You are on page 1of 33

GV THS HOAINGUYEN 0962288085

QUANG PHỔ, CÁC LOẠI TIA


I. MÁY QUANG PHỔ
1) Khái niệm
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn
sắc. L
2) Cấu tạo
Máy quang phổ lăng kính gồm có ba bộ phận chính:
- Ống chuẩn trực (a): là một cái ống, một
đầu có một thấu kính hội tụ L 1, đầu kia có một
khe hẹp F đặt ở tiêu điểm chính của L 1. Ánh
sáng đi từ F sau khi qua L 1 sẽ là một chùm
sáng song song.
- Hệ tán sắc (b): gồm một (hoặc hai, ba) lăng
kính P. Chùm tia song song ra khỏi ống chuẩn
trực, sau khi qua hệ tán sắc, sẽ phân tán thành
nhiều tia đơn sắc, song song.
- Buồng tối (c): là các hộp kín ánh sáng, một đầu có thấu kính hội tụ L 2, đầu kia có một tấm phim ảnh
K đặt ở mặt phẳng tiêu diện của L2. Các chùm sáng song song ra khỏi hệ tán sắc, sau khi qua L 2 sẽ hội
tụ tại các điểm khác nhau trên tấm phim K, mỗi chùm cho ta một ảnh thật, đơn sắc của khe F. Vậy trên
tấm phim K ta chụp được một loạt ảnh của khe F, mỗi ảnh ứng với một bước sóng xác định, và gọi là
một vạch quang phổ.
3) Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ
Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
II. CÁC LOẠI QUANG PHỔ
1) Quang phổ liên tục
a) Khái niệm
Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
b) Nguồn phát
Quang phổ liên tục do các chất rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng.
c) Đặc điểm
Đặc điểm quan trọng nhất của quang phổ liên tục là không phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn phát mà
chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
Ví dụ: Một miếng sắt và một miếng sứ ở cùng nhiệt độ thì sẽ có cùng quang phổ liên tục với nhau.
d) Ứng dụng
Xác định được nhiệt độ của các vật ở xa như các vì sao, thiên hà… bằng việc nghiên cứu quang phổ
liên tục do chúng phát ra.
2) Quang phổ vạch phát xạ
a) Khái niệm
Quang phổ vạch phát xạ một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng
tối.
b) Nguồn phát
Quang phổ vạch do các chất khí ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện.
c) Đặc điểm
Quang phổ vạch phát xạ của các chất hay các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng các vạch,
về vị trí (hay bước sóng) và cường độ sáng của các vạch.
d) Ứng dụng
Căn cứ vào quang phổ vạch phát xạ nhận biết thành phần định tính và cả định lượng của một nguyên
tố trong một mẫu vật.
3) Quang phổ vạch hấp thụ
a) Khái niệm
Quang phổ vạch hấp thụ là một hệ thống các vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

b) Nguồn phát
Các chất rắn, lỏng và khí đều cho được các quang phổ hấp thụ.
c) Đặc điểm
Vị trí các vạch tối nẳm đúng ở vị trí các vạch màu trong quang phổ vạch phát xạ của chất khí hay hơi
đó.
d) Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ
Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn phát ra quang phổ liên tục
e) Sự đảo sắc các vạch quang phổ
Mỗi nguyên tố hóa học chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ, và ngược lại, nó chỉ
phát ra những bức xạ nào mà nó có khả năng hấp thụ. Định luật trên còn được gọi là định luật
4) Phép phân tích quang phổ
Là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của nó.
Ưu điểm:
- Định tính: đơn giản cho kết quả nhanh.
- Định lượng: rất nhạy, có thể phát hiện những nồng độ rất nhỏ.
- Cho biết nhiệt độ và thành phần cấu tạo của các vật ở rất xa: mặt trời, các thiên thể…
III. TIA HỒNG NGOẠI. TIA TỬ NGOẠI. TIA X
1. Tia hồng ngoại
a) Định nghĩa
- Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ
(λ > 0,76 μm) đến vài mm.
- Tia hồng ngoại có bản chất sóng điện từ
b) Nguồn phát
- Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0K đều phát ra tia hồng ngoại. Môi trường xung quanh, do có nhiệt độ
cao hơn 0K nên cũng phát ra tia hồng ngoại. Vật có nhiệt độ càng thấp thì phát càng ít tia có bước sóng
ngắn, mà chỉ phát các tia có bước sóng dài. Thân nhiệt của con người có nhiệt độ khoảng 37 0C (310 K)
cũng là một nguồn phát tia hồng ngoại, nhưng chỉ phát chủ yếu là các tia có bước sóng từ 9 μm trở lên.
Ngoài như những động vật máu nóng cũng phát ra tia hồng ngoại.
- Bếp ga, bếp than cũng là những nguồn phát tia hồng ngoại. Để tạo những chùm tia hồng ngoại định
hướng, dùng trong kỹ thuật, người ta thường dùng đèn điện dây tóc nhiệt độ thấp và đặc biệt là dùng
điôt phát quang hồng ngoại.
- Ánh sáng mặt trời có khoảng 50% năng lượng thuộc về tia hồng ngoại.
c) Tính chất và ứng dụng
- Tính chất nổi bật nhất là có tác dụng nhiệt rất mạnh. Tia hồng ngoại dễ bị các vật hấp thụ, năng
lượng của nó chuyển hóa thành nhiệt năng khiến cho vật nóng lên. Tính chất này được ứng dụng trong
sấy khô hoặc sưởi ấm.
- Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại. Được ứng dụng để chụp ảnh hồng ngoại ban đêm trong kĩ thuật
quân sự.
- Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học. Vì vậy người ta chế tạo được phim ảnh
có thể chụp được tia hồng ngoại để chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh hồng ngoại của nhiều thiên thể.
- Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. Tính chất này cho phép ta chế
tạo được những bộ điều khiển từ xa.
- Trong quân sự, tia hồng ngoại có rất nhiều ứng dụng đa dạng: ống nhòm hồng ngoại để quan sát và
lái xe ban đêm, camêra hồng ngoại, tên lửa tự động tμm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu
phát ra…
- Tia hồng ngoại còn có khả năng gây ra hiện tượng quang điện với một số chất bán dẫn. (Học ở
chương Lượng tử ánh sáng).
2) Tia tử ngoại
a) Định nghĩa
- Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím
(λ < 0,38 μm) đến vài nm.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

- Tia tử ngoại cũng có bản chất sóng điện từ


b) Nguồn phát
- Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000 0C trở lên) đều phát tia tử ngoại. Nhiệt độ của vật càng cao thì
phổ tử ngoại của vật càng kéo dài về phía sóng ngắn.
- Hồ quang điện có nhiệt độ trên 30000C là một nguồn tử ngoại mạnh, bề mặt của Mặt Trời có nhiệt độ
chừng 6000K là nguồn tử ngoại rất mạnh.
- Trong các phòng thí nghiệm, nhà máy thực phẩm, bệnh viện,… nguồn tử ngoại chủ yếu là đèn hơi
thủy ngân.
c) Tính chất
- Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
- Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất (đèn huỳnh quang).
- Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.
- Tia tử ngoại làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
- Tia tử ngoại có tác dụng sinh học.
- Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh,… hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh.
d) Sự hấp thụ tia tử ngoại
- Thủy tinh thông thường hấp thụ mạnh tia tử ngoại. Thạch anh, nước và không khí đều trong suốt đối
với các tia có bước sóng trên 200 nm, và hấp thụ các tia có bước sóng ngắn hơn.
- Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia có bước sóng dưới 300 nm và là “tấm áo giáp” bảo vệ cho người
và sinh vật trên mặt đất khỏi tác dụng hủy diệt của các tia tử ngoại của Mặt Trời.
e) Ứng dụng
- Trong y học, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, để chữa một số bệnh.
- Trong công nghiệp thực phẩm, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng
gói hoặc đóng hộp.
- Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được sử dụng để tμm các vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim
loại.
3) Tia X (tia Rơn - ghen)
a) Phát hiện tia X -
Mỗi khi một chùm tia Catôt – tức là chùm êlectron có năng lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó
phát ra tia X.
b) Cách tạo tia X
Để tạo tia X người ta dùng ống Cu-lít-giơ.
Ống Cu-lít-giơ là một ống thủy tinh bên trong là chân
không, gồm một dây nung bằng vonfam FF’ dùng làm
nguồn êlectron và hai điện cực:
Dây FF’ được nung nóng bằng một dòng điện. Người ta
đặt giữa anôt và catôt một hiệu điện thế cỡ vài chục
kilôvôn. Các êlectron bay ra từ dây nung FF’ sẽ chuyển
động trong điện trường mạnh giữa anôt và catôt đến đập
vào A và làm cho A phát ra tia X.
c) Khái niệm tia X
Tia X, (hay còn gọi là tia Rơn-ghen) là các bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn của tia tử ngoại
(bước sóng nằm trong khoảng từ 10–11 m đến 10–8 m). Người ta phân biệt tia X làm hai loại: tia X cứng
là các tia có bước sóng ngắn và tia X mềm là các tia có bước sóng dài hơn.
d) Tính chất
- Tia X có khả năng đâm xuyên m ạnh, đây là tính chất nổi bật và quan trọng nhất của tia X. Tia X có
bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn, ta nói là nó càng cứng.
- Tia X làm đen kính ảnh, nên dùng để chụp điện trong y tế.
- Tia X làm phát quang một số chất.
- Tia X làm ion hóa không khí.
- Tia X có tác dụng sinh lí, nó hủy diệt tế bào, nên dùng chữa bệnh ung thư.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

e) Công dụng
- Ngoài một số công dụng chuẩn đoán và chữa trị một số bệnh trong y học, tia X còn được sử dụng
trong công nghiệp để tμm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại và trong các tinh thể.
- Được sử dụng trong giao thông để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.
- Sử dụng trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của vật rắn.
4) Thang sóng điện từ
Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gamma, đều có cùng bản
chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ
liên tục gọi là thang sóng điện từ. Giữa các vùng tia không có ranh giới rõ rệt:
- Các sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh , dễ tác dụng lên kính
ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ ion hoá không khí .
- Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng .
Tập hợp tất cả các loại tia trên thành một bảng sắp xếp thứ tự theo bước sóng hay tần số làm thành
thang sóng điện từ.
Bảng thang sóng điện từ so sánh theo thứ tự tăng dần của bước sóng λ:
- Tia gamma γ: λ < 10–11 m
- Tia X: 10–11 m < λ < 10–8 m
- Tia tử ngoại: 10–9 m < λ < 0,38.10–6 m
- Ánh sáng nhìn thấy: 0,38.10–6 m < λ < 0,76.10–6 m
- Tia hồng ngoại: 0,76.10–6 m < λ < 10–3 m
- Sóng vô tuyến: 10–4 m < λ < 103 m

TRẮC NGHIỆM QUANG PHỔ


Câu 1: Hiện tượng quang học nào sau đây sử dụng trong máy phân tích quang phổ?
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Câu 2: Máy quang phổ là dụng cụ dùng để
A. đo bước sóng các vạch quang phổ.
B. tiến hành các phép phân tích quang phổ.
C. quan sát và chụp quang phổ của các vật.
D. phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ?
A. Là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc
khác nhau.
B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
D. Bộ phận của máy làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là thấu kính.
Câu 4: Ống chuẩn trực trong máy quang phổ có tác dụng
A. tạo ra chùm tia sáng song song. B. tập trung ánh sáng chiếu vào lăng kính.
C. tăng cường độ sáng. D. tán sắc ánh sáng.
Câu 5: Khe sáng của ống chuẩn trực được đặt tại
A. tiêu điểm ảnh của thấu kính. B. quang tâm của kính.
C. tiêu điểm vật của kính. D. tại một điểm trên trục chính.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.
B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.
C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các
chùm sáng đơn sắc song song.
D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn máy là một
dải sáng có màu cầu vồng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho ánh sáng trắng chiếu vào máy quang phổ?
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

A. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi thấu kính của buồng ảnh là một
chùm tia phân kì có nhiều màu khác nhau.
B. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh
gồm nhiều chùm tia
sáng song song.
C. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là
một chùm tia phân kì màu trắng.
D. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là
một chùm tia sáng
màu song song.
Câu 8: Những chất nào sau đây phát ra quang phổ liên tục ?
A. Chất khí ở nhiệt độ cao. B. Chất rắn ở nhiệt độ thường.
C. Hơi kim loại ở nhiệt độ cao. D. Chất khí có áp suất lớn, ở nhiệt độ cao.
Câu 9: Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là
A. chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
B. chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn
sáng.
C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn
sáng.
D. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và không phụ thuộc vào nhiệt độ của
nguồn sáng.
Câu 10: Quang phổ của nguồn sáng nào sau đây không phải là quang phổ liên tục ?
A. Sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn. B. Một đèn LED đỏ đang nóng sáng.
C. Mặt trời. D. Miếng sắt nung nóng.
Câu 11: Chọn câu đúng khi nói về quang phổ liên tục ?
A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
Câu 12: Nguồn sáng phát ra quang phổ vạch phát xạ là
A. mặt trời. B. khối sắt nóng chảy.
C. bóng đèn nê-on của bút thử điện. D. ngọn lửa đèn cồn trên có rắc vài hạt muối.
Câu 13: Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho
A. thành phần cấu tạo của chất. B. chính chất đó.
C. thành phần nguyên tố có mặt trong chất. D. cấu tạo phân tử của chất.
Câu 14: Để nhận biết sự có mặt của nguyên tố hoá học trong một mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại
quang phổ nào của mẫu đó ?
A. Quang phổ vạch phát xạ. B. Quang phổ liên tục.
C. Quang phổ hấp thụ. D. Cả ba loại quang phổ trên.
Câu 15: Quang phổ vạch phát xạ được phát ra do
A. các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát sáng.
B. chiếu ánh sáng trắng qua chất khí hay hơi bị nung nóng.
C. các chất rắn, lỏng hoặc khí khi bị nung nóng.
D. các chất rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng.
Câu 16: Dựa vào quang phổ vạch có thể xác định
A. thành phần cấu tạo của chất. B. công thức phân tử của chất.
C. phần trăm của các nguyên tử. D. nhiệt độ của chất đó.
Câu 17: Tìm phát biểu sai.
Hai nguyên tố khác nhau có đặc điểm quang phổ vạch phát xạ khác nhau về
A. số lượng các vạch quang phổ. B. bề rộng các vạch quang phổ
C. độ sáng tỉ đối giữa các vạch quang phổ. D. màu sắc các vạch và vị trí các vạch màu.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?


A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc
vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.
B. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một
quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.
C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối.
D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối.
Câu 19: Để xác định thành phần của 1 hợp chất khí bằng phép phân tích quang phổ vạch phát xạ của
nó. Người ta dựa vào
A. số lượng vạch. B. màu sắc các vạch.
C. độ sáng tỉ đối giữa các vạch. D. tất cả các yếu tố trên.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc
vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.
B. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một
quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.
C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối.
D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối.
Câu 21: Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là
A. quang phổ liên tục. B. quang phổ vạch phát xạ.
C. quang phổ vạch hấp thụ. D. A, B, C đều đúng.
Câu 22: Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong
quang phổ phát xạ của nguyên tố đó.
B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.
C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.
D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hoá học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Quang phổ vạch phát xạ có những vạch màu riêng lẻ nằm trên nền tối.
B. Quang phổ vạch hấp thụ có những vạch sáng nằm trên nền quang phổ liên tục.
C. Quang phổ vạch phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát.
D. Có hai loại quang phổ vạch là quang phổ vạch hấp thụ và quang phổ vạch phát xạ.
Câu 24: Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào yếu tố
nào sau đây
A. quang phổ liên tục. B. quang phổ hấp thu.
C. quang phổ vạch phát xạ. D. sự phân bố năng lượng trong quang phổ.
Câu 25: Phép phân tích quang phổ là
A. phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc.
B. phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra.
C. phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra.
D. phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được.
Câu 26: Phép phân tích quang phổ có những ưu điểm nào sau đây ?
A. Phân tích thành phần của hợp chất hoặc hỗn hợp phức tạp nhanh chóng cả về định tính lẫn định
lượng.
B. Không làm hư mẫu vật, phân tích được cả những vật rất nhỏ hoặc ở rất xa.
C. Độ chính xác cao.
D. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 27: Phép phân tích quang phổ đựơc sử dụng rộng rãi trong thiên văn vì
A. phép tiến hành nhanh và đơn giản.
B. có độ chính xác cao.
C. cho phép ta xác định đồng thời vài chục nguyên tố.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

D. có thể tiến hành từ xa.


Câu 28: Dựa vào quang phổ phát xạ có thể phân tích
A. cả định tính lẫn định lượng. B. định tính chứ không định lượng đựơc.
C. định lượng chứ không định tính được. D. định tính và bán định lượng.
Câu 29: Quang phổ vạch phát xạ
A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.
B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
Câu 30 : Quang phổ liên tục
A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
Câu 31 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.
B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
Câu 32 : Khi nói về quang phổ, phát biểunào sau đây là đúng?
A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.
C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.
Câu 33 :: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ
vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của
nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.
Câu 34: Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng
A. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có
cùng bước sóng.
B. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại,
nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.
C. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.
D. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.
Câu 35 : Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J
A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn
sáng đó.
D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn
sáng đó.

TRẮC NGHIỆM CÁC LOẠI TIA: HỒNG NGOẠI, TỬ NGOẠI VÀ TIA X


Câu 1: Bức xạ (hay tia) hồng ngoại là bức xạ
A. đơn sắc, có màu hồng.
B. đơn sắc, không màu ở ngoài đầu đỏ của quang phổ.
C. có bước sóng nhỏ dưới 0,4 (ìm).
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

D. có bước sóng từ 0,75 (ìm) tới cỡ milimét.


Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 (μm).
C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.
Câu 3: Nhận định nào sau đây sai khi nói về tia hồng ngoại ?
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Là bức xạ không nhìn thấy được có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
C. Tác dụng lên phim ảnh hồng ngoại.
D. Bản chất là sóng điện từ
Câu 4: Bức xạ hồng ngoại là bức xạ có
A. Màu hồng B. Màu đỏ sẫm
C. Mắt không nhìn thấy ở ngoài miền đỏ D. Có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng thường
Câu 5: Tìm phát biểu đúng về tia hồng ngoại.
A. Tất cả các vật bị nung nóng phát ra tia hồng ngoại. Các vật có nhiệt độ nhỏ hơn 0 0 C thì không thể
phát ra tia hồng ngoại.
B. Các vật có nhiệt độ nhỏ hơn 500 0 C chỉ phát ra tia hồng ngoại, các vật có nhiệt độ lớn hơn 500 0 C
chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy.
C. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra tia hồng ngoại.
D. Nguồn phát ra tia hồng ngoại thường là các bóng đèn dây tóc có công suất lớn hơn 1000 W, nhưng
nhiệt độ nhỏ hơn 5000 C.
Câu 6: Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại.
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.
C. Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Nhiệt độ của vật trên 500 0 C mới bắt đầu
phát ra ánh sáng khả kiến.
D. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến, bước sóng của tia hồng ngoại dài hơn bước sóng
của ánh đỏ.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 500 0C.
D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được.
Câu 8: Chọn câu sai ?
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất.
C. Tác dụng nổi bậc nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
D. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,76 (ìm).
Câu 9: Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng
A. màn huỳnh quang B. quang phổ kế C. mắt người. D. pin nhiệt điện.
Câu 10: Chọn câu sai. Tính chất và tác dụng của tia hồng ngoại là
A. gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất bán dẫn.
B. tác dụng lên một loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại.
C. tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
D. gây ra các phản ứng quang hoá, quang hợp.
Câu 11: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. tác dụng quang điện B. tác dụng quang học C. tác dụng nhiệt D. tác dụng hóa học
Câu 12: Công dụng phổ biến nhất của tia hồng ngoại là
A. sấy khô, sưởi ấm. B. Chiếu sáng. C. Chụp ảnh ban đêm. D. Chữa bệnh.
Câu 13: Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

