệt độ hồ quang rất cao 5.000 ÷ 50.0000K.

Mật độ dòng rất lớn từ 10 – 106 A/cm2.

4. Hồ quang điện của dòng điện một chiều


4.1. Hồ quang điện một chiều


64
Với U0 là điện áp nguồn, mạch có điện trở R, mạch có điện cảm mạch L và rhq đặc trưng cho điện trở hồ

quang với điện áp hồ quang là uhq trên các cặp tiếp điểm khi ta đóng hoặc ngắt.

Hình 4. Hồ quang điện mạch một chiều.

Hình 5. Đặc tính hồ quang điện một chiều. 


65
Để có thể dập tắt được hồ quang điện một chiều cần loại bỏ được điểm hồ quang cháy ổn định (điểm B).

Trên đặc tính ta nhận thấy sẽ không có điểm cháy ổn định khi đường đặc tính 3 (điện áp trên hồ quang) cao
hơn đường đặc tính 2 như hình (tức là hồ quang sẽ tắt khi Uhq > U0 – UR).

4.2. Điều kiện dập tắt hồ quang điện


Để nâng cao đường đặc tính 3 thường thực hiện hai biện phâp là tăng độ dài hồ quang (tăng l) vă giảm
nhiệt độ vùng hồ quang xuống, đặc tính như hình:

Hình 6. Tăng độ dài hồ quang (tăng l) vă giảm nhiệt độ vùng hồ quang xuống.

5. Hồ quang điện của dòng điện xoay chiều


5.1. Hồ quang điện xoay chiều
Ở hồ quang điện xoay chiều, dòng điện và điện áp nguồn biến thiên tuần hoàn theo tần số lưới điện. Vì hồ
quang là điện trở phi tuyến nên dòng điện và điện áp của hò quang trùng pha nhau.

Tại thời điểm dòng điện đi qua điểm 0, hồ quang không được cấp năng lượng nên quá trình phản ion xảy ra
ở vùng điện cực rất mạnh và nếu điện áp đặt lên 2 điện cực bé hơn trị số điện áp cháy thì hồ quang sẽ tắt
hẳn.

Khi hồ quang điện xoay chiều đang cháy ta đưa dòng điện và điện áp của hồ quang vào dao động kí ta sẽ

được dạng sóng của dòng điện và điện áp hồ quang.


66
Hình 7. Dạng sóng của dòng điện và điện áp hồ quang.

Từ dạng sóng thu được trên màn hình dao động kí ta xây dựng được đặc tính Volt – Ampè (V-A) của hồ
quang điện xoay chiều.

Hình 8. Đặc tính Volt – Ampè (V-A) của hồ quang điện xoay chiều.

Tồn tại giới hạn điện áp mà ở đó hồ quang bật cháy xác định được gọi là Uch. Nếu nguồn thấp hơn Uch

thì sự phóng điện hồ quang không thể xảy ra.

Đường đặc tính của hồ quang không tuyến tính, không đồng nhất ở hai chiều tăng giảm. Ở chiều giảm
dòng qua hồ quang điện áp tăng trở lại, nhưng giới hạn điện áp giữa hai điện cực khi hồ quang tắt thấp

67
hơn giới hạn cháy gọi là Ut.

Đặc tính hồ quang phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai điện cực, khi khoảng cách tăng đường đặc tính
tăng cao tồn tại Uch và Ut cao hơn.

Đặc tính hồ quang còn phụ thuôc đặc tính môi trường vật lý giữa hai điện cực, khi cường độ khử ion càng
mạnh thì đường đặc tính càng nâng cao hơn.

Ta nhận thấy:

Trong mạch có phụ tải điện trở thuần dễ dập hồ quang hơn trong mạch có tải điện cảm. Bởi ở mạch thuần
trở khi dòng điện qua trị số không (thời gian i = 0 thực tế kéo dài khoảng 0,1) thì điện áp nguồn cũng bằng

không (trùng pha).

Còn ở mạch thuần cảm khi dòng bằng không thì điện áp nguồn đang có giá trị cực đại điện áp vượt trước

dòng điện một góc 900).

5.2. Dập tắt hồ quang điện xoay chiều


Hồ quang điện xoay chiều khi dòng điện qua trị số 0 thì không được cung cấp năng lượng. Môi trường hồ
quang mất dần tính dẫn điện và trở thành cách điện.

Nếu độ cách điện này đủ lớn và điện áp nguồn không đủ duy trì phóng điện lại thì hồ quang sẽ tắt hẳn.

Để đánh giá mức độ cách điện của điện môi vùng hồ quang là lớn hay bé người ta dùng khái niệm điện áp
chọc thủng. Điện áp chọc thủng (Uch.t) càng lớn thì mức độ cách điện của điện môi càng cao.

Quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều không những tùy thuộc vào tương quan giữa độ lớn của điện
áp chọc thủng với độ lớn của điện áp hồ quang mà còn phụ thuộc tương quan giữa tốc độ tăng của chúng.

Hình 9. Quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều. 


68

6. Tác hại của hồ quang điện và cách phòng ngừa
6.1. Tác hại
Hồ quang điện đem lại nhiều lợi ích tuy nhiên nó cũng có một số tác hại nhất định:

– Thứ nhất, ảnh hưởng đến các thiết bị điện:

Hiện tượng phóng hồ quang điện làm các thiết bị điện bị phá huỷ. Nguyên nhân là do sự thay đổi điện áp
đột ngột, ngắn mạch hệ thống cục bộ. Cụ thể, các tiếp điểm động lực bị đánh mòn, hỏng hóc dưới nền
nhiệt tăng cao.

Phải thay thế các thiết bị đóng cắt hằng năm, có thể với số lượng lớn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.

– Thứ hai, ảnh hưởng đến con người:

Phóng điện hồ quang có thể gây cháy nổ, hoả hoạn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con
người.

Tia hồ quang có sức mạnh rất lớn. Nếu nhìn trực tiếp vào tia lửa hồ quang có thể làm cho các tế bào niêm
mạc mắt bị chết, dẫn tới đau mắt hàn. Nếu không trang bị đồ bảo hộ trong quá trình hàn, có thể làm cho
các tế bào bên ngoài da bị chết, làm bong da mặt.

Hình 10. Tác hại của hồ quang điện.

6.2. Cách phòng ngừa


Cải tiến, đưa ra những sản phẩm chất lượng để tuổi thọ thiết bị được nâng cao.

Tích hợp các module cảm biển cảnh báo hoạt động một cách độc lập trong các thiết bị đóng cắt, buồng
dập hồ quang hạ thế.


69
Người lao động cần trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ lao động phù hợp và kiến thức về an toàn lao
động tốt nhất.

7. Biện pháp và trang bị dập hồ quang trong thiết bị điện


7.1. Các yêu cầu dập hồ quang
Trong thời gian ngắn phải dập tắt được hồ quang, hạn chế phạm vi cháy hồ quang là nhỏ nhất.

Tốc độ đóng mở tiếp điểm phải lớn.

Năng lượng hồ quang sinh ra phải bé, điện trở hồ quang phải tăng nhanh.

Tránh hiện tượng quá điện áp khi dập hồ quang.

7.2. Các nguyên tắc dập hồ quang


Kéo dài ngọn lửa hồ quang.

Dùng năng lượng hồ quang sinh ra để tự dập.

Dùng năng lượng nguồn ngoài để dập.

Chia hồ quang thành nhiều phần ngắn để dập.

Mắc thêm điện trở song song để dập.

7.3. Dập hồ quang trong thiết bị hạ áp


Kéo dài hồ quang điện bằng cơ khí.

Phân chia hồ quang ra làm nhiều đoạn ngắn.

Dùng cuộn dây thổi từ kết hợp buồng dập hồ quang.

Dùng buồng dập hồ quang có khe hở quanh co.

Tăng tốc độ chuyển động của tiếp điểm động.

Kết cấu tiếp điểm kiểu bắc cầu.

7.4. Dập hồ quang trong thiết bị cao áp


Dập hồ quang trong dầu biến áp kết hợp phân chia hồ quang.

Dập hồ quang bằng khí nén.

Dập hồ quang trong chân không.

Dập hồ quang trong khí áp suất cao.

8. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng trong công nghệ Hàn


70
Hình 11. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng trong công nghệ Hàn.

Hàn hồ quang điện là công nghệ hàn phổ biến nhất hiện nay để nối, không tháo rời các chi tiết bằng
nguồn nhiệt dùng để hàn, nguồn nhiệt này là hồ quang điện.

Trong công nghệ hàn hồ quang điện, hồ quang tập trung trên một điểm của vật hàn, nhiệt lượng tương

đối tập trung, vật hàn dễ dàng nóng chảy tức thì, nhiệt năng này không truyền ra rộng nên sự biến dạng
của vật hàn không trầm trọng như hàn khí. Thao tác hàn hồ quang điện tương đối khó khăn, nhưng đối
với nơi có điện thì khá thuận tiện và rẻ.

Hàn hồ quang điên hiện đang được phát triển rộng rãi và trong tương lai nó còn được áp dụng rộng rãi
hơn phương pháp hàn khí.

CÂU HỎI
1. Hồ quang điện là gì? Quá trình phát sinh và dập tắt hồ quang điện xảy ra như thế nào? Ảnh hưởng của
tính chất tải đến quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều là gì?

2. Nêu bản chất và các đặc tính cơ bản của hồ quang điện. Nguyên nhân phát sinh và tắt của hồ quang
trong các thiết bị điện.

3. Trình bày về hồ quang điện một chiều. Điều kiện và biện pháp cải thiện việc dập tắt hồ quang điện một
chiều.

4. Đặc điểm của hồ quang điện xoay chiều và điều kiện dập tắt hồ quang điện xoay chiều. Ảnh hưởng của
tính chất tải đến quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều.

5. Vì sao dập tắt hồ quang điện xoay chiều lại dễ dàng hơn dập tắt hồ quang điện một chiều? Các trang bị
dập tắt hồ quang điện trong khí cụ điện?


71
MCB (Miniature Circuit Bkeaker)
MCB là gì? Ứng dụng của MCB?

MCB (Miniature Circuit Breaker) là thiết bị sử dụng và lắp đặt rất phổ biến ở các công trình công nghiệp lẫn
công trình dân dụng. Ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn thiết bị MCB. Vậy MCB là gì? Cấu tạo và ứng

dụng của MCB ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về MCB qua bài viết sau nhé!

1. MCB là gì?
MCB (Miniature Circuit Breaker) là cầu dao tự động dạng tép (còn gọi là CB tép), MCB hầu như chỉ được

mọi người dùng với những thiết bị có dòng điện thấp (không quá 100A) và dòng công suất nhỏ.

MCB là thiết bị dùng để bảo vệ thiết bị điện khi quá tải hoặc ngắn mạch, tương tự như một chiếc công tắc

đóng ngắt tự động khi có sự cố về mạch điện xảy ra, thiết bị này sẽ ngắt điện tự động để bảo vệ cho người
dùng an toàn và máy móc được không gây hư hỏng.

Hình 1. Các loại MCB loại Acti 9 iC60 của hãng Schneider.

2. Cấu tạo của MCB


MCB được cấu tạo bởi các bộ phận:

Tiếp điểm

Hộp dập hồ quang

Cơ cấu truyền động cắt MCB

Móc bảo vệ


72
Hình 2. Các thành phần cấu thành MCB.

2.1. Tiếp điểm


MCB thường có cấu tạo hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc 3 tiếp điểm (tiếp điểm

chính, tiếp điểm phụ, hồ quang).

Hoạt động của tiếp điểm như sau: khi đóng mạch tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm
phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Còn khi ngắt mạch tiếp điểm chính mở trước, tiếp điểm phụ mở sau và

cuối cùng là hồ quang điện.

2.2. Hộp dập hồ quang


Có 2 kiểu thiết bị dập hồ quang là: hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở.

Đặc điểm của 2 loại khác nhau: kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Kiểu hở
được dùng với điện áp lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp). Buồng dập hồ quang có nhiều

tấm thép xếp thành lưới ngăn thành nhiều đoạn khác nhau để tạo thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.

2.3. Cơ cấu truyền động cắt MCB


Có 2 cách truyền động cắt MCB (bằng tay và bằng cơ điện).

Đối với truyền động cắt điều khiển bằng tay được thực hiện với các MCB có dòng điện định mức không

lớn.

Còn đối với loại điều khiển bằng cơ điện ở các MCB có dòng điện lớn hơn.

2.4. Móc bảo vệ


Móc bảo vệ có tác dụng để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch.

Có 2 loại móc bảo vệ: móc kiểu điện từ và móc kiểu relay nhiệt.

3. Nguyên lý hoạt động 


73
3.1. MCB dòng điện cực đại

Hình 3. Sơ đồ nguyên lý của MCB dòng điện cực đại.

Khi đóng điện, dòng điện cực đại sẽ ở trạng thái bình thường, MCB giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ
móc (2) khớp và móc (3) khớp cụm vào 1 cụm tiếp điểm cộng.

Bật MCB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện (5) và phần ứng (4) không hút.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện (5) lớn hơn lực lò xo (6) làm cho
nam châm điện (5) sẽ hút phần ứng (4) xuống làm bật nhả móc (3), móc (5) được thả tự do, lò xo (1) được

thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của MCB được mở ra, mạch điện bị ngắt.

3.2. MCB điện áp thấp

Hình 4. Sơ đồ nguyên lý của MCB điện áp thấp.



74
Khi bật MCB ở trạng thái ON thì điện áp định mức của nam châm điện (11) và phần ứng (10) hút lại với
nhau.

Khi sụt áp quá mức, nam châm điện (11) sẽ nhả phần ứng (10), lò xo (9) kéo móc (8) bật lên, móc (7) thả

tự do, thả lỏng, lò xo (1) được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của MCB được mở ra, mạch điện bị ngắt.

4. Các thông số quan trọng


Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu các thông số quan trọng để ta biết và chọn đúng MCB, phù hợp với yêu cầu đặt
ra và điều kiện kinh tế của bản thân.

4.1. Một số khái niệm


In: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25, …là các chỉ số dòng định mức đi kèm với các máy biến áp điện lực với công

suất tương ứng.

Characteristic cover (đường cong chọn lọc của CB) là thông số quan trọng nhất cho việc chọn CB nằm

ở vị trí nào cho hệ thống điện.

Ics là thông số có ý nghĩa tương tự như Icu nhưng các thiết bị dòng Ics sẽ có khả năng chịu trong 3 giây.

Thông số của Ics còn cho thấy khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị và điều này hoàn toàn

phụ thuộc vào từng hãng sản xuất.

