You are on page 1of 7

CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI THỤ ĐỘNG

1. Định nghĩa:

Cảm biến hồng ngoại thụ động - Passive infrared sensor (cảm biến PIR) là cảm biến
điện tử đo ánh sáng hồng ngoại (IR) phát ra từ các vật thể trong trường nhìn của nó. Được
gọi là “thụ động” bởi cảm biến PIR không thể phát ra bức xạ hồng ngoại nào cả mà chỉ có
thể nhận các tia hồng ngoại phát ra từ các vật thể khác như người, động vật hay một
nguồn nhiệt bất kỳ. Sau khi nhận được nguồn nhiệt, bộ phận cảm biến sẽ phân tích để xác
định điều kiện báo động.

Cảm biến PIR đã xuất hiện từ những năm 1940, ban đầu nó được sử dụng cho các ứng
dụng quân sự và khoa học. Giờ đây, công nghệ này đã và đang được sử dụng phổ biến
trong nhiều loại sản phẩm thiết kế đặc biệt cho chiếu sáng tự động thương mại và gia
dụng. Đặc biệt là trong báo động an ninh , báo hiệu phát hiện chuyển động và các ứng
dụng chiếu sáng tự động. Cảm biến hồng ngoại đươc coi như một công tắc ON – OFF
điện từ được thiết kế đặc biệt để chuyển đổi các tải chiếu sáng.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:


a. Cấu tạo của cảm biến PIR gồm có: Cảm biến nhiệt điện, thấu kính Fresnel, tế
bào quang điện, chiết áp cảm biến, Lux và thời gian, chiếp điều khiển mạch tích
hợp (IR) và Rơle 22/240V.
-Thấu kính Fresnel: là một thấu kính hội tụ tất cả bức xạ hồng ngoại từ nguồn nhiệt
(người) vào một cảm biến nhiệt điện.

-Cảm biến nhiệt điện tử: Hai phần tử của cảm biến nhận lượng bức xạ hồng ngoại khác
nhau và sự khác biệt này được khuếch đại, chuyển thành tín hiệu thông qua mạch tích
hợp. Tín hiệu này kích hoạt rơle chuyển mạch. Cảm biến phát hiện bức xạ hồng ngoại
trong dải độ dài sóng (8 - 14) mét.

-Tế bào quang điện: ghi lại cường độ ánh sáng (mức Lux) của khu vực xung quanh. Khi
cường độ ánh sáng vượt quá giá trị cài đặt trước, tín hiệu từ cảm biến PIR khi đó sẽ bị
ngăn không cho chuyển tải. Khi mức Lux thấp hơn giá trị đặt trước, tín hiệu từ
cảm biến PIR sau đó được phép chuyển tải.

-Chiết áp cảm biến, Lux và thời gian: Chiết áp điều khiển được cung cấp để điều chỉnh
bên ngoài thời gian, độ nhạy Lux và PIR (chỉ dành cho 1 số kiểu máy được chọn).

-Chíp điều khiển mạch tích hợp (IR): Đây là một con chíp tùy chỉnh điều khiển các chế
độ hoạt động khác nhau, các chức năng thời gian và xử lý tín hiệu từ cảm biến để điều
khiển rơle đầu ra.
-Rơle 220/240V: Vì hầu hết các loại cảm biến PIR đều sử dụng rơ le 220 / 240V nên
không có yêu cầu về tải tối thiểu. Không vượt quá định mức tối đa của cảm biến, đặc biệt
là với tải huỳnh quang.

b. Nguyên lý hoạt động:

Tất cả cảm biến PIR hoạt động bằng cách phát hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt
độ
không khí xung quanh và nguồn nhiệt chuyển động (người). Cảm biến hồng ngoại thụ
động (PIR) sử dụng một cặp cảm biến nhiệt điện để phát hiện năng lượng nhiệt
trong môi trường xung quanh. Hai cảm biến này nằm cạnh nhau và khi sự khác biệt
về tín hiệu giữa hai cảm biến thay đổi (ví dụ: nếu một người bước vào phòng), cảm
biến sẽ hoạt động. Điều đó có thể có nghĩa là nó kích hoạt báo động, thông báo cho
cơ quan chức năng hoặc có thể bật đèn pha. Bức xạ hồng ngoại tập trung vào mỗi
trong số hai cảm biến nhiệt điện bằng cách sử dụng một loạt thấu kính được cấu tạo
như vỏ của cảm biến. Các ống kính này mở rộng vùng cảm nhận của thiết bị.