A. có màu tím sẫm. B. có tần số thấp hơn so với ánh sáng thường.
C. có bước sóng lớn hơn so với bức xạ hồng ngoại. D. có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng thường.
Câu 14: Bức xạ (hay tia) tử ngoại là bức xạ
A. đơn sắc, có màu tím sẫm. B. không màu, ở ngoài đầu tím của quang phổ.
C. có bước sóng từ 400 (nm) đến vài nanômét. D. có bước sóng từ 750 (nm) đến 2 (mm).
Câu 15: Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ
A. mắt không nhìn thấy ở ngoài miền tím của quang phổ.
B. có bước sóng lớn hơn bước sóng của bức xạ tím.
C. không làm đen phim ảnh.
D. có tần số thấp hơn so với bức xạ hồng ngoại.
Câu 16: Tìm phát biểu sai về tia tử ngoại ?
A. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ với bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím.
B. Bức xạ tử ngoại nằm giữa dải tím của ánh sáng nhìn thấy và tia X của thang sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại rất nguy hiểm, nên cần có các biện pháp để phòng tránh.
D. Các vật nung nóng trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
Câu 17: Tìm phát biểu sai về tia tử ngoại ?
A. Mặt Trời chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại nên ta trông thấy sáng và cảm giác ấm áp.
B. Thuỷ tinh và nước là trong suốt đối với tia tử ngoại.
C. Đèn dây tóc nóng sáng đến 20000C là nguồn phát ra tia tử ngoại.
D. Các hồ quang điện với nhiệt độ trên 40000C thường được dùng làm nguồn tia tử ngoại.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
B. Tia tử ngoại không bị thuỷ tinh hấp thụ.
C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lí.
B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
D. Tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra.
B. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được.
C. Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ.
D. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn.
Câu 21: Tia X xuyên qua lá kim loại
A. một cách dễ dàng như nhau với mọi kim loại và mọi tia.
B. càng dễ nếu bước sóng càng nhỏ.
C. càng dẽ nếu kim loại có nguyên tử lượng càng lớn.
D. khó nếu bước sóng càng nhỏ.
Câu 22: Chọn câu sai. Dùng phương pháp ion hoá có thể phát hiện ra bức xạ
A. tia tử ngoại. B. tia X mềm. C. tia X cứng. D. Tia gamma.
Câu 23: Tìm phát biểu sai về tác dụng và công dụng của tia tử ngoại. Tia tử ngoại
A. có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
B. có thể gây ra các hiệu ứng quang hoá, quang hợp.
C. có tác dụng sinh học, huỷ diết tế bào, khử trùng
D. trong công nghiệp được dùng để sấy khô các sản phẩm nông – công nghiệp.
Câu 24: Tia tử ngoại
A. không làm đen kính ảnh. B. kích thích sự phát quang của nhiều chất.
C. bị lệch trong điện trường và từ trường. D. truyền được qua giấy, vải, gỗ.
Câu 25: Chọn câu đúng ?
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tia sáng vàng của natri.
B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn các tia Hα, … của hiđrô.
C. Bước sóng tử ngoại có tần số cao hơn bức xạ hồng ngoại.
Câu 26: Tìm nhận định sai khi nói về ứng dụng ứng dụng của tia tử ngoại ?
A. Tiệt trùng B. Kiểm tra vết nứt trên bề mặt kim loại
C. Xác định tuổi của cổ vật. D. Chữa bệnh còi xương
Câu 27: Chọn câu đúng khi nói về tia X ?
A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.
D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Câu 28: Tia X là sóng điện từ có
A. λ ≤ 10–9 m. B. λ ≤ 10–6 m. C. λ ≤ 400 nm. D. f ≤ ftử ngoại.
Câu 29: Tia Rơn-ghen hay tia X là sóng điện từ có bước sóng
A. lớn hơn tia hồng ngoại. B. nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. nhỏ quá không đo được. D. vài nm đến vài mm.
Câu 30: Chọn câu không đúng ?
A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.
B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.
D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.
Câu 31: Tia X được ứng dụng nhiều nhất, là nhờ có
A. khả năng xuyên qua vải, gỗ, các cơ mềm. B. tác dụng làm đen phim ảnh.
C. tác dụng làm phát quang nhiều chất. D. tác dụng hủy diệt tế bào.
Câu 32: Tìm kết luận đúng về nguồn gốc phát ra tia X.
A. Các vật nóng trên 4000 K. B. Ống Rơnghen.
C. Sự phân huỷ hạt nhân. D. Máy phát dao động điều hoà dùng trandito.
Câu 33: Tạo một chùm tia X chỉ cần phóng một chùm e có vận tốc lớn cho đặt vào
A. một vật rắn bất kỳ. B. một vật rắn có nguyên tử lượng lớn.
C. một vật rắn, lỏng, khí bất kỳ. D. một vật rắn hoặc lỏng bất kỳ.
Câu 34: Chọn phát biểu sai. Tia X
A. có bản chất là sóng điện từ.
B. có năng lượng lớn vì bước sóng lớn.
C. không bị lệch phương trong điện trường và từ trường.
D. có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
Câu 35: Nói về đặc điểm và tính chất của tia Rơnghen, chọn câu phát biểu sai ?
A. Tính chất nổi bật nhất của tia Rơnghen là khả năng đâm xuyên.
B. Dựa vào khả năng đâm xuyên mạnh, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo các máy đo liều
lượng tia Rơnghen.
C. Tia Rơnghen tác dụng lên kính ảnh.
D. Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh, mà tia Rơnghen được được dùng trong y học để chiếu điện, chụp
điện.
Câu 36: Tia Rơnghen
A. có tác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sáy khô hoặc sưởi ấm.
B. chỉ gây ra hiện tượng quang điện cho các tế bào quang điện có Catot làm bằng kim loại kiềm.
C. không đi qua được lớp chì dày vài mm, nên người ta dùng chì để làm màn chắn bảo vệ trong kĩ
thuật dùng tia Rơnghen.
D. không tác dụng lên kính ảnh, không làm hỏng cuộn phim ảnh khi chúng chiếu vào.
Câu 37: Tìm kết luận sai. Để phát hiện ra tia X, người ta dùng
A. màn huỳnh quang. B. máy đo dùng hiện tượng iôn hoá.
C. tế bào quang điện. D. mạch dao động LC.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?


A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.
D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.
Câu 39: Hai bước sóng giới hạn của phổ khả kiến là
A. 0,38 mm ≤ λ ≤ 0,76 mm. B. 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm.
C. 0,38 pm ≤ λ ≤ 0,76 pm. D. 0,38 nm ≤ λ ≤ 0,76 nm.
Câu 40: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 41 : Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.10 14 Hz truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết
suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi
truyền trong môi trường trong suốt này
A. nhỏ hơn 5.1014 Hz còn bước sóng bằng 600 nm.
B. lớn hơn 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm.
C. vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm.
D. vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 600 nm.
Câu 42: Tia hồng ngoại là những bức xạ có
A. bản chất là sóng điện từ.
B. khả năng ion hoá mạnh không khí.
C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.
D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Câu 43: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

ÔN TẬP PHẦN 1
Câu 1 Kết luận nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ? Máy quang phổ
A. là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
B. có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. dùng để đo nhiệt độ của một nguồn sáng phát ra.
D. có bộ phận chính làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là lăng kính
Câu 2 Các bộ phận chính của máy quang phổ là
A. ống chuẩn trực, lăng kính, buồng ảnh. B. lăng kính, buồng ảnh, khe ngắm, thước ngắm
C. ống chuẩn trực, lăng kính, thấu kính D. ống chuẩn trực, buồng ảnh, thấu kính
Câu 3 Tác dụng của ống chuẩn trực trong máy phân tích quang phổ là
A. tạo ra chùm sáng đơn sắc B. tạo ra chùm sáng hội tụ
C. tạo ra chùm sáng song song D. tạo ra chùm sáng phân kì
Câu 4 Tác dụng của lăng kính trong máy phân tích quang phổ là
A. làm lệch các tia sáng về phía đáy
B. làm tán sắc chùm sáng song song thành nhiều chùm tia đơn sắc song song
C. tổng hợp các chùm sáng đơn sắc song song thành chùm sáng trắng
D. chuyển chùm sáng song song thành chùm sáng phân kì
Câu 5 Tác dụng của thấu kính hội tụ trong buồng ảnh của máy phân tích quang phổ là
A. chuyển chùm sáng phân kì thành chùm sáng hội tụ
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

B. hội tụ các chùm sáng đơn sắc song song đi ra từ lăng kính thành các vạch sáng đơn sắc riêng lẻ trên màn
đặt tại tiêu diện
C. chuyển chùm sáng hội tụ thành chùm sáng song song
D. chuyển chùm sáng song song thành chùm sáng hội tụ
Câu 6 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về máy quang phổ?
A. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
B. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra một chùm sáng hội tụ chiếu vào lăng kính.
C. Trong máy quang phổ, hệ tán sắc là bộ phận quan trọng nhất, nó thực hiện nhiệm vụ của máy quang
phổ.
D. Buồng ảnh hoặc buồng tối của máy quang phổ được dùng để quan sát hoặc chụp ảnh quang phổ.
Câu 7 Điều nào sau đây là sai khi nói về ưu thế của phép phân tích quang phổ
A. Nhờ phân tích quang phổ người ta biết được sự có mặt của các nguyên tố khác nhau trong mẫu vật
nghiên cứu.
B. Phép phân tích quang phổ định tính cho kết quả nhanh, có độ nhạy cao, cùng một lúc xác định được sự
có mặt của nhiều nguyên tố.
C. Phép phân tích quang phổ định lượng cho biết nồng độ các nguyên tố trong mẫu vật, kể cả các nồng độ
rất nhỏ
D. Phải cho mẫu vào máy quang phổ để có quang phổ nghiên cứu nên phép phân tích quang phổ chỉ phân
tích được các mẫu vật có trên mặt Trái đất, trong tầm tay của chúng ta.
Câu 8 Quang phổ liên tục của một vật
A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật. B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
C. phụ thuộc cả bản chất và nhiệt độ. D. không phụ thuộc bản chất và nhiệt độ.
Câu 9 Quang phổ liên lục phát ra bởi hai vật khác nhau thì
A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ. B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.
C. giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp. D. giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ.
Câu 10 Quang phổ do ánh sáng Mặt Trời phát ra là
A. quang phổ vạch phát xạ. B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ vạch hấp thụ. D. quang phổ đám.
Câu 11 Quang phổ của các vật phát ra ánh sáng sau: quang phổ nào là quang phổ liên tục:
A. Đèn hơi thủy ngân B. Đèn dây tóc nóng sáng C. Đèn Natri D. Đèn Hiđrô
Câu 12 Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch
A. phụ thuộc vào nhiệt độ. B. phụ thuộc vào áp suất.
C. phụ thuộc vào cách kích thích. D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất khí.
Câu 13 Khi tăng dần nhiệt độ của một dây tóc đèn điện, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi
như thế nào sau đây?
A. Sáng dần lên, nhưng vẫn đủ bảy màu cầu vồng.
B. Ban đầu chỉ có màu đỏ, sau lần lượt có thêm màu cam, màu vàng, cuối cùng khi nhiệt độ đủ cao, mới có
đủ bảy màu, chứ không sáng thêm.
C. Vừa sáng dần thêm, vừa trải rộng dần, từ màu đỏ, qua các màu cam, vàng,..cuối cùng, khi nhiệt độ đủ
cao, mới có đủ bảy màu.
D. Hoàn toàn không thay đổi gì.
Câu 14 Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào
A. Ở nhiệt độ càng cao, quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng ngắn
B. Ở nhiệt độ càng cao, quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng dài
C. Ở nhiệt độ càng thấp, quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng ngắn
D. Độ rộng của các vạch quang phổ tỉ lệ thuận với nhiệt độ của nguồn sáng.
Câu 15 Ứng dụng của việc khảo sát quang phổ liên tục là:
A. xác định thành phần cấu tạo hóa học của một chất nào đó.
B. xác định nhiệt độ và thành phần cấu tạo hóa học của một chất nào đó.
C. dự báo thời tiết
D. xác định nhiệt độ của các vật có nhiêt độ cao và rất cao
Câu 16 Quang phổ vạch phát xạ là
A. quang phổ gồm một dải sáng có màu sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tím
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

B. quang phổ do các vật có tỉ khối lớn phát ra khi bị nung nóng
C. quang phổ không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ nguồn sáng
D. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng tia lửa điện …phát ra
Câu 17 Quang phổ vạch là quang phổ
A. chứa các vạch cùng độ sáng , màu sắc khác nhau, đặt cách đều nhau trên quang phổ.
B. gồm toàn bộ vạch sáng, đặt nối tiếp nhau trên quang phổ.
C. chứa một số ít hoặc nhiều vạch sáng màu sắc khác nhau xen k với những khoảng tối.
D. chỉ chứa một số rất ít vạch rất sáng
Câu 18 Quang phổ vạch được phát ra trong trường hợp nào sau đây.
A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích
B. Có dòng điện phóng qua một chất lỏng, hoặc chất khí ở áp suất thấp.
C. Nung nóng một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
D. Có dòng điện phóng qua một chất lỏng ở áp suất rất thấp.
Câu 19 Quang phổ vạch phát xạ là
A. hệ thống những vạch màu riêng r nằm trên một nền tối
C. hệ thống các vạch sáng và dải màu nằm xen k nhau
B. hệ thống những vạch tối riêng r nằm trên một nền sáng
D. dải màu biến thiên từ lam đến tím
Câu 20 Quang phổ vạch phát xạ có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau
A. có tính đặc trưng cho từng nguyên tố B. phụ thuộc kích thước nguồn phát
C. phụ thuộc nhiệt độ và kích thước nguồn phát D. phụ thuộc vào áp suất của nguồn phát
Câu 21 Quang phổ vạch phát xạ của Hydro có bốn màu đặc trưng
A. đỏ, vàng, lam, tím B. đỏ, lục, chàm, tím C. đỏ, lam, chàm, tím D. đỏ, vàng, chàm, tím
Câu 22 Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch phát xạ
A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối
B. Do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng
C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và
cường độ sáng của các vạch đó
D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật
Câu 23 Điều nào sau đây là sai khi nói về các loại quang phổ:
A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
B. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì chỉ khác nhau về số lượng và màu sắc các
vạch phổ, còn vị trí và độ sáng tỉ đối là giống nhau;
C. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng r nằm trên một nền tối;
D. Việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do mẫu vật phát ra là cơ sở của phép phân tích quang phổ.
Câu 24 Quang phổ vạch hấp thụ là
A. quang phổ gồm các vạch màu riêng biệt trên một nền tối.
B. quang phổ gồm những vạch màu biến đổi liên tục.
C. quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục.
D. quang phổ gồm những vạch tối trên nền sáng.
Câu 25 Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ:
A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục
B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi phải cao hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục
C. Áp suất của khối khí phải rất thấp
D. Không cần điều kiện gì
Câu 26 Điều kiện để có quang phổ vạch hấp thụ là
A. không cần điều kiện gì
B. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục
C. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải cao hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục
D. khi áp suất của khối khí phải rất thấp
Câu 27 Hiện tượng đảo vạch quang phổ, nhiệt độ t của đám hơi hấp thụ phải đủ lớn để có thể phát xạ và so
với nhiệt độ t0 của nguồn sáng trắng thì:
A. t > t0. B. t < t0. C. t = t0. D. t có giá trị bất kì.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

