You are on page 1of 12

Sinh viên: Đỗ Minh Tuấn

MSSV: 20174328
Bộ môn: Kĩ thuật chiếu sáng

BÀI TẬP LỚN SỐ 3


CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN CÓ DÂY VÀ KHÔNG DÂY
ÁP DỤNG TRONG CHIẾU SÁNG THÔNG MINH
TRONG NHÀ VÀ NGOÀI TRỜI

Bóng đèn được cho là một trong những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong thế
kỷ 19, thay đổi cách chúng ta sống cuộc sống và chiếu sáng nhà cửa dễ dàng hơn
nhiều. Bước sang thế kỷ 21, nhờ sự đột phá trong thiết kế và công nghệ, con người đã
tạo ra một hệ thống đèn điện tiến bộ vượt bậc so với các loại bóng đèn truyền thống –
đó là đèn thông minh. Thuật ngữ này có vẻ mới lạ, vậy thực chất chiếu sáng thông
minh là gì?

I. Chiếu sáng thông minh


A. Chiếu sáng thông minh 
Là một công nghệ chiếu sáng được thiết kế để tiết kiệm năng lượng, tiện lợi và
an ninh. Điều này có thể bao gồm hiệu quả cao và điều khiển tự động thực hiện điều
chỉnh dựa trên các điều kiện như khả năng chiếm chỗ hoặc ánh sáng ban ngày. Cũng
giống như các thiết bị được kết nối khác, giờ đây bóng đèn có thể được vận hành và
điều khiển thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh của bạn. Và không
giống như bóng đèn tiêu chuẩn, ánh sáng thông minh cho phép bạn xác định độ sáng
và ‘nhiệt độ’ của từng bóng đèn – giúp việc đặt tâm trạng hoàn hảo ở nhà trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết.
Chiếu sáng thông minh là công nghệ chiếu sáng dựa trên nền tảng kỹ thuật số
thỏa mãn mọi yêu cầu về ánh sáng, hiệu quả cao về năng lượng. Điều này được thực
hiện bằng việc sử dụng các hệ thống chiếu sáng tự động điều chỉnh độ sáng dựa trên
các điều kiện môi trường bên ngoài.
LED là nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, LED thương mại thường đạt
trên 100 lm/W. Hệ số thể hiện màu (CRI) của LED rất cao, vào khoảng 80-90. LED
có tuổi thọ cao, vào khoảng 50.000h, vì vậy LED là nguồn sáng tối ưu cho kỹ thuật
chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả.  Đặc biệt LED cho phép dimming từ 0-100% quang
thông định mức và điều chỉnh màu dễ dàng. Điều này giúp cho việc điều khiển LED
thuận lợi hơn nhiều so với  điều khiển các nguồn sáng khác. Nguồn sáng LED phối
hợp với kỹ thuật điều khiển và mạng truyền thông tạo nên hệ thống Chiếu sáng thông
minh (Smart Lighting).
Các ứng dụng của công nghệ chiếu sáng thông minh có thể kể đến:
 Chiếu sáng trong nhà: căn hộ, siêu thị, văn phòng...
 Chiếu sáng ngoài trời: chiếu sáng cảnh quan đô thị, chiếu sáng đường giao
thông...
Một hệ thống chiếu sáng thông minh gồm các phần tử chính:
 Đèn
 Cảm biến
 Bộ điều khiển
 Truyền thông

B. Lợi ích của chiếu sáng thông minh


Ưu điểm của đèn thông minh không chỉ dừng lại ở việc điều khiển đèn của bạn
tự động hoặc từ xa – còn có những lợi ích khác, ít rõ ràng hơn khi chuyển sang sử
dụng ánh sáng thông minh.
 Dễ dàng điều chỉnh độ sáng
Bóng đèn truyền thống yêu cầu bạn sử dụng một công tắc để điều khiển đèn –
và không có gì khác. Nếu bạn muốn có thể làm mờ ánh sáng của bạn, bạn cần nối
một công tắc mờ vào tường của bạn. Tuy nhiên, đèn LED thông minh có thể được
điều khiển – bao gồm làm mờ – thông qua ứng dụng hoặc các phụ kiện thông minh
khác.
 Hiệu quả năng lượng
Bóng đèn LED thông minh tồn tại lâu hơn nhiều và tạo ra ít nhiệt hơn so với
bóng đèn ban đầu, do đó sử dụng ít năng lượng hơn.