Ir là dòng điều chỉnh bảo vệ quá tải. Bạn có CB 100A mà tải của bạn chỉ cần 65A vậy bạn phải chỉnh CB

xuống cho phù hợp với tải như vậy dòng chỉnh định Ir = (hệ số) x In; (hệ số thường thấy từ 0.8 – 1) hoặc

(0.5 – 1).

Iinst là giá trị dòng điện ngắt mạch tức thời, công dụng bảo vệ sự cố ngắn mạch với biên độ dòng ngắn

mạch rất lớn.

Icu (Ultimated current) là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trên một đơn. Hay nói

cách khác, Icu là một dòng điện cực đại đi qua tiếp điểm của CB trong vòng 1 giây mà không làm hỏng

tiếp điểm này.

Ví dụ: Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây. Thông số này

cho biết độ bền tiếp điểm của CB. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự. Nói như thế

tức là giá thành CB sẽ phụ thuộc vào Icu này.

Mechanical/electrical endurance: Số lần đóng ngắt cơ khí cho phép.

Ví dụ bạn ngắt MCB rồi bật MCB lên lại thì gọi là 1 lần đóng ngắt. MCB thông thường cũng quy định số lần

này. Các MCB có quy định là từ 7500 đến 10000 lần, MCCB thì hơn 10000 lần tùy theo hãng.

4.2. Xem xét Datasheet của một MCB điển hình


75
Hình 5. Trích Datasheet của một MCB hãng Schneider.

Mình sẽ lấy ví dụ một MCB của hãng Schneider, có mã thiết bị là A9F90382 – iC60L – miniature circuit
breaker – 3P – 12.5A – MA.

Từ datasheet của thiết bị, ta cần nắm những thông số quan trọng như:

Loại thiết bị.

Tên mã sản phẩm.

Số cực.

Dòng điện định mức.

Loại AC hay DC.

Mã đường cong.

Dòng cắt.

Tiêu chuẩn thiết bị (IEC/EN).

Tần số hoạt động.

Dòng cắt định mức lớn nhất.

Điện áp hoạt động.

Kích thước (dài, rộng, sâu) của thiết bị.

Thông số iC60LMA khoanh tròn trên MCB được giải thích như sau:

Có ba đường cong đặc tính tải (được sử dụng phổ biến) có sẵn là B, C & D:


76
Hình 6. Các loại đặc tính tải

Đường đặc tính loại Z nói rằng rằng dòng ngắn mạch của thiết bị nằm trong khoảng 3-5 lần dòng định
mức.

Đường đặc tính loại B nói rằng rằng dòng ngắn mạch của thiết bị nằm trong khoảng 4-7 lần dòng định

mức.

Đường đặc tính loại C cho thấy dòng ngắn mạch nằm trong khoảng 7-10 hoặc 9-14 lần dòng định mức.

Đường đặc tính loại D nói rằng rằng dòng ngắn mạch của thiết bị nằm khoảng là 10-20 lần dòng định
mức.

Do vậy hãy cẩn trọng nhìn rõ thông số này khi chọn mua MCB. Đối với tải thuần trở (tải chiếu sáng bình

thường) nó là đường đặc tính B. Đối với tải có cảm(như bơm, động cơ…) nó là đường đặc tính C và đối với
tải có cảm kháng cao hoặc tải có tính dung kháng nó là đường đặc tính loại D.

Chữ số tiếp là hiển thị dòng điện định mức của MCB, đơn vị là Ampe. Hình trên chỉ số nó là 60A. Dòng định
mức của MCB rất quan trọng và nó cần tính chính xác.

Hình 7. Bảng chọn dòng ngắn mạch của iC60

Đường cong đặc tính tải kiểu iC60N/H/L dựa vào tiêu chuẩn IEC 60947-2(tiêu chuẩn thiết bị dành cho nhà

máy). Nhiệt độ tham chiếu của đường cong là 50(oC). Khi chọn thiết bị, ta xem dòng sự cố tối đa bao nhiêu
lần định mức để ta có thể dựa vào bảng số liệu chọn thiết bị cho chính xác.


77
Hình 8. Đường cong đặc tính của MCB

5. Phân biệt MCB và MCCB

Hình 9. So sánh giữa MCB và MCCB.

5.1. Giống nhau


Đều là các khí cụ điện dùng trong đóng cách các mạch điện. Có một số nguyên tắc hoạt động chung như
chống quá tải, chống ngắn mạch, chống dòng rò… Tính an toàn và cách điện đạt tiêu chuẩn IEC947 quốc
tế.

78
5.2. Khác nhau

MCB MCCB

MCB (Miniature Circuit Breaker): Áp tô mát loại MCCB (Moulded case circuit breakers): Áp tô mát
nhỏ. Đây là dạng CB thu gọn (CB Tép) chủ yếu kiểu khối. Đây là dạng CB tiêu chuẩn (CB Khối)

dùng trong gia dụng, mạch điều khiển. chủ yếu dùng trong công nghiệp, mạch động lực.

MCB: dòng điện không vượt quá 100A, điện áp MCCB: dòng điện có thể lên tới 1.000A, điện áp

dưới 1000V. dưới 1000V.

Không điều chỉnh được dòng Ir. Có thể điều chỉnh được dòng Ir.

Dòng định mức tối đa là 125A. Dòng định mức tối đa là 1600A.

Dòng cắt ngắn mạch tối đa thiết bị là 25kA. Dòng cắt ngắn mạch tối đa thiết bị là 150kA.

Không có khả năng mở rộng, kết nối thiết bị khác. Có khả năng mở rộng, kết nối thiết bị khác.

Ứng dụng: Điện dân dụng, 1 số tủ điện phân phối Ứng dụng: Trong điện công nghiệp, các tủ điện
ánh sáng, ổ cắm… tổng, các nhà máy xí nghiệp lớn…

6. Lựa chọn MCB


Có nhiều cách lựa chọn MCB, MCCB. Tuy nhiên, dù cách nào thì chúng cũng phải thỏa mãn điều kiện sau:

lb < ln < lz và lscb > lsc

Trong đó:

lb là dòng điện tải lớn nhất.

ln là dòng điện định mức của MCB, MCCB.

lz là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất).

lscb là dòng điện lớn nhất mà MCB, MCCB có thể cắt.

lsc là dòng điện ngắn mạch.

Ví dụ: Tính chọn MCB cho mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha có công suất 7,5 kW. Biết điện áp
380/400V. Có hệ số công suất là 0,8. Thiết bị của hãng Schneider.

Dòng điện định mức của động cơ là:

Ta sẽ chọn dòng thiết bị của MCB vào khoảng (1 – 1,4).Iđm.



79
⇒ Dòng điện định mức của MCB cần chọn:

Imcb = 1,2.14,24 = 17,09A. Ta tra bảng chọn dòng điện lớn hơn 17,09A ta sẽ chọn 20A với mã MCB là A9F94320.

Hình 10. Chọn MCB loại A9F93320

7. Ứng dụng
MCB ngày càng được sử dụng rất phổ biến ở các công trình công nghiệp lẫn công trình dân dụng. MCB
được lắp đặt ở gia đình, công trình lớn: khách sạn, nhà hàng và các căn hộ chung cư…giúp bảo vệ an toàn
cho người sử dụng.


80
MCCB (Moulded Case Circuit Breaker)
MCCB là khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ quá tải trong mạng điện công nghiệp, dân dụng. Được đóng hộp

thành dạng khối, với dải công suất rộng từ vài trăm đến hàng ngàn ampe.

Thiết bị này được lắp trong các tủ điều khiển, tủ phân phối tổng, hoặc nơi đầu tổng mạng điện của nhà máy.

Hình 1. Moulded Case Circuit Breaker.

1. Nguyên lý bảo vệ quá tải và ngắn mạch


MCCB (Moulded case circuit breaker): là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện trong điều kiện bình

thường ở dạng khối, bảo vệ quá tải hay ngắn mạch của mạch điện khi có sự cố xảy ra.

Sau đây ta đi phân tích nguyên lý bảo vệ của MCCB.

1.1. Nguyên lý bảo vệ quá tải ở MCCB


Ở chế độ làm việc bình thường: khi có dòng điện chạy qua làm cho nhiệt độ và chiều dài thanh lưỡng kim

tăng. Nhưng tốc độ dãn nở không đủ để sinh ra chuyển động uốn của thanh, tiếp điểm của MCCB vẫn

đóng.


81
Hình 2. Bảo vệ quá tải của MCCB.

Ở chế độ quá tải: Nhiệt sinh ra đủ lớn thanh lưỡng kim bị uốn cong về phía thanh kim loại có hệ số dãn
nở nhỏ hơn. Chuyển động uốn đẩy trip bar kéo theo chốt được giải phóng làm tiếp điểm mở ra, bảo vệ

quá tải tác động, MCCB mở tiếp điểm.

1.2. Nguyên lý bảo vệ ngắn mạch của MCCB


Ở chế độ làm việc bình thường: Từ trường tạo ra bởi cuộn dây không đủ lớn để hút trip bar và tiếp điểm
của MCCB vẫn đóng.

Hình 3. Bảo vệ ngắn mạch của MCCB.


82
Khi xảy ra ngắn mạch: Từ trường tạo ra bởi cuộn dây đủ lớn hút trip bar, giải phóng chốt và tiếp điểm

được mở ra, bảo vệ ngắn mạch tác động, MCCB mở tiếp điểm.

Với bảo vệ quá tải và ngắn mạch, mạch điện sẽ làm việc ổn định tin cậy, bảo vệ thiết bị và giảm thiểu thiệt
hại ở mức thấp nhất có thể.

2. Một số định nghĩa về các thông số cơ bản trên MCCB


Nhiều bạn làm kỹ thuật thường thắc mắc các thông số ghi trên MCCB mà không hiểu hết ý nghĩa của
chúng, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm một một vài thông số quan trọng.

In: là chỉ số dòng định mức (2, 3, 6, 10, 16, 20, 25,…) của MCCB; dòng định mức đi kèm với các máy biến

áp điện lực với công suất tương ứng.

Ví dụ: Trạm 200 kVA tương ứng với 315A, trạm 250 kVA tương ứng với 400A, trạm 315 kVA tương ứng với

500A,…

Icu (Ultimate breaking capacity – kA): Là tên viết tắt của cụm từ ultimated current, đây là khả năng chịu

đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong khoảng thời gian là 1 giây.

Ví dụ: Icu = 10kA thì tiếp điểm MCCB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây.

Ics (Service breaking capacity – %Icu): là dòng điện lớn nhất tải qua tiếp điểm MCCB 3 lần với chìều dài

thời gian mỗi lần là 1 giấy mà MCCB không bị hư hỏng. Có hãng khác cũng định nghĩa là Ics là dòng điện

lớn nhất tải qua tiếp điểm CB trong thời gian 3 giây mà MCCB không bị hư hỏng. Thông số của Ics còn

cho thấy khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào từng

hãng sản xuất.

Ví dụ: Cùng là hãng LS có hai loai MCCB, loại có Ics = 50%Icu, nhưng cũng có loại Ics = 100%Icu, đó là do

công nghệ của từng hãng có thể làm được đến mức độ nào.

Characteristic cuver (còn gọi là đường cong chọn lọc của CB) chính là thông số quan trọng nhất mà quý

khách hàng cần phải quan tâm để nghiên cứu cho việc chọn cb nằm ở vị trí nào trong hệ thống điện.

Mechanical/electrical endurance là số lần đóng cắt cơ khí cho phép. Chẳng hạn bạn ngắt CB rồi bật CB
lên thì đó là 1 lần đóng ngắt. Trong khi aptomat MCB có quy định là từ 7500 đến 10000 lần, ACB khoảng
8000 lần thì aptomat MCCB là hơn 10000 lần.

Icw là khả năng chịu dòng ngắn mạch của máy cắt do nhà chế tạo đưa ra ứng với một khoảng thời gian là

1 giây.

Ir là dòng điều chỉnh bảo vệ quá tải.

Io: Giá trị dòng điện làm việc thực sự qua tải (ký tự O dùng trong chỉ số dòng điện viết tắt từ danh từ

OPERATION). 
83
Iz: Giá trị dòng điện tính toán dùng chọn tiết diện dây dẫn cung cấp đến tải. Theo tiêu chuẩn IEC, chúng ta

luôn có quan hệ sau: Io < Iz < In.

Im: Giá trị dòng điện ngắt mạch trong thời gian ngắn, công dụng bảo vệ quá tải với dòng quá tải có giá trị

lớn khoảng 10 lần dòng điện In (Im = 10.In) (Short Time Protection – ký hiệu tắt là ST).

Iinst: Giá trị dòng điện ngắt mạch tức thời, công dụng bảo vệ sự cố ngắn mạch với biên độ dòng ngắn

mạch rất lớn.

3. Cài đặt MCCB bảo vệ quá tải và ngắn mạch


Để tiến hành việc bảo vệ quá tải và ngắn mạch ta phải làm như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào phân tích cài

đặt MCCB để nó có thể làm việc ổn định, tin cậy khi có sự cố quá tải và ngắn mạch.

Hình 4. Cài đặt MCCB bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

3.1. Cài đặt MCCB với giá trị Ir


Ir = dòng định mức của tải.

Ir = xIn (Với In là dòng định mức MCCB).

Ví dụ:

MCCB có In = 2000A trong khi đó dòng tải tối đa chỉ có 1000A.

Vậy ta có thể thay đổi từ 2000A đến 1000A bằng cài đặt Ir = 0,5.In = 0,5.2000 = 1000A.

Tại sao ta không dùng luôn MCCB có dòng định mức 1000A?

Do họ đã tính toán đến việc mở rộng tải sau này, chẳng hạn dòng tải tăng từ 1000A đến 1800A ta chỉ việc
điều chỉnh dòng cài đặt Ir = 0,9.In = 0,9.2000 = 1800A.


84
Vì vậy sẽ đơn giản hơn khi ta phải thay mới một MCCB khác và các phụ kiện đi kèm đồng thời chi phí

cũng giảm đi rất nhiều.

3.2. Cài đặt MCCB bảo vệ quá tải


– Kí hiệu chức năng bởi chữ L.

– Đặc tính bảo vệ quá tải:

Nếu I > Ir thì MCCB sẽ cắt với thời gian trễ đã cài đặt.

Đặc tính phụ thuộc với thời gian ngược (I2t = K).

Ứng với bảo vệ quá nhiệt là thời gian long time pickup.

– Ta sẽ đi phân tích vùng bảo vệ quá tải từ ví dụ trên:

Ir = 1000A, tr = 1 Sec (tại 6.Ir). Tức khi ta bơm dòng 6.Ir = 6000 A thì MCCB sẽ cắt quá tải với thời gian

1s.