Khi một đối tượng chuyển động tạo ra bức xạ hồng ngoại đi vào phạm vi cảm nhận
của máy dò; sự khác biệt về mức IR giữa hai phần tử nhiệt điện được đo. Sau đó, cảm
biến sẽ gửi một tín hiệu điện tử đến một máy tính nhúng, từ đó sẽ kích hoạt cảnh báo.
3. Ứng dụng
a. Nhà Thông Minh Smarthome

Trong hệ sinh thái nhà thông minh Smarthome, người ta sẽ sử dụng những loại cảm
biến chuyển động đang áp dụng loại cảm biến PIR. Loại cảm biến thụ động này giúp phát
hiện sự hiện diện của con người. Qua đó nhà thông minh có thể tắt, bật đèn, kích hoạt hệ
thống an ninh báo động.

-Giúp bật tắt đèn tự động: Với chức năng bật đèn tự động hiện đại thì khi có người bước
vào, cảm biến hồng ngoại sẽ tự động sáng đèn lên. Và khi người đó di chuyển đến đâu thì
đèn sẽ sáng theo đến đó.

-Giúp chống trộm: Có thể nói so với các thiết bị chống trộm khác thì việc sử dụng thiết
bị cảm biến hồng ngoại là một giải pháp giúp chống trộm tốt nhất, bảo vệ được an toàn
cho gia đình. Bởi khi vào ban đêm, nếu có trộm bước vào nhà hay đi qua sân vườn hay
ban công của nhà bạn, khi đó mắt cảm ứng mà trộm không thể xác định được vị trí lắp
đặt của cảm biến thì thiết bị hú còi. Ngay lúc đó thì chủ nhà sẽ biết có trộm để đề phòng
và có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

-Giúp mở cửa tự động: Hiện nay có rất nhiều thiết bị cảm biến hồng ngoại được lắp đặt
kèm theo chế độ mở cửa tự động. Điều đó giúp cho người dùng có thể thuận lợi và linh
hoạt hơn khi sử dụng và lắp đặt các thiết bị.
b. Ứng dụng trong quân sự:

Kỹ thuật hồng ngoại rất quan trọng với ngành quốc phòng. Những tên lửa không đối
không cự ly gần mà máy bay chiến đấu sử dụng đều có dùng tia hồng ngoại dẫn đường,
thường gọi là “tên lửa tầm nhiệt” hay tên lửa dẫn hướng hồng ngoại.

Đầu tên lửa lắp thiết bị đầu dò hồng ngoại, tên lửa tự động bám sát luồng hơi nóng từ
động cơ máy bay để tìm đến đích.

Để chống lại tên lửa tầm nhiệt thì máy bay bố trí các quả pháo nóng sáng, tung ra khi
phát hiện có tên lửa. Nó dẫn đến cuộc đua, một mặt là tăng khả năng nhận dạng bằng ảnh
hồng ngoại cho tên lửa, mặt khác là sử dụng cùng với các dạng dẫn hướng khác.

c. Úng dụng trong nhiều lĩnh vực khác: Các ứng dụng tiêu biểu khác có thể kể đến
như các hệ thống tự động của ga tàu. Hoặc các cảm biến bảo vệ an toàn dành cho
các loại máy móc cần đến.
4. Ưu và nhược điểm
a. Ưu điểm:
+ Cảm biến hồng ngoại có độ nhạy cao nên có thể dễ dàng phát hiện ra các thay đổi
của con người và môi trường.
+ Có thể dùng cả ban ngày lẫn ban đêm tùy vào từng khu vực khác nhau.
+ An toàn và tiện lợi. Có thể dùng trong các cảm biến tự động, nhà thông minh hoặc
các máy móc cần độ đảm bảo an toàn cao.
+ Thiết kế và cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ.
b. Nhược điểm:
+ Có thể dễ dàng bị đánh lừa nếu người dùng có kiến thức về cảm biến PIR
+ Cảm biến hồng ngoại phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ môi trường. Với
những môi trường có nhiệt độ cao, cảm biến sẽ hoạt động kém hiệu quả.
+ Góc và phạm vi quét cảm biến hồng ngoại hạn chế, nhiều góc chết.
+ Độ nhạy cao nên dễ nhầm lẫn khi phát hiện ra chuyển động. Nhưng nếu so sánh
độ nhạy với cảm biến vi sóng thì độ nhạy của cảm biến PIR vẫn thấp hơn, độ phủ
cũng thấp hơn khá rõ rệt.ss
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.arrow.com/en/research-and-events/articles/understanding-active-
and-passive-infrared-sensors

2. https://en.wikipedia.org/wiki/Passive_infrared_sensor#Operation

3. https://thietbikythuat.com.vn/nguyen-ly-hoat-dong-cua-cam-bien-hong-ngoai-la-gi/

4. https://diennuocdothi.com/cam-bien-hong-ngoai-la-gi--ung-dung-gi-trong-doi-song/
g1n19701.html

5. https://cambiendoapsuat.vn/cam-bien-hong-ngoai-la-gi/

6. https://batiea.com/bai-viet/cam-bien-hong-ngoai-la-gi-nguyen-ly-ung-dung-va-nhung-
dieu-can-luu-

You might also like