 Kết nối
Sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh của bạn với các thiết bị được kết nối
khác như máy ảnh, thiết bị âm thanh, bộ điều nhiệt hoặc trợ lý gia đình cho phép
bạn tạo ra toàn bộ ngôi nhà thông minh.
Ý tưởng: Vì đèn của bạn được điều khiển thông qua một ứng dụng, bạn có thể
thấy trạng thái của chúng từ bất cứ đâu. Không bao giờ hỏi, “Tôi đã để đèn sáng
chưa?” lần nữa!
 Tự động hóa
Bóng đèn LED thông minh có thể được cấu hình riêng lẻ hoặc theo nhóm. Bạn
có thể đặt bộ hẹn giờ tự động tắt tất cả các đèn tại một thời điểm cụ thể để định cấu
hình đèn của bạn bật và tắt khi bạn không ở nhà, bắt chước sự hiện diện của bạn.
Ý tưởng: Lên lịch cho đèn thông minh của bạn mờ đến một cài đặt nhất định
vào mỗi buổi tối cùng lúc để báo hiệu giờ đi ngủ hoặc đặt hẹn giờ để đèn của bạn
sáng hơn sau một giờ ngủ trưa.
 Ánh sáng tâm trạng tức thì
Các cảnh ánh sáng được cài đặt sẵn và tùy chỉnh tạo ra môi trường cho bất kỳ
dịp nào, cho dù bạn đang sử dụng ánh sáng trắng ấm đến mát hoặc đèn LED màu
và tất cả những gì bạn phải làm là chạm vào một nút.
Bạn có thể không bao giờ nghĩ rằng bạn có thể cải thiện trải nghiệm chiếu sáng
nhà của bạn – nhưng với ánh sáng thông minh, bạn có thể. Chỉ cần chạm vào một
nút, bạn có thể tự động hóa ánh sáng trong nhà, điều khiển đèn bằng ứng dụng
hoặc giọng nói của bạn hoặc đặt thói quen để khiến nó trông như đang ở nhà ngay
cả khi bạn không. Với ánh sáng thông minh, bất cứ điều gì cũng có thể!
by Unknown Author is licensed under

by Unknown Author is licensed under

II. Các phương pháp điều khiển chiếu sáng


A. Điều khiển có dây
 Sử dụng Công tắc
Điều chỉnh mức đô ̣ chiếu sáng từ nhiều điểm điều khiển trong phòng. Mỗi nút
bấm có thể điều khiển bô ̣ chỉnh đô ̣ sáng siêu nhỏ để tối đa hóa tiên nghi cho ̣người sử
dụng.
by Unknown Author is licensed under

 Sử dụng Chiết áp, Dimmer


Dimmer đèn hay còn gọi là công tắc điều chỉnh độ sáng đèn led hay chiết áp là
thiết bị điện có chức năng được sử dụng với mục đích để điều khiển bật tắt và
điều chỉnh độ sáng của đèn. Dimmer có hoạt động dựa trên sự điều chỉnh của
điện trở, từ đó có thể thay đổi được cường độ dòng điện giúp điều chỉnh độ sáng
của các thiết bị chiếu sáng. Dimmer thường được sử dụng để điều chỉnh độ sáng
cho đèn LED âm trần, đèn LED Bulb.

by Unknown Author is licensed under

 Sử dụng Tủ điện chiếu sáng


Tủ điện chiếu sáng chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển được dùng để điều
khiển hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, chiếu sáng vườn hoa, khu vực công
cộng, chiếu sáng văn phòng, siêu thị…
Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như
Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC, Vi
điều khiển. Tùy theo yêu cầu hoạt động của hệ thống chiếu sáng, tủ chiếu sáng có thể
được thiết kế chức năng đơn giản hoặc phức tạp thậm chí chức năng thông minh tự
động nhận biết điều kiện chiếu sáng để bật tắt bóng đèn cũng như điều chỉnh cường độ
sáng phù hợp.

