You are on page 1of 60

Giảng viên: Trần Thùy Dương –duong.tranthuy@hust.edu.

vn
Trương Minh Anh –anh.truongminh@hust.edu.vn
1. TỔNG QUAN
2. X-quang
3. Chụp ảnh cắt lớp vi tính
4. Chụp cộng hưởng từ
5. Siêu âm
6. PET
7. Ứng dụng của chẩn đoán hình ảnh
1. TỔNG QUAN

 Khái niệm: Chuẩn đoán hình ảnh là một ngành ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng
tia X, sóng siêu âm hoặc từ trường (MRI).. để thể hiện cấu trúc cơ thể con người bằng
hình ảnh theo quy ước nhằm cung cấp những thông tin lâm sàng cho bác sĩ. Thông
qua các kết quả hình ảnh này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.

 Vai trò của chẩn đoán hình ảnh:


 Giúp phát hiện sớm các bệnh lý ở các cơ quan của cơ thể con người.

 Hình ảnh là một trong những bằng chứng giúp các bác bác sĩ chẩn đoán hoặc đưa ra chỉ
định thực hiện các thủ thuật can thiệp.

 Do có lợi thế là giải phẫu bằng công nghệ hiện đại, không xâm lấn nên Chẩn đoán hình ảnh
có vai trò quan trọng trong tất cả các chuyên ngành từ chẩn đoán giai đoạn, theo dõi sau điều
trị và điều trị bệnh.
CÁC LOẠI HÌNH CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
1. X-quang 2. Cắt lớp vi tính
5. Y học hạt nhân

3. Cộng hưởng từ 4. Siêu âm


2. X-QUANG
1- Ống phát tia X
2- Colimator (chuẩn trực
chùm tia)
3- Giường bệnh nhân
4- Casstle (phim hoặc đầu
dò ghi nhận tín hiệu và tạo
ảnh)
5- Bàn điều khiển
CẤU TẠO ỐNG PHÁT TIA X
BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA TIA X
BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA TIA X
PHƯƠNG TRÌNH HẤP THỤ TIA X

I=I0 e - µ L

 I0: Cường độ tia ban đầu

 I: Cường độ tia X còn lại

 µ: Hệ số suy giảm tuyến tính, tùy thuộc vào bản chất của mô

 L: Độ dày của khối vật chất


MỨC XÁM TRÊN PHIM
SỰ TẠO ẢNH X-QUANG

- Phương pháp hình chiếu


- Phương pháp phóng đại
- Tạo ảnh nhờ phim ghi nhận cường độ bức xạ sau khi đi qua đối tượng chụp
CÁC KỸ THUẬT X-QUANG
 X quang cổ điển:

 Dùng hệ thống phim/bìa tăng quang để chụp các bộ phận của cơ thể.

 Phim được chứa trong cassette. Cassette được đặt sau vật cần chiếu, tia X sau khi xuyên

qua được vật sẽ đến đập vào phim. Phim sau khi được phô xạ, sẽ được đưa vào phòng tối
để xử lý bằng hóa chất hiện hình và định hình.

 Khi rửa phim người ta dùng AgCl, những nơi nào tác dụng với tia X khi rửa sẽ không bị mất

(có màu đen) còn nơi nào không tác dụng với tia X (đối với xương, tia X bị cản lại), khi rửa
sẽ bị trôi (có màu trắng). Sau đó sẽ được đọc trên 1 hộp đèn đọc phim. Đây là một hình
vĩnh viễn, không sửa đổi được, khó lưu trữ, sao lục và truy tìm.

