You are on page 1of 7

Câu 3.

Em hãy viết một bài luận tổng quan về các hệ thống viễn thám nhiệt và một số
ứng dụng điển hình của nó.

Mục lục
1. Tổng quan về viễn thám hồng ngoại nhiệt.......................................................................................2
 Viễn thám trong vùng hồng ngoại giữa và xa dựa trên các thiết bị chụp ảnh khác xa với máy
ảnh và film dùng với ánh sáng nhìn thấy.............................................................................................2
2. Tính chất nhiệt của vật thể...............................................................................................................2
2.1. Nhiệt độ Kinetic và sự bức xạ..................................................................................................2
2.2. Sự phát xạ nhiệt từ các vật chất thực........................................................................................3
3. Các ảnh hưởng của khí quyển tới việc quét tạo ảnh hồng ngoại......................................................4
4. Tương tác nhiệt với các yếu tố địa hình...........................................................................................4
5. Cấu tạo và vận hành của hệ thống quét hồng ngoại nhiệt................................................................4
5.1. Bộ dò nhiệt..............................................................................................................................5
5.2. Bộ quét nhiệt............................................................................................................................6
6. Đặc điểm của ảnh nhiệt....................................................................................................................7
7. Một số ứng dụng điển hình..............................................................................................................7

1
1. Tổng quan về viễn thám hồng ngoại nhiệt

 Viễn thám hồng ngoại liên quan chủ yếu đến việc sử dụng dải bước sóng từ 7 đến
18 µm, còn gọi là hồng ngoại phát (emissive infrared) hay hồng ngoại nhiệt
(thermal infrared) trong quan sát viễn thám.
 Do năng lượng nhiệt phát ra trên nhiều bước sóng nên vùng phổ này còn được biết
đến là hồng ngoại xa (far infrared).
 Viễn thám nhiệt cũng có thể xem xét viễn thám thụ động với các bức xạ vi ba
bước sóng ngắn bởi có một số tương đồng.
 Viễn thám trong vùng hồng ngoại giữa và xa dựa trên các thiết bị chụp ảnh khác
xa với máy ảnh và film dùng với ánh sáng nhìn thấy.
 Tương tác của hồng ngoại giữa và xa với khí quyển cũng khác nhiều so với các
bước sóng ngắn hơn.
 Các vùng hồng ngoại xa không tán xạ nhưng lại bị hấp thụ bởi gas khí quyển và
không sử dụng trong một số cửa sổ khí quyển nhất định.
 Các loại thông tin thu thập được từ cảm nhận bức xạ hồng ngoại xa cũng khác biệt
nhiều so với từ hồng ngoại gần hay ánh sáng nhìn thấy.
 Biến thiên của năng lượng được phát ra trong vùng hồng ngoại xa cung cấp thông
tin liên quan đến nhiệt độ bề mặt và tính chất nhiệt của đất, đá, thực vật, các cấu
trúc nhân tạo.
 Giao thoa nhiệt dẫn đến các giao thoa về xác định chất liệu bề mặt.

2. Tính chất nhiệt của vật thể


Tính chất bức xạ nhiệt của các đối tượng tự nhiên dựa vào nguyên tắc bức xạ của
vật đen tuyệt đối.
2.1. Nhiệt độ Kinetic và sự bức xạ
Nhiệt độ của vật chất đo được khi tiếp xúc hoặc đặt chìm vào bên trong vật
chất được quan niệm là nhiệt độ bên trong của vật chất gọi là nhiệt độ Kinetic.
Nhiệt độ Kinetic là nhiệt độ bên trong của vật chất, thể hiện sự trao đổi năng lượng
của các phân tử cấu tạo nên vật chất. Sự bức xạ năng lượng của vật chất là một
hàm số của nhiệt độ Kinetic của chúng. Khi bức xạ, vật chất có một nhiệt độ khác
gọi là nhiệt độ bên ngoài của vật chất.
Viễn thám ghi nhận thông tin về nhiệt độ bên ngoài của vật chất, cũng có nghĩa
là ghi nhận thông tin về bức xạ của vật chất.

2
2.2. Sự phát xạ nhiệt từ các vật chất thực
Với vật đen tuyệt đối, nó phát xạ toàn bộ năng lượng rơi vào nó khi làm cho
nhiệt độ của nó tăng lên, còn vật chất thực chỉ phát ra một phần năng lượng rơi vào
nó. Khả năng phát xạ nhiệt gọi là độ phát xạ nhiệt.
Dải sóng từ 7 – 18 µm có đặc điểm là ngoài việc thể hiện sự phát xạ của khí
quyển còn thể hiện sự phát xạ của các đối tượng trên bề mặt trái đất. Vì lý do đó, hầu
hết các thiết bị viễn thám nhiệt đều hoạt động ở dải sóng 7 - 18 µm và ở dải sóng đó,
các đối tượng tự nhiên trên bề mặt trái đất có sự phát xạ nhiệt rất khác nhau.