Câu 28 Quang phổ do ánh sáng Mặt Trời phát ra thu được trên Trái Đất là
A. quang phổ vạch phát xạ. B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ vạch hấp thụ. D. quang phổ đám.
Câu 29 Hiện tượng đảo sắc là
A. sự dịch chuyển các vạch phổ phát xạ khi nhiệt độ nguồn phát thay đổi.
B. sự dịch chuyển các vạch phổ hấp thụ khi nhiệt độ nguồn phát thay đổi.
C. hiện tượng quang phổ liên tục bị mất một số vạch nào đó
D. hiện tượng tại một nhiệt độ nhất định đám hơi có khả năng hấp thụ đúng những ánh sáng đơn sắc mà nó
có khả năng phát xạ
Câu 30 Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra bốn ánh sáng đơn sắc có bước sóng
tương ứng λ1; λ2; λ3; λ4 với λ1> λ2> λ3>λ4 thì nó có khả năng hấp thụ
A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ4
B. bốn ánh sáng đơn sắc đó
C. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ4
D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ4
Câu 31 Quang phổ phát xạ của Natri chứa vạch màu vàng ứng với bước sóng λ = 0,56μm. Trong quang phổ
hấp thụ của Natri sẽ :
A. thiếu mọi vạch có bước sóng λ > 0,56μm
B. thiếu vạch có bước sóng λ = 0,56μm
C. thiếu tất cả các vạch mà bước sóng khác λ = 0,56μm
D. thiếu mọi vạch có bước sóng λ < 0,56μm
Câu 32 Trên đường đi của chùm sáng do bóng đèn điện dây tóc chiếu tới máy quang phổ, người ta đặt một
ống thủy tinh đựng hơi Natri thì thu được vạch tối mới trùng vạch vàng của quang phổ liên tục. Nếu tắt đèn
điện và phóng tia lửa điện qua ống thủy tinh thì
A. thu được quang phổ liên tục có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
B. thu được vạch vàng nằm trên một nền tối
C. thu được hệ thống những vạch màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím nhưng vạch vàng không chuyển
thành vạch tối.
D. không thu được vạch quang phổ nào

ĐỀ THI CĐ-ĐH CÁC NĂM

Câu 33(CĐ 2007): Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có
bước sóng tương ứng λ1 và λ2 (với λ<λ2 ) thì nó cũng có khả năng hấp thụ
A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1.
B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2.
C. hai ánh sáng đơn sắc đó.
D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2.
Câu 34(CĐ 2007): Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J
A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng
Câu 35(ĐH 2007): Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng
A. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng
bước sóng.
B. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại,
nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.
C. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.
D. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.
Câu 36(ĐH 2008): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.


C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của
nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.
Câu 37(CĐ 2009): Khi nói về quang phổ, phát biểunào sau đây là đúng?
A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.
C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.
Câu 38(ĐH 2009): Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.
B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
Câu 39(ĐH 2009): Quang phổ liên tục
A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
Câu 40(ĐH CĐ 2010): Quang phổ vạch phát xạ
A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.
B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
Câu 41(ĐH 2013): Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi
những khoảng tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.
C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
D. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hidro, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là:
vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm, vạch tím.

ÔN TẬP PHẦN 2

Câu 1 Tia hồng ngoại là


A. bức xạ có màu hồng nhạt
B. bức xạ không nhìn thấy được
C. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
Câu 2 Tia hồng ngoại được phát ra
A. chỉ bởi các vật được nung nóng (đến nhiệt độ cao)
B. chỉ bởi các vật có nhiệt độ trên 00C.
C. bởi các vật có nhiệt độ lớn hơn 0(K).
D. chỉ bởi mọi vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh.
Câu 3 Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại.
A. i-ôn hóa không khí B. tác dụng nhiệt
C. làm phát quang một số chất D. tất cả các tác dụng trên
Câu 4 Ứng dụng của tia hồng ngoại
A. Dùng để sấy, sưởi B. Dùng để diệt khuẩn
C. Kiểm tra khuyết tật của sản phẩm D. Chữa bệnh còi xương
Câu 5 Phát biểu nào là sai về tia hồng ngoại
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

A. Tia hồng ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường không thể nhìn thấy.
B. Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
C. Tia hồng ngoại là một trong những bức xạ do các vật bị nung nóng phát ra
D. Tia hồng ngoại không tuân theo các định luật về ánh sáng
Câu 6 Phát biểu nào là sai về tia hồng ngoại
A. Khi khảo sát quang phổ liên tục của ánh sáng Mặt trời, người ta thấy ngoài miền ánh sáng nhìn thấy còn
có nhũng bức xạ không nhìn thấy được, nhưng cũng có tác dụng nhiệt như các bức xạ nhìn thấy.
B. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng dài hơn 0,75µm cho đến vài milimet
C. Các vật phát ra tia hồng ngoại phải có nhiệt độ trên 0 0C. Ở các nhiệt độ cao các vật có thể phát cả tia
hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia hồng ngoại cũng giống như sóng vô tuyến điện và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất là các
sóng điện từ ở các dải tần số khác nhau
Câu 7 Bức xạ có bước sóng λ = 1,0 μ m
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. là tia hồng ngoại.
C. là tia tử ngoại. D. là tia X.
Câu 8 Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau?
A. Tia X B. Bức xạ nhìn thấy C. Tia hồng ngoại D. Tia tử ngoại
Câu 9 Tia tử ngoại là:
A. bức xạ có màu tím
B. bức xạ không nhìn thấy được
C. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
Câu 10 Nguồn phát ra tia tử ngoại.
A. Các vật có nhiệt độ cao trên 20000C
B. Các vật có nhiệt độ rất cao
C. Hầu như tất cả các vật, kể cả các vật có nhiệt độ thấp
D. Một số chất đặc biệt
Câu 11 Chọn phát biểu sai.
A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím,
được phát ra từ nguồn có nhiệt độ rất cao
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ
C. Tia tử ngoại phát hiện các vết nứt trong kỹ thuật chế tạo máy.
D. Tia tử ngoại dùng để diệt vi khuẩn , chữa bệnh còi xương
Câu 12 Điều nào là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. Cùng bản chất là sóng điện từ
B. Đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường
C. Đều có tác dụng lên kính ảnh
D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại
Câu 13 Tia tử ngoại không có tác dụng
A. Làm đen kính ảnh, ion hóa không khí, gây ra hiện tượng quang điện ở một số chất.
B. Làm phát quang một số chất, gây ra một số phản ứng quang hóa…
C. Có một số tác dụng sinh học.
D. Chiếu sáng
Câu 14 Ứng dụng của tia tử ngoại.
A. Kiểm tra khuyết tật của sản phẩm B. Sử dụng trong bộ điều khiển từ xa của tivi
C. Làm đèn chiếu sáng của ô tô D. Dùng để sấy, sưởi
Câu 15 Chọn câu sai. Tia tử ngoại
A. không tác dụng lên kính ảnh. B. kích thích một số chất phát quang.
C. làm iôn hóa không khí. D. gây ra những phản ứng quang hóa.
Câu 16 Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào là sai
A. Hồ quang điện và các vật có nhiệt độ trên 30000C là các vật phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ tia tím đến tia X.
C. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn tia tím (< 0,38 µm)
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

D. Không bị thủy tinh và nước trong suốt hấp thụ


Câu 17 Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên qua một tấm nhôm dày cỡ vài cm
B. Tia Rơn-ghen có cùng bản chất với tia hồng ngoại.
C. Tia Rơn-ghen có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.
D. Tia Rơn-ghen có năng lượng photon lớn hơn năng lượng của tia tử ngoại
Câu 18 Chọn phát biểu sai về ống Rơn-ghen
A. Là một bình cầu thủy tinh (hay thạch anh) bên trong chứa khí áp suất rất kém (10-3 mmHg)
B. Catot hình chỏm cầu
C. Đối Catot bằng một kim loại khó nóng chảy để hứng chùm tia Catot và được nối với anôt bằng một dây
dẫn.
D. Catot làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn
Câu 19 Tính chất nào sau đây không phải của tia Rơn-ghen
A. Có khả năng ion hóa không khí rất cao B. Có khả năng đâm xuyên mạnh
C. Bị lệch hướng trong điện trường D. Có tác dụng phát quang một số chất
Câu 20 Ở lĩnh vực y học, tia X được ứng dụng trong máy chiếu chụp “X quang” dựa vào tính chất nào sau
đây.
A. Có khả năng đâm xuyên mạnh và tác dụng mạnh lên phim ảnh
B. Có khả năng ion hóa nhiều chất khí
C. Tác dụng mạnh trong các hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài.
D. Hủy hoại tế bào nên dùng trong chữa bệnh ung thư
Câu 21 Phát biểu nào là sai khi nói về tác dụng và tính chất của tia Rơn-ghen
A. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên
B. Tia Rơn-ghen tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm phát quang một số chất
C. Tia Rơn-ghen có tác dụng sinh lí
D. Tia Rơn-ghen không có khả năng ion hóa không khí
Câu 22 Tìm phát biểu sai về tia X
A. Tia X là các bức xạ điện từ có bước sóng từ 10-11m đến 10-8m
B. Tia X không có trong ánh sáng của Mặt trời khi truyền đến Trái đất
C. Ta có thể tạo ra tia X nhờ ống tia X: chùm electron có vận tốc lớn đập vào đối Catot làm bằng kim loại
có nguyên tử lượng lớn như Platin(Pt), làm bật ra chùm tia X
D. Ta thường phân biệt tia X cứng và tia X mềm khác nhau về khả năng đâm xuyên mạnh hay yếu
Câu 23 Tìm các tính chất và tác dụng mà tia X không có.
A. Mắt ta nhìn thấy tia X cứng màu tím và tia X mềm màu đỏ.
B. Tia X có tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí
C. Tia X làm phát quang nhiều chất, gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại
D. Tia X có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn…
Câu 24 Tìm các ứng dụng mà tia X không có
A. Trong chụp X quang ở bệnh viện, tia X dùng để chiếu, chụp tìm chỗ xương gãy, viên đạn hoặc mảnh
bom trong người, chỗ viêm nhiễm, ung thư, có ung bướu…
B. Ở các cửa khẩu, tia X dùng để chiếu, chụp kiểm tra hành lí, hàng hóa, tìm vũ khí, chất nổ…
C. Trong nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, tia X dùng để sấy khô, sưởi ấm nhờ vào tác dụng nhiệt nổi bật
của nó.
D. Trong công nghiệp đúc kim loại, tia X dùng để phát hiện các bọt khí…
Câu 25 Tia X có bước sóng
A. lớn hơn tia hồng ngoại B. nhỏ hơn tia tử ngoại C. lớn hơn tia tử ngoại D. không thể đo được
Câu 26 Tính chất nổi bật của tia Ron-ghen
A. tác dụng lên kính ảnh B. làm phát quang một số chất
C. làm ion hóa không khí D. có khả năng đâm xuyên mạnh
Câu 27 Nhận định nào dưới đây về tia Rơn-ghen là đúng:
A. Tia Rơn-ghen có tính đâm xuyên, ion hóa, và tác dụng nhiệt được dùng trong sấy, sưởi.
B. Tia Rơn-ghen có tính đâm xuyên, bị đổi hướng lan truyền trong từ trường và có tác dụng hủy diệt tế bào
sống.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