Nếu ta bơm dòng 5.Ir mà vẫn cài đặt tr = 1s thì thời gian cắt quá tải thực tế là bao nhiêu? Lúc này phải

xem đường đặc tính trong catalog, ta dóng giá trị 5.Ir lên đường đặc tính tr = 1s thì sẽ ra thời gian cắt quá

tải cần tìm.

3.3. Cài đặt MCCB bảo vệ ngắn mạch


– Kí hiệu chức năng bởi chữ S.

– Cài đặt dòng cắt ngắn mạch.

Đầu tiên ta phải biết giá trị dòng ngắn mạch – Inm, từ đó mới cài đặt Isd.

Ở ví dụ trên Inm = 2000 A > Isd = 2.1000 = 2000 A.

– Cài đặt thời gian: Ta có thể cài đặt đặc tính thời gian độc lập hay phụ thuộc tùy theo I2t Off hay On.


85
Hình 5. Ta có thể cài đặt đặc tính thời gian độc lập hay phụ thuộc tùy theo I2t Off hay On.

– Ở ví dụ trên ta cài đặt Isd = 2000 A, tsd = 0,2 Sec (I2t On) tức khi dòng sự cố đạt 2000A thì thời gian cắt

ngắn mạch là 0,2 Sec. Còn nếu ta cài đặt Isd = 3000 A thì theo đường đặc tính phụ thuộc thời gian cắt sẽ

nhỏ hơn so với Isd = 2000 A.

– Còn đặc tính thời gian độc lập, thì với mọi dòng Isd thời gian cắt ngắn mạch luôn không đổi.

3.4. Cài đặt MCCB bảo vệ cắt nhanh Instantaneous


Kí hiệu chức năng bởi chữ I.

Dùng đặc tính thời gian độc lập.

ti < tsd.

4. Một số dòng MCCB Schneider


Aptomat loại lớn, dòng định mức 15A đến 3200A, dòng cắt định mức 7.5kA đến 85kA

MCCB Easypact EZC: Ứng với mỗi mã thiết bị ta có dòng định mức In và dòng cắt định mức Icu khác

nhau, từ đó ta chọn được thiết bị phù hợp về mặt kỹ thuật và kinh tế cho hệ thống.

Ví dụ:

MCCB Easypact EZC100 có In từ 15A đến 100A; Icu = 7,5kA; 10kA; 15kA; 30kA.

MCCB Easypact EZC630 có In từ 400A đến 630A; Icu = 36kA; 50kA.


86
Hình 6. Từ catalogue ta chọn mã sản phẩm phù hợp cho hệ thống

MCCB Easypact CVS: In từ 16A đến 600A, Icu = 25kA, 36kA, 50kA. Sử dụng cho 3P hoặc 4P. Tuân theo

tiêu chuẩn IEC 60947-2.

Ngoài việc sử dụng số liệu trên catalogue ta còn có thể lựa chọn thiết bị dựa vào số liệu được in trên sản
phẩm.

Hình 7. Lựa chọn MCCB dựa vào số liệu in trên sản phẩm.

Trong đó cần chú ý một số thông số chính sau:

1. Loại thiết bị: kích thước khung và lớp khả năng phá vỡ.
2. Ui: điện áp cách điện định mức.

3. Uimp: xung điện áp định mức chịu được điện áp.

4. Ics: khả năng phá vỡ thực tế.

5. Icu: khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm MCCB trong điện áp hoạt động Ue

6. Ue: điện áp hoạt động.

9. Tiêu chuẩn thiết bị. 


87
Ngoài ra còn có một số dòng như MCCB Compact NSX: In từ 16A đến 630A, Icu= 25kA, 36kA, 50kA, 70kA.

Tuân theo tiêu chuẩn IEC 60947-2 và MCCB Compact NS: In= 630A đến 3200A, Icu= 50kA, 70kA, 85kA.

Tuân theo tiêu chuẩn IEC 60947-2

Hình 8. Một số sản phẩm MCCB Compact NSX

Hình 9. Một số sản phẩm MCCB Compact NS


88
Những thông số ghi trên nhãn máy động cơ 3 pha
Trên những động cơ 3 pha thường được gắn kèm với một nhãn, trên đó ghi thông tin cần thiết của động

cơ, nó được gọi là nhãn của động cơ 3 pha (hay gọi tắt là Name tag).

Hình 1. Một số nhãn của các động cơ 3 pha.

Vấn đề đặt ra là trên các nhãn đó ghi những thông tin gì? Nó có giúp ích gì cho chúng ta hay
không?

Để trả lời câu hỏi đó thì ta cùng tìm hiểu sơ lược về những thông số được ghi trên nhãn của động cơ 3 pha

qua bài viết nhé!

1. Sơ lược về các thông số trên nhãn động cơ 3 pha


Trên nhãn của một động cơ 3 pha thông thường sẽ có những thông số quan trọng như sau:

– Công suất định mức (Hp, kW, W): là công suất định mức đầu ra trên trục động cơ (động cơ), công suất

điện đưa ra (máy phát). Hay nói cách khác là công suất cơ trên trục động cơ.

– Điện áp dây định mức Uđm(V): đối với động cơ ba pha là U dây, đối với động cơ một pha thì U là điện

áp đặt trên đầu cực của động cơ (Pha-trung tính, pha-pha).

– Dòng điện dây định mức Iđm(A).

Ví dụ: Trên nhãn động cơ ghi Δ/Y – 220/380V – 7,5/4,3A có nghĩa là khi điện áp dây lưới điện bằng 220V

thì ta nối dây quấn stator theo hình tam giác và dòng điện dây định mức tương ứng là 7,5A. Khi điện áp dây

lưới điện là 380V thì dây quấn stator nối theo hình sao, dòng điện định mức là 4,3A.


89
– Tốc độ quay định mức nđm (vòng/phút).

– Tần số định mức (Hz).

– Cấp cách điện.

– Hệ số công suất định mức (cosφ).

– Hiệu suất định mức (η).

– Loại động cơ: Theo các tiêu chuẩn National Electrical Code và National Electrical Manufactures

Association (NEMA), các motor được phân loại bởi kí tự đặc trưng cho tỉ số của dòng khởi động và dòng

định mức. Có 6 loại: A, B, C, D, E, F. Bằng các kí tự này, có thể xác định chính xác được dòng định mức

của CB (Circuit Breaker), cầu chì (Fuse) và các thiết bị bảo vệ khác.

Loại A: Dòng khởi động bình thường, 5 đến 7 lần dòng định mức. Trên 7,5HP phải giảm điện áp khởi
động, momen khởi động bình thường và khoảng 150% định mức. Đây là loại motor bình thường (Normal

type), thông dụng (General Purpose) như: máy công cụ, bơm ly tâm, bộ động cơ – máy phát, quạt, máy
thổi, các thiết bị cần momen khởi động thấp.

Loại B: điện kháng cao và dòng khởi động thấp do các rãnh của rotor kín, sâu và hẹp. Thông dụng như

loại A. Nhiều nhà sản xuất chỉ chế tạo động cơ General Purpose trên 5 Hp.

Loại C: Dòng khởi động thấp 4,5 đến 5 lần định mức, momen khởi động cao khoảng 225% định mức,
rotor lồng sóc kép. Ứng dụng: máy nén khí, máy bơm kiểu piston, máy trộn, máy nghiền, băng tải

(conveyor) khởi động dưới tải, máy làm lạnh lớn, các thiết bị cần momen khởi động lớn.

Loại D: Dòng khởi động thấp, momen khởi động cao khoảng 275% định mức, dây quấn rotor có điện trở
lớn. Loại motor này chỉ thích hợp với hoạt động không liên tục (intermittent) và tốc độ không phải ổn định

vì độ trượt quá cao và hiệu suất quá thấp. Ứng dụng: máy đóng, máy cắt tỉa, xe ủi đất, máy nâng nhỏ,
máy kéo kim loại, máy khuấy,…

Động cơ rotor dây quấn: điện trở ở mạch rotor cho dòng điện khởi động thấp và momen khởi động cao.
Ứng dụng: thang máy, máy nâng, cần trục (Crane), cán thép, máy ủi, tải quặng hoặc than,…


90
Hình 2. Ví dụ về nhãn của một động cơ 3 pha bất kì.

Hình 3. Một số nhãn của động cơ 3 pha.

2. Công suất trong động cơ 3 pha


2.1. Công suất của động cơ nhận từ nguồn
Pđiện = P1 = 3U1I1cosφ

Trong đó:

U1: Điện áp pha (V)

I1: Dòng điện pha (A)

cosφ: Hệ số công suất của động cơ.

2.2. Các công suất hao phí


Trong quá trình vận hành động cơ 3 pha sẽ xảy ra một số năng lượng bị hao phí, bao gồm:

Tổn hao đồng trên dây quấn stator (Pđ1).



91
Tổn hao sắt từ trong lõi thép stator (Pt).

Công suất điện từ: Là công suất nhận từ nguồn đưa vào rotor sau khi mất đi 1 phần do tổn hao đồng và
sắt từ trên stator (Pđt).

Tổn hao đồng trên dây quấn rotor (Pđ2).

Tổn hao cơ trên trục (PC).

2.3. Công suất cơ có ích trên trục (công suất ra)


Là phần công suất cơ sau khi trừ đi do tổn hao ma sát, quạt và tổn hao phụ:

Pcơ có ích = P2 = PC – Pmq

Tổng tổn hao trong đông cơ là:

∆P = Pđ1 + Pt + Pđ2 + Pmq

2.4. Hiệu suất động cơ

3. Ví dụ về tính toán
Hãng sản xuất A có một động cơ 3 pha, nhãn của động cơ ghi những thông số như sau:

Điện áp: Y/∆ – 380/220V.

Công suất: 3 Hp.

Tốc độ: 2940 vòng/phút.

Hệ số công suất: cosφ = 0,89.

Hiệu suất động cơ: η = 91,2%.

Tần số định mức 50 Hz.

Hãy tính toán dòng điện đầy tải của động cơ và Momen quay định mức ở đầu trục động cơ.

Ta có:

– Dòng đầy tải của động cơ được xác định:


92
– Momen quay định mức ở đầu trục:


93
Relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ thứ tự pha
1. Giới thiệu
Giám sát pha điện trong hệ thống điện ba pha là rất cần thiết tại các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng,

những nơi nói chung là có sử dụng động cơ ba pha, mà trong nhà máy thì mọi hoạt động chính đều liên

quan đến động cơ. Tình trạng mất pha gây thiệt hại vô cùng lớn, bởi các motor khi bị mất pha sẽ không thể
tạo lệch pha để xoay, cuối cùng là đứng tại chổ và cháy cuộn dây.

Trong mạng điện công nghiệp sử dụng điện 3 pha, vấn đề mất pha sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với

phụ tải đặt biệt là các phụ tải động cơ. Để khác phục vấn đề này, chúng ta thường sử dụng thêm thiết bị

relay bảo vệ pha để bảo vệ cho phụ tải khỏi các sự cố nghiêm trọng khi mạng điện bị mất pha.

Hình 1. Đồ thị thể hiện sự mất pha

2. Khi nào cần bảo vệ mất pha và đảo pha trong hệ thống điện?
Bảo vệ mất pha dùng chủ yếu cho các tải 3 pha mà tại đó nếu mất 1 trong 3 pha thì sẽ gây ra sự hoạt

động sai ví dụ động cơ ba pha khi mất 1 pha thì dễ bị cháy, chỉnh lưu 3 pha nếu mất 1 pha thì điện áp DC

ngõ ra có thể bị thay đổi…

Bảo vệ đảo pha sử dụng trong trường hợp động cơ 3 pha truyền động trong các hệ thống mà chiều quay

đã được ấn định và sẽ gây ra hư hỏng nếu nhấn nút chạy thuận mà động cơ lại chạy ngược. Việc đảo

pha chỉ có thể xảy ra khi tiến hành sửa chữa, thay thế máy biến áp hoặc đường dây.


94
Hình 2. Ứng dụng bảo vệ mất pha trên máy nén khí.

3. Nguyên tắc hoạt động của relay bảo vệ mất pha, thứ tự pha
Nguyên tắc hoạt động của relay bảo vệ mất pha là khi các pha đấu nối đúng thứ tự và đủ pha thì relay ngõ
ra sẽ đóng lại, khi có lỗi mất pha hay thứ tự pha thì relay này sẽ ngắt ra.

Relay bảo vệ mất pha sẽ có tác dụng ngắt nguồn tổng khi xảy ra sự cố rớt pha, mất pha trên bất cứ pha

nào, ngoài việc bảo vệ mất pha, relay còn có thêm chức năng bảo vệ thứ tự pha. Đối với motor 3 pha thì
khi các thứ tự pha bị thay đổi thì chiều quay sẻ bị thay đổi, đồng nghĩa với việc hệ thống chạy ngược, có

một vài hệ thống mà khi chạy ngược sẻ gây ra hư hỏng lớn cho máy. Bảo vệ thứ tự pha giúp các thiết bị
luôn hoạt động đúng chiều, đặc biệt là các máy hay thường xuyên thay đổi vị trí nguồn.

4. Giới thiệu sơ lược về relay bảo vệ mất pha – Supply Monitoring


Series SM 500
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất relay bảo vệ pha, relay bảo vệ mất pha, nhưng một

trong số đó có sự hoạt động không ổn định hoặc chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn rồi chết không rõ lý
do.

Sau đây chúng ra cùng nhau tìm hiểu về một loại relay bảo vệ mất pha Supply Monitoring Series SM 500.

4.1. Tính năng bộ bảo vệ mất pha


Bảo vệ mất pha (Tránh việc cháy, hư hỏng thiết bị: động cơ, máy bơm,…).

Bảo vệ sụt áp.

Bảo vệ quá áp.

Bảo vệ lệch áp, chênh áp

Bảo vệ đảo pha, thứ tự pha điện.



95
Hình 3. Cách đấu nối dây cho bộ bảo vệ Relay bảo vệ mất pha, thứ tự pha (MG73BH).

4.2. Mô tả
Lỗi mất pha điện thông thường sẽ làm cho động cơ điện 3 pha bị cháy nếu không phát hiện kịp thời. Thiết

bị bảo vệ mất pha giúp tránh sự cố do mất pha điện gây nên. Chức năng giám sát pha điện, cảnh báo đến
thiết bị khác, hoặc cắt nguồn tải động cơ tự động. Thiết bị có thể lắp đặt cục bộ cho từng động cơ, tải cần

chức năng bảo vệ giám sát sự cố mất pha.

Ứng dụng bảo vệ mất pha trong hệ thống công nghiệp và dân dụng.

Hình 4. Hình ảnh và sơ đồ nối dây bộ bảo vệ mất pha.

4.3. Thông số kỹ thuật bộ bảo vệ mất pha 


96
Tóm tắt một vài thông số kỹ thuật của relay:

Nguồn cấp : 1 pha và 3 pha 4 dây 240 VAC.

