You are on page 1of 21

Môn học : Tiết kiệm năng

lượng trong công nghiệp


và dân dụng
• Lớp: DHDI16A
• Nhóm 1

Tiết kiệm năng lượng trong


kỹ thuật chiếu sáng
1. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
1.1 Định nghĩa
- Là hệ thống các thiết bị chiếu sáng kết nối với nhau và được
điều khiển bởi một thiết bị trung tâm.

- Hệ thống chiếu sáng cho phép người dùng điều khiển các
thiết bị chiếu sáng theo yêu cầu.
1. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
1.1 Định nghĩa
- Có hai loại hệ thống chiếu sáng :
1 Chiếu sáng tự nhiên:
Là nhờ vào ánh sáng từ thiên nhiên.

2 Chiếu sáng nhân tạo:


Là từ các thiết bị chiếu sáng phát ra ánh sáng phục vụ
đời sống.
1. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
1.2 Các thông số
- Quang thông Φ : Là lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng của một nguồn
sáng, đơn vị Lumen (lm).

- Độ rọi E : Là mật độ quang thông trên bề mặt chiếu sáng có diện tích S, đơn vị
Lux (lx) hoặc lm/m2

- Nhiệt độ màu : Nhiệt độ màu của đèn mô tả hình dáng bên ngoài của ánh sáng
được tạo ra so với màu cảm nhận được của bộ bức xạ vật đen ở nhiệt độ đó trên
thang nhiệt độ tuyệt đối, như là thang đo Kelvin. Nhiệt độ màu không liên quan
đến nhiệt độ thực của nguồn sáng.
1. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
1.2 Các thông số
- Chỉ số hoàn màu CRI : Chỉ số hoàn màu (CRI) là một chỉ số tương
đối về mức độ phân biệt màu sắc dưới ánh sáng được tạo ra bởi đèn có
nhiệt độ màu cụ thể. Chỉ số chạy từ 0 đến 1; trong đó CRI cao cho thấy
khả năng hiển thị màu tốt.

- Hiệu suất phát quang : Hiệu suất phát quang của đèn được xác định
bằng tỉ số giữa quang thông phát ra với công suất của nguồn sáng (Lm/W)
1. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
1.2 Các thông số
- Độ rọi yêu cầu Ew: Hệ số Ew thể hiện mức độ cần thiết cho khu vực
chiếu sáng. Giá trị Ew càng cao, số lượng đèn cần thiết càng nhiều
- Diện tích cần chiếu sáng Aw: Hệ số Aw thể hiện diện ticgs cảu khu
vục cần chiếu sáng. Diện tích càng lớn, số lương đèn cần thiết càng
nhiều.
- hệ số sử dụng CU: Hệ số CU Hệ số CU thể hiện hiệu quả sử dụng ánh
sáng của đèn và hệ thống chiếu sáng. Giá trị CU càng cao, hiệu quả sử dụng
ánh sáng càng tốt, và số lượng đèn cần thiết càng ít. Hệ số CU phụ thuộc vào
loại đèn, thiết kế hệ thống, và các yếu tố khác như chiều cao trần nhà, màu
sắc bề mặt.
1. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
1.2 Các thông số
- Hệ số suy giảm quang thông LPF: Hệ số LPF thể hiện sự suy giảm quang
thông của đèn theo thời gian do bụi bẩn, lão hóa.Giá trị LPF càng cao, sự suy
giảm quang thông càng lớn, và số lượng đèn cần thiết càng nhiều.LPF phụ
thuộc vào môi trường sử dụng, chất lượng đèn, và lịch trình bảo trì.
- Công thức tính số lượng bóng đèn cần thiết:

N=
2. CÁC YÊU CẦU TIÊU CHUẨN
CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
2.1 Chiếu sáng trong nhà
Thiết kế chiếu sáng trong nhà
thường tập trung vào tối ưu
hóa ánh sáng tự nhiên và sử
dụng các nguồn sáng nhân tạo
để tạo ra không gian thoải mái
và hiệu quả năng lượng.
2. CÁC YÊU CẦU TIÊU CHUẨN
CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
2.2 Chiếu sáng đường phố
Thiết kế chiếu sáng đường phố
tập trung vào việc sử dụng các
nguồn sáng hiệu suất cao để tối
ưu hóa việc chiếu sáng rộng rãi
và đáp ứng các yêu cầu an ninh
và giao thông.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
1 Tận dụng ánh sáng tự nhiên
- Chiếu sáng ngoài trời : Tận dụng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời để
chiếu sáng khu vực ngoại trời bằng cách sử dụng đèn đường và đèn
công suất thấp, giảm ánh sáng không cần thiết vào ban ngày.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
1 Tận dụng ánh sáng tự nhiên
- Chiếu sáng nhà ở, văn phòng :
Thiết kế các khu vực mở để tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên: Tạo cửa
sổ lớn, kính cường lực, hay hệ thống kính trượt để tối ưu hóa lượng
ánh sáng tự nhiên vào trong nhà.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
1 Tận dụng ánh sáng tự nhiên
- Chiếu sáng nhà ở, văn phòng :
Sử dụng cửa sổ và rèm cửa để kiểm soát ánh sáng: có thể điều chỉnh
để kiểm soát cường độ ánh sáng vào các khu vực cụ thể và giữ cho
không gian thoải mái.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
2 Sử Dụng Đèn LED
Việc sử dụng công nghệ LED cũng giúp tiết kiệm được nguồn điện năng lớn
hơn nhiều so với hệ thống chiếu sáng sử dụng ánh sáng nhân tạo truyền
thống khác. Với tuổi thọ và độ bền cao, đèn LED cũng giúp người dân tiết
kiệm một khoản chi phí cho việc sửa chữa và thay thế.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
3 Tích hợp năng lượng tái tạo
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời cung cấp nguồn
điện cho hệ thống chiếu sáng đường phố ,nhà hoặc doanh nghiệp…
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
4 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng
- Lau sạch bụi ở giá chao đèn, đèn và thấu kính từ 6 đến 24 tháng một lần.