by Unknown Author is licensed under

 Dùng Cap điều khiển


Cáp điều khiển tiếng anh còn được gọi là Control Cables là một loại cáp tín
hiệu
điều khiển chuyên biệt được dùng để truyền tải tín hiệu điều khiển các chứcnăng
trong hệ thống thiết bị máy móc đến các thiết bị chuyển đổi điều khiển từ xa mà
không thể dùng đến sóng điện từ.
Cáp điều khiển còn tác động từ bộ nguồn phát đến hệ thống điều khiển của các
thiết bị bên trong của các tòa nhà, ngoài ra nó còn được dùng cho các mạch điều
khiển công nghiệp như trong các hệ thống và thiết bị kỹ thuật,máy móc , máy
công cụ, điều khiển, đo lường, sưởi ấm và điều hòa không khí. Đây là loại cáp
cho phép phân phối các dữ liệu hoặc các tín hiệu có điện áp thấp.
by Unknown Author is licensed under

 Đèn mờ
Công tắc điều chỉnh độ sáng là thiết bị chiếu sáng được sử dụng để điều
chỉnh (giảm / tăng) lượng ánh sáng. Công tắc cho phép điều chỉnh cường độ của
độ sáng và cũng tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng ánh sáng mờ hơn khi
không cần độ sáng đầy đủ.

by Unknown Author is licensed under

B. Điều khiển không dây


 Cảm biến hồng ngoại thụ động
Cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR: Passive InfraRed sensor) là cảm biến điện
tử dùng để phát hiện tia hồng ngoại được phát xạ từ các vật thể trong môi trường quan
sát của cảm biến.  Hình 5 trình bày nguyên lý của cảm biến phát hiện di chuyển PIR
sử dụng hai cảm biến hỏa điện (pyro-electric). Bình thường khi không có đối tượng di
chuyển trong vùng quan sát thì cả hai hỏa điện này nhận được cùng một lượng năng
lượng hồng ngoại từ môi trường dẫn đến tín hiệu đầu ra cảm biến PIR bằng không.
Khi có vật phát xạ hồng ngoại đi vào vùng quan sát của cảm biến thì lần lượt từng hỏa
điện sẽ nhận năng lượng phát xạ hồng ngoại khác nhau dẫn đến sự chênh lệch điện
tích của hai hỏa điện và tạo xung tín hiệu điện áp đầu ra của cảm biến PIR.

by Unknown Author is licensed under

Nguyên lý cảm biến phát hiện di chuyển sử dụng PIR

by Unknown Author is licensed under

 Cảm biến Radar


Cảm biến phát hiện di chuyển radar còn gọi là cảm biến vi sóng là cảm biến
hoạt động dựa trên hiệu ứng Doppler. Một tín hiệu vi sóng được phát xạ ra môi trường
khi gặp vật di chuyển sẽ phản xạ lại với tần số thay đổi so với tần số phát ban đầu.
Vùng phát hiện của cảm biến radar rông hơn cảm biến hồng ngoại nhưng giá thành
cao hơn.

 Cảm biến quang 


Cảm biến quang là một tế bào quang điện có điện trở rất lớn (điện trở tối) khi
không có ánh sáng chiếu vào và điện trở này suy giảm nhanh khi có ánh sáng do đó có
thể tự động bật tắt đèn theo ánh sáng bên ngoài.

 Mạng truyền thông


Một phần tử quan trọng trong hệ thống chiếu sáng thông minh là công nghệ kết nối
giữa các phần tử trong hệ thống. Các công nghệ kết nối được phân thành hai loại
chính. 
o Kết nối có dây bao gồm các công nghệ sau: DALI (Digital Addressable
Lighting Interface); Ethernet; BACnet (Building Automation and Control
networks); Lonworks. Trong đó DALI được sử dụng phổ biến trong các hệ
thống chiếu sáng.
o Kết nối không dây bao gồm các công nghệ: ZigBee; Wifi; Bluetooth...

