You are on page 1of 47

XQUANG THƯỜNG QUY

(Conventional Radiology)
NGUYÊN LÝ XQUANG
Tia X là gì :
Tia X được nhà bác
học người Đức
Roentgen (Wilhelm
Röntgen) phát hiện ra
vào năm 1895.
NGUYÊN LÝ XQUANG
1. Tính chất của tia X :
• Tính truyền thẳng và đâm xuyên:
VD: xương, răng, không dùng để chụp mô

• Tính bị hấp thu: Đây là cơ sở của các phương


pháp chẩn đoán X quang và liệu pháp X quang.
NGUYÊN LÝ XQUANG
2. Nguyên lý hoạt động máy chụp X quang.

• Chùm tia tác dụng với bộ phận thu nhận (film,


detector, màn chiếu…) và xử lý hình ảnh để cho
ra kết quả.
Nguyên lý hoạt động máy chụp X quang
NGUYÊN LÝ XQUANG
3. Cấu tạo & phân loại máy X quang.
3.1. Cấu tạo của máy X quang :
- Khối phát tia X.
- Khối tạo cao thế.
- Bàn chụp, giá chụp, cột đỡ bóng.
- Khối điều khiển.
- Khối thu nhận/hiển thị hình ảnh.
Cấu tạo của máy X quang

Bóng xquang

Bảng điều khiển Khối tạo cao thế


Cấu tạo & phân loại máy X quang
3.2 Phân loại máy X quang :
Có nhiều cách phân loại máy X quang tùy vào hình dạng cấu trúc, chức năng,
công nghệ xử lý ảnh…

Theo cấu trúc :


 X quang cố định.
 X quang di động.
 X quang xách tay.
Theo công nghệ xứ lý ảnh :
 X quang cổ điển (dùng film).
 X quang chiếu (màn chiếu).
 X quang kỹ thuật số gián tiếp (CR).
 X quang kỹ thuật số trực tiếp (DR).
Cấu tạo & phân loại máy X quang
3.2 Phân loại máy X quang :
Theo chức năng :
• X quang thường quy
• X quang răng
• X quang vú
• X quang can thiệp…
Cấu tạo & phân loại máy X quang

Máy xquang thường quy Máy xquang can thiệp


Cấu tạo & phân loại máy X quang

Máy XQ vú Máy XQ răng Máy XQ xách tay


Cấu tạo & phân loại máy X quang
• Hiện nay máy X quang cổ điển dùng phim âm
bản ít được sử dụng bởi nhiều yếu tố : Vấn đề
an toàn bức xạ, vệ sinh môi trường, bất tiện…
Thay vào đó, máy X-quang kỹ thuật số đang
dần thay thế do nhiều ưu điểm : An toàn hơn,
ảnh thu được dưới dạng số, lưu vào máy tính
và được chỉnh sửa rất dễ dàng.
Khoa XQ
BV ĐHY

Khoa XQ
BVĐKTWTN
Cấu tạo & phân loại máy X quang
X quang cổ điển :
• Dùng hệ thống phim/bìa tăng quang để chụp các bộ phận của cơ thể.
• Phim được chứa trong cassette.
• Cassette được đặt sau vật cần chiếu, tia X sau khi xuyên qua được vật
sẽ đến đập vào phim.
• Phim sau khi được phô xạ, sẽ được đưa vào phòng tối để xử lý bằng
hóa chất hiện hình và định hình. Khi rửa phim người ta dùng AgCl,
những nơi nào tác dụng với tia X khi rửa sẽ không bị mất (có màu
đen) còn nơi nào không tác dụng với tia X (đối với xương, tia X bị cản
lại), khi rửa sẽ bị trôi (có màu trắng).
• Sau đó sẽ được đọc trên 1 hộp đèn đọc phim. Đây là một hình vĩnh
viễn, không sửa đổi được, khó lưu trữ, sao lục và truy tìm.
Cấu tạo & phân loại máy X quang
X quang kỹ thuật số gián tiếp CR (Computed Radiography):
 Máy phát tia X quang bình thường và phim/bìa tăng quang được thay
bằng tấm tạo ảnh (Imaging plate) có tráng lớp Phosphor lưu trữ
(storage) và kích thích phát sáng (photostimulable luminescence).
 Tấm tạo ảnh khi được tia X chiếu lên sẽ tạo nên 1 tiềm ảnh (latent
image), sau đó tấm tạo ảnh này sẽ phát quang lần 2 khi quét bởi 1 tia
laser trong máy Kỹ thuật số hóa (digitizer), ánh sáng này được bắt lấy
(capture) và cho ra hình kỹ thuật số tức là có sự chuyễn đổi từ hình
analog ra digital.
 Hình này sẽ được chuyển qua máy tính để được xử lý. Tấm tạo ảnh sẽ
được xóa bởi nguồn ánh sáng trắng và tái sử dụng. Số lần tái sử dụng
tùy thuộc vào công nghệ, chất liệu và hãng sản xuất tấm tạo ảnh.
Cấu tạo & phân loại máy X quang
X quang số trực tiếp DR (Direct Radiography) :