Tần số: 50/60 Hz.

Bảo vệ thấp áp: 55 ~ 95%.

Bảo vệ cao áp: 105 ~ 125%.

Bảo vệ mất pha, đảo pha.

Chức năng delay timer: 0,5 ~ 15 s.

Nhiệt độ hoạt động: -15o ~ 55o.

Hình 5. Các thông số của bộ bảo vệ được trích từ catalog.

Các bạn có thể tải Catalog trọn bộ tại đây.

5. Một số loại relay bảo vệ mất pha khác trên thị trường
Relay bảo vệ mất pha 600PSR của hãng Selec (Ấn Độ)


97
Hình 6. Selec 600PSR

Relay bảo vệ mất pha VPRA2M của hãng Selec (Ấn Độ)

Hình 7. Selec VPRA2M

Relay bảo vệ mất pha MX100 của hãng Mikro (Malaysia)


98
Hình 8. MX100


99
Relay thời gian (Timer)
1. Relay thời gian là gì?
Relay thời gian hay còn gọi là Timer (bộ định thời gian) dùng để tạo thời gian trễ trong lúc chuyển mạch

giữa các khí cụ trong mạch điện.

Thời gian chuyển mạch của Relay thời gian tạo ra có thể nằm trong khoảng từ vài giây đến vài giờ tuỳ vào

yêu cầu bài toán mà chúng ta đặt ra.

Hình 1. Một số relay thời gian thông dụng.

Hình 2. Relay thời gian của hãng Schneider.

Các bạn có thể tải Catalog Timing Relay của hãng Schneider về tham khảo tại đây.

Relay thời gian có nhiều dạng: Cơ khí (dùng lo xo xoắn hoặc dây thiều); relay thời gian dùng khí nén

(pneumatic timing relay); relay thời gian dùng mạch điện tử (sử dụng linh kiện bán dẫn tạo thời gian trễ)…

100
Hình 3. Các dạng relay thời gian được chế tạo theo những nguyên lí khác nhau.

2. Phân loại và nguyên lí hoạt động của từng loại relay thời gian
Khi ta thiết kế, thi công các mạch điều khiển truyền động động cơ hoặc một tải nào đó thì có 2 loại relay
thời gian thường được sử dụng, đó là:

Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer).

Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer).

Cụ thể như sau:

2.1. Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer)
2.1.1. Cấu tạo

Relay thời gian cơ bản gồm 2 bộ tiếp điểm, có hình dạng và cách bố trí các chân như hình 4.


101
Hình 4. Relay thời gian cơ bản và sơ đồ chân của nó.

Relay thời gian gồm 8 chân kết nối và một lỗ khoá ở giữa nhằm cố định vị trí của nó khi đặt vào đế.

Hình 5. Đế của relay thời gian cơ bản (AH3-3).

Ý nghĩa các chân của relay thời gian như sau:

Chân 7 và 2 là chân cấp nguồn cho cuộn dây bên trong relay; chân 7 là chân dương (+), chân 2 là chân
âm (-).

Chân 8 và 1 là các chân chung cho hai bộ tiếp điểm.

Chân 3 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường mở.

102
Chân 4 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường đóng.

Chân 6 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường mở.

Chân 5 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường đóng.

Hình 6. Kí hiệu của Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer).

Hình 7. TENSE Elektronik – Timer Relays.

2.1.2. Nguyên lý hoạt động


103
Hình 8. Giản đồ mô tả hoạt động của On-delay relay timer.

Khi cấp nguồn điện vào cuộn dây của relay thời gian thông qua 2 chân nguồn (chân 7 và chân 2), các tiếp
tiếp của relay không thay đổi trạng thái ngay lập tức.

Sau một khoảng khoảng thời gian t định trước (ta cài đặt thời gian trễ trên relay thời gian) tính từ lúc cấp
điện, các tiếp điểm của relay chuyển trạng thái từ mở thành đóng hoặc từ đóng thành mở.

Sau khi các tiếp điểm chuyển đổi trạng thái thì hệ thống truyền động vẫn hoạt động bình thường.

Ta ngắt điện (ngưng cung cấp điện) khỏi cuộn dây relay thời gian thì các tiếp điểm trở về trạng thái ban
đầu.

2.1.3. Phân loại tiếp điểm

Hình 9. Mô tả cách hoạt động 2 loại tiếp điểm của On-delay relay timer.

Như hình 8, Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer) có hai loại tiếp điểm:

TR1-1: Tiếp điểm thường mở, có chức năng đóng chậm – ngắt nhanh.

TR1-2: Tiếp điểm thường đóng, có chức năng mở chậm – đóng nhanh.

2.2. Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer)
Về relay thời gian ngắt (dừng) trễ có cấu tạo tương tự như relay thời gian tác động trễ, do đó về cấu tạo ta
sẽ xem ở mục 2.1.1 và hình 4.


104
Hình 10. Kí hiệu Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer).

2.2.1. Nguyên lí hoạt động

Hình 11. Giản đồ mô tả cách hoạt động của Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer).

Khi ta cấp điện vào cuộn dây của relay thời gian ngắt trễ, các tiếp điểm của relay lập tức chuyển trạng thái
(đóng thành mở hoặc mở thành đóng). Thời gian chuyển trạng thái của relay thời gian lúc này giống thời
gian chuyển trạng thái của một relay bình thường.

Khi các tiếp điểm của relay đã chuyển đổi trạng thái thì hệ thống hoạt động bình thường.

Khi ta ngắt điện khỏi cuộn dây của relay thời gian, lúc này các tiếp điểm của relay không trở về trạng thái
ban đầu ngay mà tiếp tục duy trì trạng thái đã chuyển đổi.

Sau một khoảng thời gian t mà ta đã cài đặt trên relay (tính từ lúc ta ngắt điện khỏi cuộn dây relay) thì các
tiếp điểm của relay mới trở về trạng thái ban đầu.

2.2.2. Phân loại


105
Hình 12. Mô tả cách hoạt động 2 loại tiếp điểm của Off-delay relay timer.

Như hình 11, ta thấy:

TR1-1: Tiếp điểm thường hở, là loại tiếp điểm đóng nhanh, ngắt chậm.

TR1-2: Tiếp điểm thường đóng, là loại tiếp điểm mở nhanh, đóng chậm.


106
Relay trung gian (Control Relay)
1. Relay trung gian là gì?
Relay trung gian (Control Relay – CR) là một kiểu nam châm điện có tích hợp thêm hệ thống tiếp điểm.

Relay trung gian còn được gọi là relay kiếng, là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Gọi là một
công tắc vì relay có hai trạng thái ON và OFF. Relay ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện

chạy qua relay hay không.

Hình 1. Hình ảnh của một số Relay trung gian.

Các bạn có thể tải Catalog của Relay trung gian (hãng Schneider) để tham khảo thêm tại đây.

2. Các loại Relay trung gian


Relay trung gian 12V.


107
Hình 2. Relay trung gian 12V – 10A.

Relay trung gian 8 chân.

Hình 3. Relay trung gian 8 chân.

Relay trung gian 14 chân.

Hình 4. Relay trung gian 14 chân.

Relay trung gian 220V.

3. Cấu tạo của Relay trung gian



108
Hình 5. Cấu tạo của Relay trung gian.

– Thiết bị này bao gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây bên trong có thể là cuộn cường

độ, cuộn điện áp, hoặc cả cuộn điện áp và cuộn cường độ. Lõi thép động được gắn bởi lò xo cùng định vị
bằng một vít điều chỉnh. Cơ chế tiếp điểm bao gồm tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch.

– Relay có 2 mạch độc lập nhau hoạt động:

Một mạch là để điều khiển cuộn dây của Relay: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, tức là điều khiển
Relay ở trạng thái ON hay OFF.

Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được Relay hay không dựa vào trạng thái ON
hay OFF của Relay.

4. Nguyên lý hoạt động của Relay trung gian


Khi có dòng điện chạy qua relay, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường
hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như
thế sẽ làm thay đổi trạng thái của relay. Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là một hoặc nhiều, tùy vào thiết
kế.

Relay có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của relay: Cho dòng chạy
qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển relay ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển
dòng điện ta cần kiểm soát có qua được relay hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của relay.


109
Hình 6. Minh họa Relay trung gian hoạt động.

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, chúng ta hãy cùng xem video sau đây:

Real Group | Nguyên lý hoạt động của Relay trung gian

5. Công dụng
5.1. Công dụng của Relay trung gian
Làm nhiệm vụ “trung gian” chuyển tiếp mạch điện cho một thiết bị khác, ví như bộ bảo vệ tủ lạnh chẳng hạn

– khi điện yếu thì Relay sẽ ngắt điện không cho tủ làm việc còn khi điện ổn định thì nó lại cấp điện bình
thường. Trong bộ nạp acquy xe máy, ô tô thì khi máy phát điện đủ khỏe thì Relay trung gian sẽ đóng mạch
nạp cho acquy…


110
Hình 7. Minh họa công dụng điển hình của Relay trung gian (Kiếng).

5.2. Ứng dụng của Relay hiện nay


Relay trung gian chất lượng có lượng tiếp điểm là khá nhiều, khoảng 4 cho đến 6 tiếp điểm, có thể vừa

mở và đóng, chính vì thế cho nên thiết bị này thường được sử dụng nhằm truyền tín hiệu khi Relay chính
không đảm bảo về khả năng ngắt, đóng và số lượng tiếp điểm hay là dùng để chia tín hiệu đến nhiều bộ
phận khác từ một Relay chính trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển.

Ngoài ra, đối với những bảng mạch điều khiển sử dụng linh kiện điện tử, thiết bị điện Relay trung gian cũng

hay được sử dụng để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau bằng cách làm phần tử đầu ra, mặt khác
chúng cũng có thể cách ly được điện áp khác nhau giữa phần chấp hành thường là điện xoay chiều, điện
áp lớn (220V – 380V) với phần điều khiển (thông thường là điện áp một chiều, điện áp thấp từ 9V đến 24V).


111
Residual Current Circuit Breakers (RCCB)
Dòng rò là dòng điện rò rỉ không mong muốn trong điều kiện làm việc bình thường, có thể gây ra những

hậu quả như: tổn hao điện năng, làm sai lệch tín hiệu điều khiển, cháy nổ và có thể ảnh hướng đến tính

mạng con người.

RCCB là thiết bị được chế tạo cho mục đích chống dòng rò điện, vậy cách thức hoạt động, cấu tạo và phân

loại của nó như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sao đây.

1. RCCB là gì?
RCCB là tên gọi ở châu Âu, ở Mỹ nó có tên gọi là GFCI (Ground Fault Circuit Interrupter). RCCB thiết bị

bảo vệ an toàn quan trọng trong mạch điện, có thể tự động đo dòng điện và ngắt nguồn ngay lập tức khi

phát hiện có sự cố dòng rò xảy ra.

Hình 1. Một số thiết bị RCCB của các hãng (Schneider, Mitsubishi, LS).

Mặc dù RCCB là một loại aptomat được chế tạo với tính năng rất cơ bản đó là chống giật, tuy nhiên loại

aptomat này lại không có thêm tính năng bảo vệ quá tải của dòng điện như MCB.Vì vậy khi sử dụng nên

chú ý phân biệt các mã hiệu để không bị nhầm lẫn. Thông thường RCCB sẽ được lắp ở trước hoặc sau

thiết bị MCB tổng trong hệ thống điện.

2. Cấu tạo
Có nhiều loại RCCB đến từ nhiều hãng nhưng có cấu tạo chung như sau:

Các nút nhấn kiểm tra, cài đặt thông số và đèn báo lỗi sự cố.

Bộ chức năng chống dòng rò gồm cơ cấu phát hiện dòng điện rò (biến dòng) và cơ cấu so sánh và

khuếch đại dòng rò.

Cơ cấu truyền động đóng cắt tiếp điểm (coil, tiếp điểm, dập hồ quang,…).

Chúng ta hãy cùng xem video này (ở phút 10:10) để có cái nhìn trực quan về cấu tạo của RCCB:

Safety Circuit Breaker MCB and RCCB | How They Work?

112

3. Nguyên lý hoạt động

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý của RCCB.

RCCB chống giật sẽ hoạt động theo nguyên tắc như sau:

Dây nóng và lạnh trước khi đến tải được quấn với số vòng dây giống nhau ở biến dòng của RCCB. Đóng
tiếp điểm cấp nguồn cho tải hoạt động bình thường, lúc này hai dòng điện nóng và lạnh vào ra ở CT luôn

cân bằng.

Mặc dù có dòng điện đi trong dây dẫn nhưng không có dòng điện bên thứ cấp CT bởi vì hai dòng điện có
giá trị bằng nhau chạy ngược chiều nhau ở các khoảng thời gian nên từ trường bị triệt tiêu. Vì vậy cuộn

dây thứ cấp không có dòng diện cảm ứng chạy qua nên không hút tác động ngắt tiếp điểm, tải hoạt động
bình thường.

Khi có sự cố dòng rò xảy ra, sự chênh lệch dòng điện giữa hai dòng điện vào và ra là giá trị dòng điện rò.

Dòng điện rò này biến thiên trong lõi CT nên có dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây thứ cấp, lúc này

113
cuộn hút làm tiếp điểm hở ra ngắt nguồn bảo vệ tránh rủi ro.

Đây là video về cách hoạt động của RCCB: 

RCCB Circuit Breaker working & How RCCB trip works

4. Phân loại
– Phân loại theo tín hiệu nguồn:

Type AC: Chỉ dành cho dòng điện dư xoay chiều. Các thành phần dòng điện một chiều (DC) có thể sẽ

giảm độ nhạy và không tác động (theo IEC / EN 61008).

Type A: Ngoài các đặc điểm loại AC, loại A còn phát hiện dòng dư xung DC. Các dạng sóng như vậy có
thể do mạch chỉnh lưu diode hoặc thyristor trong các tải điện tử gây ra.

Type F: Ngoài các đặc tính phát hiện dòng rò của loại A, loại F được thiết kế đặc biệt để bảo vệ mạch nơi
có thể sử dụng các trình điều khiển tốc độ 1 pha của động cơ. Trong các mạch này, dạng sóng của dòng

điện dư có thể là tổng hợp của nhiều tần số.

Type B: loại B có thể phát hiện dòng dư AC hình sin, DC xung, hỗn hợp đa tần số cũng như dòng dư DC.
Loại B được thiết kế để sử dụng cho các tải có bộ chỉnh lưu ba pha, chẳng hạn như các bộ biến tần, trạm
sạc và thiết bị y tế….

Hình 3. Bảng phân loại RCCB theo tín hiệu nguồn


114
– Phân loại theo số cực: 2 cực hoặc 4 cực.

– Phân loại theo giá trị dòng rò: 30mA, 100mA, 300mA. 