C. Tia Rơn-ghen có khả năng ion hóa, làm phát quang các màn hình quang, có tính đâm xuyên và được sử
dụng trong thăm dò khuyết tật của các vật liệu
D. Tia Rơn-ghen mang điện tích âm tác dụng lên kính ảnh và được sử dụng trong phân tích quang phổ.
Câu 28 Nội dung nào sau đây là không đúng đối với tia Rơnghen?
A. Trong không khí thường tia Rơnghen cứng và tia Rơnghen mềm có cùng vận tốc
B. Tia Rơnghen làm hủy diệt tế bào, gây phát quang một số chất.
C. Tia Rơnghen mang năng lượng, khả năng đâm xuyên rất tốt
D. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt càng lớn thì tia Rơnghen bức xạ ra có bước sóng càng dài
Câu 29 Chọn câu trả lời sai về tia Rơnghen:
A. Bản chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (từ 10-12 đến10-8)
B. Có khả năng đâm xuyên mạnh
C. Trong y học để trị bệnh còi xương
D. Trong công nghiệp dùng để các định các khuyết tật trong các sản phẩm đúc
Câu 30 Tính chất nào sau đây không phải của tia Rơnghen.
A. Bị lệch hướng trong điện trường. B. Có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Có tác dụng làm phát quang một số chất. D. Có tác dụng sinh lý như huỷ diệt tế bào.
Câu 31 Động năng của electrôn trong ống tia X khi đến đối catốt phần lớn
A. bị hấp thụ bởi kim loại làm catốt. B. biến thành năng lượng tia X.
C. làm nóng đối catốt. D. bị phản xạ trở lại.
Câu 32 Tia nào sau đây không do các vật bị nung nóng phát ra ?
A. Ánh sáng nhìn thấy. B. Tia hồng ngoại. C. Tia tử ngoại. D. Tia X.
Câu 33 Chọn kết luận đúng. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma đều là
A. sóng vô tuyến, có bước sóng khác nhau. B. sóng cơ học, có bước sóng khác nhau.
C. sóng ánh sáng có bước sóng giống nhau. D. sóng điện từ có tần số khác nhau.
Câu 34 Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ
A. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia katôt
C. Tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia katôt D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia bê ta
Câu 35 Hồ quang điện không thể phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau
A. Tia hồng ngoại B. Ánh sáng nhìn thấy C. Tia gamma D. Tia tử ngoại
Câu 36 Ánh sáng không có đặc điểm nào sau đây:
A. Luôn truyền với vận tốc 3.108m/s B. Có thể truyền trong môi trường vật chất
C. Có thể truyền trong chân không D. Có mang năng lượng.
Câu 37 Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống cho hợp nghĩa: “Tia tử ngoại là những bức xạ
…… có bước sóng….. bước sóng của ánh sáng….”
A. Nhìn thấy được, nhỏ hơn, tím B. Không nhìn thấy được, lớn hơn, tím
C. Không nhìn thấy được, nhỏ hơn, đỏ D. Không nhìn thấy được, nhỏ hơn, tím
Câu 38 Trong bức xạ có bước sóng λ sau đây, tia nào có tinh đâm xuyên mạnh nhất. Bức xạ có
A. λ = 2.10-7 µm B. λ = 3.10-3 mm C. λ = 1,2 µm D. λ = 1,5 nm
Câu 39 Trong các sóng điện từ sau đây sóng nào có bước sóng ngắn nhất.
A. tia tử ngoại B. ánh sáng nhìn thấy C. sóng vô tuyến D. tia hồng ngoại
Câu 40 Trong các loại tia sau, tia nào có tần số nhỏ nhất
A. tia hồng ngoại B. tia đơn sắc lục C. tia tử ngoại D. tia Ron-ghen
Câu 41 Một bức xạ truyền trong không khí với chu kì 8,25.10 -18s. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang
sóng điện từ
A. Vùng hồng ngoại B. Vùng ánh sáng nhìn thấy
C. tia Ron-ghen D. Vùng tử ngoại
Câu 42 Bức xạ có bước sóng 0,3µm.
A. vùng ánh sáng nhìn thấy B. là tia tử ngoại
C. là tia tử ngoại D. là tia Ron-ghen
Câu 43 Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 10 14Hz. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ.
A. Vùng tử ngoại B. Vùng ánh sáng nhìn thấy
C. Tia Rơn-ghen D. Vùng hồng ngoại
Câu 44 Cho: (1) Chiếc bàn là nung nóng (2) Ngọn nến
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

(3) Con đom đóm (4) Mặt trời


Những nguồn nào phát ra tia Rơn-ghen:
A. (1) B. (4) C. (1) và (2) D. (2) và (3)
Câu 45 Thứ tự sắp xếp tăng dần của bước sóng trong thang sóng điện từ:
A. Tia X - tia tử ngoại - tia hồng ngoại - ánh sáng nhìn thấy - sóng vô tuyến
B. Tia X - tia tử ngoại - ánh sáng nhìn thấy - tia hồng ngoại - sóng vô tuyến
C. Sóng vô tuyến - tia hồng ngoại - ánh sáng nhìn thấy - tia tử ngoại - tia X
D. Sóng vô tuyến - ánh sáng nhìn thấy - tia hồng ngoại - tia tử ngoại - tia X.

ĐỀ THI CĐ-ĐH CÁC NĂM

Câu 46(CĐ 2007): Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn
khác nhau nên
A. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều.
B. có khả năng đâm xuyên khác nhau.
C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.
D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).
Câu 47(CĐ 2007): Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.10 14 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận
tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. Vùng tia Rơnghen. B. Vùng tia tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Vùng tia hồng ngoại.
Câu 48(ĐH 2007): Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m là
A. tia tử ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy. C. tia hồng ngoại. D. tia Rơnghen.
Câu 49(CĐ 2008): Tia hồng ngoại là những bức xạ có
A. bản chất là sóng điện từ.
B. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.
C. khả năng ion hoá mạnh không khí.
D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Câu 50(CĐ 2008): Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
Câu 51(ĐH 2008):Tia Rơnghen có
A. cùng bản chất với sóng âm.
B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
D. điện tích âm.
Câu 52(ĐH 2009): Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
Câu 53(ĐH 2009): Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 54(ĐH CĐ 2010):Tia tử ngoại được dùng
A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.
C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

Câu 55(ĐH CĐ 2010):Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 56(ĐH CĐ 2010): Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số
nhỏ nhất là
A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia đơn sắc màu lục. D. tia Rơn-ghen.
Câu 57(ĐH CĐ 2010): Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò
sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. màn hình máy vô tuyến. B. lò vi sóng.
C. lò sưởi điện. D. hồ quang điện.
Câu 58(ĐH CĐ 2011): Tia Rơn-ghen (tia X) có
A. cùng bản chất với tia tử ngoại.
B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. cùng bản chất với sóng âm.
Câu 59(CĐ 2012): Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma

A. gamma B. hồng ngoại. C. Rơn-ghen. D. tử ngoại.
Câu 60(CĐ 2012): Khi nói về tia Rơn-ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tần số của tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tần số của tia Rơn-ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có khả năng gây phát quang một số chất.
Câu 61(ĐH 2012): Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí.
B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.
C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.
Câu 62(ĐH 2012): Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 63(CĐ 2013): Tia Rơn-ghen (tia X) có tần số
A. nhỏ hơn tần số của tia màu đỏ B. lớn hơn tần số của tia gamma.
C. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. D. lớn hơn tần số của tia màu tím.
Câu 64(CĐ 2014): Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
D. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Câu 65(CĐ 2014): Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia
có bước sóng nhỏ nhất là
A. tia hồng ngoại. B. tia đơn sắc lục. C. tia X. D. tia tử ngoại.
Câu 66(CĐ 2014): Tia X
A. có bản chất là sóng điện từ.
B. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia γ.
C. có tần số lớn hơn tần số của tia γ.
D. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường.
Câu 67(ĐH 2014): Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
Câu 68(ĐH 2014): Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.
C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.
D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.
Câu 69(ĐH 2014): Tia X
A. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường.
B. cùng bản chất với sóng âm
C. có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại
D. cùng bản chất với tia tử ngoại

ÔN TẬP PHẦN 3
I - HỒNG NGOẠI
Định nghĩa: ℓà bức xạ sóng điện từ có bươc sóng ℓớn hơn bươc sóng của ánh sáng đỏ (hn >đỏ)
Nguồn phát Về ℓý thuyết các nguồn có nhiệt độ ℓớn hơn 00K sẽ phát ra tia hồng ngoại
Tính chất:
- Tác dụng cơ bản nhất của tia hồng ngoại ℓà tác dụng nhiệt
- Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, tác dụng ℓên một số ℓoại phim ảnh
- Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
- Tia hồng ngoại còn có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở một số chất bán dẫn.
Ứng dụng
- Dùng để phơi khô, sấy, sưởi ấm
- Điều chế một số ℓoại kính ảnh hồng ngoại chụp ảnh ban đêm
- Chế tạo điều khiển từ xa
- Ứng dụng trong quân sự
II - TỬ NGOẠI
Định nghĩa ℓà các bức xạ điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím
Nguồn phát
- Những vật có nhiệt độ trên 20000C đều phát ra tia tử ngoại
- Nhiệt độ càng cao thì phổ tử ngoại càng kéo dài về phía bước sóng ngắn
Tính chất:
- Tác dụng ℓên phim ảnh
- Kích thích sự phát quang của nhiều chất, gây ra một số phản ứng hóa học, quang hóa
- Kích thích nhiều phản ứng hóa học
- Iôn hóa không khí và nhiều chất khí khác
- Tác dụng sinh học hủy diệt tế bào
- Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh nhưng trong suốt với thạch anh
- Gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở nhiều kim ℓoại
Ứng dụng
- Trong y học, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương
- Trong công nghiệp dùng để tiệt trùng thực phẩm trước khi đóng hộp
- Trong cơ khí dùng để phát hiện ℓỗi sản phẩm trên bề mặt kim ℓoại
III - TIA RƠNGHEN (TIA X)
Định nghĩa Tia X ℓà các bức xạ điện từ có bước sóng từ 10-11 đến 10-8 m.
- Từ 10-11 m đến 10-10 m gọi ℓà X cứng
- Từ 10-10 đến 10-8 m gọi ℓà X mền
Nguồn phát Do các ống Cu-ℓit-giơ phát ra (Bằng cách cho tia catot đập vào các miếng kim ℓoại có
nguyên tử ℓượng ℓớn)
Tính chất
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