 Nguyên tắc tạo ảnh là nhờ bảng cảm ứng (Sensor panel) cấu tạo
do sự kết hợp của lớp nhấp nháy (Scintillator) gồm các lớp
cesiumiodide/thallium và tấm phim mỏng transistor (TFT) với
silicon vô định hình (amorphous silicon).

 Bảng cảm ứng này thay thế cặp phim/bìa tăng quang cổ điển,
sau khi được phô xạ, sẽ chuyển hình và hiển thị trên màn hình
máy tính sau khoảng 5 giây và có thể chụp tiếp ngay không cần
xóa như CR.
CHỈ ĐỊNH
4.Chỉ định chụp X quang.
• Chụp X quang không chuẩn bị:
 Chụp xương khớp
 Chụp bụng,
 Chụp sọ não,
 Chụp cột sống,
 Chụp phổi,
 Chụp hệ tiết niệu.v.v.
không sử dụng được chất cản quang.
• Chụp X quang có chuẩn bị:
 X quang quy ước có sử dụng dược chất cản quang (Barysulfat, các thuốc
cản quang tiêm tĩnh mạch)
 Chụp lưu thông thực quản-dạ dày-tá tràng với baryt,
 Chụp niệu đồ tĩnh mạch.v.v.
CÁCH ĐỌC PHIM XQUANG
• Gồm 2 giai đoạn:
• Phân tích hình ảnh: là động tác quan sát, mô tả về:
o Tư thế bệnh nhân.
o Phương pháp chụp.
o Hình dáng, kích thước, vị trí, tính chất của hình ảnh bình thường
hoặc bất thường khi so sánh với giải phẫu X quang, tập hợp
thành các triệu chứng, hội chứng. Trong giai đoạn này cần tránh
sai lầm hoặc bỏ sót, do đó cần quan sát tỉ mỉ.
• Tổng hợp các dấu hiệu:
o Là giai đoạn tổng kết, đối chiếu các dấu hiệu nói trên với triệu
chứng lâm sàng, các xét nghiệm khác. Để hướng đến chẩn
đoán gần đúng với giải phẫu bệnh nhất. Giai đoạn này rất phụ
thuộc vào kỹ năng của từng nhà chẩn đoán hình ảnh học.
CÁC HÌNH ẢNH CƠ BẢN CỦA XQUANG THƯỜNG QUY

• Tăng độ cản quang (hyperdensity): khi ta thấy một vùng trắng


hơn so với mức bình thường với chính nó.
• Giảm độ cản quang (hypodensity): còn gọi là hình quá sáng,
biểu hiện một vùng xám hơn mức bình thường của nó.
• Hình khuyết: có thể gặp trong các trạng rỗng, là hình xâm nhập
vào lòng ống tiêu hóa hoặc trong các xương của cơ thể làm cho
thuốc cản quang không ngấm được.
• Hình lồi: là hình xâm lấn vào trong thành ống tiêu hóa, tương
ừng là các ổ loét hay túi thừa tạo nên cái túi và thuốc cản quang
sẽ chui vào. Ta dễ thấy hình này khi chụp tiếp tuyến hay chụp
nghiêng.
• Hình hơi dịch: hơi nằm trên và mức dịch nằm ngang, hình này
chỉ thấy khi chùm tia đi song song với mức dịch, cho dù ở bất kỳ
trước thế nào.
VẤN ĐỀ AN TOÀN BỨC XẠ

• Sử dụng những màn chắn tia, hoặc màng hấp thụ.


