You are on page 1of 21

4.1.

2 Thiết kế phương án cải tiến cho lỗi bỏ mũi ở đường diễu đáy
4.1.2.1 Hình thành ý tưởng ban đầu
Bước 1: Xác định nguyên nhân gây ra lỗi
Sau khi phân tích các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bỏ mũi trên đường diễu
đáy, và trong quá trình thực tập nhóm cũng đã xin ý kiến chuyên môn từ bộ phận
bảo trì thì nhóm đã xác định được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi bỏ mũi trên
đường diễu đáy đến từ thiết bị may. Cụ thể là vì kim đâm xuống không đủ độ sâu
để móc chỉ dưới có thể móc tạo mũi.
Bước 2: Tìm hiểu những công cụ Lean có thể áp dụng trên thiết bị.
Qua quá trình nghiên cứu tính khả thi của các công cụ của Lean Manufacturing khi
thực hiện cải tiến trên thiết bị may, nhóm tác giả nhận thấy Poka Yoke là một công
cụ hợp lý để triển khai cải tiến cho lỗi bỏ mũi trên đường diễu đáy.
Bước 3: Ý tưởng hình thành mô hình cảnh báo lỗi
Công cụ Poka Yoke có hai dạng là kiểm soát lỗi và cảnh báo lỗi. Nhóm tác giả hình
thành ý tưởng dựa trên nguyên lý tạo mũi may trên máy may. Đầu tiên, kim may
mang chỉ trên đi xuống dưới mặt nguyệt, móc chỉ sẽ mang chỉ dưới móc vào chỉ
trên, kim may đi lên và tạo thành một mũi may 1 kim thắt nút. Trước khi kim may
đi lên thì chúng ta sẽ không thể biết liệu rằng chỉ dưới đã được móc vào chỉ trên hay
chưa và mũi may đó có bị bỏ mũi hay không. Nên việc xây dựng một hệ thống kiểm
soát lỗi là chưa khả thi so với năng lực của nhóm. Vì vậy, ứng theo năng lực của
nhóm và cấu tạo của máy may 1 kim, nhóm quyết định lựa chọn phát triển theo
hướng xây dựng một mô hình hệ thống cảnh báo đơn giản khi xảy ra lỗi.
Bước 4: Xây dựng mô hình hệ thống cảnh báo lỗi
Hệ thống được xây dựng dựa trên ý tưởng phát hiện vị trí thấp nhất của trụ kim,
tức là khi kim không đâm xuống độ sâu đủ để tạo vòng thì hệ thống sẽ phát cảnh
báo. Lúc này để biết một chu trình di chuyển của kim có chuẩn hay không, ta cần
đem nó so sánh với một mốc làm chuẩn. Chúng ta cần chọn một bộ phận trên máy
may mà nó hoạt động gần như đồng bộ nhất với chu trình hoạt động của kim may
thì mới có thể làm chuẩn.
Sau khi nghiên cứu chọn vật làm mốc cho trụ kim, chúng ta cần tìm hiểu về các
loại cảm biến, mạch điều khiển cũng như các loại linh kiện phù hợp. Cảm biến phải
đảm bảo khả năng phát hiện vật thể tốt, có thể phát hiện cả khi có tốc độ cao và khả
năng chịu rung động tốt. Bảng mạch có thể đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo có
thể xử lý được tín hiệu mà cảm biến gửi về.
Để tạo môi trường cho cảm biến hoạt động thì ta cần xây dựng một chương trình
và chọn một phần mềm để hỗ trợ nạp dữ liệu.
4.1.2.3 Giới thiệu tổng quan về hệ thống
• Đề ra mục tiêu chính
Để giải quyết lỗi bỏ mũi trên đường may bằng công cụ Poka Yoke, nhóm hướng
đến mục tiêu thiết kế một thiết bị có thể phát hiện và cảnh báo lỗi bỏ mũi trên máy
may 1 kim công nghiệp.
• Các bộ phận dự kiến có trong thiết bị
Cảm biến
Bảng mạch
Màn hình Led
Dây cáp
• Các yêu cầu cơ bản
Để thiết bị hoạt động hiệu quả, có một số yêu cầu cơ bản mà các bộ phận trong thiết
bị phải đáp ứng:
• Về phần hệ thống đo và cảm biến:
• Cảm biến tiếp nhận và chuyển đổi thông tin thành tín hiệu nhanh chóng. Cảm biến
phải có tần số quét phù hợp với tốc độ của động cơ cần đo. Các tín hiệu này sẽ được
truyền đến các thiết bị điều khiển và được xử lý để hiển thị các giá trị cần đo bằng
chương trình riêng biệt.
• Khả năng nhận diện của cảm biến tốt.
• Khả năng nhận, xử lý tín hiệu và thời gian trả kết quả ra màn hình có độ trễ thấp.
• Hạn chế sai sót do rung lắc từ máy may để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
• Máy may cần hoạt động ổn định để tăng tính chính xác cho hệ thống thiết bị cảm
biến.
• Về phần mềm lập trình: tìm hiểu về kỹ năng lập trình, đặc biệt là Arduino IDE. Vì
Arduino IDE là phần mềm lập trình chính xác, phổ biến, dễ dàng cho người mới
tiếp cận.
• Đọc hiểu được sơ đồ chân nối mạch và có thể thao tác chính xác với chúng.
4.1.2.4 Phân tích và lựa chọn phương án, thiết bị phù hợp
• Lựa chọn thiết bị phù hợp
Ngày nay, với sự phát triển và yêu cầu sử dụng đa dạng hơn trong hầu hết mọi ngành công
nghiệp, trong phòng thí nghiệm và ngay cả tại nhà của chúng ta… Cảm biến xuất hiện để
đảm nhận vị trí trong nhiều công việc khác nhau, do đó có thể phân loại nó thành nhiều
nhóm khác nhau. Một số cảm biến thường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời
sống: cảm biến nhiệt độ, cảm biến quang, cảm biến áp suất, cảm biến độ ẩm, cảm biến
ngọn lửa, cảm biến tiệm cận, cảm biến hồng ngoại,...
Bảng: Ứng dụng của một số loại cảm biến [21]