 Hiện nay máy X quang cổ điển dùng phim âm bản ít được sử dụng bởi nhiều yếu tố: Vấn đề

an toàn bức xạ, vệ sinh môi trường, bất tiện…


CÁC KỸ THUẬT X-QUANG
 X quang kỹ thuật số gián tiếp CR (Computed Radiography):
 Đây là hệ thống gần giống X quang cổ điển, máy phát tia X quang bình thường và
phim/bìa tăng quang được thay bằng tấm tạo ảnh (Imaging plate) có tráng lớp
Phosphor lưu trữ (storage) và kích thích phát sáng (photostimulable luminescence).
 Tấm tạo ảnh khi được tia X chiếu lên sẽ tạo nên 1 tiềm ảnh (latent image), sau đó tấm
tạo ảnh này sẽ phát quang lần 2 khi quét bởi 1 tia laser trong máy Kỹ thuật số hóa
(digitizer), ánh sáng này được bắt lấy (capture) và cho ra hình kỹ thuật số tức là có sự
chuyễn đổi từ hình analog ra digital.
 Hình này sẽ được chuyển qua máy tính để được xử lý. Tấm tạo ảnh sẽ được xóa bởi
nguồn ánh sáng trắng và tái sử dụng. Số lần tái sử dụng tùy thuộc vào công nghệ, chất
liệu và hãng sản xuất tấm tạo ảnh.
CÁC KỸ THUẬT X-QUANG

 X quang số trực tiếp DR (Direct Radiography):

 Kỹ thuật này giống máy chụp ảnh kỹ thuật số, vì cũng dùng nguyên tắc tương tự là

bảng cảm ứng và cho hình ngay sau khi chụp.

 Nguyên tắc tạo ảnh là nhờ bảng cảm ứng (Sensor panel) cấu tạo do sự kết hợp

của lớp nhấp nháy (Scintillator) gồm các lớp cesiumiodide/thallium và tấm phim
mỏng transistor (TFT) với silicon vô định hình (amorphous silicon).

 Bảng cảm ứng này thay thế cặp phim/bìa tăng quang cổ điển, sau khi được phô xạ,

sẽ chuyển hình và hiển thị trên màn hình máy tính sau khoảng 5 giây và có thể
chụp tiếp ngay không cần xóa như CR
X-Quang tăng sáng truyền hình
 CT (Computed Tomography)

1. Hệ thống điều khiển và hiển thị hình ảnh

2. Máy quét (Gantry): Bộ phận phát tia X, ghi nhận

và xử lý tín hiệu

3. Hệ thống bàn Hệ thống bàn gồm bàn nằm cho

bệnh nhân, mạch điều khiển, động cơ bước

4. Máy in phim
CẤU TẠO GANTRY

 Ống phát tia X

 Chuẩn trực (chuẩn trực chùm tia,


chuẩn trực giảm tán xạ)

 Đầu dò ghi nhận tín hiệu:hấp thụ


chùm tia X được phát ra từ bóng
X quang xuyên qua cơ thể để tiếp
nhận và xử lý hình ảnh trên hệ
thống máy tính. Tùy vào mỗi máy
chụp cắt lớp, chất lượng và số
lượng cảm biến khác nhau sẽ cho
hình ảnh khác nhau.
• Sử dụng tia X
• Dựng ảnh X-quang 3 chiều
PHÂN LOẠI MÁY CHỤP CẮT LỚP
Chuyển động của nguồn và
Thế hệ Hình học chiếu Đầu dò Ưu điểm
đầu dò
1 Chùm hẹp, song song 1 đầu dò Chuyển động tuyến tính và quay Tán xạ thấp, thuật toán tái
đồng tốc tạo ảnh đơn giản, chính xác
2 Chùm rẻ quạt không Dãy đầu dò 1 Chuyển động tuyến tính và quay Nhanh hơn thế hệ thứ nhất
che phủ hết trường chiều đồng tốc
chiếu
3 Chùm rẻ quạt che phủ Dãy đầu dò 1 Quay đồng tốc Nhanh hơn thế hệ thứ 2:
hết trường chiếu chiều mảng đầu dò cong
4 Chùm rẻ quạt Dãy đầu dò hình Đâu dò cố định, nguồn di chuyển Hiệu suất cao hơn thế hệ thứ
tròn 3
5 (EBCT) Giống thế hệ 4 Dãy đầu dò hình Không chuyển động Nhanh
tròn
6 Giống thế hệ 4 Giống thế hệ 4 Giống hệ thứ 4 kèm theo bệ Tái tạo ảnh 3D
(SCT) chứa vật di chuyển
7 (CBCT) Chùm hình nón Mảng đầu dò 2 Đầu dò quay hoặc bệ quay Tái tạo ảnh 3D nhanh
chiều
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA CT
BẬC THANG HẤP THỤ CỦA HOUNSFIELD

