You are on page 1of 4

Tên : Trần Quốc Tuyên HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

MSSV : 2105130 KHOA ĐIỆN- ĐIỆN TỬ


CẢM BIẾN KHÓI
1. Cảm biến khói là gì?
 Cảm biến khói là thiết bị quan trọng không thể thiếu cho gia đình bạn. Với chức năng
chính là dò khói, cảm biến khói sẽ nhanh chóng báo động cháy nổ và truyền tín hiệu đến bộ
điều khiển trung tâm hoặc báo trực tiếp đến điện thoại nhằm kích hoạt báo động, giúp phát
hiện kịp thời các sự cố nguy hiểm.
 Cảm biến khói hiện nay được sử dụng rộng rãi, đặc biệt tại các khu dân cư và nơi công
cộng. Sở hữu kiểu dáng ngày càng phong phú đa dạng và giá thành không quá đắt đỏ, cảm
biến khói mang đến sự yên tâm, giúp bạn phòng bị trước những rủi ro và kịp thời giải quyết
vấn đề nhanh chóng nhằm đảm bảo an ninh an toàn cho tổ ấm gia đình.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến khói
 Cảm biến khói hiện nay cấu tạo từ nhựa và các chi tiết vi mạch điện - điện tử, bao gồm các
phần cơ bản như đầu báo khói, còi báo khói, đèn LED báo hiệu, nắp bảo vệ pin và khóa
chống cạy. Cảm biến khói được thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện vận chuyển lắp đặt, tiết kiệm
không gian và đảm bảo thẩm mỹ