Hình 1 Sự phát xạ của một số đối tượng tự nhiên phổ biến

- Vào ban ngày ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm nóng các đối tượng trên
nguyên tắc hấp thụ nhiệt ở cả dải hồng ngoại, vùng nhìn thấp và hồng ngoại phản
xạ, gần hồng ngoại. Trên ảnh hồng ngoại, độ sáng của ảnh sẽ thể hiện nhiệt độ đối
tượng. Vùng nóng nhiệt độ cao, sẽ có màu sáng đến trắng, vùng lạnh sẽ có màu
đen, xám.
- Vào ban đêm các đối tượng có sức chứa nhiệt cao và quán tính nhiệt cao thì
thường có nhiệt độ cao hơn các đối tượng khác và ảnh của chúng thường sáng hơn.
- Các đối tượng có nhiệt độ cao do các nguồn cung cấp khác cũng có tone ảnh sáng
hơn.
3. Các ảnh hưởng của khí quyển tới việc quét tạo ảnh hồng ngoại

3
Khí quyển có ảnh hưởng nhiều đến quá trình thu nhận tín hiệu bức xạ nhiệt. Trong
việc chế tạo tiết bị thu, các cửa sổ khí quyển được lựa chọn để những ảnh hưởng của
khí quyển là thấp nhất. Mặt khác đối với mỗi cửa sổ được lựa chọn thì ảnh hưởng của
khí quyển cũng được tăng lên hay giảm xuống tùy theo mức độ phát xạ của các đối
tượng trên bề mặt. Như vật các tín hiệu nhiệt thu được phụ thuộc vào ảnh hưởng
mạnh hay yếu của khí quyển.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thường không được để ý tới. Trong kỹ thuật xử
lý hình ảnh có nhiều phương pháp xử lý loại bỏ các nhiễu của khí quyển.
4. Tương tác nhiệt với các yếu tố địa hình
Trong viễn thám nhiệt, thông số được quan tâm nhất là bức xạ nhiệt từ các đối
tượng trên địa hình.
Nhiệt độ phát xạ của vật chất luôn nhỏ hơn nhiệt độ bên trong của vật chất (nhiệt
độ Kinetic).
Các sensor sử dụng trong dải ngoại nhiệt có khả năng phát hiện các bức xạ nhiệt từ
bề mặt của các đối tượng trên mặt đất (bắt đầu từ khoảng 5µm). Nhiệt độ này có thể
hoặc không thể hiện nhiệt độ bên trong đối tượng. Ví dụ, ban ngày với độ ẩm thấp thì
nước có nhiệt độ cao sẽ tác dụng giữ ẩm và làm lạnh bề mặt của nó, mặc dù trong khi
với khối lượng lớn thì nước có thể giữ ấm ổn định hơn khi nó ở trên một bề mặt đối
tượng. Đây là tính chất đáng lưu ý khi sử dụng và phân tích tư liệu viễn thám.
5. Cấu tạo và vận hành của hệ thống quét hồng ngoại nhiệt
Do các tín hiệu là thấp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường nên
phương pháp thu ảnh nhiệt được áp dụng là phương pháp quét với các sensor nhiệt, có
trường nhìn tức thời (IFOV) lớn.
Cấu tạo của hệ thống tạo ảnh hồng ngoại nhiệt bao gồm:
- Sensor nhiệt, bộ dò nhiệt.
- Bộ quét nhiệt.
- Hệ thống tạo ảnh.

4
Hình 2 Mô hình một hệ thống viễn thám nhiệt

5.1. Bộ dò nhiệt
Bộ dò là thiết bị được tạo ra từ các chất liệu đáp ứng với năng lượng trên một
khoảng bước sóng xác định, phát ra tín hiệu điện yếu có độ mạnh tương ứng với các
bức xạ phát ra từ các đặc điểm trong thị trường của cảm biến.
Dòng điện được khuếch đại, sau đó được sử dụng để tạo tín hiệu số. Tín hiệu
số sau đó dùng để tạo ảnh.
Các bộ dò nhạy với vùng phổ nhiệt được nên từ các vật liệu như: InSb, Ge:Hg,
MCT.
Để duy trì độ nhạy ổn định, các bộ dò này phải được giữ lạnh ở nhiệt độ rất
thấp, sử dụng Nito lỏng hoặc Helium lỏng để làm lạnh.
Độ nhạy của bộ dò là một biến quan trọng trong thiết kế và hoạt động của hệ
thống:
- Độ nhạy thấp nghĩa là chỉ những khác biệt lớn của độ sáng mới được ghi lại.
- Độ nhạy cao nghĩa là những khác biệt tốt hơn của độ sáng trong cảnh được ghi lại.

