You are on page 1of 17

THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC

Trang 1 / 17

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP Ô TÔ ĐÔNG HÀ

Địa điểm:
Khu công nghiệp Quán Ngang, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Chủ đầu tư:


Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà.

Nhà thầu thi công:


Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Nguyễn Sang.
694/46 Quốc lộ 1A, khu phố 3B, phường Thạnh Lộc, q12-tp.HCM
TEL : (08) 62.737.175 – (08) 62.921.863 – FAX : 62.921.911
EMAIL : info@nguyensangme.com
www.nguyensangme.com

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 2 / 17

Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà được xây dựng bao gồm các hạng mục:

- (1) Nhà xưởng lắp ráp xe khách (60x180)

- (2) Nhà xưởng lắp ráp xe tải (60x120)

- (3) Nhà xưởng gia công thùng, cabin – Nhà xưởng Sơn (66x72)

- (4) Nhà điều hành + Trưng bày (25x72)

- (5) Bãi tập kết xe thành phẩm và trưng bày có mái che (83x93)

- (6) Nhà ăn ca + Căng tin (25x70)

- (7) Nhà kho (25x72)

- (8) Nhà đăng kiểm nội bộ và bảo hành (25x72)

- (9) Bãi tập kết xe đăng kiểm xuất xưởng (86x93)

- (10) Nhà để xe hai bánh + Gara ô tô (7.5x80)

- (11) Đường thử xe và địa hình chạy thử tiêu chuẩn

- (12) Trạm điện

- (13) Trạm xử lý nước thải

- (14) Bể nước phòng cháy chữa cháy

- (15) Bãi xe bán thành phẩm (180x86)

- (16) Cổng + Nhà bảo vệ

Tổng diện tích nhà máy S=19.4 ha.

Hệ thống PCCC cho toàn bộ nhà máy được chia làm hai hệ thống chính:

1. Hệ thống báo cháy

2. Hệ thống chữa cháy

2.1. Hệ thống chữa cháy ngoài nhà

2.2. Hệ thống chữa cháy trong nhà (vách tường, đầu phun tự động, bình chữa

cháy xách tay)

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 3 / 17

PHẦN II: HỆ THỐNG BÁO CHÁY

I) Tiêu chuẩn áp dụng.


 TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết
kế.
 TCVN 5738 – 2001: Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật.
 TCVN 2103-1994: Tiêu chuẩn dây điện bọc PVC.
 TCVN 4756-1989: Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
 TCVN 6612-2000: Tiêu chuẩn ruột dẫn cáp cách điện (IEC 228:1978).
 TCVN 4765-1989: Cáp dây dẫn và dây dẫn mềm.
 NFPA 72-1999: “National Fire Alarm Code”.
 NFPA 70: "National Electrical Code" (NEC)
Ngoài ra còn tham khảo các tiêu chuẩn:
 TCVN 3254 – 1989: An toàn cháy. Yêu cầu chung
 TCXD 218 – 1998: Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy. Qui định chung.
 Underwriters Laboratories (UL)
II) Mô tả hệ thống.
Nhà máy được trang bị hệ thống báo cháy tự động đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu
đặt ra như : phát hiện sớm, chính xác, kịp thời không để xảy ra cháy lớn,… và thiết kế
đúng các qui định trong tiêu chuẩn hiện hành.
Các thành phần chính của hệ thống bao gồm:
o Trung tâm xử lý tín hiệu (Control Panel) còn gọi là Trung tâm báo cháy.
o Đầu báo khói (Smoke detector).
o Đầu báo khói tia chiếu (Beam smoke detector)
o Đầu báo nhiệt độ (Heat detector).
o Đầu dò nhiệt kiểu dây (Line heat detector)
o Còi báo động.
o Đèn báo động.
o Nút ấn báo động.
o Dây dẫn tín hiệu, nguồn năng lượng.
Toàn bộ các thiết bị điện tử này được hợp nhất thành một hệ thống hoàn chỉnh và được
xử lý bởi Trung tâm báo cháy.
Hệ thống báo cháy tự động thường xuyên 24/24 giám sát, phát hiện và báo động kịp thời
khi có sự cố về cháy giúp chúng ta sớm có biện pháp sử lý thích ứng.