- CT cho phép phân biết được những sự khác biệt rất


nhỏ của những tổ chức có tỷ trọng khác nhau trong
cơ thể và có thể mã hóa từ 2000-4000 mức độ khác
nhau về tỷ trọng giữa cấu trúc có tính chất khí và cấu
trúc có tính chất xương.
- CT áp dụng phương pháp mở cửa sổ gắn với thang
xám trên màn hình để nghiên cứu. Cửa sổ được xác
định bằng điểm giữa của cửa sổ và độ mở trộng của
cửa sổ trên giải đơn vị Hounsfield. Từ đó, giúp bác
sỹ có thể quan sát bằng mắt thường các cấu trúc
quan tâm.
Cửa sổ Hounsfield khác nhau
4. CHỤP ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ

 Nguyên lý tạo ảnh: nguyên tử hydro có rất nhiều trong các mô ở cơ thể con người, hạt nhân

nguyên tử này chỉ có một proton. Khi những proton của những nguyên tử hydro của các mô
được đặt trong một từ trường có cường độ lớn và được cung cấp năng lượng dưới dạng
những sóng có tần số radio thì khi ngừng cung cấp những sóng đó, hệ thống sẽ hồi trả lại
năng lượng và các proton sẽ phát ra các tín hiệu. Các tín hiệu này được các bộ phân tinh vi
trong máy và máy tính xử lý để biến thành hình ảnh.
CẤU TẠO
1. Một nam châm (magnet) lớn dạng hình trụ, rỗng bên trong, đủ lớn để bệnh nhân có thể nằm
lọt bên trong. Nam châm này sẽ tạo ra từ trường B0 đồng nhất (cố định) ở không gian bên
trong ống trụ này. Chúng ta thường nghe nói MRI 1.5T, thì 1.5T (Tesla, đơn vị đo từ thông)
chính là giá trị B0. Từ trường B0 làm cho các mômen từ trong mô sắp xếp theo chiều của
B0. Đối với các hệ thống MRI kín, cường độ từ trường cao, phải dùng nam châm siêu dẫn.

2. Một cuộn tạo từ trường biến thiên (the gradient coil) tạo ra các từ trường tĩnh theo thời gian,
nhưng thay đổi theo không gian (Hình 5). Tương ứng với ba trục X, Y, Z là ba cuộn dây X, Y,
Z (X coil, Y coil, Z coil), tạo ra các từ trường biến thiên Gx, Gy và Gz. Các từ trường biến
thiên theo không gian này cần để chọn lớp cắt. Ngoài ra, nó còn để xác định vị trí (thông
qua việc mã hoá pha và mã hoá tần số từ trường M) trong lớp cắt được chọn.
CẤU TẠO
3. Một cuộn phát thu sóng điện từ RF để phát ra xung điện từ B1 làm xoay từ trường M ra khỏi
chiều của từ trường B0 và để thu nhận tín hiệu cộng hưởng do quá trình xoay của từ
trường M về lại chiều ban đầu dưới tác dụng của B0. Cấu tạo của cuộn này có thể thay đổi
tuỳ thuộc theo cơ quan cần quan tâm để đạt được hình ảnh tốt nhất về cơ quan đó.

4. Máy tính và các phụ kiện để quản lý nam châm, bộ phát thu, và cuộn tạo từ trường biến
thiên; để xử lý và lưu trữ tín hiệu cộng hưởng từ; và để tái tạo, lưu trữ và hiển thị ảnh.
NGUYÊN LÝ TẠO HÌNH MRI
5. SIÊU ÂM
 Khái niệm về siêu âm:

 Âm thanh: là sự lan truyền năng lượng trong vật chất dạng sóng hình sin bao gồm 2 hiện

tượng nén và giãn lặp đi lặp lại.