5. Hướng dẫn lựa chọn thiết bị RCCB


– Đối với căn nhà của bạn, để chọn được một thiết bị RCCB sao cho phù hợp cũng cần sự tính toán một
cách cẩn thận, sau đây là một số trường hợp cụ thể:

Đối với nhà đất để sinh sống bình thường thì hầu hết mọi người thường lựa chọn dòng điện xoay chiều 1
Pha, nên sẽ ứng với RCCB 2P (L + N).

Trước khi lắp đặt nên tính toán tổng dòng điện trong nhà hoặc trong phòng, một cách khác đó là bạn lựa

chọn theo MCB tổng của nhà bạn.

Thường thì nhà dân nên lựa chọn thiết bị RCCB với dòng 30mA. Trong một số trường hợp cần lưu ý, đó
là với một căn nhà thấp và ẩm thì nên chọn dòng là 100mA.

– Đối với nhà xưởng sử dụng nhiều thiết bị bằng kim loại, máy móc và thiết bị cần điện áp lớn:

Đối với các xưởng sản xuất lớn ( nhỏ ) hay sử dụng nguồn điện 3P + N để ổn định ta cũng nên chọn thiết
bị 4P (3L + 1N).

Nên lựa chọn thiết bị RCCB có dòng định mức thực sự phù hợp với từng khu vực lắp đặt và các thiết bị.

Nhà máy xưởng sẽ có rất nhiều thiết bị nên khả năng rò dòng sẽ cao hơn, cần lựa chọn thiết bị rò dòng
công suất lớn đó là 300mA.

6. Phân biệt RCCB và RCBO


RCCB và RCBO được chế tạo với chức năng là bảo vệ dòng rò. Nhưng RCBO là một thiết bị hiện đại và đa
năng, kết hợp giữa RCCB và MCB nên có thêm chức năng bảo vệ ngắn mạch và quá tải.

115
Hình 4. Một số hình ảnh của RCBO.

116
So Sánh Contactor Và Relay Trong Hệ Thống Điện
1. Khái Niệm Chung Về Contactor
1.1. Contactor là gì?
Contactor ( khởi động từ) là một khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng ngắt thường xuyên các mạch điện

động lực đóng ngắt của Contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy
lực. Nhưng thông dụng nhất là các loại Contactor điện từ. Contactor được sử dụng để điều khiển động cơ

điện, chiếu sáng, tụ điện, máy bơm, máy sấy nhiệt và các phụ tải khác.

Hình 1. Thiết bị Contactor của hãng Schneider

1.2. Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động của Contactor


– Cấu tạo Contactor bao gồm 3 phần chính:

Nam châm điện gồm các thành phần sau: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, Lõi sắt, Lò xo tác

dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn

dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

Hệ thống tiếp điểm của Contactor bao gồm Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp

điểm chính là tiếp điểm thường đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor. Tiếp điểm phụ:

Thường đóng và thường hở. Tiếp điểm thường đóng: là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn dây

117
nam châm trong Contactor ở trạng thái nghỉ. Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt

động. Tiếp điểm thường mở: ngược lại thường đóng.

Hình 2. Cấu tạo của thiết bị Contactor

– Nguyên lý hoạt động của Contactor:


Khi cấp nguồn điều khiển cho Contactor vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì tạo ra

lực từ. Lực từ được tạo ra hút phần lõi từ hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo).
Contactor chuyển trạng thái hoạt động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ tác động hệ

thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, cấp nguồn cho thiết bị.


118
Hình 3. Nguyên lý hoạt động của Contactor

1.3. Các loại tải ứng dụng Contactor


– Contactor thì được ứng dụng cho 4 loại tải: AC-1, AC-2, AC-3, AC-4.

AC-1: Đối với các tải không cảm ứng hoặc Tải cảm ứng nhẹ, lò điện trở. Ví dụ: Quạt, máy sấy, lò hơi…

AC-2: Dùng đóng cắt cho tải động cơ không đồng bộ rotor dây quấn, khởi động phanh nhấp nhả, hãm

ngược. Ví dụ: Bơm, chiếu sáng, quạt…

AC-3: Dùng đóng cắt cho tải động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc, cho khởi động sao/tam giác, các
mạch điện cẩu trục. Ví dụ: Điều hòa, máy bơm, thang máy…

AC-4: Dùng cho tải động cơ rotor lồng sóc, phanh hãm ngược, nhấp nhả, đảo chiều quay. Ví dụ: Bơm,
máy trộn, máy nén…

2. Khái Niệm Chung Về Relay


2.1. Relay là gì?
– Relay ( Rơ-le điện) là một công tắc chuyển đổi, dùng để đóng cắt mạch điều khiển, nó hoạt động bằng
điện. Nó là một công tắc vì có 2 trạng thái ON và OFF ( thường mở và thường đóng ).

– Relay ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không. Relay tính năng
bảo vệ, phát hiện sự cố quá dòng, quá áp, dòng công suất ngược, thấp hoặc quá tần số cho phép.


119
Hình 4. Thiết bị relay của hãng Schneider

2.2. Sơ lược về Relay


Cuộn dây: Được quấn quanh lỗi sắt tạo ra lực từ. Bao gồm cả phần tĩnh và phần động.

Chân COM: Chân tín hiệu chung. Kết nối 1 trong 2 chân còn lại.

Chân NO (thường mở): Trạng thái bình thường là nó mở. Trạng thái khi rơ le ở trạng thái ON, chân COM
sẽ nối với chân này. Tiếp điểm này sẽ được đóng lại.

Chân NC ( thường đóng ): Trạng thái bình thường là nó đóng. Trạng thái khi rơ le ở trạng thái OFF, chân
COM sẽ nối với chân này. Tiếp điểm này sẽ được mở ra.

2.3. Nguyên lý hoạt động Relay


120
Hình 5. Nguyên lý hoạt động chung của Relay

Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường
hút.

Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện.

Làm thay đổi trạng thái của relay, điều khiển rơ le ở trạng thái thường đóng hay thường mở.

3. So Sánh Contactor và Relay


3.1. Giống nhau
Đều là các khí cụ điện, có cấu tạo và chức năng riêng biệt trong mạch điện. Tùy vào mục đích sử dụng mà
ta sẽ sử dụng những khí cụ nào cần thiết cho mạch điện.

3.2. Khác Nhau

STT Contactor Relay

1 Nhiệm vụ: Đóng hoặc mở mạch điện. Nhiệm vụ: Bảo vệ mạch điện.

2 Kích thước: Nhỏ nhất cũng phải vài Kích thước: có thể từ nhỏ xíu (bằng 1 con IC 8
ampe,lớn có khi đến vài trăm Ampe. chân) đến mức trung bình (cỡ khởi động từ 
121
30A).

Điện áp tiếp điểm: tối thiểu cũng phải vài


3 Dòng điện tiếp điểm: có thể từ 0,1 A đến 30A.
trăm Voltage.

Số lượng tiếp điểm: Thường từ 2 đến 4 cặp


Điện áp tiếp điểm: có thể từ 12V, 24V đến
tiếp điểm chính. Có tiếp điểm chính và tiếp
4 400V.
điểm phụ, có buồng dập hồ quang.

Cuộn dây: thường chỉ có 1 cuộn. Điện áp Số lượng tiếp điểm: có thể từ 1 cho đến hàng
thường là 48VDC đến 250VDC, 110VAC đến chục tiếp điểm. có thể có tiếp điểm đơn, có thể
380 VAC. Riêng loại công tắc tơ DC có thể tiếp điểm đôi. các tiếp điểm thường có kích
5
có 2 cuộn dây. Một cuộn điện trở thấp để thước bằng nhau. Không có buồng dập hồ

khởi động, một cuộn điện trở cao để duy trì. quang.

Cuộn dây: có thể có 1 cuộn dây, 2 cuộn dây.

điện áp cuộn dây có thể từ 6V đến 250V, AC


Công tắc tơ chỉ dùng cho mạch động lực.
hoặc DC.
Nếu dùng cho mạch điều khiển thì chỉ để cấp
6
Dùng cho mạch điều khiển là chủ yếu. Nếu
nguồn cho nó thôi.
dùng cho mạch công suất thì chỉ công suất nhỏ
thôi.


122
Tiếp xúc điện
1. Khái niệm
Điểm tiếp giáp giữa hai vật dẫn điện, nơi mà dòng điện có thể chạy từ vật dẫn này sang vật dẫn khác gọi là

tiếp xúc điện.

Bề mặt chỗ tiếp giáp của các vật dẫn được gọi là bề mặt tiếp xúc điện.

Hình 1. Hình chụp bằng máy ảnh hồng ngoại cho thấy điểm tiếp xúc bị nóng đỏ do quả tải.

2. Phân loại
Dựa vào mối liên kết tiếp xúc, ta chia tiếp xúc điện ra các dạng sau:

2.1 Tiếp xúc cố định


Tiếp xúc cố định là hai vật dẫn tiếp xúc liên kết chặt cứng bằng bulông, đinh vít, đinh rive,…

Ví dụ: Chỗ nối hai dây dẫn, chỗ nối của dây dẫn với thiết bị.

Yêu cầu:

Ở chế độ làm việc bình thường không bị phát nóng quá nhiệt độ cho phép.

Ổn định nhiệt và lực điện động khi có dòng điện ngắn mạch đi qua.


123
Hình 2. Tiếp xúc cố định


124
Hình 3. Ví dụ về tiếp xúc cố định bắt bulong

2.2. Tiếp xúc đóng mở


Tiếp xúc đóng mở là tiếp xúc mà có thể làm cho dòng điện bị ngắt hoặc chạy từ vật dẫn này sang vật dẫn
khác (như các tiếp điểm trong thiết bị đóng cắt).


125
Tiếp xúc đóng cắt làm việc trong điều kiện nặng nề nhất, nhất là tiếp xúc của các máy cắt khi đóng cắt
mạch có dòng điện sự cố.

Yêu cầu:

Chịu được hồ quang điện.

Có khả năng đóng cắt mạch điện một cách nhanh chóng, dứt khoát. Lúc ngắn mạch các tiếp điểm không
bị dính lại.

Các tiếp điểm phải chịu đựng được một số lần thao tác nhất định mà không bị hư hỏng về cơ học.

Tiếp xúc phải có tính đàn hồi tốt để chịu được sức dập cơ học lúc đóng.

Khi dòng làm việc lớn (> 1000 A) phải có hai hệ thống tiếp điểm.

Hình 4. Ví dụ về tiếp xúc đóng mở

2.3. Tiếp xúc trượt

Hình 5. Tiếp xúc giữa chổi than và vành góp trong máy điện.

126
Tiếp xúc trượt là tiếp xúc mà vật dẫn này có thể trượt trên bề mặt của vật dẫn kia (ví dụ như chổi than trượt

trên vành góp máy điện).

Tiếp xúc đóng mở và tiếp xúc trượt đều có hai phần, phần động (gọi là tiếp điểm động) và phần tĩnh (gọi là
tiếp điểm tĩnh).

– Ngoài ra, ba dạng tiếp xúc trên đều có thể tiến hành tiếp xúc dưới ba hình thức:

Hình 6. Lực ép tiếp điểm và điện trở tiếp xúc của các loại tiếp điểm khác nhau.

Tiếp xúc điểm: là hai vật tiếp xúc với nhau chỉ ở một điểm hoặc trên bề mặt diện tích với đường kính rất

nhỏ (như tiếp xúc hai hình cầu với nhau, hình cầu với mặt phẳng, hình nón với mặt phẳng,…).

Tiếp xúc đường: là hai vật dẫn tiếp xúc với nhau theo một đường thẳng hoặc trên bề mặt rất hẹp (như tiếp
xúc hình trụ với mặt phẳng, hình trụ với trụ,…).

Tiếp xúc mặt: là hai vật dẫn điện tiếp xúc với nhau trên bề mặt rộng (ví dụ tiếp xúc mặt phẳng với mặt
phẳng,…).

Các yêu cầu đối với tiếp xúc điện tùy thuộc ở công dụng, điều kiện làm việc, tuổi thọ yêu cầu của thiết bị và

các yếu tố khác. Một yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới độ tin cậy làm việc và nhiệt độ phát nóng của tiếp xúc
điện là điện trở tiếp xúc Rtx.

3. Điện trở tiếp xúc


3.1. Điện trở tiếp xúc
Khi đặt hai vật dẫn tiếp xúc nhau, ta sẽ có diện tích bề mặt tiếp xúc: Sbk = a.l


127
Hình 5. Tiếp xúc của hai vật dẫn

Trên thực tế diện tích bề mặt tiếp xúc thực nhỏ hơn nhiều a.l vì giữa hai bề mặt tiếp xúc dù gia công thế
nào thì vẫn có độ nhấp nhô. Do đó, khi hai vật tiếp xúc với nhau thì chỉ có một số điểm như trên hình 4
chạm vào nhau. Do đó diện tích tiếp xúc thực nhỏ hơn diện tích tiếp xúc biểu kiến Sbk = a.l .

Diện tích tiếp xúc còn phụ thuộc vào lực ép lên trên tiếp điểm và vật liệu chế tạo tiếp điểm, lực ép càng lớn
thì diện tích tiếp xúc càng lớn. Diện tích tiếp xúc thực ở một điểm (như mặt cầu tiếp xúc với mặt phẳng) xác
định bởi công thức

Nếu tiếp xúc ở n điểm thì diện tích sẽ lớn lên n lần so với biểu thức trên. Dòng điện chạy từ vật này sang
vật khác chỉ qua những điểm tiếp xúc, như vậy dòng điện ở các chỗ tiếp xúc đó sẽ bị thắt hẹp lại, dẫn tới
điện trở ở những chỗ này tăng lên. Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm bất kỳ được tính theo công thức:

3.2. Nguyên nhân gây ra điện trở tiếp xúc



128
Bề mặt tiếp xúc điện luôn luôn có những chỗ sù sì do các chỗ lồi lõm rất nhỏ tạo nên ⇒ hạn chế bằng
cách tạo lực nén tiếp xúc, làm nhẳn bề mặt tiếp xúc.

Sự oxi hóa các bề mặt tiếp xúc làm tăng điện trở quá độ tiếp xúc lên rất cao ⇒ tránh hiện tượng oxi-hóa
các bề mặt tiếp xúc.

Nhiệt độ chỗ tiếp xúc khi có dòng điện chạy qua xác định bởi trị số dòng điện, điện trở quá độ tiép xúc,
điều kiện làm mát của chỗ tiếp xúc và việc dẫn lượng nhiệt thoát từ đầu tiếp xúc. Điện trở quá độ tiếp xúc
càng bé thì nhiệt độ phát nóng tiếp xúc càng bé ứng với dòng điện phụ tải đã cho. Nhiệt độ phát nóng lớn

nhất cho phép với phụ tải lâu dài của tiếp xúc thanh dẫn và một số thiết bị điện vào khoảng 70-750C.