STT LOẠI ỨNG DỤNG


CẢM
BIẾN

1 Cảm biến Giúp phát hiện các thông số nhiệt và truyền tín hiệu đến đầu vào của
nhiệt độ thiết bị đo nhiệt độ

2 Cảm biến Thiết bị quang điện tử được sử dụng để cảm nhận sự hiện diện và chất
ngọn lửa lượng của ngọn lửa

3 Cảm biến Cảm biến vị trí là cảm biến được sử dụng trong thiết bị nhằm đo
vị trí khoảng cách di chuyển của vật thể tới vị trí tham chiếu. Cảm biến xác
định vị trí bằng cách đo vị trí tuyến tính hoặc góc trong tham chiếu
đến một điểm cố định hoặc tham chiếu tùy ý.
4 Cảm biến Nhiệm vụ của cảm biến ánh sáng là phát hiện sự thay đổi từ ánh sáng
quang tự nhiên để kích hoạt đèn, thiết bị hoặc phối cảnh cài đặt trước.

5 Cảm biến Cảm biến áp suất là thiết bị cơ điện giúp phát hiện lực trên một đơn vị
áp suất diện tích trong chất khí, chất lỏng.

6 Cảm biến Cảm biến tiệm cận có công dụng chính là để phát hiện sự hiện diện
tiệm cận của các vật thể gần đó mà không cần phải tiếp xúc. Cảm biến tiệm cận
có thể phát hiện sự hiện diện của các đối tượng trong phạm vi vài mm.
Khi có vật thể tiến đến gần, cảm biến tạo ra tín hiệu vào báo về bộ điều
khiển

7 Cảm biến Cảm biến hồng ngoại là một thiết bị điện tử phát hoặc nhận bức xạ
hồng hồng ngoại trong môi trường xung quanh. Khi vật thể phát ra nhiệt độ
ngoại trên 35 độ C thì sẽ phát ra bức xạ hồng ngoại con người không thể
nhìn thấy được.