 Trong siêu âm Y khoa người ta dung tần số từ 1 – 15 MHz (1.000.000 – 15.000.000 Hz)

 Sự lan truyền của sóng âm:

 Nước: Vận tốc của sóng âm 1.500 m/s

 Phần mềm và mỡ: 1.400 m/s

 Cơ: 1.600 m/s

 Xương: 3.600 – 4.000 m/s

 Không khí: 350 m/s


NGUYÊN LÝ TẠO SÓNG SIÊU ÂM
 Đầu dò khi được kích thích bởi xung điện với chiều dài và cường độ thay đổi sẽ phát sóng
siêu âm (hiệu ứng áp điện) truyền theo hướng của đầu dò vào môi trường với vận tốc xác
định. Sóng âm sẽ gặp các mặt phân cách trên đường đi và tạo ra các phản xạ và tán xạ âm
quay về đầu dò, đầu dò sẽ thu nhận các tín hiệu phản xạ này.

 Khoảng thời gian cho sóng âm đi tới mặt phân cách rồi quay về đầu dò, theo công thức:

d = C x t/2
o d: Khoảng thời gian từ đầu dò đến mặt phân cách
o C: Vận tốc sóng âm trong môi trường
o t: Khoảng thời gian cho sóng âm đi tới mặt phân cách và quay về

 Đầu dò sẽ biến tín hiệu âm phản hồi về thành tín hiệu điện thông qua hiệu ứng áp điện, các

thông tin sẽ được xử lý và hiển thị trên màn hình.


PHÁT XẠ ÂM
PHÁT XẠ ÂM
CÁC HÌNH THỨC HIỂN THỊ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM
1. Kiểu A (Amplitude Mode): Đầu dò phát sóng gián đoạn, chùm siêu âm khi xuyên qua cơ thể,
gặp những bộ phận có kháng trở âm khác nhau, sẽ cho ra những âm thanh phản xạ trở về tác
dụng lên đầu dò siêu âm, tạo những tín hiệu điện, được khuếch đại, xử lý và hiện trên màn hình
dạng những hình xung nhọn nhô lên khỏi đường đẳng điện. Kiểu A mode này thường ít sử dụng
đơn lẻ mà kết hợp với loại B (B Mode).

2. Kiểu B (Brightness Mode): Là kiểu hiển thị dưới dạng thang xám theo thời gian thực, mức
thang xám tỉ lệ với cường độ tín hiệu. Khi hình siêu âm hiện trên màn hình có nền đen, các tín
hiệu cường độ mạnh hiện lên màu trắng, không có tín hiệu hiện lên màu đen, còn các tín hiệu
với cường độ trung gian thể hiện qua các sắc xám (thang xám).
CÁC HÌNH THỨC HIỂN THỊ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM
3. Kiểu TM (Time Motion Mode): Dùng để hiển thị
chuyển động của các vật thể theo thời gian bằng
cách thể hiện hình kiểu B theo diễn biến thời gian
với các tốc độ quét khác nhau. Trên màn hình sẽ
thấy: Nếu mặt phẳng hồi âm đứng yên thì trên màn
hình sẽ biểu hiện bằng đường thẳng, nếu mặt
phẳng hồi âm di chuyển thì trên màn hình sẽ dạng
đồ thị di chuyển. Ứng dụng để đánh giá sự chuyển
động, đo kích thước, sự đàn hồi… Siêu âm kiểu B,
TM đều là siêu âm một chiều.
CÁC HÌNH THỨC HIỂN THỊ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM

4. Kiểu 3D, 4D: Đây là kiểu siêu âm đa chiều trên nền tảng
kiểu B, TM, sẽ giúp tái tạo hình ảnh dạng đa chiều. Kiểu
siêu âm này thường được sử dụng trong sản khoa

5. Doppler:

Nguyên lý: Khi một chùm siêu âm được phát đi gặp một
vật thì sẽ có hiện tượng phản hồi âm, tần số của chùm siêu
âm phản hồi về sẽ thay đổi so với tần số của chùm phát đi
nếu khoảng cách tương đối giữa nguồn phát và vật thay
đổi: Tần số tăng nếu khoảng cách giảm và ngược lại.