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 4 / 17

Hệ thống báo cháy cho nhà máy là hệ thống báo cháy dạng địa chỉ, tổng cộng có gồm 5
Loop cụ thể như sau:
1. Loop 1: Dùng cho Nhà điều hành, trưng bày và Canteen.
2. Loop 2: Dùng cho Nhà kho và Nhà đăng kiểm nội bộ.
3. Loop 3: Dùng cho Nhà lắp ráp xe tải.
4. Loop 4: Dùng cho Xưởng gia công thùng, cabin, xưởng sơn.
5. Loop 5: Dùng cho Nhà lắp ráp xe khách.
Các đầu báo cháy là loại chuyên dùng đảm bảo phát hiện sự cố cháy chính xác nhất,
được phân bổ như sau:
- Đầu báo khói: phòng thang máy, văn phòng, phòng điện.
- Đầu báo khói dạng tia: các khu vực xưởng, kho rộng có trần cao.
- Đầu báo nhiệt: các phòng kho, bếp.
- Nút ấn khẩn: Hộp nút ấn cháy được lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu
thang ở vị trí dễ thấy.
- Chuông và đèn báo cháy: Chuông và đèn báo cháy được lắp trên các lối thoát
nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy.
Hệ thống báo cháy còn được phối hợp với các tín hiệu từ hệ thống chữa cháy đưa về để
đảm bảo phát hiện sự cố cháy nhanh nhất.
III) Tiêu chuẩn áp dụng.
1) Tóm tắt các chức năng chính của các thiết bị.
o Trung tâm xử lý:
Trung tâm báo cháy được đặt ở nơi có người trực hoặc có thể kiểm soát được
hoặc được đặt ở nơi có phòng bảo vệ.
Đây là bộ phận chính của hệ thống báo cháy tự động, có nhiệm vụ nhận và xử lý
các tín hiệu báo cháy, các tín hiệu sự cố kỹ thuật. Tại đây, thông qua trung tâm
báo cháy ta có thể biết được tình trạng hoạt động của hệ thống và vận hành hệ
thống trong trường hợp có sự cố xảy ra.
o Bàn phím (Keypad):
Là phương tiện để điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím con
người có thể dễ dàng điều khiển theo ý muốn; nhập lệnh để đưa hệ thống vào
chế độ giám sát hoặc để hoạt động giám sát một khu vực trong toàn hệ thống.
Hoặc có thể lập trình để hệ thống tự chuyển sang chế độ giám sát tự động vào
một thời gian nhất định trong ngày đối với một số khu vực nào đó.
o Đèn tín hiệu (Led) và còi tín hiệu trên tủ báo cháy giúp chúng ta theo dõi dễ dàng
các thông tin liên quan đến tình trạng hoạt động của hệ thống: tình trạng bình
thường, tình trạng báo động, tình trạng sự cố kỹ thuật.

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 5 / 17

o Trung tâm xử lý còn có một Bảng vi mạch chính, bình điện dự phòng (Battery) và
bộ biến điện…
+ Bảng vi mạch chính: có khả năng lưu giữ tất cả các dữ liệu đã lập trình cho hệ
thống ngay cả trong trường hợp mất nguồn AC và DC.
+ Biến điện: Có chức năng chuyển đổi từ nguồn AC 220V sang DC 24V để cung
cấp điện cho toàn bộ hệ thống báo cháy.
+ Bình điện dự phòng (Battery): Có chức năng duy trì sự hoạt động của hệ thống
trong trường hợp mất nguồn chính; dung lượng của bình có thể dùng tối thiểu là
24 giờ.
o Đầu báo cháy:
 Đầu báo cháy khói:
Đầu báo cháy khói loại Photo: là đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản
phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức
xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và /hoặc vùng cực tím của phổ điện
từ.
 Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam-type smoke detector): Đầu
báo cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng,
sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.
 Đầu báo cháy nhiệt:
Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với
sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
Tất cả các đầu báo khói, nhiệt được bố trí hầu hết ở những nơi có khả năng
xảy ra cháy cao, các phòng ở, phòng làm việc, kho hàng……
o Còi và đèn báo động:
Khi có sự cố xảy ra tại một khu vực nào đó trung tâm báo cháy sẽ nhận tín hiệu
từ thiết bị giám sát (đầu báo cháy, nút nhấn) đồng thời phát tín hiệu báo động
bằng còi và đèn.
Khi nghe có âm thanh báo động của còi hoặc đèn người vận hành cần theo dõi
trên màn hình LCD để xác định khu vực nào xảy ra báo động (tên, vị trí khu vực
đó sẽ hiển thị lên màn hình) để nhanh chóng tiến hành kiểm tra, sử lý khu vực
báo động.
o Công tắc ấn khẩn cấp:
Khi phát hiện ra sự cố sớm mà vụ cháy chưa đủ điều kiện để đầu báo hoạt động,
chúng ta chỉ việc nhấn công tắc khẩn này để kích hoạt tín hiệu báo động về Trung
tâm báo cháy.

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 6 / 17

Các công tắc khẩn này được bố trí rải rác khắp các khu vực tại nơi có người hay
qua lại và dễ nhìn thấy để tiện lợi cho việc sử dụng.
2) Yêu cầu kỹ thuật.

Tủ báo cháy FACP-1 được lắp đặt tại nhà bảo vệ chính của nhà máy. Trung tâm báo
cháy là loại địa chỉ chuyên dùng, khi có tín hiệu cháy trong khu vực nào hệ thống báo
cháy sẽ báo động chuông và đèn trong khu vực đó. Ngoài ra còn lắp đặt thêm một
màn hình hiển thị kết nối tới tủ báo cháy FACP-1 để hiển thị cụ thể từng địa chỉ các
đầu báo và vị trí cụ thể tại khu vực có cháy xảy ra.

Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị:


Để hệ thống đạt yêu cầu theo các tiêu chuẩn hiện hành cũng như để đáp ứng yêu
cầu đề ra của chủ đầu tư, hệ thống báo cháy tự động được lựa phải đảm bảo các yêu
cầu sau:

1/ Trung tâm báo cháy địa chỉ :


Tự động kiểm tra, hiển thị các sự cố về kỹ thuật bằng màn hình LCD gắn trên tủ trung
tâm báo cháy
Xác định cụ thể địa điểm xảy ra cháy, sự cố.
Có bình điện dự phòng trong trường hợp mất nguồn AC.
Trung tâm báo cháy được lựa chọn gồm có các loại sau đây:
- Trung tâm báo cháy loại địa chỉ
- Mạch ngỏ vào: 2 loop class A hoặc B, 256 thiết bị địa chỉ bao gồm 128 đầu dò và
128 module giám sát, điều khiển.
- Nguồn điện ngõ vào: 220-240VAC - 50Hz
- Nguồn điện dự phòng: 24VDC, 2,5A
- Hiển thị bằng màn hình LCD và LED
2/ Đầu báo khói:
Theo TCVN 5738-1, đầu báo cháy khói là loại Photo Chu vi kiểm soát của đầu báo
khói trên lý thuyết là khoảng 65-100m2 (bảng 2 TCVN 5738-2001).
- Loại đầu dò địa chỉ
- Kiểu bảo vệ: quang
- Điện áp: 15-32VDC, 250µA
- Nhiệt độ hoạt động: 0-49oC
3/ Đầu báo khói dạng tia:
Theo TCVN 5738-1, diện tích bảo vệ của đầu báo cháy khói tia chiếu là phần diện
tích giới hạn bởi khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu (từ 5 đến 100m) và độ rộng ở
2 phía dọc theo tia chiếu (15m): từ 75 đến 1500m2.

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 7 / 17

- Loại đầu dò địa chỉ


- Kiểu bảo vệ: quang
- Điện áp: 10 VDC to 32 VDC - 15 mA at 24 VDC
- Nhiệt độ hoạt động: 0-38oC
4/ Đầu báo nhiệt:
Hoạt được chọn động theo nguyên tắc cảm ứng nhiệt độ. Đối với đầu dò nhiệt kiểu
dây diện tích bảo vệ của đầu báo cháy nhiệt là phần diện tích giới hạn bởi khoảng
cách độ rộng ở 2 phía dọc theo dây dò nhiệt giới hạn giới hạn trên lý thuyết là từ 2m
- 3.5m (bảng 3 TCVN 5738-2001).
Đầu báo cháy nhiệt được lựa chọn:
- Loại đầu dò nhiệt kiểu dây kết hợp với module địa chỉ
- Kiểu bảo vệ: cố định và gia tăng
- Điện áp: 15-32VDC, 150µA
- Nhiệt độ hoạt động: -30 - 50oC
5/ Còi và đèn báo động:
Báo động khu vực có cháy xảy ra
- Kết nối qua Module điều khiển
- Điện áp 24VDC, 0.055mA max
- Biên độ: đến 99dBA
Đèn báo
- Kết nối qua Module điều khiển
- Điện áp 24VDC, 0.064mA
6/ Module đầu vào (module địa chỉ):
Chuyển tín hiệu từ các đầu báo thường thành từng nhóm có địa chỉ để đưa tín hiệu
về trung tâm khi có sự cố cháy xảy ra.
- Loại module địa chỉ
- Nhiệt độ hoạt động: 0 – 49oC
- Điện áp 24VDC, 400µA max
7/ Module điều khiển:
Chuyển tín hiệu điều khiển từ trung tâm báo cháy thành tín hiệu tác động các tiếp
điểm để điều khiển liên động các hệ thống liên quan.
- Loại module địa chỉ
- Nhiệt độ hoạt động: 0 – 49oC
- Điện áp 24VDC, 400µA
8/ Dây dẫn:
Là loại chuyên dùng cho hệ thống báo cháy, có tính dẻo dai, chịu lực xoắn, chống

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 8 / 17

mối mọt, không bị nhiễu.