5
5.2. Bộ quét nhiệt
Các cảm biến ảnh sử dụng trong viễn thám nhiệt được gọi là bộ quét nhiệt. Bộ
quét nhiệt cảm nhận các bức xạ từ mặt đất phía dưới đường bay của máy bay và
tạo ra ảnh.
Có một số thiết kế tiêu biểu của bộ quét nhiệt:
- Object-plane scanners: nhìn quang cảnh bằng gương chuyển động, gương dao
động vuông góc với đường bay, tạo đường quét song song và tạo ảnh vùng ngay
phía dưới máy bay.
- Image-plane scanners: sử dụng thị trường rộng hơn để thu thập ảnh rõ hơn; dịch
chuyển gương so với bộ dò để dịch ảnh chụp.
Thiết kế nào cũng có một hệ thấu kính và gương để hội tụ năng lượng thu được
lên bộ dò.
Năng lượng hồng ngoại được thu thập bởi gương quét từ bên này sang bên kia
của đường bay, tương tự như Landsat MSS.
Thị trường có thể mở rộng đến 77°, độ cao máy bay 300m có thể ghi lại dải
rộng 477m. Máy bay bay tiến về phía trước và tạo ảnh theo hướng dọc tuyến.
Gương có thể quét đến 80 lượt/giây.
Năng lượng được thu thập bởi một gương quét rồi trước tiên được hội tụ trên
một gương parabol và sau đó vào một gương phẳng, tĩnh tập trung năng lượng vào
các bộ dò hồng ngoại.
Các bộ dò hồng ngoại bao gồm một trong các máy dò nói trên, đút lọt trong
một bình chân không, và làm lạnh bằng nitơ lỏng (để giảm nhiễu điện tử và tăng
cường độ nhạy của detector). Các bộ dò có thể dễ dàng tháo lắp và thay thế nó
bằng một thiết bị khác.
Các bộ dò phát ra tín hiệu điện, tín hiệu này thay đổi tương ứng với cường độ
bức xạ nhận bởi tấm gương và tập trung vào các máy dò.
Các tín hiệu từ các máy dò là rất yếu, tuy nhiên, vì vậy nó phải được khuếch
đại trước khi nó được ghi lại bởi các đơn vị băng từ được kết nối với các máy quét.
Một bộ hiệu chỉnh xoắn (Roll Correction Unit), bao gồm phần chính là một con
quay hồi chuyển, cảm nhận chuyển động lắc ngang của máy bay và sẽ gửi một tín
hiệu cho phép các bộ điều khiển điện tử hiệu chỉnh tín hiệu để giảm thiểu lỗi hình
học gây ra bởi sự bất ổn định của máy bay. Sau khi máy bay đã hạ cánh, các đơn
vị lưu trữ số từ các cảm biến được lấy ra khỏi máy bay, sau đó được sử dụng trong
quá trình phân tích.

6
6. Đặc điểm của ảnh nhiệt
Bộ quét nhiệt, giống như tất cả các hệ thống viễn thám, tạo ra các lỗi hình học khi
chúng thu thập dữ liệu. Ảnh rất hay bị méo do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
như: gió, mưa, mây, thực vật,… Ảnh rất khác nhau giữa ban ngày và ban đêm phụ
thuộc vào mô hình nhiệt của các vật chất khác nhau.
Ảnh nhiệt có thể hoạt động trong bất kỳ môi trường nào, bất kể ban ngày hay ban
đêm.
Chất lượng của ảnh nhiệt có thể kém hơn so với ảnh quang phổ, nhưng nó vẫn
cung cấp thông tin hữu ích về nhiệt độ của một vùng hoặc một đối tượng.
7. Một số ứng dụng điển hình
Ảnh nhiệt có thể phục vụ rất hiệu quả cho các lĩnh vực nghiên cứu sau:
Nghiên cứu xác định một số loại đá và cấu trúc địa chất đặc biệt, xác định vị trí
các đứt gãy, lập bản đồ các loại địa chất, xác định vị trí các điểm thất thoát nước trong
kênh tưới tiêu, xác định tính chất nhiệt của núi lửa; nghiên cứu sự bốc hơi nước của
thực vật; xác định các nguồn nước lạnh hoặc nước nóng hoặc các nguồn greize. Ngoài
ra ảnh nhiệt còn ứng dụng trong các nghiên cứu khác về môi trường như: xác định
phạm vi dẫn và đặc điểm của các nguồn nước nóng ra sông hồ, nghiên cứu các đặc
điểm nhiệt và dòng chảy trong môi trường nước hồ nước biển, xác định quy mô hoạt
động của các đám cháy rừng, xác định vị trí cháy ngầm trong vùng chôn lấp hoặc
trong các hầm, mỏ than.

You might also like