You are on page 1of 3

XIN CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN

 em xin tự giới thiệu em tên là:….


- Vậy 12 Hoá ơiii… 12 Hoá cho mình hỏi là có bạn nào thường xuyên đi khám sức khoẻ định
kỳ không ạ? Hay có bạn nào bị chấn thương cơ/ xương gì mà đã từng chụp hình x quang rồi
không ạ?
- …
- Vậy bạn cho mình hỏi là chụp hình x quang rồi nhưng mà bạn có biết gì về loại máy này
chưa?
- …
- Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dựa vào tia X, và để hiểu rõ hơn thì hôm nay
nhóm 3 sẽ cùng lớp mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về tia X và ứng dụng của tia x, như là chụp x
quang và một số loại máy khác nhé

 Và với tia X thì nhóm mình sẽ chia nội dung thành 3 phần:
1- Phát hiện tia X
2- Cách tạo tia X
3- Bản chất và tính chất

 Nội dung thứ nhất: phát hiện tia X


- Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895, Vinhem Côrat Rơnghen, nhà vật lý người Đức đã phát hiện
ra tia X - một loại sóng điện từ đặc biệt mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
- Và với phát hiện này của mình thì ông đã nhận được giải thưởng nobel về vật lí đầu tiên
trong lịch sử
- Thí ngiệm của Rơgen:

- Khám phá của Rontgen xảy ra tại phòng thí nghiệm của Đại học Wurzburg (Đức), khi
ông tiến hành các nghiên cứu với một ống tia catôt [hay ống tia âm cực] làm bằng
thủy tinh, bên trong là chân không với hai điện cực. Mặc dù bọc ống bằng giấy đen
cẩn thận, nhưng Rontgen tình cờ nhìn thấy màn huỳnh quang phủ hợp chất barium
platinocyanide BaPt(CN)4 đặt gần đó phát sáng khi ống tia catôt được bật trong căn
phòng tối. Ông thử rút phích điện ra khỏi ổ cắm thì ánh sáng ngay lập tức biến mất.
- Rontgen suy đoán một loại tia bí ẩn nào đó đã làm sáng màn huỳnh quang. Rontgen
cố gắng chặn các tia phát ra từ ống tia catôt lần lượt bằng tấm bìa cứng, một cuốn sách
dày 1.000 trang, một bảng gỗ dày hơn 2,5 cm nhưng đều không thành công. Do không
rõ bản chất của tia này nên ông gọi nó là tia X [chữ X tượng trưng cho điều chưa biết],
sau này giới khoa học gọi là tia Rontgen.
- Rontgen đã miệt mài làm việc trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về loại tia mới.
Ông khám phá ra rằng, tia X là sóng điện từ hoạt động tương tự như ánh sáng khả
kiến [ánh sáng nằm trong vùng quang phổ mắt người nhìn thấy được] nhưng ở bước
sóng ngắn hơn khoảng 1.000 lần. Khi một chùm tia catôt – chùm electron mang năng
lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.
- Trước ngày Giáng Sinh, Rontgen chia sẻ kết quả nghiên cứu với vợ [tên là Bertha],
cũng như muốn bà giúp đỡ thực hiện một thí nghiệm tiếp theo. Ông thay thế màn
huỳnh quang bằng giấy ảnh, sau đó để vợ giơ tay chắn đường truyền của tia X. Thật
kỳ lạ, những đốt xương ngón tay của bà Bertha hiện lên rõ nét trên giấy ảnh, bao gồm
cả chiếc nhẫn cưới đang đeo. Đây là bức ảnh chụp X-quang đầu tiên trên thế giới.
Năm 1896, Rontgen công bố bức ảnh tại hội nghị của Hội Vật lý thành phố
Wurtzbourg (Đức) với sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học nhằm chứng minh
khả năng đâm xuyên của tia X qua cơ thể người.
- Cấu tạo ống Cu-lít-giơ (Coolidge)
Ống Cu – lít – giơ là một ống thủy tinh bên trong là chân không, gồm :
- Một dây nung bằng vonfram FF’ dùng làm nguồn electron.
- Hai điện cực:
 Catot K: bằng kim loại, hình chỏm cầu để làm cho các electron phóng ra từ FF’
đều hội tụ vào anot.
 Anot A: bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao,
được làm nguội bằng một dòng nước khi ống hoạt động.
- Hoạt động ống Cu-lít-giơ (Coolidge)
Dây FF’ được nung nóng bằng một dòng điện. Người ta đặt giữa anot và catot một hiệu điện
thế cỡ vài chục kilôvôn. Các electron bay ra từ dây nung FF’ sẽ chuyển động trong điện
trường mạnh giữa anôt và catôt đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X.

 Nội dung thứ 2 :Bản chất và tính chất


* bản chất
- Tia X chỉ khác tia tử ngoại ở chỗ có bước sóng nhỏ hơn rất nhiều.
- Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng 10-11 m đến 10-8 m (10nm).
* Tính chất:
a) Tính chất nổi bật và quan trọng nhất của tia X là khả năng đâm
xuyên
+ Tia X dễ dàng đi qua các vật không trong suốt đối với ánh sáng thông thường như
gỗ, giấy, vải,... các mô mềm như thịt, da,...
+ Đối với kim loại có nguyên tử lượng càng lớn thì tia X khó xuyên qua hơn
+Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn, ta nói là nó “càng
cứng”.

b) Tia X làm đen kính ảnh


-> trong y tế thường chụp điện thay cho quan sát trực tiếp bằng mắt
c) Tia X làm phát quang 1 số chất

d) Tia X làm ion hóa không khí.


+Đo mức độ ion hóa của không khí có thể suy ra được liều lượng tia X.
Rọi vào các vật, đặc biệt là kim loại, tia X cũng bứt được electron ra khỏi vật.
-> Ứng dụng: tia x được sử dụng trong các nghiên cứu về cấu trúc tinh thể. +Phổ tán
sắc năng lượng tia X viết tắt là EDS là kĩ thuật phân tích thành phần hóa học của vật
rắn dựa vào việc ghi phổ tia x phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ trong
kính hiển vi điện tử

e).Tác dụng sinh lí


nó huỷ diệt tế bào nên được dùng để chữa trị ung thư nông.
-> Giúp điều trị bệnh hiệu quả

 Ứng dụng của tia X trong một số lĩnh vực


-…
-…
 Và đến đây cũng đã hết những nội dung mà nhóm em muốn trình bày với thầy và các
bạn. Hi vọng mọi người đã biết thêm nhiều thông tin về tia x.

CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like