 Giao thức điều khiển chiếu sáng tự động DALI


Các thiết bị điện có trang bị DALI có thể tự động nhận diện và giao tiếp với
nhau. Chúng không phụ thuộc vào nhà sản xuất nào, từ đó có thể thay thế dễ dàng.
Trong một hệ thống chiếu sáng được tạo nên từ rất nhiều bộ đèn khác nhau. Hệ
thống DALI có thể điều khiển riêng rẽ từng bộ đèn. DALI sẽ phân nhóm và tạo lập
các kịch bản chiếu sáng khác nhau. Nhờ DALI, chúng ta có thể tăng giảm độ sáng,
thay đổi cường độ, hướng chiếu…. một cách hoàn toàn tự động. Mỗi một thiết bị
DALI có một địa chỉ (hay một dãy mã số) riêng biệt. Một nhánh DALI có thể kết nối
tối đa lên tới 64 thiết bị. Để mở rộng kết nối giữa các nhánh lại với nhau, chúng ta
dùng giao tiếp thông qua các gateway. Khi controller muốn điều khiển đèn cho một
kịch bản nào đó, nó sẽ gửi bộ mã tín hiệu đến tất cả các thiết bị. Trong dãy tín hiệu có
chứa mã số của chấn lưu cần điều khiển, cùng với bộ lệnh bật hay tắt, DIM hay
không? Thiết bị nào cài đặt đúng mã số mà controller gửi sẽ thực thi chỉ lệnh. Một
nguyên lý hoạt động khá đơn giản nhưng rất hiệu quả.
 Công nghệ Zigbee
Zigbee là một tiêu chuẩn được định nghĩa: là tập hợp các giao thức giao tiếp
mạng không dây khoảng cách ngắn có tốc độ truyền dữ liệu thấp, tiêu thụ ít năng
lượng. ZigBee được hỗ trợ trong các dải tần số 784MHz (Trung Quốc), 868MHz
(châu Âu), 915MHz (Mỹ và Úc), 2.4GHz (ở hầu hết các nước). ZigBee hỗ trợ ba kiểu
cấu trúc mạng: mạng hình sao, mạng hình cây và mạng hình lưới.

by Unknown Author is licensed under

 Công nghệ Bluetooth


Bluetooth là chuẩn công nghệ không dây ứng dụng để trao đổi thông tin giữa
các thiết bị trong một khoảng cách ngắn sử dụng băng tần ISM từ 2.4 đến 2.485 GHz
được phát triển bới tổ chức Bluetooth Special Interest Group (SIG)

by Unknown Author is licensed under


 Công nghệ mạng di động Wi-Fi
Xu hướng các hệ thống chiếu sáng thông minh được giám sát và điều khiển từ
xa thông qua các thiết bị di động đang ngày càng được phát triển.  Hình 8 trình bày
kiến trúc mạng hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà. Các đèn kết nối có dây
hoặc không dây với một Gateway. Thiết bị điều khiển, thường sử dụng là các
smartphone hoặc máy tính, kết nối với Gateway thông qua bộ Router để điều khiển
các đèn trong hệ thống.
Hê ̣thống chiếu sáng IoT: việc ứng dụng Internet của vạn vật (IoT) đã dần trở nên
phổ biến trong cuộc sống hiện tại. Dường như mọi thứ đều có thể được kết nối và
sẽ được kết nối. Các thiết bị thông minh cá nhân không còn phải là phương tiện
duy nhất giúp con người tham gia kết nối. Thậm chí, các cơ sở hạ tầng công cộng
cũng được kết nối giống như những công nghệ mà chúng ta sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày. Trong đó, hệ thống chiếu sáng IoT hôi t ̣ u ̣đủ các ưu điểm của môṭ
hê ̣thống chiếu sáng thông minh.
o Tự động tắt/mở theo nhu cầu
o Điều khiển trực quan trên thiết bị di động
o Chiếu sáng theo thời gian định trước
o Dễ dàng sử dụng, linh hoạt kết nối mọi không gian
o Điều chỉnh lượng sáng thông minh
o Chiếu sáng theo thiết lập ngữ cảnh
o Quản lý trình trạng và trạng thái hoạt động của đèn
o Thiết kế sang trọng, tinh tế làm tăng tính thẩm mỹ
o Tiết kiệm năng lượng lên đến 90%

by Unknown Author is licensed under

You might also like