Quá trình lựa chọn dựa trên bảng so sánh cùng với quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về chức
năng và nguyên lý hoạt động của từng loại cảm biến. Giai đoạn đầu thử nghiệm nhóm chọn
cảm biến hồng ngoại để đo, tuy nhiên gặp hạn chế về mặt tốc độ và phạm vi quét các vật
thể xung quanh. Sau khi tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của các loại cảm biến khác, kết hợp
với việc phân tích dạng lỗi cần khắc phục, mục tiêu đặt ra về thiết bị, các yêu cầu cơ bản
cần có, nhóm nhận thấy cảm biến phù hợp với những yêu cầu nêu trên là cảm biến tiệm
cận kim loại. Là một bộ cảm biến có thể phát hiện sự hiện diện của các đối tượng gần đó
mà không cần phải tiếp xúc, có thể phát hiện sự hiện diện của các đối tượng trong phạm vi
vài mm. Khi có vật thể tiến đến gần, cảm biến tạo ra tín hiệu vào báo về bộ điều khiển.
Việc chỉ có thể phát hiện ở khoảng cách gần như vậy cũng không hẳn là một nhược điểm.
Nhờ vậy mà chúng ta có thể phát hiện và phân loại được những vật cần kiểm soát. Không
phát hiện nhầm lẫn, cho kết quả chính xác, và đặc biệt là tốc độ phát hiện cao. Nghĩa là nó
có thể phát hiện rất nhiều vật trong khoảng thời gian rất ngắn.
• Vị trí đặt cảm biến
Sau khi xác định nguyên nhân chính gây ra lỗi là từ trụ kim, kim may không đi
xuống đủ sâu để mang chỉ đến móc chỉ dưới. Nhóm tiến hành phân tích các vị trí có
thể đặt cảm biến để cảnh báo lỗi bỏ mũi. Vị trí đầu tiên nhóm xem xét là dưới bụng
máy, nơi móc chỉ gặp kim nhưng trên thực tế khoảng không gian không đủ để đặt
cảm biến. Hơn nữa phần mũi kim quá nhỏ để cảm biến nhận diện được và nếu đặt
cảm biến để nhận diện ở vị trí mũi kim thì cũng bị thuyền và suốt chỉ che khuất. Vấn
đề đặt ra là nhóm phải tìm một vị trí khác và ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu khi kim
đâm xuống. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy trụ kim là bộ phận thích hợp
nhất để cảm biến có thể nhận diện được. Vì vậy nhóm quyết định đặt cảm biến ở vị
trí thấp nhất mà trụ kim có thể đi xuống được.
Để biết một chu trình hoạt động của kim may có chuẩn hay không thì ta cần một
vật tham chiếu. Chu trình hoạt động của kim may và vật tham chiếu này phải tương
đồng nhau. Sau khi đề ra một số vị trí có thể tham chiếu với kim may như cần giật
chỉ, dây curoa, bánh đà, móc chỉ thì nhóm tiến hành so sánh tính khả thi khi lựa
chọn các vị trí này.
Bảng: Bảng so sánh tính khả thi của các vị trí tham chiếu

STT VẬT TÍNH KHẢ THI


THAM
CHIẾU

1 Dây curoa Không khả thi. Vì nếu gắn một vật kim loại vào dây curoa để cảm
biến nhận diện thì máy sẽ không hoạt động được.

2 Cần giật chỉ Khả thi. Nhưng khi tiến hành thử nghiệm thì nhóm nhận thấy độ ổn
định khi hoạt động của cảm biến chưa cao.

3 Bánh đà Khả thi. Khi đặt cảm biến ở vị trí này nhóm cần phải gắn một vật
thể kim loại lên bánh đà. Điều này không ảnh hưởng đến quá trình
hoạt động của máy. Độ ổn định của cảm biến khi thử nghiệm tại vị
trí này tương đối cao.

4 Móc chỉ Không khả thi. Tuy nó là vị trí lý tưởng để chứng minh nguyên lý
hoạt động đúng, nhưng vùng không gian nơi móc chỉ dưới gặp kim
là quá nhỏ để có thể đặt một cảm biến vào đó.