Có 4 dạng Doppler: xung, màu, liên tục, năng lượng.


Ứng dụng trong siêu âm tim, khảo sát mạch máu cơ quan
hoặc nơi tổn thương hoặc u, siêu âm thai.
6. PET/CT
 PET là một loại chụp xạ hình, sử dụng các hợp chất chứa chất phóng xạ. Các chất phóng xạ này phân

hủy bằng cách giải phóng một positron. Các positron được giải phóng sẽ kết hợp với một electron và tạo
ra 2 photon di chuyển ngược nhau 180°. Các hệ thống đầu dò di chuyển theo hình nhẫn bao quanh
nguồn phát xạ positron, cùng lúc đó định vị 2 photon nói trên để xác định vị trí nguồn và tạo ra các hình
ảnh chụp cắt lớp màu. .

 Kỹ thuật chụp PET có thể cung cấp thông tin về chức năng của các mô, do có sự kết hợp các chất

phóng xạ phát positron với các hợp chất chuyển hóa.


6. PET/CT
 Chất được sử dụng phổ biến nhất trong chụp PET trên lâm sàng Fluorine-18 [18F] - được đánh dấu

deoxyglucose (FDG): là một dạng glucose tái tổ hợp, sự hấp thu của nó tỷ lệ thuận với tốc độ trao đổi
chất của glucose.

 Phương pháp PET/CT: Chụp PET cung cấp thông tin về mặt chức năng, dựa trên nền tảng thông tin về

mặt giải phẫu của chụp CT.


The picture can't be display ed.
7. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
7.2. CẮT LỚP VI TÍNH (CT- COMPUTED TOMOGRAPHY SCAN)
 So với chụp XQ, chụp CT cho phép phân biệt tốt hơn các mô mềm có đậm độ khác nhau. So với chụp XQ,
mức độ cung cấp thông tin của CT cao hơn rất nhiều, nên đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ưu tiên
chỉ định khi tiến hành khảo sát các cấu trúc nội sọ, đầu, cổ, tủy sống, lồng ngực và ổ bụng. Những hình ảnh tổn
thương được dựng lên dưới dạng 3 chiều sẽ giúp các bác sĩ ngoại khoa lập kế hoạch phẫu thuật.

 CT là phương pháp khảo sát chính xác nhất để phát hiện và xác định vị trí sỏi tiết niệu.

 Có thể chụp CT có hoặc không tiêm thuốc cản quang.

(a) ảnh gốc cho thấy sỏi ở vị trí đài giữa thận phải,
(b) tái tạo bản đồ màu canxi, có màu canxi ở vị trí sỏi,
(c) ảnh xóa axit uric thấy rõ hình sỏi,
(d) ảnh xóa canxi thấy mờ hình sỏi, chứng tỏ thành phần sỏi có canxi
7. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
7.2. CẮT LỚP VI TÍNH (CT- COMPUTED TOMOGRAPHY SCAN)
 Chụp CT không cản quang được sử dụng

 Để phát hiện xuất huyết não cấp, sỏi tiết niệu vôi hóa và các nốt mờ phổi
 Xác định đặc điểm tổn thương gãy xương và các bất thường khác trong hệ thống xương khớp.
 Chụp CT có tiêm thuốc cản quang được sử dụng