Dòng ngắn mạch gây ra hiệu ứng nhiệt và lực điện động rất nguy hiểm, làm tăng điện trở tiếp xúc hoặc
hư hỏng đầu tiếp xúc ⇒ đối với đầu tiếp xúc đóng cắt, khi lựa chọn khí cụ điện phải đảm bảo điều kiện ổn

định nhiệt, lực điện động.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc
Vật liệu chế tạo tiếp điểm (độ cứng của vật liệu): với cùng một lực F khi vật liệu càng mềm thì tổng diện
tích bề mặt tiếp xúc cơ càng lớn.

Lực ép lên tiếp điểm: lực nén lớn sẽ ép các chỗ lồi lõm làm tăng tổng bề mặt tiếp xúc, giảm điện trở tiếp
xúc. Xem thêm ở hình 6.

Hình 7. Điện trở tiếp xúc khi lực nén tăng.

Hình dạng của tiếp điểm: điểm; đường; mặt; …

Nhiệt độ của tiếp điểm.


129
Hình 8. Sự nóng lên của tiếp xúc điện.

Tình trạng bề mặt tiếp điểm: sạch; có sơn; có oxit…

Mật độ dòng điện.

3.3. Các biện pháp làm giảm điện trở tiếp xúc
Bôi mỡ chống rỉ.

Chọn vật liệu có điện thế hoá học giống nhau.

Sử dụng vật liệu ít bị oxi hoá.

Mạ điện các tiếp điểm.

Tăng lực ép lên tiếp điểm.

Cải tiến các thiết bị dập hồ quang điện.

Làm đúng quy trình khi chế tạo tiếp xúc điện .

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

CÂU HỎI
1. Hãy nêu các dạng tiếp xúc trong thiết bị điện, ý nghĩa của điện trở tiếp xúc và các yếu tố ảnh hưởng tới
điện trở tiếp xúc?

2. Hãy nêu rõ và phân tích từng yêu cầu đối với vật liệu làm tiếp điểm trong thiết bị điện và nêu một vài loại
tiếp điểm được dùng trong các thiết bị điện thông dụng mà anh chị biết. Nguyên nhân gây ra hư hỏng tiếp
điểm? Những biện pháp khắc phục hoặc hạn chế hư hỏng tiếp điểm.

3. Nêu rõ các nguyên nhân hư hỏng tiếp xúc trong thiết bị điện và các biện pháp khắc phục? Đồng thời cho
biết thiết bị điện nào mà anh chi đã biết có sử dụng biện pháp vừa nêu?

4. Nêu rõ vai trò của việc nghiên cứu phát nóng trong nghiên cứu chế tạo và sử dụng thiết bị điện? Ý nghĩa,

các yêu cầu của cách điện và phân loại cách điện trong thiết bị điện?

5. Tiếp xúc điện là gì? Có những dạng và hình thức tiếp xúc nào? Tại sao diện tích tiếp xúc thực lại nhỏ hơn
diện tích tiếp xúc đo được? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến diện tích tiếp xúc?


130

131
Tính chọn thiết bị đóng cắt và bảo vệ

1. Khởi động trực tiếp (DOL)


Phương pháp khởi động này phù hợp với các ứng dụng sử dụng động cơ có công suất nhỏ (Pđm<7,5kW)

như bơm nước, quạt, cửa cuốn…Với các ưu điểm ít thiết bị, gọn gàng, chi phí thấp.

Khi khởi động động cơ bằng phương pháp này, động cơ sẽ được đấu Y hoặc Δ nên chỉ có 3 đầu dây ra, lúc

này dòng điện đi qua một mạch nhánh duy nhất nên ta có cách chọn thiết bị như sau:

2. Khởi động Y/Δ


Phương pháp khởi động này thường được dùng để khởi động động cơ có công suất từ 7,5kW trở lên nhằm
giảm dòng khởi động và tránh sụt áp lưới. Khi khởi động động cơ sẽ hoạt động ở chế độ Y, sau một khoảng

thời gian động cơ sẽ hoạt động ở chế độ Δ.

Khi khởi động động cơ bằng phương pháp này, động cơ sẽ có 6 đầu dây ra, dòng điện đi qua hai mạch

nhánh song song nên ta có cách chọn thiết bị như sau:


132
3. Áp dụng thực tế
Giả sử ta có một động cơ KĐB 3 pha có công suất Pđm=6kW, hãy tính chọn thiết bị đóng cắt và bảo vệ cho

động cơ trên khi khởi động bằng 2 phương pháp trên. Biết động cơ khởi động trực tiếp đấu kiểu Δ, hiệu

suất 80%, hệ số công suất động cơ là 0,8.

3.1. Chọn MCB


Quan sát ở trên ta thấy, ở cả 2 phương pháp khởi động có cách tính chọn MCB bảo vệ ngắn mạch tương

tự nhau. Đồng thời, do tải điều khiển là động cơ, tải cuộn kháng nên ta sẽ chọn MCB có đặc tính bảo vệ
loại C.


133
Hình 1. Tra catalogue chọn MCB.

3.2. Chọn Contactor

Hình 2. Tra Catalogue chọn Contactor DOL.

Hình 3. Tra Catalogue chọn Contactor Y/Δ.

Chọn coil cho Contactor, có điện áp là Uđk = 220 VAC.



134
Hình 4. Tra Catalogue chọn coil cho contactor.

3.3.Chọn relay nhiệt

Hình 5. Tra Catalog để lựa chọn relay nhiệt DOL.


135
Hình 6. Tra Catalog để lựa chọn relay nhiệt Y/Δ.

Lưu ý: Khi chọn Relay nhiệt cần phải xem xét kết nối cơ khí nó có phù hợp với Contactor mà mình đã lựa
chọn hay không?


136
Tổng quan về khí cụ điện
1. Khái niệm chung về khí cụ điện
Khí cụ điện là thiết bị điện dùng để: đóng cắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều khiển, khống chế các đối

tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chung trong trường hợp sự cố.

Khí cụ điện có rất nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích cỡ khác nhau, được dùng

rộng rải trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Hình 1. Một số khí cụ điện thường gặp trong công nghiệp.

2. Phân loại khí cụ điện


2.1. Phân loại theo công dụng
Nhóm khí cụ điện khống chế: dùng để đóng cắt, điều chỉnh tốc độ chiều quay của các máy phát điện,

động cơ điện (như cầu dao, MCCB, MCB, Contactor).

Nhóm khí cụ điện bảo vệ: làm nhiệm vụ bảo vệ các động cơ, máy phát điện, lưới điện khi có quá tải, ngắn
mạch, sụt áp,… (như Relay, cầu chì, máy cắt,…).

Hình 2. Nhóm khí cụ điện bảo vệ.

Nhóm khí cụ điện tự động điều khiển từ xa: làm nhiệm vụ thu nhận phân tích và khống chế sự hoạt động

của các mạch điện, như khởi động từ.

Nhóm khí cụ điện hạn chế dòng điện ngắn mạch (như điện trở phụ, cuộn kháng,…).

137

Hình 3. Phụ kiện biến tần điện trở hãm Fuji Electric BRU-4.8KW và cuộn kháng.

Nhóm khí cụ điện làm nhiệm vụ duy trì ổn định các tham số điện (như ổn áp, bộ tự động điều chỉnh điện

áp máy phát …)

Hình 4. Máy biến áp.

Nhóm khí cụ điện làm nhiệm vụ đo lường (như máy biến dòng điện, biến áp đo lường,…)

Hình 5. Hợp bộ biến dòng đo lường – biến áp đo lường ba pha 24kV (MOF 24).

2.2. Phân loại theo tính chất dòng điện


138
Nhóm khí cụ điện dùng trong mạch điện một chiều.

Nhóm khí cụ điện dùng trong mạch điện xoay chiều.



2.3. Phân loại theo nguyên lý làm việc
Khí cụ điện được chia các nhóm với nguyên lý điện cơ, điện từ, từ điện, điện động, nhiệt, có tiếp xúc và
không có tiếp xúc.

2.4. Phân loại theo điều kiện làm việc


Loại làm việc vùng nhiệt đới khí hậu nómg ẩm, loại làm việc ở vùng ôn đới , có loại chống được khí cháy

nổ, loại chịu rung động…

2.5. Phân loại theo cấp điện áp


Khí cụ điện hạ áp có điện áp dưới 3 kV.

Khí cụ điện trung áp có điện áp từ 3 kV đến 36 kV.

Khí cụ điện cao áp có điện áp từ 36 kV đến nhỏ hơn 400 kV.

Khí cụ điện siêu cao áp có đIện áp từ 400 kV trở lên.

3. Các yêu cầu khí cụ điện


Phải đảm bảo sử dụng được lâu dài đúng tuổi thọ thiết kế khi làm việc với các thông số kỹ thuật ở định
mức.

Thiết bị điện phải đảm bảo ổn định lực điện động và ổn định động khi làm việc bình thường, đặc biệt khi

sự cố trong giới hạn cho phép của dòng điện và điện áp.

Vật liệu cách điện chịu được quá áp cho phép.

Thiết bị điện phải đảm bảo làm việc tin cậy, chính xác an toàn, gọn nhẹ, dễ lắp ráp, dễ kiểm tra sửa chữa.

Ngoài ra còn yêu cầu phải làm việc ổn định ở điều kiện khí hậu môi trường mà khi thiết kế cho phép.

CÂU HỎI
1. Những yêu cầu cơ bản về khí cụ điện? Cho biết khái niệm về ổn định điện động và ổn định nhiệt?

2. Khí cụ điện là gì? Các phương pháp phân loại khí cụ điện. Các loại điện áp thử nghiệm của khí cụ điện?

139
Thermal Overload Relay (TOR)
Để tránh tình trạng quá tải trong các thiết bị điện, người ta thường sử dụng relay nhiệt. Nhưng cách sử

dụng, đấu nối, nó hoạt động như thế nào? Chúng ta hãy cùng làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết

sau đây.

1. Relay nhiệt là gì?


Relay nhiệt là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm

với contactor (khởi động từ). Relay nhiệt có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt

của các thanh kim loại.

Hình 1. Hình ảnh một số relay nhiệt của một số hãng sản xuất.

Trong công nghiệp, relay nhiệt được lắp kèm với contactor. Do relay nhiệt cần phải có quá trình khoảng vài

giây đến vài phút mới tác động. Vì vậy, không thể sử dụng relay nhiệt để bảo vệ ngắn mạch cho động cơ và

thiết bị được.


140
Hình 2. Relay nhiệt được lắp kèm với contactor để bảo vệ quá tải.

2. Cấu tạo

Hình 3. Mô tả cấu tạo relay nhiệt.

Có thể nói relay nhiệt có cấu tạo không quá phức tạp và cách sử dụng cũng rất đơn giản.

1. Đòn bẩy.

2. Tiếp điểm thường đóng.

3. Tiếp điểm thường mở.

4. Vít chỉnh dòng điện tác động.



141
5. Thanh lưỡng kim.

6. Dây đốt nóng.

7. Cần gạt.

8. Nút phục hồi.

Kí hiệu của relay nhiệt:

Hình 4. Kí hiệu của relay nhiệt.

3. Nguyên lí hoạt động

Hình 5. Nguyên lí hoạt động của relay nhiệt.


142
Relay nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện.

Phần tử cơ bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn
nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hay thép
crom – niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar). Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng

phương pháp cán nóng hoặc hàn.

Khi đốt nóng do dòng điện, phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn, có thể dùng
trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải
có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

Hình 6. Khi xảy ra hiện tượng quá tải.

Real Group | Nguyên lí hoạt động của relay nhiệt

4. Phân loại
– Theo kết cấu relay nhiệt chia thành hai loại: Kiểu hở và kiểu kín.

– Theo yêu cầu sử dụng: Loại một cực và hai cực.



143
– Theo phương thức đốt nóng:

Đốt nóng trực tiếp: Dòng điện đi qua trực tiếp tấm kim loại kép. Loại này có cấu tạo đơn giản, nhưng khi
thay đổi dòng điện định mức phải thay đổi tấm kim loại kép, loại này không tiện dụng.

Đốt nóng gián tiếp: Dòng điện đi qua phần tử đốt nóng độc lập, nhiệt lượng toả ra gián tiếp làm tấm kim
loại cong lên. Loại này có ưu điểm là muốn thay đổi dòng điện định mức ta chỉ cần thay đổi phần tử đốt
nóng. Nhược diểm của loại này là khi có quá tải lớn, phần tử đốt nóng có thể đạt đến nhiệt độ khá cao

nhưng vì không khí truyển nhiệt kém, nên tấm kim loại chưa kịp tác độc mà phần tử đốt nóng đã bị cháy
đứt.

Đốt nóng hỗn hợp: Loại này tương đối tốt vì vừa đốt trực tiếp vừa đốt gián tiếp. Nó có tính ổn định nhiệt
tương đối cao và có thể làm việc ở bội số quá tải lớn.

5. Ý nghĩa của những ký hiệu relay nhiệt

Hình 7. Relay nhiệt hãng Schneider.

Bạn có thể dễ dàng nhìn trên ký hiệu rơ le nhiệt đó là: NO, NC và COM.

COM (common): là chân chung, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối

chung với chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của Relay.

NC (Normally Closed): Nghĩa là bình thường nó đóng. Nghĩa là khi Relay ở trạng thái OFF, chân COM sẽ
nối với chân này.

NO (Normally Open): Khi Relay ở trạng thái ON (có dòng chạy qua cuộn dây) thì chân COM sẽ được nối
với chân này.

Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi Relay ở trạng thái OFF. Và khi Relay ON
thì dòng này bị ngắt. 
144
Ngược lại thì nối COM và NO.

6. Chọn relay nhiệt cho mạch điều khiển động cơ

Hình 8. Đặc tính Ampe – giây (A-s).

Đặc tính cơ bản của relay nhiệt là quan hệ giữa dòng điện phụ tải chạy qua và thời gian tác động của nó
(gọi là đặc tính thời gian – dòng điện, A – s). Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu giữ được tuổi thọ lâu dài của
thiết bị theo đíng số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất, các đối tượng bảo vệ cũng cần đặc tính thời gian
dòng điện.

Lựa chọn đúng relay là sao cho đường đặc tính A – s của relay gần sát đường đặc tính A – s của đối tượng
cần bảo vệ. Nếu chọn thấp quá sẽ không tận dụng được công suất của động cơ điện, chọn cao quá sẽ làm
giảm tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ.

Trong thực tế, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của Rơle nhiệt bằng dòng điện định mức
của động cơ điện cần bảo vệ, relay sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3).Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ

tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải được xem xét.