 Các loại cảm biến khói: Cảm biến khói hiện nay đa dạng kiểu loại, mẫu mã, có thể được
phân loại theo hoạt động (Cảm biến khói Ion hóa, Cảm biến khói quang điện) hoặc phân
loại theo hình thức kết nối (Cảm biến khói có dây, Cảm biến khói không dây).
 Cảm biến khói Ion hóa
Cảm biến khói Ion hóa đạt chuẩn an toàn bức xạ, sử dụng các chất đồng vị phóng xạ
(nguồn phát hạt Alpha) để hoạt động, tạo nên sự Ion hóa phân tử khói trong không khí. Các
phần tử khói xâm nhập vào buồng Ion hóa sẽ kết hợp với các phần tử Ion làm giảm dòng
điện giữa 2 cực. Mạch bên trong cảm biến sẽ phát hiện sự suy giảm dòng điện đó và báo
động bằng nháy đèn LED, phát tiếng còi đồng thời gửi tín hiệu khẩn đến trung tâm báo
động.
Ưu điểm của cảm biến khói Ion hóa là giá thành rẻ, khả năng phát hiện tốt đối với đám
cháy nhanh và ít khói. Tuy nhiên, do quá nhạy nên đôi khi loại cảm biến này báo động
nhầm và không thân thiện với môi trường do sử dụng chất phóng xạ.
 Cảm biến khói quang điện
Cảm biến khói quang điện sử dụng chùm ánh sáng và tế bào quang điện (điốt quang) để
theo dõi các hạt khói, từ đó phát hiện và báo động đám cháy. Cảm biến này có cấu tạo bao
gồm một nguồn sáng nhỏ, một thấu kính hội tụ và một thiết bị cảm biến quang điện.
Trường hợp có hỏa hoạn sinh ra khói, các luồng khói đi vào buồng quang học của cảm biến
và được các phần tử bên trong phát hiện, ngay lập tức tiến hành kích hoạt báo động.
Ưu điểm của cảm biến khói quang điện phát huy rõ nét trong trường hợp khói dày đặc, độ
bền cao, hạn chế báo động sai, không chứa chất phóng xạ, an toàn khi sử dụng, thường
được lắp đặt trong các không gian như khán phòng, phòng thể thao, … Tuy nhiên, nhược
điểm của cảm biến khói quang điện là yêu cầu nhiều dòng điện để hoạt động, có độ nhạy
cao với các hạt bụi hoặc côn trùng nên cần vệ sinh thường xuyên.
 Cảm biến khói có dây
Cảm biến khói có dây sử dụng năng lượng trực tiếp từ nguồn điện trong nhà, đảm bảo
truyền tín hiệu trực tiếp đến trung tâm điều khiển qua dây dẫn.
Ưu điểm của cảm biến khói có dây là đường truyền tín hiệu có tính ổn định cao, giá thành
hợp lý cùng độ bền cao, có thể lên đến 10 năm. Tuy nhiên, cảm biến khói có dây lắp đặt
phức tạp, tiêu tốn nhiều điện năng, rất nhạy với các hạt bụi và côn trùng nên cần vệ sinh
thường xuyên, có thể gây mất thẩm mỹ căn nhà.
 Cảm biến khói không dây
Cảm biến khói không dây là thiết bị sử dụng năng lượng từ pin để duy trì hoạt động, truyền
tín hiệu thông qua sóng điện tử (Zigbee, Wifi, …) giúp phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn kịp
thời.
Ưu điểm của cảm biến khói không dây là dễ dàng lắp đặt, phù hợp với nhà dân, căn hộ, cửa
hàng quần áo, … Tuy nhiên sản phẩm có giá thành cao, đôi khi tín hiệu không ổn định và
phải thay pin thường xuyên.
 Nguyên lý hoạt động cảm biến khói
Cảm biến khói có khả năng nhận biết và phát hiện mật độ khói bất thường, từ đó phát cảnh báo
nguy hiểm bằng đèn, còi báo động hoặc thông báo về điện thoại… Cảm biến khói được phân
thành nhiều loại đi kèm với nguyên lý hoạt động khác nhau.
 Nguyên lý cảm biến khói Ion hóa
Cảm biến khói Ion hoá hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng đồng vị phóng xạ để tạo ra
Ion hoá trong không khí. Các phần tử khói xâm nhập vào buồng Ion hoá làm suy giảm điện
áp ở các cực điện li. Sự suy giảm dòng điện này sẽ được phát hiện và báo động, gửi tín
hiệu đến trung tâm báo cháy.
 Nguyên lý cảm biến khói quang điện
Cảm biến khói quang điện sử dụng chùm ánh sáng và tế bào quang điện (điốt quang) để
theo dõi các hạt khói. Khi phát hiện có khói vào buồng quang học sẽ diễn ra sự thay đổi
quang học, dẫn đến sự thay đổi điện áp khiến cảm biến lập tức kích hoạt báo động bằng
đèn và còi.
 Nguyên lý cảm biến khói không dây
Cảm biến không dây hoạt động bằng pin hoặc nguồn năng lượng khác và không cần dây
kết nối để truyền thông tin, dễ dàng lắp đặt và di chuyển.
Mỗi cảm biến khói không dây đều có công tắc nhúng cùng một cài đặt, cùng kết nối qua
tần số, đảm bảo kịp thời phát ra âm thanh cảnh báo khi phát hiện mật độ khói bất thường.
Sau khi phát hiện khói, cảm biến này sẽ truyền tín hiệu không dây qua sóng vô tuyến, Wi-
Fi, hoặc các giao thức không dây khác đến trung tâm kiểm soát hoặc bộ đầu dò chính.
 Nguyên lý cảm biến khói có dây
Cảm biến khói có dây hoạt động tương tự cảm biến khói không dây, nhưng điểm khác biệt
là các đầu báo khói có dây điện cứng cung cấp nguồn điện chính cho máy dò thường được
chạy sau tường hoặc trần nhà, và nối thẳng vào phía bên kia của đầu báo.
3. Ứng dụng của cảm biến khói
 Ứng dụng cảm biến khói trong gia đình
 Cảm biến khói là thiết bị không thể thiếu trong mỗi công trình dân dụng, đặc biệt là nhà
dân và căn hộ chung cư nơi không gian sinh hoạt thường kín và khó phát hiện đám
cháy.
 Các vị trí phù hợp lắp đặt cảm biến khói có thể kể đến như trần nhà, phòng bếp, phòng
khách, hành lang chung cư, ...
 Ứng dụng cảm biến khói trong trung tâm thương mại, văn phòng công sở
 Cảm biến khói được ứng dụng tại các công trình dân dụng, các công trình có quy mô
rộng lớn như: hội trường; văn phòng; nhà hàng; khách sạn; tòa nhà; trung tâm mua sắm;
...
 Tại các công trình thương mại rộng lớn, cảm biến khói được phân bổ lắp đặt theo hệ
thống tại các vị trí quan trọng, đảm bảo kịp thời phát cảnh báo báo động khi sự cố xảy
ra để nhanh chóng sơ cứu và sơ tán.
4. Thông số kỹ thuật cảm biến khói
 Nguồn cung cấp
 Điện năng tiêu thụ
 Dải nhiệt độ hoạt động
 Dải nhiệt độ bảo quản
 Dải độ ẩm hoạt động
 Kích thước
 Khối lượng
 Mức âm thanh cảnh báo
 Độ nhạy đầ u dò khó i
 Chuẩn kết nối

You might also like