Dây tín hiệu chống cháy 2C x 1.5mm2
Chống cháy theo tiêu chuẩn IEC 60331
Dây nguồn chống cháy 2C x 2.5mm2
Chống cháy theo tiêu chuẩn IEC 60331
9/ Nút nhấn khẩn cấp:
Được lắp đặt tại các vị trí mọi người dễ thấy để kịp thời nhấn nút thông báo cho trung
tâm phát lệnh báo động. Nút nhấn khẩn cấp được lắp ở độ cao 1,4 mét so với mặt
nền hoàn thiện.
- Loại địa chỉ
- Lắp trong nhà
- Điện áp 24VDC
10/ Nguồn điện dự phòng:
Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220VAC quốc gia và cấp cho Tủ
trung tâm, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp 24VDC được cung cấp
bởi Trung tâm báo cháy. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất
điện hoặc có cháy, dung lượng Acqui dự phòng phải đảm bảo cho hệ thống làm việc
liên tục 24h ở chế độ thường trực và 3 giờ trong chế độ báo động cháy.
3) Nguyên lý hoạt động.
Hệ thống báo cháy của hệ thống báo cháy mới lắp đặt cho nhà máy hoạt động theo
nguyên tắc sau:
o Khi có khói hoặc nhiệt tác động vào các đầu cảm biến, tín hiệu theo đường dây
dẫn truyền đến trung tâm. Trong thời gian 16s, Trung tâm báo cháy kiểm tra lại tín
hiệu đưa về nếu vẫn tiếp tục thì trung tâm sẽ truy xuất tín hiệu báo động này ra
module điều khiển để đóng rờ le cấp nguồn cho còi và đèn, lúc này còi và đèn sẽ
phát tín hiệu báo động.
o Nếu trong thời gian 16s tín hiệu báo động ngưng không tiếp tục gởi về trung tâm
nữa thì Trung tâm báo cháy sẽ phát lệnh xóa tín hiệu này (tính năng chống báo
giả).
o Ngoài ra Trung tâm báo cháy còn có các chức năng khác như: báo sự cố đường
dây, báo mất điện lưới, báo hư ắc quy …

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 9 / 17

PHẦN III: HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

I) Nguyên tắc thiết kế.

Hệ thống chữa cháy được thiết kế với các nhiệm vụ sau :


- Dập tắt đám cháy.
- Khống chế sự lan rộng của đám cháy.
- Bảo vệ công trình khỏi các tác dụng xấu của nhiệt độ cao sinh ra từ đám cháy.

Khi có cháy, dù đám cháy xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trong nhà máy, hệ thống chữa
cháy được thiết kế phải luôn đảm bảo thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ trên.

Hệ thống chữa cháy được thiết kế sẽ gồm nhiều loại hệ chữa cháy khác nhau. Sự khác
nhau này sẽ tùy thuộc vào các đặc trưng của từng khu vực chức năng cụ thể của nhà
máy (các khu vực chức năng trong nhà máy có nguy cơ cháy, nổ và các chất gây cháy
khác nhau).

Các loại hệ thống chữa cháy được thiết kế :


-Hệ thống chữa cháy ngoài nhà : Sử dụng hệ thống Trụ nước chữa cháy đặt ngoài trời.
-Hệ thống chữa cháy trong nhà : Sử dụng kết hợp 3 loại hệ thống - Tủ chữa cháy đặt
trong nhà, Bình chữa cháy xách tay, Hệ thống Sprinkler tự động.
Các loại chất chữa cháy được sử dụng :
- Nước
- Khí C02 , Bột ABC (Bình chữa cháy xách tay)
II) Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho công trình được thiết kế theo các tiêu
chuẩn và quy phạm sau:
- TCVN 5760 : 1993 - Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng.
- TCVN 2622 : 1995 - Soát xét lần 2 phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình -
Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6304 : 1997 - Chai chứa khí đốt hóa lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản,
xếp dỡ và vận chuyển.
- TCVN 7336 : 2003 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu
thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 6305 - 1 : 1997 - ISO 6182 - 1 : 1993 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống
Sprinkler tự động phần 1 - Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler.

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 10 / 17

- TCVN 6305 - 2 : 1997 - ISO 6182 - 2 : 1993 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống
Sprinkler tự động phần 2 - Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt,
buồng hãm và cơ cấu báo động kiểu ướt.
- TCVN 6305 - 3 : 1997 - ISO 6182 - 2 : 1993 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống
Sprinkler tự động phần 3 - Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô.
- TCVN 6305 - 4 : 1997 - ISO 6182 - 4 : 1993 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống
Sprinkler tự động phần 4 - Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở nhanh.
- TCVN 6305 - 5 : 1997 - ISO 6182 - 5 : 1993 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống
Sprinkler tự động phần 5 - Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn.
- TCVN 7435 -1 : 2004 - ISO 11602 - 1 : 2000 - Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa
cháy xách tay và xe đẩy phần 1 : Lựa chọn và bố trí.
- TCVN 7435 -2 : 2004 - ISO 11602 - 2 : 2000 - Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa
cháy xách tay và xe đẩy phần 2 : Kiểm tra và bảo dưỡng.
- TCVN 4513 : 1995 - Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế (trích).
- NFPA 10: 2002 : Standard for portable Fire Extinguisher.
- NFPA 13: 2010 : Standard for the installation of sprinkler system.
- NFPA 14: 2010 : Standard for the installation of standpipe and hose systems.
- NFPA 20 : 2003 : Standard for the installation of Stationary Pumps for Fire
Protection
III) Mô tả hệ thống.
Hệ thống chữa cháy cho nhà máy bao gồm:
- Hệ thống họng chữa cháy ngoài nhà (Hydrant) cho toàn bộ nhà máy.
- Hệ thống chữa cháy vách tường cho các tòa nhà (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8)
- Hệ thống đầu phun tự động sprinkler cho các tòa nhà (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8)
- Hệ thống bình chữa cháy xách tay cho các tòa nhà (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8)
Bể nước chữa cháy được xây bằng bê tông, có dung tích hữu dụng là 750m³, được
chia làm 2 bể độc lập nhau. Mỗi bể có 1 đường cấp nước DN300 cho phòng bơm, 1
đường nhận nước DN150 từ khu công nghiệp có van phao tự động đóng mở cho phép
sự cấp nước liên tục vào bể và đảm bảo rằng thời gian tối đa để điền đầy nước không
vượt quá 24 giờ, mỗi bể có một thước đo mức nước giúp ta dễ dàng xác định mức nước
trong bể. Tất cả các ống được sử dụng tại bể nước chữa cháy đều dùng ống thép tráng
kẽm.
Phòng bơm được thiết kế theo tiêu chuẩn, sử dụng 2 bơm dầu có Q = 500m³/h - P =
9bar (1 bơm dự phòng), 2 bơm bù áp có Q = 3.6 l/s - P = 9.9bar (1 bơm dự phòng), mỗi
bơm đều có khả năng nhận nước từ 2 bể qua 2 đường cấp DN300 của 2 bể. Ống ra của
nhà bơm có kích thước DN300 sẽ đi trong mương và dẫn nước vào mạng đường ống