7. Cách đấu nối chuyển đổi relay nhiệt 3 pha thành 1 pha
Relay nhiệt là thiết bị bảo vệ từ nhiệt thông qua các thanh lưỡng kim. Relay nhiệt thường được thiết kế
với 3 cực độc lập chính là 3 thanh lưỡng kim. Ba thanh lưỡng kim này chính là thiết kế dùng để sử dụng
cho dòng điện 3 pha.

Ngoài ra relay nhiệt 3 pha còn có thể sử dụng cho dòng điện 1 pha bằng cách đấu nối giống như một

trong hai sơ đồ sau:


145
Hình 9. Sơ đồ đấu nối chuyển đổi relay nhiệt 3 pha thành 1 pha


146
Thiết bị vận hành bằng tay
1. Sơ lược về các thiết bị điều khiển động cơ
Thiết bị điều khiển là một bộ phận chi phối năng lượng được cung cấp cho tải điện. Tất cả các thành phần

được sử dụng trong các mạch điều khiển động cơ có thể được phân loại là thiết bị điều khiển chính hoặc

phụ.

Ta có một số thiết bị điều khiển chính như contactor, bộ khởi động mềm hoặc bộ điều khiển…

Thiết bị điều khiển phụ như relay, công tắc chuyển đổi, nút nhất, nó được sử dụng để kích hoạt đóng hoặc

mở thiết bị điều khiển chính.

Hình 1. Mạch điều khiển động cơ điển hình (mạch khởi động trực tiếp).

Trong hình 1, việc đóng tiếp điểm công tắc có mục đích là để cấp nguồn điện vào cuộn dây contactor. Làm

đóng tiếp điểm của contactor thì động cơ sẽ hoạt động.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài loại thiết bị phụ điều khiển bằng tay, bao gồm: công
tắc, nút nhấn và đèn báo.

Các bạn có thể tải Catalog của các thiết bị trên (hãng Schneider) để tham khảo thêm về cấu tạo, phân loại

của chúng.

 Download Catalog

2. Công tắc (Switch)


2.1. Khái niệm

147
Công tắc là tên của một thiết bị (xét trong mạch điện), hoặc một linh kiện (xét trong một thiết bị điện, sử

dụng với mục đích để đóng/bật – ngắt/mở/tắt dòng điện hoặc chuyển hướng trạng thái đóng – ngắt trong tổ

hợp mạch điện có sử dụng chung một công tắc.

Hay rõ hơn, trong mạng điện, một công tắc có thể cùng lúc chuyển trạng thái đóng – ngắt cho 1 hoặc nhiều

mạch điện thành phần. Cầu dao, khóa điện, relay,… là những dạng công tắc đặc biệt, được người Việt đặt

tên riêng để phân biệt do cách chế tạo, công năng sử dụng.

2.2. Cấu tạo


Công tắc được cấu tạo từ 2 điểm của đường dây tải điện và cầu nối giữa chúng (giúp 2 điểm “tiếp xúc” với

nhau). Công tắc có thể là công tắc đơn (2 điểm, kết nối 1-1) hoặc đa điểm (kết nối 1-n hoặc n-1 hoặc n-n

hoặc n-m, trong đó n, m > 1).

Một công tắc có các bộ phận chính sau:

Tiếp điểm tĩnh.

Tiếp điểm động.

Cơ cấu tác động: chuyển trạng thái tiếp điểm.

Vỏ bảo vệ.

2.3. Phân loại

Chúng ta hãy xem ở hình 2 để biết thêm một số loại công tắc điện, như 2 cực, 3 cực,…

148

Hình 2. Một số loại công tắc cơ bản.

149

Hình 3. Công tắc xoay và bảng trạng thái của nó.

Hình 4. Một số công tắc hành trình (Limit Switch).

Cụ thể phân loại như sau:

2.3.1. Theo số pha


Công tắc một pha.

Công tắc ba pha.

2.3.2. Theo phương thức tác động


Công tắc ấn: tác động bằng tay, chỉ có vị trí tác động đóng/ngắt.

Công tắc gạt (Toggle Switch): tác động bằng tay, có thể có hoặc vị trí tác động.

Công tắc xoay (Rotary Switch): tác động bằng tay, có thể có nhiều vị trí tác động.

Công tắc hành trình (Limit Switch): được sử dụng để cảm biến vị trí và tự động tác động, thường có vị trí,

nhưng một số loại có vị trí.

2.3.3. Dựa trên số cực và điểm chuyển mạch


Dựa trên số cực và điểm chuyển mạch, công tắc được phân loại thành các loại sau:

Cực đại diện cho số lượng các mạch điện riêng lẻ có thể được chuyển đổi. Hầu hết các thiết bị chuyển
mạch được thiết kế có một, hai hoặc ba cực và được chỉ định là cực duy nhất, đôi cực và ba cực.
150
Số lượng điểm chuyển mạch đại diện cho số trạng thái mà dòng điện có thể truyền qua công tắc. Hầu hết

các thiết bị chuyển mạch được thiết kế để có một hoặc hai điểm chuyển mạch được chỉ định là điểm

chuyển mạch đơn và điểm chuyển mạch đôi.

2.3.3.1. Công tắc chuyển mạch đơn cực, một vị trí – Single Pole Single Throw Switch (SPST)

Hình 5. SPST switches.

Đây là công tắc ON và OFF cơ bản bao gồm một tiếp điểm đầu vào và một tiếp điểm đầu ra.

Nó chuyển mạch đơn và nó có thể thực hiện (ON) hoặc ngắt (OFF) tải.

Các tiếp điểm của SPST có thể là các cấu hình thường mở hoặc thường đóng.

2.3.3.2. Công tắc chuyển mạch 2 cực, một vị trí – Double Pole Single Throw Switch (DPST)

Hình 6. Double Pole Single Throw Switch (DPST)

Công tắc này bao gồm bốn đầu cuối, hai tiếp điểm đầu vào và hai tiếp điểm đầu ra.
151
Nó hoạt động giống như hai cấu hình SPST riêng biệt, hoạt động cùng một lúc.

Nó chỉ có một vị trí BẬT, nhưng nó có thể kích hoạt đồng thời hai liên lạc, sao cho mỗi tiếp điểm đầu vào

sẽ được kết nối với đầu ra tương ứng của nó.

Ở vị trí OFF, cả hai công tắc đều ở trạng thái mở.

Loại công tắc này được sử dụng để điều khiển hai mạch khác nhau tại một thời điểm.

Ngoài ra, các tiếp điểm của công tắc này có thể là các cấu hình thường mở hoặc thường đóng.

2.3.3.3. Công tắc chuyển mạch, 2 cực, hai vị trí – Double Pole Double Throw Switch (DPDT)

Hình 7. DPDT Switch to control Motor direction of rotation.

Đây là công tắc BẬT / TẮT kép gồm hai vị trí BẬT.

Nó có sáu thiết bị đầu cuối, hai là địa chỉ liên lạc đầu vào và còn lại bốn là địa chỉ liên lạc đầu ra.

Nó hoạt động giống như hai cấu hình SPDT riêng biệt, hoạt động cùng một lúc.

Hai liên lạc đầu vào được kết nối với một bộ liên lạc đầu ra ở một vị trí và ở vị trí khác, các số liên lạc đầu
vào được kết nối với một bộ tiếp điểm đầu ra khác.

2.3.4. Công tắc lật

152

Hình 8. Công tắc gạt (Toggle Switch) và kí hiệu của nó.

Công tắc chuyển đổi được điều khiển bằng tay (hoặc đẩy lên hoặc xuống) bằng tay cầm cơ khí, cần gạt
hoặc cơ chế lắc. Chúng thường được sử dụng như công tắc điều khiển ánh sáng.

Hầu hết các công tắc này đều có hai hoặc nhiều vị trí đòn bẩy trong các phiên bản của SPDT, SPST,
DPST và DPDT. Chúng được sử dụng để chuyển đổi dòng điện cao (cao tới 10 A) và cũng có thể được
sử dụng để chuyển đổi dòng điện nhỏ.

Chúng có sẵn trong các xếp hạng, kích cỡ và kiểu khác nhau.

Các bạn có thể tải Catalog của các công tắc (Switch) để tham khảo thêm về cấu tạo, phân loại của chúng.

 Download Catalog

2.4. Nguyên lý hoạt động


Với công tắc ấn và công tắc gạt có trạng thái, khi có tác động (bằng tay hoặc cơ khí) thì các tiếp điểm của
công tắc thay đổi trạng thái, có nghĩa là tiếp điểm thường mở thì đóng lại, tiếp điểm thường đóng thì mở ra.
Loại công tắc thường gặp là công tắc đèn chiếu sáng sử dụng trong buồng ở, tương tự như công tắc đèn
điện ở trong dân dụng.

Với công tắc xoay, thường có nhiều vị trí, khi tác động xoay công tắc thì trạng thái tiếp điểm sẽ thay đổi
tương ứng với vị trí công tắc.

153

Hình 9. Mô tả nguyên lý hoạt động của công tắc – Switch.

Real Group | Selector Switches and Contacts in a Diagram

3. Nút nhấn
3.1. Khái niệm
Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dung để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác
nhau: các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ… Ở
mạch điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xoay chiều điện áp 500V, tần số 50Hz, 60Hz, nút
nhấn thông dụng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuộn dây của
Contactor nối cho động cơ.

Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút nhấn thường được
nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không có hơi hoá chất và bụi bẩn.

154
Nút nhấn có thể bền tới 1 000 000 lần đóng không tải và 200 000 lần đóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn
nút cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

Hình 10. Một số loại nút nhấn cơ bản của hãng Schneider.

3.2. Phân loại


– Theo chức năng, trạng thái hoạt động:

Nút nhấn đơn: Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái (ON hoặc OFF). Nút nhấn ở trạng thái ON là nút nhấn
thường hở; nút nhấn ở trạng thái OFF là nút nhấn thường đóng.

Hình 11. Nút nhấn đơn.

Nút nhấn kép: Mỗi nút nhấn có hai trạng thái (ON và OFF).

155

Hình 12. Nút nhấn kép.

– Theo cấu trúc:

Loại hở: sử dụng trong phòng ở, câu lạc bộ, hành lang,…

Kín: sử dụng trong buồng máy tàu thuỷ.

Chống cháy nổ: sử dụng trong các hầm bơm, trên tàu dầu, trong hầm mỏ,…

Kín nước: sử dụng ngoài trời (thiết bị điều khiển neo, tời quấn dây,…).

Có đèn báo: đèn báo trạng thái của thiết bị được điều khiển bởi nút ấn.

– Theo số cặp tiếp điểm: thông thường nút ấn có một đến hai cặp tiếp điểm.

Một cặp tiếp điểm.

Hai cặp tiếp điểm.

156

Hình 13. Tổng hợp các loại nút nhấn cơ bản của hãng Schneider.

Lưu ý: Khi chọn nút nhấn cho mạch điều khiển động cơ thì ta phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng, chức năng
tiếp điểm (thường đóng hoặc thường hở) mà chọn cho hợp lí.

3.3. Cấu tạo

Hình 14. Cấu tạo và hình dáng bên ngoài của một nút nhấn.

Cấu tạo cơ bản của một nút nhấn bao gồm:

1. Núm nút ấn;

2. Lò xo nhả;

157
3. Tiếp điểm thường đóng;

4. Tiếp điểm động (kiểu cầu);



5. Tiếp điểm thường mở;

6. Ốc đấu dây;

7. Trục dẫn hướng.

3.4. Nguyên lý hoạt động


Nút ấn có đặc tính tự trả về trạng thái ban đầu, có nghĩa là khi tác động, các tiếp điểm của nút ấn thay đổi
trạng thái, khi ngừng tác động thì các tiếp điểm tự trở về trạng thái cũ.

Loại nút ấn có chốt cài thì có thể sử dụng như nút ấn bình thường (tự hoàn nguyên) hoặc sử dụng ở chế độ
cài. Sau khi tác động, các tiếp điểm thay đổi trạng thái, nếu ngừng tác động thì các tiếp điểm tự trở về trạng

thái cũ, nhưng nếu thực hiện cài (thường sử dụng thao tác xoay núm ấn) thì các tiếp điểm vẫn ở trạng thái
mới cho đến khi có tác động ngừng cài.

Như hình 14, ta thấy:

Khi ta ấn lên núm 1, thông qua trục 7 sẽ thực hiện mở tiếp điểm thường đóng và đóng tiếp điểm thường

mở.

Khi ta thôi, không ấn nữa thì phần động (gồm núm điều khiển, trục dẫn hướng
và tiếp điểm động) sẽ trở lại trạng thái ban đầu dưới tác dụng của lò xo nhả 2.

Tất cả các chi tiết của nút ấn đều được lắp trên bảng đấu dây 6.

4. Đèn báo
Chúng ta hãy làm quen với khái niệm đèn báo. Trong mạch điều khiển động cơ có các loại đèn báo:

Đèn báo pha (1 pha – 1 đèn; 3 pha – 3 đèn).

Đèn báo động cơ hoạt động (RUN).

Đèn báo động cơ quá tải, sự cố, dừng,…

Hình 15. Một số loại đèn báo thường dùng – hãng Schneider.

158
Van điện từ (Solenoid Valve)
1. Van điện từ (Solenoid Valve) là gì?
Van điện từ hay còn gọi là Van Solenoid (Solenoid Valve), là một thiết bị cơ điện được sử dụng để kiểm

soát dòng chảy chất lỏng hoặc khí. Solenoid Valve được điều khiển bởi dòng điện 220V hoặc 24V được

điều hành thông qua một cuộn dây. Khi cuộn dây được cấp điện, một từ trường được tạo ra, tạo thành lực
tác động lên piston bên trong các cuộn dây sẽ làm piston di chuyển. Tùy thuộc vào thiết kế của van, piston

tác động hoặc sẽ mở hoặc đóng van. Khi dòng điện được ngắt từ các cuộn dây, các van sẽ trở về trạng thái

của nó lúc ban đầu.

Trong Solenoid Valve hoạt động trực tiếp, piston trực tiếp mở ra và đóng một lỗ bên trong van. Trong van

thí điểm hoạt động (còn gọi là servo-type), piston, đóng mở một lỗ thí điểm. Áp lực inletline, được dẫn qua

các lỗ thí điểm, mở ra và đóng con dấu van.

Solenoid Valve phổ biến nhất có hai cổng: một cổng vào và một cổng ra. Thiết kế đặc biệt, cao cấp có thể

có ba hoặc nhiều cổng. Một số mẫu thiết kế sử dụng một thiết kế đa dạng kiểu.

Hình 1. Hình ảnh về Solenoid Valve.