• Dùng tấm lọc tia
• Tường, cửa của phòng X-quang phải được tráng barit hoặc
ốp chì, kính chì đảm bảo tia X không thoát ra ngoài.
• Kỹ thuật viên sử dụng máy X-quang cần mặc quần áo bảo
hộ,
• Chuẩn bị bệnh nhân thật kỹ để tránh cho bệnh nhân phải
chẩn đoán lần 2.
• Thời gian chụp ảnh không được lâu và bệnh nhân không
được chụp ảnh nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất
định.
CẮT LỚP VI TÍNH
(Computed Tomography Scanner - CT)
I- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

• Radon (Đức) năm 1917 đã đặt cơ sở lý thuyết


đầu tiên.
• Connack năm 1963 đã thành công trong việc tái
tạo ảnh trên cấu trúc của một vật thể hình học
đơn giản, nhờ một nguồn bức xạ của Coban 60.
• Hounsfield năm 1967 đã thiết kế được một thiết
bị dùng tia X-Quang để đo những vật thể thí
nghiệm làm bằng các chất nhân tạo và lập được
chương trình cho máy tính để ghi nhớ và tổng
hợp kết quả.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

• Năm 1971 Hounsfield cùng Ambrose ( Anh) cho ra


đời chiếc máy chụp cắt lớp vi tính sọ não đầu tiên.
• Năm 1974 Ledley ( Mỹ) hoàn thánh chiếc máy
chụp CLVT toàn thân đầu tiên ˝ Whole the body
CT Scanner ACTA˝.
• Năm 1977 máy chụp CLVT thế hệ 1.
• Năm 1991 chiếc máy chụp CLVT đầu tiên ở nước
ta đã được lắp đặt tại bệnh viện Hữu nghị Việt Xô
và đi vào hoạt động.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

1. Nguyên lý và kỹ thuật:
1.1. Nguyên lý:
 Dựa vào lý thuyết về tái tạo ảnh cấu trúc của
một vật thể 3 chiều. Hounsfield thiết kế một
máy chụp CLVT gồm một hệ thống phát xạ
quang tuyến X và những bộ phận cảm nhận
( Detector) đặt đối diện với bóng X-Quang.
 Hệ thống này quay xung quanh một vật thể theo
mặt phẳng vuông góc với trục của vật thể đó.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

• Chùm tia đi qua một cửa sổ hẹp ( vai milimet)


qua cơ thể bị hấp thụ một phần, phần còn lại
sẽ được bộ cảm nhận ghi lại.
• Kết quả ghi được ở rất nhiều vị trí khác nhau
của bóng X-Quang.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

1.2. Kỹ thuật:
Thế hệ 1: Sử dụng ma trận 252x252. máy chụp có
1 bộ cảm nhận, ứng dụng nguyên tắc quay và tịnh
tiến. Một quang ảnh mất vài phút.

Thế hệ 2: Sử dụng ma trận 340x340. máy chụp có


nhiều bộ cảm nhận, ứng dụng nguyên lý quay và
tịnh tiến. Thời gian chụp một quang ảnh mất từ 6-
20s.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

• Thế hệ 3: Sử dụng ma trận 512x512. máy chụp có


nhiều bộ cảm nhận, ứng dụng nguyên tắc quay
đơn thuần. Thời gian chụp một quang ảnh từ 1-4s,
độ dày lớp cắt đạt tới 2mm.

• Thế hệ 4: Sử dụng ma trận 1024x1024. Máy chụp


có hệ thống bộ cảm nhận tĩnh, gắn cố định vào
3600 của đường tròn, số lượng bộ cảm nhận lên
đến 1000. Thời gian chụp một quang ảnh rất ngắn,
rất thuận tiện cho chụp các tạng chuyển động.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH
2. Đơn vị thể tích, tỷ trọng:
Đơn vị thể tích ( còn gọi là nguyên tố ảnh): Là các đơn vị
của một ma trận số với chiều dày bằng chiều dày của lớp cắt,
chiều rộng là kích thước chia của ma trận.

3. Cửa sổ ảnh và bậc thang xám:


• Ảnh chụp CLVT có 14-16 bậc xám khác nhau.
• Giải số đo Hounsfield có từ -1000 đến + 2000
• Mỗi ảnh chụp Hounsfield đều có ghi cửa sổ theo ký hiệu như
sau:
WW: Window Width. ( độ rộng của cửa sổ).
WL: Window Level. ( mức giữa của cửa sổ).
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH
4. Các yếu tố nhiễu ảnh:
Hiệu ứng mảnh thể tích ( Partial volum effect).
Các nhiễu nhân tạo (Artefact)
CÁC THẾ HỆ CẮT LỚP VI TÍNH
• Năm 1972, lần đầu tiên chụp CLVT được giới
thiệu trên thế giới.
• Năm 1987, thế hệ máy chụp CLVT xoắn ốc đầu
tiên (spiral CT scanner) ra đời.
• Năm 1998, xuất hiện máy 4 dãy thu được 4 hình
ảnh trong một lần cắt.
• Năm 2002, máy 16 dãy ra đời là một cuộc cách
mạng trong chẩn đoán hình ảnh.
• Năm 2004 ra đời máy 64 dãy đầu thu tín hiệu.
1.10.1971
 1977
 1979: Nobel y häc 2010 - 2012
 1992 CLVT xo¨n èc CT 128, 256, 320
 2005-2006 CT 64
 2008 CT 320 2005 - 2006 ®
CT 64