- Khả năng năng đâm xuyên cao


- Làm đen kính ảnh
- Làm phát quang một số chất
- Gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở hầu hết tất cả các kim ℓoại
- Làm iôn hóa không khí
- Tác dụng sinh ℓý, hủy diệt tế bào
Ứng dụng
- Chuẩn đoán hình ảnh trong y học
- Phát hiện khuyết tật trong các sản phẩm đúc
- Kiểm tra hành ℓý trong ℓĩnh vực hàng không
- Nghiên cứu thành phần cấu trúc vật rắn
IV - BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại ℓà:
A. Tác dụng nhiệt. B. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh.
C. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài. D. Tác dụng ℓên kính ảnh hồng ngoại.
Câu 2. Chọn đúng
A. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra
B. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện
C. Tia X ℓà sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng cđa tia tư ngoại
D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật
Câu 3. Tia hồng ngoại và tia X có bước sóng dài ngắn khác nhau nên chúng
A. có bản chất khác nhau và ứng dụng trong khoa học kỹ thuật khác nhau.
B. bị ℓệch khác nhau trong từ trường đều.
C. bị ℓệch khác nhau trong điện trường đều.
D. chúng đều có bản chất giống nhau nhưng tính chất khác nhau.
Câu 4. Kết ℓuận nào sau đây ℓà sai. Với tia Tử ngoại:
A. Truyền được trong chân không. B. Có khả năng ℓàm ion hoá chất khí.
C. Không bị nước và thuỷ tinh hấp thụ. D. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tím.
Câu 5. Nhận xét nào dưới đây sai về tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại ℓà những bức xạ không nhìn thấy được, có tần số sóng nhỏ hơn tần số sóng của ánh
sáng tím.
B. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh ℓên kính ảnh.
C. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh không màu hấp thụ mạnh.
D. Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân và những vật bị nung nóng trên 3000 0C đều ℓà những nguồn
phát tia tử ngoại mạnh.
Câu 6. Chọn phát biểu sai về tia hồng ngoại?
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Bước sóng của tia hồng ngoại ℓớn hơn 0,75 μm.
C. Tia hồng ngoại ℓàm phát quang một số chất.
D. Tác dụng nhiệt ℓà tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại.
Câu 7. Bức xạ tử ngoại ℓà bức xạ điện từ
A. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia x
B. Có tần số thấp hơn so với bức xạ hồng ngoại
C. Có tần số ℓớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy
D. Có bước sóng ℓớn hơn bước sóng của bức xạ tím
Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải của tia X:
A. Tính đâm xuyên mạnh. B. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ cm.
C. Iôn hóa không khí. D. Gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 9. Chọn sai khi nói về tia hồng ngoại
A. Cơ thể người có thể phát ra tia hồng ngoại
B. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

C. Tia hồng ngoại có màu hồng


D. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khô một số nông sản
Câu 10. Tính chất nào sau đây ℓà tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. ℓàm ion hóa không khí B. có tác dụng chữa bệnh còi xương
C. ℓàm phát quang một số chất D. có tác dụng ℓên kính ảnh
Câu 11. Điều nào sau đây ℓà sai khi so sánh tia hồng ngoại với tia tử ngoại?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng ℓên kính ảnh;
B. Cùng bản chất ℓà sóng điện từ;
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại;
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại ℓà một bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại ℓà một trong những bức xạ do các vật có tỉ khối ℓớn phát ra.
C. Tia tử ngoại ℓà bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím
D. Tia tử ngoại ℓà bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ℓớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ
Câu 13. Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại ℓà không đúng?
A. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.
B. tác dụng ℓên kính ảnh.
C. có tác dụng sinh học: diệt khuẩn, hủy diệt tế bào.
D. có khả năng ℓàm ion hóa không khí và ℓàm phát quang một số chất.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại ℓà không đúng?
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại ℓàm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại ℓà tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz.
Câu 15. Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ
A. Tia tử ngoại, tia X, tia katôt B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia catôt
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia bê ta
Câu 16. Một vật phát ra tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ
A. ℓớn hơn nhiệt độ môi trường. B. trên 00C.
C. trên 100 C
0
D. trên 00K.
Câu 17. Để phân biệt các bức xạ hồng ngoại của vật phát ra thì nhiệt độ của chúng phải
A. ℓớn hơn nhiệt độ môi trường. B. trên 00C.
C. trên 1000C D. trên 00K.
Câu 18. Chọn sai.
A. Bản chất của tia hồng ngoại ℓà sóng điện từ.
B. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại ℓà tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại được ứng dụng chủ yếu để sấy khô và sưởi ấm, chụp ảnh trong đêm tối.
D. Tia hồng ngoại có thể đi qua tấm thuỷ tinh
Câu 19. Chọn sai khi nói về tính chất của tia X
A. tác dụng ℓên kính ảnh B. ℓà bức xạ điện từ
C. khả năng xuyên qua ℓớp chì dày cỡ vài mm D. gây ra phản ứng quang hóa
Câu 20. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại:
A. Có bản chất khác nhau.
B. Tần số của tia hồng ngoại ℓuôn ℓớn hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Chỉ có tia hồng ngoại ℓà có tác dụng nhiệt, còn tử ngoại thì không.
D. Tia hồng ngoại dễ quan sát giao thoa hơn tia tử ngoại.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây ℓà đúng?
A. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra.
B. Tia hồng ngoại ℓà sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 µm.
C. Tia hồng ngoại ℓà một bức xạ đơn sắc màu hồng.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

D. Tia hồng ngoại bị ℓệch trong điện trường và từ trường.


Câu 22. Chọn đáp án đúng về tia hồng ngoại:
A. Tia hồng ngoại không có các tính chất giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ.
B. Bị ℓệch trong điện trường và trong từ trường.
C. Chỉ các vật có nhiệt độ cao hơn 370C phát ra tia hồng ngoại.
D. Các vật có nhiệt độ ℓớn hơn 00K đều phát ra tia hồng ngoại.
Câu 23. Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?
A. Bức xạ nhìn thấy B. Tia tử ngoại C. Tia X D. Tia hồng ngoại
Câu 24. Tính chất quan trọng nhất của tia X để phân biệt nó với tia tử ngoại và tia hồng ngoại ℓà
A. tác dụng mạnh ℓên kính ảnh. B. gây ion hoá các chất khí.
C. khả năng đâm xuyên ℓớn. D. ℓàm phát quang nhiều chất.
Câu 25. Tia X được sử dụng trong y học để chiếu điện ℓà nhờ vào tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng mạnh ℓên phim ảnh B. Tác dụng sinh ℓý mạnh
C. Khả năng đâm xuyên D. Tất cả các tính chất trên
Câu 26. Chọn sai
A. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh
B. Tia tử ngoại có tác dụng đâm xuyên mạnh qua thủy tinh
C. Tia tử ngoại ℓà bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của tia X
D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt
Câu 27. Một bức xạ truyền trong không khí với chu kỳ 8,25.10 -16 s. Bức xạ này thuộc vùng nào của
thang sóng điện từ?
A. Vùng tử ngoại. B. Vùng hồng ngoại. C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Tia X.
Câu 28. Bức xạ tử ngoại ℓà bức xạ điện từ
A. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia x
B. Có tần số thấp hơn so với bức xạ hồng ngoại
C. Có tần số ℓớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy
D. Có bước sóng ℓớn hơn bước sóng của bức xạ tím
Câu 29. Cho các sóng sau đây
1. Ánh sáng hồng ngoại. 2. Sóng siêu âm. 3. Tia rơn ghen. 4. Sóng cự ngắn dùng cho truyền hình.
Hãy sắp xếp theo thứ tự tần số tăng dần
A. 2 4 1 3. B. 1 2 3 4 C. 2 1 4 3. D. 4 1 2 3.
Câu 30. Sắp xếp nào sau đây theo đúng trật tự tăng dần của bước sóng?
A. chàm, da cam, sóng vô tuyến, hồng ngoại. B. sóng vô tuyến, hồng ngoại, chàm, da cam.
C. chàm, da cam, hồng ngoại, sóng vô tuyến. D. da cam, chàm, hồng ngoại, sóng vô tuyến.
Câu 31. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây về tia X ℓà sai?
A. Tia X truyền được trong chân không.
B. Tia rơnghen có bước sóng ℓớn hơn tia hồng ngoại ngoại
C. Tia X có khả năng đâm xuyên.
D. Tia X không bị ℓệch hướng đi trong điện trường và từ trường.
Câu 32. Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m thuộc ℓoại nào trong các ℓoại sóng nêu
dưới đây
A. Tia tử ngoại. B. Tia X. C. Ánh sáng nhìn thấy. D. Tia hồng ngoại.
Câu 33. Tính chất quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất của tia X ℓà:
A. Khả năng đâm xuyên. B. ℓàm đen kính ảnh.
C. ℓàm phát quang một số chất. D. Huỷ diệt tế bào
Câu 34. Bức xạ (hay tia) hồng ngoại ℓà bức xạ.
A. Mà mắt không trông thấy và ở ngoài vùng màu đỏ của quang phổ.
B. Đơn sắc, có màu hồng.
C. Đơn sắc, không màu ở ngoài đầu đỏ của quang phổ.
D. Có bước sóng từ 0,75 μm tới cỡ miℓimet.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng với tia tử ngoại?
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

A. Tia tử ngoại ℓà bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tìm
B. Tia tử ngoại ℓà một trong những bức xạ do các vật có khối ℓượng riêng ℓớn phát ra.
C. Tia tử ngoại ℓà một trong những bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
D. A, B và C đều đúng.
Câu 36. Để tạo một chùm tia X ta cho chùm êℓectron nhanh bắn vào.
A. Một chất rắn khó nóng chảy, có nguyên tử ℓượng ℓớn.
B. Một chất rắn, có nguyên tử ℓượng bất kì.
C. Một chất rắn, chất ℓỏng hoặc chất khí bất kì.
D. Một chất rắn, hoặc một chất ℓỏng có nguyên tử ℓượng ℓớn.
Câu 37. Phát biểu nào sau đây ℓà đúng khi nói về tia X?
A. Tia X ℓà một ℓoại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X ℓà một ℓoại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 500 0C.
C. Tia X được phát ra từ đèn điện.
D. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
Câu 38. Tia tử ngoại:
A. Bị ℓệch trong diện trường và từ trường. B. Không ℓàm đen kính ảnh.
C. Truyền được qua giấy vải gỗ. D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Câu 39. Điều nào sau đây ℓà sai khi so sánh tia X và tia tử ngoại?
A. Đều tác dụng ℓên kính ảnh.
B. Có khả năng gây phát quang cho một số chất.
C. Cùng bản chất ℓà sóng điện từ.
D. Tia X có bước sóng dài hơn so với tia tử ngoại.
Câu 40. Bức xạ (hay tia) tử ngoại ℓà bức xạ.
A. Không màu, ở ngoài đầu tím của quang phổ. B. Truyền được qua giấy vài, gỗ.
C. Đơn sắc, có màu tím sẫm. D. Có bước sóng từ 400 mm đến vài nanômet.
Câu 41. Điều nào sau đây ℓà sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
A. Cùng bản chất ℓà sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng ℓên kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu 42. Chọn đúng.
A. Tia tử ngoại có bước sóng ℓớn hơn các tia H … của hiđrô.
B. Bức xạ ngoại tử có tần số thấp hơn bức xạ hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tia sáng vàng của natri.
D. Bước sóng của bức xạ hồng ngoại ℓớn hơn bước sóng bức xạ tử ngoại.
Câu 43. Điều nào sau đây ℓà sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia X?
A. Tia X tác dụng ℓên kính ảnh, ℓàm phát quang một số chất.
B. Tia X có khả năng ion hóa không khí.
C. Tia X có tác dụng vật ℓí.
D. Tia X có khả năng đâm xuyên.
Câu 44. (CĐ 2007): Tia hồng ngoại và tia X đều có bản chất ℓà sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn
khác nhau nên
A. chúng bị ℓệch khác nhau trong từ trường đều.
B. có khả năng đâm xuyên khác nhau.
C. chúng bị ℓệch khác nhau trong điện trường đều.
D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).
Câu 45. (CĐ 2007): Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.10 14 Hz đến 7,5.1014 Hz.
Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng
điện từ?
A. Vùng tia X. B. Vùng tia tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Vùng tia hồng ngoại.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