- Thay thấu kính nếu chúng chuyển màu vàng.

- Lau sạch hoặc sơn lại phòng nhỏ mỗi năm một lần và phòng lớn 2 đến 3 năm một lần. Lau
sạch bụi ở bề mặt đèn vì bụi làm giảm lượng sáng chúng phản xạ.

- Những đèn thông dụng, đặc biệt là đèn nung sáng và đèn huỳnh quang thường thất thoát từ
20% đến 30% hiệu suất sáng qua thời gian hoạt động. Nhiều chuyên gia về chiếu sáng đề xuất nên
thay đồng thời tất cả đèn trong hệ thống chiếu sáng. Điều này giúp tiết kiệm nhân lực, giữ độ chiếu
sáng cao và tránh gây tác dụng ứng suất cho chấn lưu của các đèn sắp hỏng.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
5 Hệ thống chiếu sáng thông minh điều kiển đèn từ mọi nơi
Hệ thống chiếu sáng thông minh cho phép
điều khiển ánh sáng trong nhà hoặc văn
phòng từ xa, thông qua ứng dụng điện
thoại thông minh hoặc thiết bị kích hoạt
bằng giọng nói. Các hệ thống này có thể
được lập trình để tắt đèn khi không cần
thiết, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm
chi phí điện năng.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
6 Cảm biến chuyển động
Cảm biến chuyển động phát hiện khi có
người trong phòng và bật đèn, đồng thời tắt
chúng khi phòng không có người. Điều này
giúp giảm lượng năng lượng lãng phí khi
để đèn trong phòng không có người, tiết
kiệm cả năng lượng và tiền bạc.
3.CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
6 Cảm Bộ hẹn giờ điều chỉnh độ sáng

Bộ hẹn giờ có thể được đặt để bật và tắt đèn vào những thời điểm cụ thể,
trong khi bộ điều chỉnh độ sáng cho phép bạn điều chỉnh độ sáng của đèn
cho phù hợp với nhu cầu của mình. Cả hai giải pháp này đều có thể giúp
giảm lãng phí năng lượng và giảm chi phí điện năng.
4.LỢI ÍCH CỦA VIỆC TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
- Giảm chi phí năng lượng: giảm đáng kể chi phí liên quan đến việc sử
dụng nguồn năng lượng, giúp doanh nghiệp và cá nhân tiết kiệm được
một phần lớn chi phí.

- Giảm chi phí bảo dưỡng và thay thế: Hệ thống chiếu sáng hiệu quả
thường ít đòi hỏi bảo dưỡng và thay thế, giảm chi phí vận hành và bảo trì,
cũng như giảm nguy cơ hỏng hóc.

- Tăng hiệu suất làm việc: Ánh sáng tối ưu không chỉ tạo ra môi trường làm
việc thoải mái mà còn tăng cường hiệu suất làm việc và sự tập trung của
công nhân.
5.NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆC TIẾT
KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG

- Chi phí đầu tư: Việc triển khai hệ thống chiếu sáng hiệu quả có thể đòi
hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt khi chuyển từ các hệ thống
truyền thống sang công nghệ mới.

- Kiểm soát và quản lý: Quản lý và kiểm soát hệ thống chiếu sáng thông
minh đòi hỏi sự chuyên nghiệp và có thể là một thách thức trong việc duy
trì hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.

- Thách thức công nghệ: Công nghệ chiếu sáng không ngừng phát triển,
điều này có thể làm cho việc duy trì và nâng cấp hệ thống trở nên phức tạp,
đặt ra thách thức cho những người quản lý.
5. KẾT LUẬN
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong kỹ thuật chiếu sáng
đang được phát triển và triển khai rộng rãi
- Triển vọng của tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng đều tích
cực, với những cơ hội mới và sự phát triển không ngừng của
công nghệ và ý thức xã hội về bảo vệ môi trường.

You might also like