You are on page 1of 5

Các phương pháp thiết kế chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp

CÔNG NGHIỆP

Trong công nghiêp, Cho dù áp dụng giải pháp nào thì cũng phải đảm bảo các tiêu
chí định lượng và chất lượng trong chiếu sáng để đảm bảo an toàn cho thị lực của
người lao động. Chiếu sáng trong công nghiệp phải đảm bảo đủ 3 tiêu chí sau:

 Hoạt động thị lực của người lao động được đảm bảo để công việc được thực
hiện chính xác, nhanh chóng;

 Những tiện nghi bảo hộ thị giác của người lao động phải mang đến cảm giác
thoải mái, dễ chịu;

 Kiểm tra thường xuyên để nhanh chóng phát hiện những nguy cơ có thể trong
nơi làm việc.

Để làm được điều đó, giải pháp chiếu sáng công nghiệp cần phải đạt những yêu cầu
sau:

 Độ rọi của đèn phải đảm bảo đến từng vị trí của người lao động;

 Độ rọi không được gây chói mắt người làm việc;

 Tạo hướng sáng phù hợp;

 Màu sắc ánh sáng phù hợp với tính chất công việc cũng như màu sắc của bề
mặt nơi làm việc;

 Duy trì mức độ chiếu sáng tự nhiên;

 Các loại bóng đèn nên hạn chế sự nhấp nháy, chớp tắt;

 Duy trì các thông số ánh sáng trong quá trình sử dụng.

Dưới đây là 5 phương pháp tính toán hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng đa dạng,
chính hãng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp để xác định số
lượng đèn, công suất hay độ quang thông cho không gian chiếu sáng tại nhà xưởng.
1. Phương pháp tính toán bằng hệ số sử dụng Ksd

 Khi thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng công nghiệp không thể bỏ qua phương
pháp tính toán bằng hệ số sử dụng Ksd.

 Phương pháp tính toán bằng hệ số sử dụng Ksd được sử dụng cho những
nhà xưởng có diện tích chiếu sáng trên 10m2.

 Đây là phương pháp không sử dụng chỉ số phản xạ của tường với ánh sáng
để dùng tính toán.

 Cách tính hệ số quang thông cho đèn led chiếu sáng

Khi muốn xác định hệ số quang thông của đèn sẽ cần xác định một số
những tiêu chí để tính toán.

 Khoảng cách giữa các đèn: kí hiệu L (m)

 Số mối lắp đèn trên hệ thống trần đèn

 Diện tích không gian lắp đặt Chuẩn bị và tra bằng hệ số phản xạ của lux

Công thức tính số lượng đèn led cần dùng cho nhà xưởng trên 10m2:

 N = (E*A)/(F*UF*LLF)

Giải thích các hệ số trong công thức:

 N: số mối đèn được lắp

 E: hệ số phản xạ của ánh sáng rọi trên bề mặt vị trí làm việc

 A: diện tích nhà xưởng

 F: tổng lượng quang thông

 UF: hệ số đèn sử dụng trên từng mối lắp

 LLF: hệ số ánh sáng bị thất thoát

2. Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần đúng với đèn ống
 Thiết bị chiếu sáng đèn ống là thiết bị được sử dụng chung hiện nay

 Sử dụng phương pháp tính toán chiếu sáng bằng đèn ống được dùng để tính
sẵn cho một phòng.

 Các doanh nghiệp chỉ cần áp dụng công thức và thay bằng các thông số của
mình để tính được số lượng đèn chiếu sáng, công suất hay hệ số quang
thông.

 Công thức chung cho một phòng dùng 2 đèn ống có công suất và 60W ( 1
đèn là 30W). Hệ số độ rọi được mặc định là 100 lux, đèn có điện áp
60V/220V, quang thông là 1230lm.

Cách tính toán theo phương pháp gần đúng với đèn ống, quy ước:

 Khu vực chiếu sáng/ nhà xưởng rộng ≥ 4,

 Chiều rộng: a

 Chiều cao: H

 Phòng chiếu sáng có diện tích trung bình = 2;

 Phòng nhỏ hẹp với diện tích mặt định ≤ 1

 Hệ số phản xạ của trần tối màu: ρtr = 0.7;

 Hệ số phản xạ của trần sơn màu trung tính: ρtr = 0.5;

 Hệ số phản xạ của tường sơn màu tối: ρtg = 0.5;

 Hệ số phản xạ của tường sơn màu trung tính: ρtg = 0.3;

Hệ số an toàn K:

 Khi phối quang trực xạ k = 1.3

 Khi phối quang phản xạ k = 1.5

 Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ k = 1.4

3. Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng theo từng điểm
 Phương pháp tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng thường sử dụng cho nhà
xưởng có những yêu cầu cao về tiêu chuẩn chiếu sáng: sản xuất lắp ráp điện
tử,…

Phương pháp này yêu cầu người thiết kế cần nắm rõ 3 yếu tố:

 Độ rọi trên mặt phẳng ngang Eng

 Đội rọi trên mặt phẳng đứng Edd

 Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng Engh

Cách thức tính toán theo phương pháp từng điểm

 Đầu tiên, người tính cần chọn 1 điểm cố định được gọi là A.

 Xét độ rọi có khoảng cách từ điểm A đến điểm sáng R.

 Sử dụng công thức tính bình phương khoảng cách cùng tỷ lệ chiếu sáng để
tính được số lượng đèn cần dùng cho nhà xưởng.

4. Phương pháp tính toán gần chính xác

Đây là phương pháp tính toàn thích hợp cho nhà xưởng có quy mô và diện tích nhỏ.
Phương pháp tính toán gần chính xác có độ chính xác cao. Khi thực hiện theo phương
pháp này cần có được 2 yếu tố:

 Kiểm tra xác định công suất chiếu sáng của phòng/1 diện tích phòng.

 Tính số đèn cần chiếu sáng, xác định loại đèn, công suất và độ cao của trần
nhà.

Đặc điểm chung của phương pháp này là thích hợp để tính toán chiếu sáng cho từng
phỏng nhỏ. Hoặc chiếu sáng cho khu vực phòng với chỉ số phòng < 0.5, hay những khu
vực không cần độ chính xác cao.

5. Phương pháp tính toán gần chính xác thứ 2


 Doanh nghiệp dựa trên bảng đã được tính toán sẵn sử dụng công suất là
100w/m2

 Sau đó, sử dụng phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác
thứ hai để thiết kế hệ thống chiếu sáng.

 Trong quá trình thiết kế, xác định độ rọi đã phù hợp với hệ số độ rọi trong
bảng sẽ không cần chỉnh sửa

 Khi độ rọi của ánh sáng không phù hợp cần chỉnh sửa đến khi phù hợp.

Đặc điểm của phương pháp này là nếu lấy độ rọi phù hợp với độ rọi trung bình thì
không cần điều chỉnh. Ngược lại nếu lấy độ rọi không phù hợp với độ rọi trung bình thì
cần thực hiện điều chỉnh.

You might also like