Sau khi tiến hành thử nghiệm và so sánh, nhóm quyết định chọn vị trí thứ hai để làm
chuẩn tham chiếu với kim là bánh đà. Khi động cơ hoạt động, dây curoa dẫn động
lên bánh đà làm bánh đà quay, trụ kim hoạt động thì bánh đà sẽ là vị trí gần với động
cơ nhất.
4.1.3 Hệ thống cảm biến
• Bố trí chung
Sơ đồ bố trí chung này là mô hình đầu tiên nhóm đưa ra. Mô hình còn cần
máy tính để cấp nguồn và chạy chương trình, màn hình và bảng mạch vẫn
chưa thể tối ưu hóa vị trí với máy may. Vì nhiều nguyên nhân như khả năng
thực hiện, kích thước các thiết bị mà nhóm vẫn chưa thể tối ưu hóa các bộ
phận này. Ở hướng phát triển của đề tài nhóm sẽ bàn luận thêm về vấn đề
này.
Hình: Tổng quan hệ thống
• Bố trí hai cảm biến đã được đồng bộ tại hai vị trí đã lựa chọn:
Vị trí thứ nhất: vị trí thấp nhất của trụ kim và cách trụ kim 4mm. Đây là khoảng
cách tối đa mà cảm biến tiệm cận có thể nhận diện được vật thể kim loại. Tại vị trí
này gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thao tác may trên chuyền may công nghiệp.
Vì còn hạn chế trong nhiều khía cạnh như khả năng của nhóm, ngân sách chưa đầu
tư được cảm biến có kích thước nhỏ,... nên vấn đề này nhóm sẽ bàn luận trong hướng
phát triển của đề tài.
Vị trí thứ hai: Vị trí gắn vật thể cần được tính toán để khi mà cảm biến bắt được vật
thể trên bánh đà thì trụ kim cũng đang ở vị trí đâm xuống thấp nhất. Sau khi gắn
một vật thể kim loại lên bánh đà, cảm biến được gắn trên thân máy. Khoảng cách
của cảm biến với vật thể là 4mm, ở khoảng cách này cảm biến nhận diện vật thể tốt
và không ảnh hưởng đến quá trình bánh đà quay.
• Mạch xử lý sẽ là nơi xử lý tất cả các tín hiệu được đưa về từ cảm biến 1, cảm biến
2 và sau đó sẽ xuất kết quả ra màn hình LCD.
• Nguyên lý làm việc
• Tổng quan: Sau khi xây dựng xong chương trình xử lý, code sẽ chạy trên phần mềm
máy tính để nạp cho bảng mạch xử lý. Hai cảm biến được kết nối với bảng mạch.
Sau khi khởi động, cảm biến đo rồi trả tín hiệu về mạch. Sau đó mạch sẽ xử lý, phân
tích các thông tin rồi trả kết quả ra màn hình LCD. Dựa vào điều kiện ban đầu đã
được thiết lập là nếu chu trình của hai cảm biến bị lệch thì sẽ được báo hiệu trên đèn
Led.
• Chi tiết: Khi máy may hoạt động, cảm biến thực hiện việc phát hiện vật cản bằng
cách phát tín hiệu đèn ngay trên thân cảm biến. Tín hiệu được đưa về bộ xử lý thực
hiện phân tích, tính toán đưa ra số lần phát hiện vật thể và hiển thị trên màn hình
LCD.
• Bộ cảm biến sẽ đếm số lần di chuyển lên xuống của kim và số vòng quay của bánh
đà. Nhóm thiết lập điều kiện nếu bánh đà quay 1 vòng mà trụ kim không đi xuống
vị trí thấp nhất thì sẽ phát tín hiệu lên đèn Led trên bảng mạch Uno.
• Thiết kế mạch cho hệ thống

Hình: Sơ đồ chân nối mạch của toàn bộ hệ thống


4.1.4 Thiết kế kỹ thuật
4.1.4.1 Cấu trúc thiết bị
Bảng: Thiết bị sử dụng cho thiết bị cảm biến

Tên thiết bị Loại sử dụng

Cảm biến Cảm biến tiệm cận ROKO SN04-N NPN

Mạch điều khiển Board Arduino UNO R3 SMD

Hiển thị số lượng Màn hình LCD tích hợp sẵn module

Tín hiệu cảnh báo Đèn Led tích hợp trên bảng mạch

Hệ thống bao gồm các cụm chi tiết:


• Cụm 1: Cảm biến

Hình: Cảm biến tiệm cận ROKO SN04-N NPN


• Cụm 2: Điều khiển và xử lý tín hiệu
+ Vi xử lý
Hình: Bảng mạch Arduino Uno R3 SMD
• Cụm 3: Chấp hành
+ Màn hình LCD
+ Đèn Led báo hiệu

Hình: Màn hình LCD Hình: Đèn Led được tích hợp trên mạch
4.1.4.2 Cảm biến tiệm cận:
• Cảm biến tiệm cận hay còn gọi là là cảm biến phát hiện vật cản. Phần lớn các cảm
biến được sử dụng để phát hiện vị trí của các vật thể trong khoảng cách từ 1mm đến
10mm. Cảm biến tiệm cận hoạt động được trong những môi trường khắc nghiệt nhất
và chịu xung động tốt. Nhờ cảm biến tiệm cận chúng ta biết được các hành trình của
chuyển động van khí nén hay các chuyển động của piston, trục cam … Ngoài ra
cảm biến tiệm cận còn được dùng để đo tốc độ của động cơ.
• Đặc điểm của cảm biến tiệm cận:
• Phát hiện vật thể không cần tiếp xúc, không tác động lên vật, khoảng cách xa nhất
tới 30mm.
• Hoạt động ổn định, chống rung động và chống shock tốt.
• Tốc độ đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao so với công tắc giới hạn.
• Thông số kỹ thuật của cảm biến:
Bảng: Thông số kỹ thuật của cảm biến tiệm cận ROKO SN04-N NPN