VT 1998 - 2004
CL MSCT (2, 4, 8, 16…

h Ö
g
gn
1992-1994

c«n Helical

Ón
t ri 1988
h ¸t HiLight Detector
P ViÖt nam
1976-1977  4/1/1991: BV HN
Xenon Detector: CT toµn th©n  2005 - 2006
CT 64
1971-1974  T3/2012: BV 108
CLVT 1-4
Sơ đồ cấu tạo máy MDCT-64 dãy
II. CẤU TẠO MÁY CHỤP CLVT
Máy chụp CLVT gồm có 3 bộ phận chính:
1. Cụm phát (bóng phát tia X) và thu tín hiệu X (detector):
gọi là Gantry.
2. Cụm đo lường, tính toán, xử lý, lưu trữ dữ liệu số hóa:
Máy vi tính.
3. Cụm tạo ảnh (tái cấu trúc hình ảnh): Màn hình, máy in
Laser, các ổ đĩa từ, đĩa quang.
SIÊU ÂM
(Ultrasound, Sonography,
Echographie, Echotomographie)
CÁC LOẠI KỸ THUẬT SIÊU ÂM
• Siêu âm kiểu A (Amplitude):
o Ghi lại sóng phản hồi bằng những xung nhọn.
o Ít có giá trị về chẩn đoán.
o Dùng để kiểm tra sự chính xác của máy siêu âm.
• Siêu âm kiểu B hay 2 chiều (2D - bidimention):
• Siêu âm kiểu Động (Dynamic): Là một kiểu hai chiều với tốc
độ quét nhanh, tạo nên hình ảnh theo thời gian thực (real
time).
• Siêu âm kiểu TM (Time Motion):
• Siêu âm kiểu Doppler (Động):
o Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc độ tuần hoàn,
xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu.
o Có 3 loại Doppler: D. liên tục, D. xung, D. màu
CÁC HÌNH ẢNH CƠ BẢN CỦA SIÊU ÂM
• Cấu trúc của dịch lỏng: (bàng quang, túi mật, u nang)
o Cấu trúc đồng đều thể hiện một vùng rỗng âm (anechogen,
echo - free).
o Tăng âm phía sau một cấu trúc dịch đồng nhất (acoustic
enhencement).
• Cấu trúc đặc:
o Vùng tăng âm (hyperéchogène, echo rich), đồng âm.
o Sau vùng tăng âm là vùng giảm âm (attenuation posterieur).
• Một số cấu trúc rất đặc: (vôi hóa, sỏi, xương)
• Một số vùng giảm âm (hypoéchogène, echo- poor): Cấu trúc
nửa lỏng nửa đặc, ví dụ ổ áp xe hay một u hoại tử có thể có
hình siêu âm giống nhau.
• Hơi trong các tổ chức có tác dụng làm khuyếch tán, phản hồi,
hấp thụ và khúc xạ ngay tại bề mặt tiếp xúc.
CỘNG HƯỞNG TỪ
(Magnetic Resonance Imaging)
• Dựa trên nguyên lý cộng hưởng từ trường của các
hạt nhân H+ có trong dịch nội và ngoại bào, các tổ
chức trong cơ thể.
• Dựa trên các phép đo lường tính toán sự khác nhau
(algorythm) về tín hiệu từ (magnetic signal) của các
mô cơ thê nhờ máy tính điện tử và kỹ thuật số.
- Sự tái hiện hình ảnh lên màn hình hoặc trên phim,
khi Gantry quét vòng tròn qua cơ thể cho ta những
hình ảnh cắt lớp ngang, dọc đa chiều (Multiptlanar)
tùy trường nhìn được chọn.
CHỤP MẠCH MÁU VÀ CAN THIỆP MẠCH
(Angiography and Interventional Radiography)

• Bằng cách đưa các catheter qua đường các


mạch máu ta có thể bơm thuốc cản quang để
chụp hoặc để can thiệp điều trị một số bệnh.
• Qua hình ảnh số hóa, việc xác định xâm nhập
vào các mạch máu nhỏ trong cơ thể trở nên
dễ dàng và chính xác hơn, nhờ đó các nhà X
quang có thể mượn đường các catheter để
đưa hóa chất và các vật liệu khác vào tiêu
điểm cần can thiệp để điều trị, đó là X quang
can thiệp.

You might also like