You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY
---------------o0o---------------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

CBHD: Bùi Anh Quốc


SVTH: Hoàng Long Hải
MSSV: 1910152

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM BÀI 1

ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC

I. Mục đích

- Biết cách sử dụng dụng cụ đo độ rọi Light meter C.A 811 để đo độ rọi.

- So sánh kết quả độ rọi đo được với kết quả tính toán theo lý thuyết.

- Đánh giá kết quả thí nghiệm.

II. Yêu cầu

- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trước khi đi thí nghiệm.

- Tính toán độ rọi trung bình lý thuyết (E tblt) cho lớp học theo phương pháp hệ số
sử dụng.

- Đo độ rọi trung bình (Etbđ) của lớp học bằng Light meter.

- So sánh kết quả tính toán (Etblt) với kết quả đo được (Etbđ).

- Đánh giá kết quả thí nghiệm.

III. Nội dung thí nghiệm

III.1. Tính toán độ rọi của phòng học theo phương pháp hệ số sử dụng

(Tính toán độ rọi theo lý thuyết)

Để tính toán chiếu sáng chung cho phòng làm việc, người ta thường sử dụng phương
pháp hệ số sử dụng h như sau:

- Tính chỉ số phòng i:

S
i= (1.1)
H C (a+ b)

Trong đó:
 S – Diện tích phòng chiếu sáng (m2)

 a, b tương ứng là chiều dài, chiều rộng của phòng (m).

 HC là khoảng cách từ mặt bàn làm việc tới đèn (m).

Từ chỉ số phòng i tính được ở trên, ta tra giá trị của hệ số sử dụng (Tham khảo bảng 9-
12 trang 158 sách Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Nguyễn Bá Dũng và các tác giả –
năm 1979)

i ≤ 0,8 thì h = 0,05 ÷ 0,36

i≤2 thì h = 0,08 ÷ 0,47

i>2 thì h = 0,12 ÷ 0,57

- Quang thông tổng φt của các bộ đèn để chiếu sáng căn phòng được xác định theo
công thức:

Emin .k . z . S
φ t=
h

Trong đó:

 Emin – Độ rọi nhỏ nhất theo qui định của nhà nước. Đối với phòng học E = 300
– 500 lux.

 k – Hệ số dự trữ . Nếu phòng cần chiếu sáng có bụi, khói làm ảnh hưởng đến
tầm nhìn lấy k =1,5 – 1,7. Nếu không có bụi, khói thì k =1.

 z – tỷ số giữa độ rọi trung bình Etb và Emin. z = E tb/Emin. (Thường chọn z =


(1,1÷1,2). Phòng diện tích nhỏ hơn 10m2 thì lấy z=1)

 S – Diện tích phòng cần được chiếu sáng (m2).

 h - Hệ số sử dụng.

- Tính số bộ đèn cần thiết để chiếu sáng (Nbđ)

Chọn trước quang thông của một bộ đèn là φbđ, ta tính được số bộ đèn cần thiết Nbđ
để chiếu sáng cho căn phòng là:
φt
N bđ =
φbđ

- Cuối cùng ta xác định được độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc là:

N bđ . φ bđ . h
Etb =
S .k

Trong công thức trên:

 Nbđ – Số bộ đèn cần để chiếu sáng.

 φbđ – Quang thông của một bộ đèn

 S – Diện tích phòng (m2).

 k – Hệ số dự trữ.

 h - Hệ số sử dụng.
III.2. Đo độ rọi thực tế phòng học bằng Light meter

III.2.1. Giới thiệu dụng cụ đo độ rọi light


meter C.A 811

Dụng cụ đo độ rọi C.A 811 được trang bị màn


hình đo độ rọi silicon, hiển thị số và dễ dàng
sử dụng bằng tay vì kích thước nhỏ gọn.

III.2.2. Nguyên lý làm việc (xem hình vẽ)

1. Cảm biến có nắp bảo vệ.

2. Màn hình tinh thể lỏng Backlit

- Màn hình chính: Giá trị số hoặc OL (báo lỗi)

- Các ký hiệu

+ ổ chứa pin

HOLD giá trị đo cuối cùng.

klux / kfc giá trị đơn vị được hiển thị

MAX giá trị max

3. Lựa chọn dãy đo :

- Từ 20 lux đến 20 klux chia 4 dãy đo.

- Từ 20 fc đến 20 kfc chia 4 dãy đo.

4. Công tắc 2 chức năng

- Ấn nhanh :thao tác hiển thị lại màn hình.

- Ấn lâu : Điều khiển công tắc giá trị max.

5. Điều chỉnh di chuyển cảm biến

6. Điều khiển công tắc để giữ hiển thị giá trị cuối cùng

7. Chỉ thị 3 trạng thái :

- OFF dụng cụ ở trạng thái không làm việc.


- Lux : Dụng cụ ở trạng thái đo độ rọi

- Fc đo độ sáng Anglo-Saxon( của nến)

You might also like