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 11 / 17

DN250 bên ngoài. Tất cả các ống được sử dụng tại Nhà bơm đều dùng ống thép tráng
kẽm.
Mạng đường ống cấp nước chữa cháy bên ngoài được thiết kế theo kiểu mạng vòng,
sử dụng ống HDPE-DN250, được chôn ngầm dưới đất với độ sâu 1.1m tính từ đáy ống.
Mạng đường ống được chia làm hai nửa để thuận tiện cho công tác bão dưỡng và để
thuận tiện cho việc lắp đặt thêm trong tương lai, có 2 van khóa ở hai đầu kết nối của
mạng đường ống.
Các trụ chữa cháy ngoài nhà nhận nước trực tiếp từ Mạng đường ống cấp nước
chữa cháy bên ngoài, được bố trí với khoảng cách ≥5m so với vách tường của các hạn
mục xây dựng, ≤2.5m so với mép đường. Có 14 trụ chữa cháy DN100/2DN65, kiểu trụ
nổi được bố trí trong hệ, 2 trụ ở mặt trước, 2 mặt bên mỗi bên có một trụ. Cạnh mỗi trụ
chữa cháy trang bị một hộp tủ cuộn vòi ngoài nhà, mỗi hộp đựng 2 cuộn vòi DN65 dài
30m thuận tiện cho việc chữa cháy. Các trụ được sử dụng phù hợp với TCVN 6379 :
1998. Ngoài ra còn có 1 trụ tiếp nước DN100/4DN65 được bố trí tại ngả 3 ở cổng chính
có khả năng nhận nước trực tiếp từ 4 xe cứa hỏa trong 1 lúc. Việc sử dụng trụ tiếp nước
này như một nguồn cấp nước độc lập cho Hệ thống (không phụ thuộc vào trạm bơm)
giúp nâng cao thêm độ tin cậy cho Hệ thống chữa cháy.
Mạng đường ống chính cấp nước chữa cháy trong nhà được thiết kế riêng biệt cho
từng khu, nhận nước từ các điểm cấp của mạng đường ống cấp nước bên ngoài, là
mạng cấp nước cho cả Hệ chữa cháy đàu phun tự động Sprinkler và Hệ chữa cháy vách
tường. Tất cả các ống được sử dụng đều dùng ống thép tráng kẽm. Có 2 kiểu mạng
đường ống được dùng trong thiết kế là mạng vòng và mạng nhánh. Sự lựa chọn này
được đặt trên cơ sở an toàn, kinh tế trong khuôn khổ qui định của TCVN.
Họng nước cứu hỏa vách tường trong nhà có lưu lượng mỗi họng là 2.5 lít/giây, sử
dụng van khóa, lăng phun và cuộn vòi mềm DN50 dài 20m, tất cả được đặt trong 1 cabi-
net chắc chắn. Cơ sở tính toán là bất kỳ điểm nào gây cháy cũng được cứu hỏa từ ít
nhất 2 họng cứu hỏa vách tường với lưu lượng mỗi họng là 2.5 lít/giây. Các họng cứu
hỏa vách tường được bố trí ở các cửa ra vào, chiếu nghỉ cầu thang, ở những nơi dễ nhìn
thấy và dễ sử dụng.
Hệ chữa cháy Sprinkler được thiết kế cho các khu vực với sự thỏa mãn về thủy lực
trình bày ở mục dưới. Mỗi Hệ chữa cháy Sprinkler được trang bị một Alarm Valve có
chức năng báo động khi có cháy. Có 2 kiểu mạng đường ống được dùng trong thiết kế là
mạng vòng và mạng nhánh. Sự lựa chọn này được đặt trên cơ sở an toàn, kinh tế trong
khuôn khổ qui định của TCVN.