Thông số Giá trị

Model SN04-N

Trạng thái Output NPN thường mở gồm 3 dây

Điện áp hoạt động 6-36VDC

Dòng hoạt động 200 – 300mA

Phát hiện khoảng cách 4mm

Đối tượng phát hiện Kim loại

Tần số chuyển đổi 200Hz


Cảm biến tiệm cận ROKO SN04-N NPN
• Arduino UNO R3 SMD
Arduino Uno có ứng dụng mạnh mẽ từ đơn giản đến phức tạp như: điều khiển đèn LED
nhấp nháy, xử lý tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ ẩm và
hiển thị lên màn hình LCD,v.v…
Bảng: Thông số kỹ thuật của bảng mạch Arduino UNO R3 SMD

Thông số Giá trị

Chip điều khiển chính ATmega328

Nguồn nuôi mạch 5V

Nguồn ngoài (cắm từ giắc tròn Khuyên dùng 7-9V


DC)

Số chân Digital 14 (hỗ trợ 6 chân PWM)

Số chân Analog 6

Dòng ra trên chân digital Tối đa 40 mA

Dòng ra trên chân 3.3V 50 mA

Dung lượng bộ nhớ Flash 32 KB (ATmega328) of which 0.5 KB used by


bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328)

EEPROM 1 KB (ATmega328)

Tốc độ 16 MHz

Hình: Arduino UNO R3 SMD


Vì nguồn nuôi mạch tối đa là 5V nên ở mô hình thử nghiệm nhóm dùng laptop cá
nhân để cấp nguồn cho bảng mạch và chạy chương trình xử lý. Khi đem vào quy
mô công nghiệp thì nguồn nuôi mạch sẽ được nghiên cứu để lấy từ nguồn điện khi
sử dụng máy may.
4.1.4.3 Màn hình LCD 1602 + Module I2C
Màn hình LCD 1602 được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng: máy photo, máy fax, máy
in laser, các thiết bị công nghiệp, thiết bị mạng như router, thiết bị lưu trữ... Ngoài ra màn
hình LCD 1602 cũng được sử dụng phổ biến trong học giao tiếp hiển thị với vi điều khiển,
Arduino, Raspberry Pi, STM32,...
Bảng: Thông số kỹ thuật của Màn hình LCD 1602 + Module I2C

Thông số Giá trị

Màu hiển thị Đèn nền xanh dương

Dạng hiển thị Ký tự hiển thị: 2 dòng, mỗi dòng 16 ký tự

Điện áp hoạt động 5VDC

Kích thước Module 80mm x 35mm x 9mm.

Kích thước hiển thị 64.5mm x 16mm.

Hình: LCD1602 tích hợp sẵn module chuyển đổi I2C


4.1.4.4 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống
4.1.5 Thử nghiệm và kết luận
4.1.5.1 Thử nghiệm

Hình: Cụm điều khiển và chấp hành


• Đặt một cảm biến tại vị trí thấp nhất mà trụ kim có thể đi xuống tới đó
Hình: Vị trí đặt cảm biến cho trụ kim
• Trên bánh đà gá thêm 1 vật thể kim loại để cảm biến có thể nhận diện và bắt được
điểm đó trong quá trình bánh đà quay
Hình: Vị trí đặt cảm biến cho bánh đà
4.1.5.2 Lựa chọn trường hợp cho hệ thống hoạt động ổn định
Bảng: Xây dựng các trường hợp thử nghiệm độ nhạy cảm biến với tốc độ khác nhau

Test Cảm biến Cảm biến Tốc độ máy Ghi nhận trong quá
Case kim (CB1) bánh đà may trình test
(CB2)

Case Vị trí 1: điểm Vị trí 2: trên bệ Quay tay thủ Cả hai cảm biến đều hoạt
1 thấp nhất trụ đỡ sát với bánh công, tốc độ động tốt, nhận và trả tín
kim có thể đi đà khoảng 0,5 hiệu nhanh về LCD, không
xuống Điểm cần đo: vòng/giây có độ trễ
Vật thể kim
Điểm cần đo: loại gắn trên
Đầu trụ kim có bánh đà
gắn kim Khoảng cách
Khoảng cách tới điểm cần
tới điểm cần đo: <4mm
đo: <4mm