 Để cải thiện chất lượng hình ảnh chụp trên các tổn thương u, nhiễm trùng, viêm và chấn thương mô mềm.
 Để đánh giá hệ thống mạch máu, trong các trường hợp nghi ngờ tắc mạch phổi, phình tách động mạch chủ.
7. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
7.3. CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI - MAGNETIC RESONANCE IMAGING)
 MRI được ưu tiên hơn CT khi độ phân giải tương phản mô mềm phải rất chi tiết (ví dụ, để đánh giá
các bất thường dây thần kinh sọ hoặc tủy sống, tổn thương viêm, chấn thương, nghi ngờ u ở hệ
thống cơ xương khớp, hoặc các tổn thương nội khớp). MRI cũng hữu dụng trong các trường hợp sau
đây:
 Chẩn đoán hình ảnh mạch máu:Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) cho phép hiển thị hình ảnh
các động mạch (chụp động mạch chủ ngực, chủ bụng, các động mạch não, động mạch cảnh,
động mạch tạng ổ bụng, động mạch thận và động mạch chi dưới) và Chụp tĩnh mạch MRV cung
cấp hình ảnh với chất lượng tốt nhất trong các trường hợp bất thường tĩnh mạch, bao gồm cả
huyết khối và các dị dạng mạch..
7. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
7.3. CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI - MAGNETIC RESONANCE IMAGING)
 Các bất thường ở gan và đường mật: Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) đặc biệt có giá trị,
bởi nó là một phương pháp không xâm lấn, có độ chính xác cao trong chẩn đoán hình ảnh hệ
thống đường mật và tụy.
 Các khối tại hệ thống sinh dục nữ: MRI hỗ trợ cho siêu âm, nhằm mô tả rõ hơn các đặc tính
của khối u tại phần phụ và chẩn đoán giai đoạn các khối u ở tử cung.
 Một số loại gãy xương nhất định: Hình ảnh gãy xương hông ở bệnh nhân bị loãng xương được
hiển thị trên phim chụp MRI một cách rất chính xác.
 Thâm nhiễm tủy xương và di căn xương
 MRI cũng có thể là lựa chọn thay thế cho CT có tiêm chất cản quang ở những bệnh nhân có nguy
cơ cao phản ứng với thuốc cản quang iod

TMA5 TMA6
Slide 50

TMA5 trái phải: T1W thành bụng dưới trước tiêm, phải phải: T1W sau tiêm bắt thuốc mạnh. lạc nội mạc tử cung
Truong Minh Anh, 11/8/2021

TMA6 trái phải: T1W thành bụng dưới trước tiêm, phải phải: T1W sau tiêm bắt thuốc mạnh. lạc nội mạc tử cung
Truong Minh Anh, 11/8/2021
7. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
7.4.SIÊU ÂM
 Siêu âm thường được sử dụng để đánh giá:

 Tim (Siêu âm tim): phát hiện các bất thường trong kích thước van và buồng tim, ước tính phân
suất tống máu và sức căng cơ tim (xem Siêu âm tim)
 Túi mật và đường mật: phát hiện sỏi mật và tình trạng tắc mật (xem Siêu âm)
 Đường tiết niệu: phân biệt nang thận (thường lành tính) với khối rắn (thường ác tính), phát hiện
tắc nghẽn do sỏi thận, hoặc các bất thường khác về mặt cấu trúc ở thận, niệu quản, hoặc bàng
quang (xem Siêu âm)
 Cơ quan sinh dục nữ: phát hiện khối u và tổn thương viêm ở buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc
tử cung (xem )
 Thai sản: đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, phát hiện những bất thường của rau
thai (rau tiền đạo-xem Siêu âm).
 Cơ xương khớp: Đánh giá cơ, dây chằng và dây thần kinh.
7. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
7.5.CHỤP PHÁT XẠ POSITRON
(PET- POSITRON EMISSION TOMOGRAPHY)
 Các chỉ định lâm sàng của chụp PET bao gồm:

 Ung thư (chẩn đoán giai đoạn, đánh giá các loại ung thư cụ thể, đánh giá đáp ứng
điều trị), chiếm khoảng 80% tổng số ca chụp PET
 Đánh giá chức năng tim (đánh giá chức năng co cơ tim, phát hiện vùng cơ tim
đông miên)
 Đánh giá chức năng thần kinh (đánh giá chứng sa sút trí tuệ và co giật)
TỔNG KẾT

The picture can't be display ed.

You might also like