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 12 / 17

IV) Nguyên lý hoạt động.

- Khi không có cháy, áp suất trong đường ống được duy trì ở mức P1 – P2, việc
duy trì này được thực hiện bởi Bơm bù áp (Bơm Jockey) và diển ra như sau : khi áp suất
trong đường ống giảm xuống dưới mức P1, Bơm bù áp sẽ tự động khởi động, bơm nước
vào đường ống và nhờ đó mà áp suất trong đường ống sẽ tăng lên, và khi áp suất này
đạt đến mức P2, Bơm bù áp sẽ tự động ngừng hoạt động.

- Khi có cháy, nhiệt độ môi trường xung quanh đám cháy tăng sẽ làm cho các đầu
Sprinkler tại khu vực đó vỡ ra và nước sẽ phun ra từ các đầu Sprinkler này hướng đến
đám cháy. Khi đó áp suất trong đường ống giảm xuống rất nhanh, khi áp suất ở mức P3
thì ngay lặp tức Bơm diesel #1 sẽ tự động khởi động, bơm nước vào đường ống.

- Nếu áp suất trong đường ống vẩn tiếp tục giảm, khi đến mức áp P4 thì bơm Die-
sel #2 sẽ tự động khởi động, bơm nước vào đường ống.

- Hệ thống cũng hoạt động tương tự như trên khi ta mở các họng chữa cháy trong
nhà và ngoài trời.

- Bể nước cứu hỏa được nạp đầy từ nguồn cấp nước liên tục bằng hệ thống van
phao tự động. Ngoài ra, Hệ thống chữa cháy còn được cung cấp 1 điểm tiếp nước với 4
họng tiếp nước để nhận nước từ các xe chữa cháy khi cần thiết.
V) Tính toán hệ thống.
1) Hệ thống chữa cháy ngoài nhà:
* Chức năng:

Hệ thống chữa cháy vách tường ngoài nhà được thiết kế thực hiện 3 chức năng sau:
- Dập tắt đám cháy từ bên ngoài.
- Khống chế sự lan rộng của đám cháy.
- Bảo vệ công trình khỏi các tác dụng xấu của nhiệt độ cao sinh ra từ đám cháy.
* Tính toán hệ thống :
Theo TCVN 2622 : 1995, Mục 10.4a – Trong khu công nghiệp, nếu diện tích khu đất
dưới 150 ha thì tính một đám cháy.
Nhà máy sản xuất Ô tô Đông Hà có tổng diện tích ~ 19ha < 150ha => Tính một đám
cháy.

Theo TCVN 2622 : 1995, Mục 10.5, Bảng 13 : với Hạng sản xuất là D, E, F; Bậc chịu
lửa không xác định; Khối tích của công trình cần lượng nước chữa cháy nhiều nhất
>50,000m³ thì lưu lượng nước tính cho một đám cháy sẽ là 15 lít/giây.

QFH = 15 l/s = 900 l/min = 54m³/h

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 13 / 17

Theo TCVN 2622 : 1995, Mục 10.22 - Thời gian duy trì nguồn nước – 3 giờ.

=> Dung tích nước thiết kế : VFH = 900 x 180 = 162000L = 162m³
2) Hệ thống chữa cháy trong nhà :
a. Hệ thống chữa cháy vách tường :
* Chức năng :

Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế thực hiện 3 chức năng sau :
- Dập tắt đám cháy từ bên trong.
- Khống chế sự lan rộng của đám cháy.
- Bảo vệ công trình khỏi các tác dụng xấu của nhiệt độ cao sinh ra từ đám cháy.
Hệ thống chữa cháy vách tường chủ động dập tắt các đám cháy khi nó mới phát sinh,
kết hợp với hệ thống Sprinkler tự động làm tăng mức độ tin cậy và tính linh hoạt của
của Hệ thống PCCC.

* Tính toán hệ thống :


a.1. Hạng mục Nhà xưởng sản xuất (1) (2) (3):

Theo TCVN 2622 : 1995, Mục 10.14, Bảng 14, mục 13 – Ta có : Số họng nước chữa
cháy cần dùng : 2 họng ; Lưu lượng nước tính cho mỗi họng : 2.5 l/s.

=> Tổng lưu lượng nước thiết kế : QFHC = 2 x 2.5 = 5 l/s = 300 l/min = 18m³/h.

Theo TCVN 2622 : 1995, Chương 10, Mục 10.22 , ta có : Thời gian duy trì nguồn nước
– 3 giờ.

=> Dung tích nước thiết kế : VFHC = 300 x 180 = 54000 lít = 54m³
a.2. Hạng mục Nhà điều hành + trưng bày (4), Nhà ăn + canteen (6), Nhà kho
(7), Nhà đăng kiểm nội bộ và bảo hành (8):

Theo TCVN 2622 : 1995, Mục 10.14, Bảng 14 – Ta có : Số họng nước chữa cháy : 1
họng ; Lưu lượng nước tính : 2.5 l/s.

