You are on page 1of 7

13/I - CẤU TẠO QUANG HỌC CỦA MẮT

- Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm các bộ phận chính
sau: giác mạc - thủy dịch - lòng đen (con ngươi) - thể thủy tinh - dịch thủy
tinh - võng mạc

- Mắt hoạt động như một máy chụp ảnh phim:


+ Thấu kính mắt có vai trò như vật kính
+ Võng mạc đóng vai trò như phim
II - SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT
- Cơ chế:
+ Khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp
xuống.
+ Khi nhìn vật ở vị trí gần mắt hơn thì các cơ vòng  co lại làm độ cong của thủy
tinh thể  tăng lên.
+ Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể làm tiêu cự của thấu kính mắt thay đổi và
ảnh thật của vật luôn hiện rõ trên võng mạc.
- Các trạng thái cơ bản của sự điều tiết mắt:
+ Trạng thái không điều tiết: tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax)(fmax)
+ Trạng thái điều tiết tối đa: tiêu cự của mắt nhỏ nhất (fmin)(fmin)
+ Trạng thái có điều tiết: fmin<f<fmaxfmin<f<fmax                 
14/3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy X quang:
a. Cấu tạo: Các thành phần chính trong hệ chụp X-quang bao gồm:
 Bóng phát tia X và bộ tạo cao áp
 Phin lọc
 Hệ chuẩn trực
 Lưới chống tán xạ.
 Bộ phận nhận tia X: Phim, tấm nhận ảnh KTS, bìa tăng quang hoăc tăng
sáng truyền hình (khuếch đại ảnh)
 Bộ kiểm soát liều xạ tự động (AEC)
 Trung tâm điều khiển thông số và phát tia.
Hình: Các thành phần chính trong hệ chụp X-quang

Bóng phát tia X:


Bóng X-Quang có thể xem như dạng đặc biệt của điốt chỉnh lưu chân không,
bóng X-quang gồm các bộ phận chủ yếu sau:
 Nguồn bức xạ điện tử - cathode (âm cực);
 Nguồn bức xạ tia X – Anode (dương cực) .
 Vỏ thủy tinh (vỏ trong) bao quanh anode và cathode, đã được hút chân
không để loại trừ các phân tử khí cản trở trên đường đi chùm tia điện tử.
 Vỏ bóng (vỏ ngoài) thường làm bằng hợp kim nhôm phủ chì để ngăn
ngừa tia X bức xạ theo những hướng không mong muốn ra môi trường
xung quanh và còn có tác dụng tản nhiệt. Ngoài ra trên vỏ còn bố trí cửa
sổ tia X nơi ghép nối với hộp chuẩn trực và vị trí các đầu nối.

Có hai loại bóng được ứng dụng phổ biến trong thiết bị X-Quang là bóng sử
dụng Anode quay và bóng sử dụng Anode cố định. Bóng Anode cố đinh hiện ít
sử dụng do nhanh rỗ đĩa Anode gây ảnh hưởng chất lượng tia X do cố định điểm
bắn từ Catod sang. Máy X quang tại phòng khám chúng ta sử dụng Anode quay.
Hình: mô hình của bóng phát tia X
b. Nguyên lý tạo hình của máy chụp X quang
Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị
hấp thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các
cấu trúc mà nó đi qua do vậy tác động của chùm tia còn lại tới bộ phận thu nhận
(film, detector, màn chiếu…) là khác nhau qua đó bộ xử lý hình ảnh sẽ cho
thang xám khác nhau. Mức độ thang xám sẽ tạo ra ảnh.
Bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh là điểm khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ
máy X quang.
 X quang cổ điển: sử dụng phim x quang để nhận tín hiệu, dùng máy rửa
hoặc rửa tay qua các hoạt chất khác nhau để hiện hình ảnh.
 X-Quang kỹ thuật số: Sử dụng các tấm nhận ảnh CR hoặc DR, các máy
tính sẽ sử lý tín hiệu và tạo ảnh. Các ảnh nhận được dễ dàng được sử lý,
lưu trữ , truyền ảnh giúp thuận tiện cho theo dõi và chẩn đoán bệnh.
 Mô hình về X quang cổ điển, CR và DR.
 2. Ứng dụng trong y học:

 Tia X được sử dụng trong các máy X quang, Ct-scanner, PET- CT, xạ
trị… rất có giá trị trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.

 Chụp X quang là dùng một loại bức xạ năng lượng cao. Một máy chụp X
quang phát ra các chùm tia X. Các tia X xuyên qua các mô mềm và thành
phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các mô
đặc như xương sẽ cản một số tia X lại. Đậm độ (hay độ đậm đặc) có nghĩa
là số vật chất có trong một khoảng không gian nhất định. Mô càng đặc
(tức đậm độ cao) thì càng cho ít tia X xuyên qua. Không khí và nước ít
đặc (tức đậm độ thấp) vì các phần tử cấu thành không liên kết chặt chẽ
với nhau.

  

 3. Chụp X quang như thế nào?

 Phim X quang, cũng tương tự như phim chụp hình, được đặt phía sau bộ
phận cơ thể cần chụp. Máy X quang sẽ chiếu tia X qua bộ phận cơ thể
này. Các tia X nào gặp phim sẽ tạo hình. Càng nhiều tia X đến phim thì
hình ghi được càng đen hơn. Vì vậy, các bộ phận đặc của cơ thể cản rất
nhiều tia X sẽ cho hình trắng (ví dụ như xương) trong khi những bộ phận
cơ thể rỗng hoặc đầy khí sẽ cho hình đen (ví dụ như phổi). Các mô mềm
(ví dụ như cơ hoặc các tạng đặc trong cơ thể) sẽ cho hình ảnh có mức độ
xám khác nhau tuỳ theo đậm độ của chúng.

 Phim X quang được đọc bởi bác sĩ X quang (Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh)
và bác sĩ này sẽ gửi kết quả đến bác sĩ đã cho chỉ định chụp X quang.

 Chụp X quang không gây đau. Bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy tia
X. Bạn phải đứng yên khi tia X được phát ra, vì nếu không hình chụp sẽ
bị mờ.

 4. Hình X quang thông thường sẽ cho thấy gì?

 Xương, răng, gãy xương và các bất thường khác của xương.

 Khe khớp và một số bất thường của ổ khớp, ví dụ như thoái hoá khớp.

 Kích thước và hình dạng của tim. Vì vậy, có thể phát hiện được một số
bệnh tim.

 Thay đổi đậm độ mô mềm.

 Ví dụ, một khối u phổi đặc hơn nhu mô phổi, sẽ cho thấy hình ảnh bóng
mờ trên X quang. Một khối u vú đặc hơn mô vú bình thường sẽ cho thấy
hình ảnh bóng mờ trên X quang vú (nhũ ảnh)

  

 Tụ dịch, trong phổi hoặc ruột chẳng hạn, có thể sẽ cho hình ảnh bóng mờ
với độ xám khác với màu đen chứa đầy khí của nhu mô phổi bình thường
hoặc ruột trống.

 Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng và có
chi phí tương đối thấp. Nó cần thiết để chẩn đoán hoặc để giải quyết các
vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, một X quang thông thường vẫn có mặt hạn
chế. X quang cản quang, CT scan hoặc các kỹ thuật hình ảnh khác có thể
bổ sung để đánh giá chính xác hơn nữa các bộ phận cơ thể nhất định, nhất
là mô mềm và các tạng như não và gan.

You might also like