Câu 46. (ĐH 2007): Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m ℓà
A. tia tử ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy. C. tia hồng ngoại. D. tia X.
Câu 47. (CĐ 2008): Tia hồng ngoại ℓà những bức xạ có
A. bản chất ℓà sóng điện từ.
B. khả năng ion hoá mạnh không khí.
C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua ℓớp chì dày cỡ cm.
D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Câu 48. (CĐ 2008): Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây ℓà sai?
A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh ℓên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất ℓà sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại có bước sóng ℓớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và ℓàm ion hoá không khí.
Câu 49. (ĐH 2008): Tia X có
A. cùng bản chất với sóng âm.
B. bước sóng ℓớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
D. điện tích âm.
Câu 50. (ĐH 2009): Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần ℓà:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
Câu 51. (ĐH 2009): Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây ℓà sai?
A. Tia hồng ngoại có bản chất ℓà sóng điện từ.
B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại ℓà tác dụng nhiệt.
Câu 52. (ĐH 2009): Tia tử ngoại được dùng
A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim ℓoại.
B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.
C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim ℓoại.
Câu 53. (ĐH 2009): Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây ℓà sai?
A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học
C. Tia hồng ngoại có tần số ℓớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại ℓà tác dụng nhiệt.
Câu 54. (ĐH 2009): Trong các ℓoại tia: tia X, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu ℓục; tia có tần số nhỏ
nhất ℓà
A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia đơn sắc màu ℓục. D. tia X.
Câu 55. (ĐH 2009): Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến,
ℓò sưởi điện, ℓò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất ℓà
A. màn hình máy vô tuyến. B. ℓò vi sóng.
C. ℓò sưởi điện. D. hồ quang điện.
Ôn tập phần 4
Câu 131. Hiện tượng quang học nào sau đây sử dụng trong máy phân tích quang phổ?
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Câu 132. Đặc điểm của quang phổ liên tục là:
A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
B. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.


D. Có nhiều vạch sáng tối xen kẽ nhau.
Câu 133. Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục?
A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối.
D. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra.
Câu 134. Chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến đổi liên tục.
B. Quang phổ liên tục phát ra từ các vật bị nung nóng.
C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tao của nguồn sáng, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt
độ của nguồn sáng.
D. Vùng sáng mạnh trong quang phổ liên tục dịch về phía bước sóng dài khi nhiệt độ của nguồn sáng tăng
lên.
Câu 135. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ?
A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dãy màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.
C. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cho một quang phổ vạch riêng,
đặc trưng cho nguyên tố đó.
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ,
vị trí các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch đó.
Câu 136. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ vạch hấp thụ?
A. Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ.
B. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các vật rắn ở nhiệt độ cao phát sáng phát ra.
C. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các chất lỏng ở nhiệt độ thấp phát sáng phát ra.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 137. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện thu được quang phổ vạch hấp thụ?
A. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
B. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
C. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
D. Một điều kiện khác.
Câu 138. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích bằng quang phổ.
A. Phép phân tích quang phổ là phân tích ánh sáng trắng.
B. Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu
quang phổ của chúng.
C. Phép phân tích quang phổ là nguyên tắc dùng để xác định nhiệt độ của các chất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 139. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để:
A. Đo bước sóng các vạch quang phổ.
B. Tiến hành các phép phân tích quang phổ.
C. Quan sát và chụp quang phổ cua các vật.
D. Phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
Câu 140. Quang phổ vạch phát xạ hidro có 4 vạch màu đặc trưng:
A. Đỏ, vàng, lam, tím. B. Đỏ, lục, chàm, tím.
C. Đỏ, lam, chàm, tím D. Đỏ, vàng, chàm, tím
Câu 141. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ?
A. Là dụng cụ dùng để phân tích chính ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác
nhau.
B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Dùng nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
D. Bộ phận của máy làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là thấu kính.
Câu 142. Quang phổ vạch thu được khi chất phát sáng ở trạng thái
A. Rắn. B. Lỏng.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

C. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp. D. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao.
Câu 143. Quang phổ Mặt Trời được máy quang phổ ghi được là:
A. Quang phổ liên tục. B. Quang phổ vạch phát xạ.
C. Quang phổ vạch hấp thụ. D. Một loại quang phổ khác.
Câu 144. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ dùng lăng kính?
A. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
B. Máy quang phổ hoạt động dựa trên nguyên tắc của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Máy quang phổ dùng lăng kính có 3 phần chính: ống trực chuẩn, bộ phận tán sắc, ống ngắm.
D. Máy quang phổ dùng lăng kính có bộ phận chính là ống ngắm.
Câu 145. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Các vật rắn, lỏng, khí (có tỉ khối lớn) khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục.
B. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau.
C. Để thu được quang phổ hấp thụ nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phài lớn hơn nhiệt độ của nguồn
sáng phát ra quang phổ liên tục.
D. Dựa vào quang phổ liên tục ta có thể xác định được nhiệt độ của vật phát sáng.
Câu 146. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch.
A. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng
và màu sắc các vạch.
B. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng
và vị trí các vạch.
C. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ điều có thể dùng để nhận biết sự có mặt của một
nguyên tố nào đó trong nguồn cần khảo sát.
D. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu đều đặc trưng cho nguyên tố.
Câu 147. Trong máy quang phổ, chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong hệ tán sắc trước khi qua thấu kính của
buồng tối là:
A. Một chùm sáng song song.
B. Một chùm tia phân kỳ có nhiều màu.
C. Một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu.
D. Một chùm tia phân kỳ màu trắng.
Câu 148. Nếu chùm sáng đưa vào ống chuẩn trực của máy quang phổ là do bóng đèn đây tóc nóng sáng phát
ra thì quang phổ thu được trong buồng ảnh thuộc loại nào?
A. Quang phổ vạch. B. Quang phổ hấp thụ.
C. Quang phổ liên tục. D. Một loại quang phổ khác.
Câu 149. Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ.
A. Liên tục. B. Vạch phát xạ.
C. Vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Mặt Trời. D. Vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Trái Đất.
Câu 150. Ưu điểm tuyệt đối của phép phân tích quang phổ là:
A. Phân tích được thành phần cấu tạo của các vật rắn, lỏng được nung nóng sáng.
B. Xác định được tuổi của các cổ vật, ứng dụng trong ngành khảo cổ học.
C. Xác định được sự có mặt của các nguyên tố trong một hợp chất.
D. Xác định được nhiệt độ cũng như thành phần cấu tạo bề mặt của các ngôi sao.
Câu 151. Trong các nguồn phát sáng sau đây, nguồn nào phát ra quang phổ vạch?
A. Mặt Trời. B. Đèn hơi natri nóng sáng.
B. Một thanh sắt nung nóng đỏ. D. Một bó đuốc đang cháy sáng.
Câu 152. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào phần còn thiếu: Nguyên tắc của máy quang phổ dựa trên hiện
tượng quang học chính là hiện tượng………………………Bộ phận thực hiện tác dụng trên
là………………………..
A. Giao thoa ánh sáng, hai khe Young. B. Tán sắc ánh sáng, ống chuẩn trực.
C. Giao thoa ánh sáng, lăng kính. D. Tán sắc ánh sáng, lăng kính.
Câu 153. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang phổ của mặt trời mà ta thu được trên trái đất là quang phổ hấp thụ.
B. Quang phổ vạch phát xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

D. Quang phổ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra là quang phổ liên tục.
Câu 154. Tia tử ngoại có tính chất nào sau đây?
A. Không làm đen kính ảnh. B. Bị lệch trong điện trường và từ trường.
C. Truyền được qua giấy, vải, gỗ. D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Câu 155. Phát biểu nào sau dây là sai khi nói về tia hồng ngoại?
A. Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ.
B. Có bản chất là sóng điện từ.
C. Do các vật bị nung nóng phát ra. Tác dụng nổi bật nhất là tác dụng nhiệt.
D. Ứng dụng để trị bịnh còi xương.
Câu 156. Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng.
B. Tia hồng ngoại pht ra từ các vậtt bị nung nóng.
C. Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 157. Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia tử ngoại phát ra từ các vật bị nung nóng lên nhiệt độ cao vài ngàn độ.
B. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại có tác dụng quang hoá, quang hợp.
D. Tia tử ngoại được dùng trong y học để chữa bệnh còi xương.
Câu 158. Có thể nhận biết tia töû ngoại bằng:
A. Màn huỳnh quang. B. mắt người. C. Quang phổ kế D. pin nhiệt điện
Câu 159. Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống cho hợp nghĩa: “Tia tử ngoại là những bức xạ
… có bước sóng ……… bước sóng của ánh sáng ………”.
A. Nhìn thấy được - nhỏ hơn – tím. B. Không nhìn thấy được - lớn hơn – tím.
C. Không nhìn thấy được - nhỏ hơn - đỏ. D. Không nhìn thấy được - nhỏ hơn – tím.
Câu 160. Ánh sáng có bước sóng 0,55.10-3mm là ánh sáng thuộc:
A. Tia hồng ngoại.. B. Tia tử ngoại C. Ánh sáng tím D. Ánh sáng khả kiến.
Câu 161. Các tính chất hoặc tác dụng nào sau đây không phải của tia tử ngoại?
A. Có tác dụng ion hoá chất khí. B. Có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
C. Bị thạch anh hấp thụ rất mạnh. D. Có tác dụng sinh học.
Câu 162. Phát biểu nào sau đây đúng với tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hôn bước sóng của ánh sáng tím (0,4µm).
C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ do các vật có khối lượng riêng lớn phát ra.
D. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ (0,75µm).
Câu 163. Bức xạ (hay tia) tử ngoại là bức xạ.
A. đơn sắc, có màu tím sẫm. B. không màu, ngoài vùng tím của quang phổ.
C. đơn sắc, có bước sóng < 400nm. D. có bước sóng từ 750nm đến 2 mm.
Câu 164. Tia tử ngoại:
A. không làm đen kính ảnh. B. kích thích sự phát quang của nhiều chất.
C. bị lệch trong điện trường và từ trường. D. truyền được qua giấy, vải và gỗ.
Câu 165. Chọn câu sai? Các nguồn phát ra tia tử ngoại là:
A. Mặt Trời B. Hồ quang điện
C. Đèn cao áp thuỷ ngân D. Dây tóc bóng đèn chiếu sáng.
Câu 166. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng:
A.  < 0,4 µm B.  > 0,75 µm C. 0,4 µm <  < 0,75 µm D.  > 0,4 µm
Câu 167. Chọn câu sai:
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại làm phát huỳnh quang một số chất.
C. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,75µm.
D. Tác dụng nhiệt là tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại.
Câu 168. Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng nào trong các khoảng sau đây?
A. Từ 10-12m đến 10-9m B. Từ 10-9m đến 4.10-7m
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

C. Từ 4.10-7m đến 7,5.10-7m D. Từ 7,5.10-7m đến 10-3m


Câu 169. Thân thể con người ở nhiệt độ 37 C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?
0