=> Tổng lưu lượng nước thiết kế : QFHC = 1 x 2.5 = 2.5 l/s = 150 l/min = 9m³/h.

Theo TCVN 2622 : 1995, Chương 10, Mục 10.22 , ta có : Thời gian duy trì nguồn nước
– 3 giờ.

=> Dung tích nước thiết kế : VFHC = 150 x 180 = 27000 lít = 27m³
b. Hệ thống chữa cháy Sprinkler :
* Chức năng :

Hệ thống chữa cháy Sprinkler được thiết kế nhằm mục đích dập tắt nhanh chóng các
đám cháy phát sinh một cách hoàn toàn tự động.
Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 14 / 17

Hệ thống sprinkler được bố trí cho các tòa nhà (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8)

* Tính toán hệ thống :


b.1. Khu vực sản xuất: (1) (2) (3)

Theo TCVN 7336 : 2003, Phụ lục A – Khu vực sản xuất được xếp vào nhóm II thuộc
các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình.

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 2 – Ta có :

Mật độ phun thiết kế của các đầu Sprinkler : 0.3l/m².s = 18l/min/m²

Diện tích được bảo vệ tối đa bởi 1 đầu Sprinkler : 12m²

Diện tích để tính lưu lượng nước : 360m²

Thời gian phun chữa cháy : 60min


o Lưu lượng nước thiết kế : QSpr. = 18 x 360 = 6480l/min = 389m³/h
o Dung tích nước thiết kế : VSpr. = 389 x 1 = 389m³
o Lưu lượng nước cần thiết ở mỗi đầu Sprinkler : Q = 0.3x12 = 3.6l/s
Theo TCVN 7336 : 2003, Mục 10.5 – Ta có :

Q=K H

H : áp suất tự do trước Sprinkler – mH2O

K : Hệ số chi phí nước qua Sprinkler

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 5 – Ta chọn K = 0.92

=> H = (Q / K)² = (3.6 / 0.92)² = 15.3 mH2O ~ 1.5bar.


b.2. Nhà điều hành + Trưng bày: (4)
Theo TCVN 7336 : 2003, Phụ lục A – Tòa nhà (4) được xếp vào nhóm II thuộc các cơ
sở có nguy cơ cháy thấp.

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 4 – Ta có :

Mật độ phun thiết kế của các đầu Sprinkler : 0.08l/m².s = 4.8l/min/m²

Diện tích được bảo vệ tối đa bởi 1 đầu Sprinkler : 12m²

Diện tích để tính lưu lượng nước : 120m²

Thời gian phun chữa cháy : 30min


o Lưu lượng nước thiết kế : QSpr. = 4.8 x 120 = 576l/min = 35m³/h
o Dung tích nước thiết kế : VSpr. = 35 x 0.5 = 17.5m³
o Lưu lượng nước cần thiết ở mỗi đầu Sprinkler : Q = 0.08x12 = 0.96l/s

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 15 / 17

Theo TCVN 7336 : 2003, Mục 10.5 – Ta có :

Q=K H

H : áp suất tự do trước Sprinkler – mH2O

K : Hệ số chi phí nước qua Sprinkler

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 5 – Ta chọn K = 0.3

=> H = (Q / K)² = (0.96 / 0.3)² = 10.24 mH2O ~ 1bar.


b.3. Nhà ăn + Canteen: (6)

Theo TCVN 7336 : 2003, Phụ lục A – Tòa nhà (6) được xếp vào nhóm II thuộc các cơ
sở có nguy cơ cháy thấp.

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 4 – Ta có :

Mật độ phun thiết kế của các đầu Sprinkler : 0.08l/m².s = 4.8l/min/m²

Diện tích được bảo vệ tối đa bởi 1 đầu Sprinkler : 12m²

Diện tích để tính lưu lượng nước : 120m²

Thời gian phun chữa cháy : 30min


o Lưu lượng nước thiết kế : QSpr. = 4.8 x 120 = 576l/min = 35m³/h
o Dung tích nước thiết kế : VSpr. = 35 x 0.5 = 17.5m³
o Lưu lượng nước cần thiết ở mỗi đầu Sprinkler : Q = 0.08x12 = 0.96l/s
Theo TCVN 7336 : 2003, Mục 10.5 – Ta có :

Q=K H

H : áp suất tự do trước Sprinkler – mH2O

K : Hệ số chi phí nước qua Sprinkler

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 5 – Ta chọn K = 0.3

=> H = (Q / K)² = (0.96 / 0.3)² = 10.24 mH2O ~ 1bar.


b.4. Khu kho: (7)

Theo TCVN 7336 : 2003, Phụ lục A – Khu vực nhà kho (7) được xếp vào nhóm II
thuộc các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình.

