You are on page 1of 12

Thành viên:

- 02-Lê Đức Anh


- 27-Nguyễn Trương Ngọc Thảo
- 29-Nguyễn Diệp Thân
- 32-Phạm Hồ Hữu Trí
Máy Quang Phổ
I. Cấu tạo của máy quang phổ
- Ống chuẩn trực: là bộ phận có dạng một cái ống tạo ra chùm tia sáng
song song
- Hệ tán sắc: gồm một hoặc vài lăng kính P, có tác dụng phân tích chùm
tia song song từ L1 chiếu tới thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.
- Buồng tối / ảnh: là một hộp kín trong đó có một thấu kính hội tụ L2
(đặt chắn chùm tia sáng đã bị tán sắc sau khi qua lăng kính P) và một
tấm kính ảnh.

-
-
II. Các loại quang phổ
1. Quang phổ liên tục:

● Định nghĩa:
- Là một dải có màu biến đổi từ đỏ đến tím
● Nguồn phát:
- Các chất rắn, chất lỏng và những chất khí ở áp suất lớn khi
bị nung nóng, phát ra quang phổ liên tục
● Tính chất:
- Không phụ thuộc vào bản chất của vật sáng, chỉ phụ thuộc
vào nhiệt độ của vật
- Nhiệt độ càng tăng sẽ suy ra được cường độ bức xạ càng
mạnh và miền quang phổ lan dần từ bước sóng dài từ bức
xạ sang bước sóng ngắn
● Ứng dụng:
- Dùng để đo nhiệt độ của các vật ở xa hoặc các vật ở nhiệt
độ cao.
a. Quang phổ vạch phát xạ:
● Định nghĩa:
- Là hệ thống các vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ trên nền tối.

● Nguồn phát:
- Các chất khí có áp suất thấp được nung nóng đến nhiệt độ
cao hoặc kích thích bằng điện đến phát sáng phát ra quang
phổ vạch phát xạ.
● Tính chất:
- Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì
rất khác nhau về số lượng các vạch, vị trí các vạch (cũng
đồng nghĩa với sự khác nhau về màu sắc các vạch) và độ
sáng tỉ đối của các vạch
- Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng
cho nguyên tố đó.
● Ứng dụng:
- Dùng để xác định thành phần nguyên tố cấu tạo nên vật.
2. Quang phổ hấp thụ:
● Định nghĩa:
- Là hệ thống các vạch tối trên nền quang phổ liên tục.

● Nguồn phát:
- Đặt một chất khí áp suất thấp trên đường đi của một chùm
ánh sáng trắng.
● Tính chất:
- Vị trí của vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của nguyên
tố có trong chất khí đang xét trong điều kiện chất khí ấy
được phát sáng
- Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt
độ của nguồn phát ra phổ liên tục.
● Ứng dụng:
- Dùng để nhận biết thành phần cấu tạo của vật.
III. Các loại tia:
1. Tia hồng ngoại:
● Định nghĩa:
- Là các bức xạ điện từ mà mắt ta không thể nhìn thấy được
(còn gọi là các bức xạ ngoài vùng khả kiến) có bước sóng
từ 0,76 μm đến vài mm (lớn hơn bước sóng của ánh sáng
đỏ và nhỏ hơn bước sóng của sóng vô tuyến cực ngắn).
● Nguồn phát:
- Mặt Trời là một nguồn phát tia hồng ngoại mạnh.
- Nói chung các vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K đều phát ra tia
hồng ngoại
- Đèn dây tốc, bếp gas, lò sưởi là những nguồn phát tia hồng
ngoại khá mạnh

-
- Cơ thể con người có nhiệt độ bình thường là 0 37 C nên là
một nguồn phát ra tia hồng ngoại với bước sóng cỡ 9 μm.

● Đặc điểm:
- Có tác dụng nhiệt mạnh
- Có tác dụng lên phim ảnh.
- Có thể gây ra các phản ứng hóa học.
- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.

● Ứng dụng:
- Dùng để sấy, sưởi ấm.

(Máy sấy hồng ngoại)


- Dùng để chụp ảnh hay quay phim vào ban đêm
- Dùng để truyền tín hiệu điều khiển trong các bộ điều khiển
từ xa.

2. Tia tử ngoại:
● Định nghĩa:
- Là các bức xạ điện từ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn
gọi là các bức xạ ở ngoài vùng kiến) có bước sóng từ vài
nm đến 0,38 μm (lớn hơn bước sóng của tia X và nhỏ hơn
bước sóng của ánh sáng tím).
● Nguồn phát:
- Mặt Trời là một nguồn phát tia tử ngoại mạnh.
- Hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân là các nguồn phát ra tia
tử ngoại khá mạnh.

(Hồ quang điện)

(Đèn UVC LED)


- Nói chung các vật có nhiệt độ trên 0 2000 C đề có phát ra
tia tử ngoại (ngoài việc phát ra tia hồng ngoại và ánh sáng
nhìn được).
● Đặc điểm:
- Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh nhưng lại hầu như trong
suốt với thạch anh
- Có tác dụng lên phim ảnh
- Có thể gây ra các phản ứng hóa học
- Kích thích phát quang một số chất: Huỳnh quang và Lân
quang

- Làm ion hóa không khí.


- Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào.
- Gây ra hiện tượng quang điện
● Ứng dụng:
- Dùng để dò vết xước trên bề mặt vật phẩm
- Điều trị chứng còi xương ở trẻ em

- Dùng để tiệt trùng cho thực phẩm.


- Dùng làm nguồn sáng cho các máy soi tiền giả.

3. Tia X:
● Định nghĩa:
- Là các bức xạ điện từ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn
gọi là các bức xạ ở ngoài vùng kiến) có bước sóng rất nhỏ
từ 11 10− m đến 8 10− m.
● Nguồn phát:
- Mỗi khi có chùm tia catốt – tức là một chùm electron có
năng lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia
X.
● Đặc điểm
- Có tính đâm xuyên mạnh
- Có tác dụng lên phim ảnh.
- Làm phát quang một số chất
- Làm ion hóa không khí
- Có tác dụng sinh lý, làm hủy diệt tế bào.
● Tính chất:
- Chẩn đoán và chữa trị một số bệnh trong y học.

- Dò vết nứt bên trong các vật phẩm.


- Kiểm tra hành lý trên máy bay.
- Nghiên cứu cấu trúc mạng tinh thể.

You might also like