Case Vị trí 1: điểm Vị trí 2: trên bệ Khoảng 200 - Cả hai cảm biến vẫn hoạt
2 thấp nhất trụ đỡ sát với bánh vòng/phút động tốt, quét được vật
kim có thể đi đà thể.
xuống Điểm cần đo: - Hai tín hiệu cảm biến
Điểm cần đo: Vật thể kim nhận về mạch cùng lúc
Đầu trụ kim có loại gắn trên - Trong quá trình máy hoạt
gắn kim bánh đà động, cảm biến có bị rung
Khoảng cách Khoảng cách nhưng không ảnh hưởng
tới điểm cần tới điểm cần tới kết quả
đo: <4mm đo: <4mm

Case Vị trí 1: điểm Vị trí 2: trên bệ Khoảng 300 - Hai cảm biến bắt đầu xảy
3 thấp nhất trụ đỡ sát với bánh vòng/phút ra sự sai lệch
kim có thể đi đà - CB1 vẫn hoạt động rất tốt
xuống Điểm cần đo: - CB2 bị trễ tín hiệu, đèn
Điểm cần đo: Vật thể kim trên cảm biến có tín hiệu
Đầu trụ kim có loại gắn trên nhận diện vật thể, nhưng
gắn kim bánh đà màn hình không thể nhận
Khoảng cách Khoảng cách kết quả đếm được
tới điểm cần tới điểm cần - Đèn cảnh báo phát hiện
đo: <4mm đo: <4mm đúng quy luật
• Nguyên nhân xảy ra sai lệch ở tốc độ cao:
• Cả hai cảm biến đều được xây dựng chương trình vận hành như nhau, tuy nhiên
CB1 hoạt động ổn định ở tốc độ cao hơn so với CB2
• Khi bánh đà quay một vòng, trụ kim di chuyển xuống rồi đi lên, mỗi lần như vậy
CB1 sẽ quét được 1 lần và đếm 1. CB2 cũng bắt được vật thể trên bánh đà và đếm
số. Tuy nhiên, vì bánh đà quay hết một vòng thì trụ kim vừa đi xuống và đi lên, nên
thời gian xuất hiện vật thể trước cảm biến của trụ kim lâu hơn so với vật thể trên
bánh đà. CB2 chỉ có thể quét qua vật thể 1 lần và rất nhanh nên khả năng phát hiện
bị hạn chế hơn so với CB1, tín hiệu đèn trên cảm biến cũng yếu hơn.
4.1.5.3 Thử nghiệm trên mẫu vải thực tế kết hợp với cảm biến
Bảng: Kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của cảm biến trên thực tế

Lần thử Không bỏ mũi, Không bỏ mũi, Bỏ mũi, cảm Bỏ mũi, cảm biến
nghiệm cảm biến nhận cảm biến nhận biến nhận không nhận dạng
dạng được dạng sai dạng được được

1 X

2 X

3 X

4 X

5 X

6 X

7 X

8 X
9 X

10 X

=> Tỉ lệ cảm biến phát hiện thành công trong 10 lần thử nghiệm: 70%
=> Hoạt động ở mức tương đối, xảy ra sai số, độ ổn định chưa cao.

Hình: Hai cảm biến không đồng bộ, đèn led sáng và lỗi bỏ mũi trên đường may
4.1.5.4 Kết luận và đánh giá hệ thống
• Ưu điểm:
• Đã phát hiện và phát cảnh báo khi xảy ra tình trạng bỏ mũi
• Đảm bảo vận hành và trả kết quả theo đúng nguyên lý được xây dựng ban đầu
• Tuy bộ linh kiện còn đơn giản, thô sơ nhưng khả năng hoạt động tốt, đáp ứng yêu
cầu đặt ra
• Hệ thống hoạt động ổn định ở tốc độ <200 vòng/phút
• Nhược điểm:
• Vẫn còn trường hợp có sai số khi cảm biến phát hiện và cảnh báo sai tín hiệu, hoạt
động chưa ổn định
• Chưa tính toán đến trường hợp sai lệch giữa 2 cảm biến nên chưa đưa ra được giải
pháp khắc phục kịp thời. Do đó chưa đồng bộ được tốc độ của 2 cảm biến
• Cần tối ưu hóa vị trí đặt và kích thước của cảm biến

You might also like