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 2 – Ta có :

Mật độ phun thiết kế của các đầu Sprinkler : 0.3l/m².s = 18l/min/m²

Diện tích được bảo vệ tối đa bởi 1 đầu Sprinkler : 12m²

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 16 / 17

Diện tích để tính lưu lượng nước : 360m²

Thời gian phun chữa cháy : 60min


o Lưu lượng nước thiết kế : QSpr. = 18 x 360 = 6480l/min = 389m³/h
o Dung tích nước thiết kế : VSpr. = 389 x 1 = 389m³
o Lưu lượng nước cần thiết ở mỗi đầu Sprinkler : Q = 0.3x12 = 3.6l/s
Theo TCVN 7336 : 2003, Mục 10.5 – Ta có :

Q=K H

H : áp suất tự do trước Sprinkler – mH2O

K : Hệ số chi phí nước qua Sprinkler

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 5 – Ta chọn K = 0.92

=> H = (Q / K)² = (3.6 / 0.92)² = 15.3 mH2O ~ 1.5bar.


b.1. Nhà đăng kiểm nội bộ + Bảo hành: (8)

Theo TCVN 7336 : 2003, Phụ lục A – Tòa nhà (8) được xếp vào nhóm II thuộc các cơ
sở có nguy cơ cháy thấp.

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 4 – Ta có :

Mật độ phun thiết kế của các đầu Sprinkler : 0.08l/m².s = 4.8l/min/m²

Diện tích được bảo vệ tối đa bởi 1 đầu Sprinkler : 12m²

Diện tích để tính lưu lượng nước : 120m²

Thời gian phun chữa cháy : 30min


o Lưu lượng nước thiết kế : QSpr. = 4.8 x 120 = 576l/min = 35m³/h
o Dung tích nước thiết kế : VSpr. = 35 x 0.5 = 17.5m³
o Lưu lượng nước cần thiết ở mỗi đầu Sprinkler : Q = 0.08x12 = 0.96l/s
Theo TCVN 7336 : 2003, Mục 10.5 – Ta có :

Q=K H

H : áp suất tự do trước Sprinkler – mH2O

K : Hệ số chi phí nước qua Sprinkler

Theo TCVN 7336 : 2003, Bảng 5 – Ta chọn K = 0.3

=> H = (Q / K)² = (0.96 / 0.3)² = 10.24 mH2O ~ 1bar.


3) Tính toán lưu lượng và dung tích nước cần thiết:
* Hệ thống chữa cháy ngoài nhà :
Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC
Trang 17 / 17

Lưu lượng nước thiết kế : QFH = 54m³/h


Dung tích nước thiết kế : VFH = 162m³
* Hệ thống chữa cháy vách tường :
Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế theo đặc điểm của từng khi vực
phù hợp với phần trình bày trên.
Lưu lượng nước thiết kế : QFHC = 18m³/h
Dung tích nước thiết kế : VFHC = 54m³
(Tính ở khu vực có Lưu lượng & Dung tích nước lớn nhất)
* Hệ thống chữa cháy Sprinkler :
Hệ thống chữa cháy Sprinkler được thiết kế theo đặc điểm của từng khi vực phù
hợp với phần trình bày trên.
Lưu lượng nước thiết kế : QSpr. = 389m³/h
Dung tích nước thiết kế : VSpr. = 389m³
(Tính ở khu vực có Lưu lượng & Dung tích nước lớn nhất)
* Thông số thiết kế của trạm bơm :
Lưu lượng nước thiết kế : ∑Q = QFH + QFHC + QSpr. = 54+18+389 = 461m³/h
(Chọn Pump : 500m³/h).
Dung tích nước thiết kế : ∑V = VFH + VFHC + VSpr. = 162+54+389 = 605m³
(Bể nước thiết kế : 700m³).
* Phương án lắp đặt bơm :
2 Bơm diesel 500m³/h @9bar (1 bơm dự phòng)
2 Bơm bù áp 3.6 l/s @9.9bar (1 bơm dự phòng)
4) Thiết bị chữa cháy (Bình chữa cháy xách tay).

Bình chữa cháy xách tay được sử dụng trong Hệ thống chữa cháy nhằm mục đích
nhanh chóng dập tắt các đám cháy khi nó vừa mới phát sinh.

Theo TCVN 7435 - 1 : 2004 – ISO 11602 – 1 : 2000, Mục 7.1 , Bảng 1 – Hạng mục có
nguy cơ cháy thấp nên ta sử dụng loại bình chữa cháy có công suất : 2-A, Khoảng
cách duy chuyển lớn nhất tới bình chữa cháy : 20m, Diện tích bảo vệ lớn nhất của một
bình chữa cháy : 300m².

Theo TCVN 5760 – 1993, Mục 3.1 , Bảng 3 – Chất chữa cháy được sử dụng : bột
ABC & khí CO2.

Công ty Cổ Phần Ô tô Đông Hà – Nhà máy lắp ráp và sản xuất Ô tô Đông Hà

You might also like