A. Tia X B. Bức xạ nhìn thấy C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.


Câu 170. Bức xạ (hay tia) hồng ngoại là bức xạ:
A. Đơn sắc, có máu hồng.
B. Đơn sắc, không màu ở ngoài đầu đỏ của quang phổ.
C. Có bước sóng nhỏ dưới 0,4µm.
D. Có bước sóng từ 0,75µm tới cỡ mm.
Câu 171. Chọn đáp án đúng khi nói về tia hồng ngoại.
A. Có thể nhận biết trực tiếp bằng máy quang phổ B. Có thể nhận biết bằng màn huỳnh quang
C. Có thể nhận biết bằng pin nhiệt điện. D. Nhận biết bằng mắt.
Câu 172. Chọn đáp án đúng khi nói về tia tử ngoại.
A. Bị thạch anh hấp thụ hoàn toàn B. Trong suốt đối với thạch anh
C. Dễ dàng xuyên qua nước và tầng Ozon D. Trong suốt đối với thạch anh và thủy tinh.
Câu 173. Chọn đáp án đúng khi nói về tia tử ngoại.
A. Mọi vật trên -2730C đều phát tia tử ngoại B. Chỉ vật nóng sáng hơn 5000 mới phát tia tử ngoại.
C. Vật nóng sáng trên 3000 dừng phát tia tử ngoại
0
D. Vật nóng sáng hơn 20000 bắt đầu phát tia tử
ngoại.
Câu 174. Chọn đáp án đúng khi nói về tia tử ngoại.
A. Có thể dùng thắp sáng B. Dùng sấy khô, sưởi ấm
C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng hồng ngoại D. Có tần số nhỏ hơn tần số hồng ngoại.
Câu 175. Chọn câu đúng:
A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tia sáng vàng của natri.
B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn các tia H, … của hidro.
C. Bước sóng của bức xạ hồng ngoại lớn hơn bước sóng bức xạ tử ngoại.
D. Bức xạ tử ngoại có tần số thấp hơn bức xạ hồng ngoại.
Câu 176. Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
A. Cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng lên kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu 177. Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ:
A. Cao hơn nhiệt độ môi trường B. Trên 00C
C. Trên 100 C0
D. Trên 0 K
Câu 178. Phát biểu nào sau đây nói về tia tử ngoại là đúng?
A. Mặt Trời chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại nên ta trông thấy sáng và cảm giác ấm áp.
B. Thuỷ tinh và nước là trong suốt đối với tia tử ngoại.
C. Đèn dây tóc nóng sáng đến 20000C là nguồn phát ra tia tử ngoại.
D. Các hồ quang điện với nhiệt độ trên 40000C thường được dùng làm nguồn tia tử ngoại.
Câu 179. Phát biểu nào sau đây nói về tia hồng ngoại là không đúng?
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.
C. Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Nhiệt độ của vật trên 500oC mới bắt đầu phát
ra ánh sáng khả kiến.
D. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến, bước sóng của tia hồng ngoại dài hơn của ánh đỏ.
Câu 180. Phát biểu nào sau đây nói về tia hồng ngoại là đúng?
A. Các vật có nhiệt độ < 00C thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
B. Các vật có nhiệt độ < 5000C chỉ phát ra tia hồng ngoại
C. Tất cả các vật bị nung nóng đều phát ra tia hồng ngoại.
D. Các vật có nhiệt độ > 5000C chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy.
Câu 181. Quang phổ vạch hấp thụ là:
A. Vạch sáng riêng lẻ trên nền tối B. Những vạch tối trên nền quang phổ liên tục
C. Dải màu biến thiên liên tục D. Khoảng sáng trắng xen kẽ khoảng tối.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

Câu 182. Khi nói về tia Rơnghen (tia X); phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơnghen là bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 10-12m đến 10-8m.
B. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Tia Rơnghen có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyn cng mạnh.
D. Tia Rơnghen có thể dùng để chiếu điện, trị một số ung thư nông.
Câu 183. Tính chất nào sau đáy khơng phải là tính chất của tia X?
A. Có khả năng hủy diệt tế bào. B. Xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.
C. Tạo ra hiện tượng quang điện. D. Làm ion hóa chất khí.
Câu 184. Tính chất giống nhau giữa tia Rơnghen và tia tử ngoại là:
A. Bị hấp thụ bởi thủy tinh và nước. B. Làm phát quang một số chất.
C. Có tính đâm xuyên mạnh. D. Có 3 tính chất nêu trong A, B, C.
Câu 185. Bức xạ hãm (tia Rơnghen) phát ra từ ống Rơnghen là:
A. Chùm photon phát ra từ catôt khi bị đốt nóng. B. Chùm e được tăng tốc trong điện trường mạnh.
C. Sóng điện từ có bước sóng rất dài. D. Sóng điện từ có tần số rất lớn.
Câu 186. Trong công nghiệp để làm mau khô lớp sơn ngoài người ta sử dụng tác dụng của:
A. Tia Rơnghen. B. Tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại. D. Tia phóng xạ .
Câu 187. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh. B. Tia hồng ngoại có bản chất sóng điện từ.
C. Tia X là sóng điện từ có bước sóng dài. D. Tia tử ngoại làm phát quang một số chất.
Câu 188. Hãy sắp xep theo thứ tự bước sóng giảm dần của các sóng điện từ sau:
A. Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại, tia tử ngoại. B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được.
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được. D. Tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại.
Câu 189. Khi nói về quang phổ, để hấp thụ được ánh sáng, vật hấp thụ phải có:
A. Thể tích nhỏ hơn thể tích của vật phát sáng. B. Khối lượng nhỏ hơn khối lượng của vật phát sáng.
C. Nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ của vật phát sáng. D. Chiết suất lớn hơn chiết suất của vật phát sáng.
Câu 190. Chọn câu sai khi nói về tia X.
A. Tia X được khám phá bởi nhà bác học Rơnghen.
B. Tia X có năng lượng lớn vì có bước sóng lớn.
C. Tia X không bị lệch phương trong điện trường cũng như từ trường.
D. Tia X là sóng điện từ.
Câu 191. Tính chất quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất của tia X là:
A. Khả năng đâm xuyên. B. Làm đen kính ảnh.
C. Làm phát quang một số chất. D. Huỷ diệt tế bào.
Câu 192. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X?
A. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 5000C.
C. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
D. Tia X được phát ra từ đèn điện.
Câu 193. Chọn câu sai.
A. Áp suất bên torng ống Rơnghen nhỏ cỡ 10-3mmHg.
B. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt trong ống Rơnghen có trị số cỡ hàng chục ngàn vôn.
C. Tia X có khả năng ion hoá chất khí.
D. Tia X giúp chữa bệnh còi xương.
Câu 194. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia X?
A. Tia X có khả năng đâm xuyên.
B. Tia X tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất.
C. Tia X không có khả năng ion hoá không khí.
D. Tia X có tác dụng sinh lý.
Câu 195. Có thể nhận biết tia Rơnghen bằng:
A. Chụp ảnh. B. Tế bào quang điện.
C. Màn quỳnh quang. D. Các câu trên đều đúng.
Câu 196. Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia X?
A. Tính đâm xuyên mạnh. B. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ vài cm
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

C. Gây ra hiện tượng quang điện D. Tác dụng mạnh lên kính ảnh.
Câu 197. Tia X cứng và tia X mềm có sự khác biệt về:
A. Bản chất và năng lượng. B. Bản chất và bước sóng.
C. Năng lượng và tần số. D. Bản chất, năng lượng và bước sóng.
Câu 198. Trong ống Rơnghen, phần lớn động năng của các electron truyền cho đối âm cực chuyển hóa thành:
A. Năng lượng của chùm tia X. B. Nội năng làm nóng đối cánh.
C. Năng lượng của tia tử ngoại. D. Năng lượng của tia hồng ngoại.
Câu 199. Có thể chữa được bệnh ung thư cạn ở ngoài da của người. Người ta có thể sử dụng các tia nào sau
đây?
A. Tia X B. Tia hồng ngoại C. Tia tử ngoại. D. Tia âm cực
Câu 200. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia Rơnghen do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
B. Tia Rơnghen được dùng chiếu điện nhờ có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Tia Rơnghen làm một số chất phát quang.
D. Tia Rơnghen có thể hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn.
Câu 201. Trong những hiện tượng, tính chất, tác dụng sau đây, điều nào thể hiện rõ nhất tính chất sóng của
ánh sáng:
A. Khả năng đâm xuyên. B. Tác dụng quang điện.
C. Tác dụng phát quang. D. Sự tán sắc ánh sáng.
Câu 202. Có 4 ngôi sao phát ra ánh sáng có các màu: đỏ, lam, tím, vàng. Hỏi ngôi sao nào có nhiệt độ bề mặt
cao nhất?
A. Vàng. B. Tím. C. Đỏ. D. Lam.
Câu 203. Chiếu 4 bức xạ: đỏ, lam, tím, vàng vào các nhiệt kế thì nhiệt kế chỉ nhiệt độ cao nhất với bức xạ
nào?
A. Vàng. B. Tím. C. Đỏ. D. Lam.
Câu 204. Trong các loại tia: Rơnghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục thì tia có tần số nhỏ nhất là.
A. Tia hồng ngoại. B. Tia đơn sắc màu lục. C. Tia tử ngoại. D. Tia Rơnghen.
Câu 205. Phát biểu nào sau đây nói về tia tử ngoại là không đúng?
A. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ với bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím.
B. Bức xạ tử ngoại nằm giữa dải tím của ánh sáng nhìn thấy và tia X của thang sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại rất nguy hiểm, nên cần có các biện pháp để phòng tránh.
D. Các vật nung nóng trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
Câu 206. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm và tính chất của tia Rơnghen là không đúng?
A. Tính chất nổi bật nhất của tia Rơnghen là khả năng đâm xuyên.
B. Dựa vào khả năng đâm xuyên mạnh, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo các máy đo liều lượng
tia X.
C. Tia Rơnghen tác dụng lên kính ảnh
D. Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh, mà tia Rơnghen được được dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện.
Câu 207. Các bức xạ: sóng điện từ, hồng ngoại, nhìn thấy, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma có:
A. Cùng tính chất tác dụng B. Cùng bản chất lan truyền
C. Cùng năng lượng D. Cùng vận tốc lan truyền.
Câu 208. Để xác định cường độ, liều lượng tia rơn-ghen ta sử dụng tính chất nào của nó?
A. Ion hóa không khí B. Gây hiện tượng quang điện.
C. Khả năng đâm xuyên D. Khả năng hủy diệt tế bào.
Câu 209. Các bức xạ: sóng điện từ, hồng ngoại, nhìn thấy, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma đã được sắp xếp:
A. Tăng dần về tính chất sóng B. Tăng dần bước sóng
C. Có khoảng bước sóng riêng biệt không đan xen D. Tăng dần về tần số.
Câu 210. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm và ứng dụng của tia Rơnghen là đúng? Tia Rơnghen:
A. Có tác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sáy khô hoặc sưởi ấm.
B. Chỉ gây ra hiện tượng quang điện cho các tế bào quang điện có catốt làm bằng kim loại kiềm.
C. Không đi qua được lớp chì dày cỡ mm, nên chì được dùng làm màn chắn bảo vệ trong kĩ thuật dùng
tiaX.
D. Không tác dụng lên kính ảnh, không làm hỏng cuộn phim ảnh khi chúng chiếu vào.
GV THS HOAINGUYEN 0962288085

You might also like