2. Cấu tạo của Solenoid Valve


159
Hình 2. Cấu tạo của Solenoid Valve.

Các thành phần chính của Solenoid Valve bao gồm:

1. Thân van: bằng đồng hoặc inox.

2. Môi chất: Chất lỏng (nước, dầu) hoặc khí ( khí nén, gas,…).

3. Ống rỗng (Chưa có lưu chất qua).

4. Vỏ ngoài cuộn hít ( Bảo vệ cuộn điện).

5. Cuộn từ ( Cuộn dây sinh từ).

6. Dây điện kết nối với nguồn điện bên ngoài.

7. Trục van làm kín ( trạng thái bình thường lò xo 8 sẽ tác động ép kín, giúp van ở trạng thái thường đóng).

8. Lò xo.

9. Khe hở giúp lưu chất đi qua.

3. Phân loại Solenoid Valve


160
Hình 3. Một số hình ảnh về loại của Solenoid Valve.

3.1. Phân loại theo chức năng


Solenoid Valve phân theo chức năng có 2 loại như sau:

3.1.1. Solenoid Valve thường đóng

Là loại van khi ở trạng thái chưa cấp điện thì van sẽ luôn đóng.

Khi cần van mở thì ta phải cấp điện cho van, lúc đó van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn hút (cuộn điện)
và làm cho van trở về trạng thái mở, để duy trì mở thì ta phải duy trì nguồn điện cấp vào.

Khi ta muốn đóng van thì ngưng cấp điện, lúc đó van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van (tức là

trạng thái đóng).

Solenoid Valve thường đóng là loại van rất thông dụng trên thị trường và đại đa số người ta thường sử
dụng van này.

Vậy Solenoid Valve thường đóng có những nhãn hiệu gì?

Rất nhiều hãng sản xuất loại van này, chẳng hạn như Unid, Round star, TPC, SMC, Danfoss, ODE,…


161

162
Hình 4. Một số hình ảnh về Solenoid Valve thường đóng.

3.1.2. Solenoid Valve thường mở

Là loại van khi ở trạng thái chưa cấp điện thì van luôn luôn mở, khi cần đóng lại thì ta cấp điện cho van, khi
đó van sẽ sinh ra từ trường đẩy trục làm kín đang ở xa vị trí làm kín tiến đến vị trí làm kín và giúp van đóng

lại.

Van điện từ thường mở rất hiếm trên thị trường do nhu cầu sử dụng rất ít, nếu có trường hợp bất đắc dĩ do
thiết kế mới cần phải sử dụng tới van thường mở này.

Hình 5. Một số hình ảnh về Solenoid Valve thường mở.

3.2. Phân loại theo vật liệu chế tạo van


– Van điện từ đồng.

Đây là loại van phổ biến nhất và cũng thông dụng nhất, sản phẩm cũng đa dạng và đa số các hãng đều
có dòng sản phẩm này.

Van dùng cho nhiều môi trường khác nhau, phổ biến là môi trường nước, khí nén, hơi.

– Van điện từ inox: Thường được sử dụng cho môi trường có tính đặc trưng cao: nước thải, nước có hóa
chất,…

– Van điện từ nhựa.

3.3. Phân loại theo điện áp


Trên thị trường hiện nay có 3 loại van điện từ sử dụng các điện áp khác nhau:

Điện áp 24V: Loại điện áp này khi sử dụng sẽ an toàn cho người vận hành.

Điện áp 220V: Điện áp này phổ biến ở Việt Nam do nguồn điện cung cấp tiện lợi, và việc sử dụng nó ở
nhiều vị trí, địa điểm khác nhau.

163
Điện áp 110V: ít được sử dụng, và cũng rất ít sản phẩm này trên thị trường.

3.4. Phân loại theo kiểu lắp


Kiểu lắp ren – rắc co: Phổ biến nhất thường dùng cho các size bé: từ DN10 (Ống D13mm) đến DN50
(Ống D60mm).

Kiểu lắp bích : Thường ít người dùng, thường dùng cho các size lớn từ DN50 trở lên đến DN150. Những
size lớn hơn nữa thường người ta sẽ sử dụng van bướm điều khiển điện.

Hình 6. Van bướm điều khiển điện.

4. Nguyên lý hoạt động của Solenoid Valve


Có hai loại van Solenoid thông dụng đó là: Van điện từ thường đóng và van điện từ thường mở.

4.1. Solenoid Valve thường đóng (NC)


Đối với loại Solenoid valve thường đóng, ban đầy van ở trạng thái đóng hoàn toàn không cho lưu chất đi
qua. Khi cung cấp nguồn điện điều khiển van, tại cuộn hút sẽ sinh ra từ trường theo nguyên lý nam châm
điện. Lực từ trường này sẽ hút trục pít tông đang đóng cửa van, khiến cửa van mở ra và cho chất lỏng, khí

đi qua van. Khi dừng cung cấp điện áp, lực từ trường sẽ mất. Lúc đó lực đẩy của lò xo sẽ tác dụng khiến pít
tông di chuyển và đóng cửa van lại. Van trở lại trạng thái ban đầu là thường đóng và không cho vật chất đi
qua van.

4.2. Solenoid Valve thường mở (NO)


Trường hợp van điện từ thường mở, van thường ở trạng thái mở khí chưa có điện áp điều khiển. Khi có
nguồn điện áp cung cấp (thường sử dụng điện áp 24V-DC hoặc 220V-AC). Tại cuộn hút sẽ sinh ra lực điện
từ hút piston đóng cửa van lại. Khi ngừng cấp điện lò xo lại đẩy piston ra khiến cửa van mở. Van trở lại
trạng thái ban đầu là thường mở và cho lưu chất đi qua.

164
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của Solenoid Valve thì chúng ta hãy cùng xem qua video
sau:

Real Group | Nguyên lý hoạt động của Solienoi…


Solienoi…

5. Ưu điểm và nhược điểm của Solenoid valve


5.1. Ưu điểm
Solenoid valve có nhiều ưu điểm nổi bật đó là:

Đóng/ Mở van rất nhanh chóng, gần như tức thời khi cung cấp nguồn điện điều khiển. Và khi ngắt nguồn
điện van cũng đóng/ mở tức thời.

Van hoạt động rất ổn định, độ bền cao, dễ dàng vận hành và sử dụng.

Kích thước và chất liệu của van đa dạng, sử dụng được cho nhiều hệ thống và môi trường: Nước, dầu,
khí, hơi…

Điện áp điều khiển đa dạng, phù hợp với nhiều nguồn điện khác nhau: 12V, 24V, 110V, 220V.

Giá thành của van tương đối rẻ so với các loại van điều khiển tự động.

5.2. Nhược điểm


Solenoid valve có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên chúng cũng có những nhược điểm hạn chế sau đây:

Lưu chất sau khi đi qua van sẽ giảm lưu lượng và tụt áp.

Phần pít tông dễ bị kẹt bởi các cặn bẩn có trong nước, hoặc dầu.

Không duy trì điện áp lâu và liên tục vì từ trường có thể gây nóng và chập, hư hỏng van.

6. Ứng dụng của Solenoid Valve


Solenoid Valve được ứng dụng hầu hết trong công nghiệp cũng như dân dụng. Chúng ta có thể bắt gặp các

loại van này trong các thiết bị thủy lực, thiết bị máy nén khí, hệ thống khí nén, hệ thống bơm nước…

165
Hình 7. Sơ đồ hệ thống khí nén dùng Solenoid Valve.

Trong công nghiệp, Solenoid Valve dùng cho các hệ thống nước sạch, hệ thống xử lý nước thải hay các hệ
thống vi sinh….

Hình 8. Máy lọc nước RO.


166
Trong dân dụng, các loại Solenoid Valve được dùng cho cấp nước và xả nước áy giặt, van đảo chiều điều
hòa không khí, các loại máy hàn mig dân dụng…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Solenoid Valve một loại van công nghiệp được sử dụng và ứng dụng
rất phổ biến hiện nay.

Hình 9. Một ứng dụng của Solenoid Valve trong việc bơm nước tưới cho rau.

7. Lưu ý khi sử dụng Solenoid Valve


Solenoid Valve sử dụng ở những môi chất như dầu nóng hoặc hơi nóng thì phải là loại van điều khiển
chuyên dùng và có những thiết bị kèm theo để giải nhiệt cho cuộn coil của van, vì khi nhiệt nóng truyền
nhiệt từ thân van lên cuộn coil mà không có thiết bị giải nhiệt thì sẽ làm giảm tuổi thọ cuộn coil điều khiển,
có thể dẫn đến hư hỏng hoặc cháy nổ.


167
MỘT SỐ KÍ HIỆU ĐIỆN IEC
THƯỜNG DÙNG TRONG TRANG BỊ ĐIỆN
Tiêu chuẩn quốc tế
STT Tên gọi Tên tiếng anh
(IEC/DIN/EN)
Dây dẫn, kết nối

1 Rẽ nhánh Branching
hoặc
2 Điểm giao nhau Intersection point
Điểm giao nhau tháo
3 Removable crossover point
lắp được

4 Khối kết nối Connection block

5 Dây dẫn Conductor wire

6 Tủ điện Electrical cabinet

7 Dây nối đất Grounding wire

8 Nối đất bảo vệ Protective grounding wire

9 Phích cắm và ổ cắm Plug and Sockets

hoặc
Các thành phần thụ động

Resistor
10 Điện trở hoặc

11 Điện trở với các mức Resistor


cố định with fixed rates
12 Biến trở Rheostat

13 Biến trở có điều chỉnh Adjustable rheostat

Biến trở có điều chỉnh Adjustable rheostat by


14
bằng tiếp xúc contact
15 Cuộn dây Coil
16 Tụ điện Capacitor hoặc
Các tín hiệu phụ trợ
17 Đèn Light

18 Đèn báo hiệu Signal lights

19 Kèn Nickel

20 Còi tín hiệu Signal horn

Các ký hiệu hỗ trợ điều khiển


21 Điều khiển chung Common control
22 Điều khiển bằng nút ấn Controlled by buttons
Điều khiển bằng nút
23 Pull button controls
kéo
Điều khiển bằng công
24 Controlled by rotating switch
tắc xoay
25 Điều khiển bằng khóa Controlled by key
Điều khiển bằng con
26 Controlled by roller
lăn
27 Điều khiển bằng cơ Engine control
Điều khiển bằng động
28 Motor control

Điều khiển bằng nút Controlled by emergency
29
dừng khẩn cấp stop button
30 Điều khiển bằng nhiệt Thermal control

Điều khiển bằng nam Controlled by an


31
châm điện electromagnet
Điều khiển bằng mức
32 Liquid level control
chất lỏng
Điều khiển điện và điện từ

33 Điều khiển điện từ Electromagnetic control

Điều khiển điện từ của Electrical control from the


34
rơ le thời gian đóng trễ closing time delay relays
Điều khiển điện từ của Electrical control from the
35
rơ le thời gian mở trễ opening time delay relays
Điều khiển điện từ của
Electrical control from the
36 rơ le thời gian đóng mở
time of the relay opens late
trễ
Điều khiển điện từ của Control of thermal relay
37
rơ le nhiệt electromagnetic
Tiếp điểm

38 Tiếp điểm thường mở Normally opened contacts

39 Tiếp điểm thường đóng Normally closed contacts

40 Tiếp điểm chuyển đổi Contact switch

Tiếp điểm thường mở Normally open contacts of


41
của rơ le thời gian the relay time

Tiếp điểm thường đóng Normally close contacts of


42
của rơ le thời gian the relay time

Thiết bị điều khiển

43 Nút ấn thường mở Push button normally open

44 Nút ấn thường đóng Push button normally close

45 Nút ấn liên động Interlocked pushbuttons

46 Nút ấn chuyển đổi vị trí Push button switch positions

Công tắc hành trình Ourney normally open


47
thường mở switch

Công tắc hành trình Ourney normally close


48
thường đóng switch
Công tắc áp suất
49 Essure normally open switch
thường mở

Công tắc áp suất


50 Essure normally close switch
thường đóng

Công tắc mức chất lỏng Liquid level switches


51
thường mở normally open

Công tắc mức chất lỏng Liquid level switches


52
thường đóng normally close

Thiết bị chuyển mạch

53 Công tắc-tơ Contactor

Công tắc-tơ kết hợp rơ Contactor combination with


54
le nhiệt thermal relay

55 Máy cắt điện 3 pha Three-phase circuit breaker

Máy cắt điện tự


56 Automatic circuit breaker
động(CB)

CB kết hợp với rơ le CB combination with


57
nhiệt thermal relay

58 Cầu chảy Fuse

Biến áp

59 Máy biến áp Transformers


60 Máy biến áp tự động Auto transformers

61 Máy biến đổi dòng Line converters

Động cơ điện

62 Máy phát điện Generator

Động cơ điện một


63 DC motors
chiều
Động cơ điện xoay
64 AC motors
chiều
Engines three-phase
Động cơ không đồng
65 asynchronous squirrel-cage
bộ ba pha roto lồng sóc
rotor
Động cơ không đồng
Engines three-phase
66 bộ ba pha roto dây
asynchronous roto windings
quấn
Các linh kiện bán dẫn

67 Diode Diode

68 Dioze Zenner Dioze Zenner

69 LED LED

70 Diac Diac

71 Thyristor Thyristor

72 Transistor PNP Transistor PNP

73 Transistor NPN Transistor NPN


MỤC LỤC
Cảm biến quang-Phản xạ gương ...................................................................................... 2
Cảm biến tiệm cận điện cảm............................................................................................. 9
Cảm biến tiệm cận điện dung ......................................................................................... 14
Cầu chì .............................................................................................................................. 21
Contactor .......................................................................................................................... 28
Công tắc hành trình ......................................................................................................... 37
Công tắc phao................................................................................................................... 44
Current Transformer (Biến dông) ................................................................................. 49
EOCR (Relay bảo vệ quá dòng điện tử) ........................................................................ 54
Hồ quang điện .................................................................................................................. 62
MCB .................................................................................................................................. 72
MCCB ............................................................................................................................... 81
Những thông số trên nhãn động cơ 3 pha ..................................................................... 89
Relay bảo vệ mất pha, bảo vệ thứ tự pha ...................................................................... 94
Relay thời gian (Timer) ................................................................................................. 100
Relay trung gian............................................................................................................. 107
RCCB .............................................................................................................................. 112
So sánh Contactor và Relay trong hệ thống điện ....................................................... 117
Tiếp xúc điện .................................................................................................................. 123
Tính chọn thiết bị đóng cắt và bảo vệ .......................................................................... 132
Tổng quan Khí cụ điện .................................................................................................. 137
TOR (Relay nhiệt) ......................................................................................................... 140
Thiết bị vận hành bằng tay (Công tắc, Nút nhấn, Đèn báo…) .................................. 147
Van điện từ ..................................................................................................................... 159
Ký hiệu Khí cụ điện IEC ............................................................................................... 168

You might also like