You are on page 1of 148

NGUYÊN TẮC VẬT LÝ VÀ CÁC

CHUỖI XUNG MRI


BS. CAO THIÊN TƯỢNG
Bloch Purcell

Felix Block và Edward Purcell


Các giải Nobel về MRI
• 1944: Rabi
Vật lý (Đo chuyển động từ của hạt nhân)

• 1952: Felix Bloch và Edward Mills Purcell


Vật lý (Cơ sở khoa học của hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân)

• 1991: Richard Ernst


Hóa học (Chuyển dạng Fourier cộng hưởng từ hạt nhân dao động phân
giải cao)

• 2002: Kurt Wüthrich


Hóa học (Cấu trúc phân tử 3D trong dung dịch bằng cộng hưởng từ hạt
nhân)

• 2003: Paul Lauterbur & Peter Mansfield


Sinh lý or Y học (Công nghệ MRI)
MÁY MRI THẾ HỆ ĐẦU TIÊN
Raymond Damadian – 1970
• Bằng sáng chế đầu tiên về từ
trường MRI
• Ông đã tìm thấy mô các loài
động vật khác nhau phát ra
tín hiệu khác nhau
• Mô ung thư phát tín hiệu lâu
hơn mô không ung thư

Magnetic Resonance - Technology Information Portal


http://www.mr-tip.com/
MÁY MRI THẾ HỆ ĐẦU TIÊN
• Máy chụp cơ thể đầu tiên vào
giữa những năm 1970
• Máy này có thể đo được tín
hiệu khu vực và các tham số
thư duỗi
• Cũng tạo ra ảnh theo từng
điểm khi người khám ra khỏi
máy
• Vào năm 1977, đã thu được
hình ảnh MRI đầu tiên của cơ
thể người và phải mất 5 giờ để
thu được một hình

Magnetic Resonance - Technology Information Portal


http://www.mr-tip.com/
Hình MRI đầu tiên
Hình MRI 30 năm sau
MÁY MRI MỞ

• Máy MRI mở được tạo ra cho


những người lo lắng hoặc béo
phì hoặc để khảo sát các phần
nhỏ của cơ thể như các chi
• Một số máy chuyên biệt theo vị
trí và chuỗi xung riêng cho vận
động
• Máy MRI đứng để chụp bệnh
nhân ở tư thế có triệu chứng, tư
thế gây đau
MRI đứng

Magnetic Resonance - Technology Information Portal


http://www.mr-tip.com/
SPIN VÀ MOMENT TỪ TRƯỜNG
Nguyên Lý MRI

H có đặc tính từ
trườngspin hạt
nhân
TỪ HÓA
Nguyên Lý MRI

ĐẢO PROTON
Trao đổi năng lượng giữa hai
Tần số cộng hưởng, được gọi là
hệ thống ở một tần số đặc
tần số Lamor (ω0 ) hay tần số biệt được gọi là cộng hưởng.
đảo, tỉ lệ với độ mạnh của từ Cộng hưởng từ tương ứng
trường chính ω0 = γ B0. với sự tương tác năng lượng
giữa spin và RF
Cộng hưởng Thư duỗi
Nguyên Lý MRI
Nguyên Lý MRI
Tín hiệu MRI
Cơ sở vật lý của tín hiệu MRI
Các thành phần máy MRI
TR và TE
Các chuỗi xung cơ bản

PD T2W
T1W

FLAIR IR
Các chuỗi xung

• 1. SPIN ECHO (SE )


• 2. FAST SPIN ECHO (FSE)
• 3. INVERSION RECOVERY ( STIR, FLAIR)
• 4. GRADIENT READING ECH0 ( GRE )
Các chuỗi xung

oSpin Echo o Fast Spin Echo


o Inversion recovery
oGradient Echo o Echoplanar imaging
Mục tiêu của các chuỗi xung

• Tạo ra tương phản mô


• Giảm thiểu Artifact
Chuỗi xung spin echo
• Là chuỗi xung rất cơ bản và đơn giản
• Hai tham số chính của SE là thời gian TR và TE
• TR là thời gian giữa hai xung kích thích 90o . Thông
thường, TR ~100-3000ms.
• TR là thời gian để từ hóa dọc phục hồi (thời gian thư
duỗi T1). TR càng dài thì phục hồi từ hóa dọc càng hoàn
tất hơn. Nếu TR ngắn, không phải tất cả các mô đều có
thời gian thư duỗi T1 hoàn toàn và sự tương phản hình
ảnh phụ thuộc vào quá trình thư duỗi T1.
63
%
• Thời gian thu thập (TA) tỉ lệ thuận với TR (TA=TR* số
đường thu thập) [k-space].
• TE là thời gian giữa xung kích thích 90o và thu thập tín
hiệu echo. Thời gian echo liên quan đến từ hóa ngang và
là kết quả của spin tái phase (rephasing) do xung RF
180o cung cấp vào thời gian TE/2. Xung RF 180o chịu
trách nhiệm hủy spin khử pha (dephasing) do tính
không đồng nhất của từ trường tĩnh vì vậy sự suy giảm
từ hóa ngang phụ thuộc T2 thay vì phụ thuộc T2*
• Spin Echo
• Chuỗi xung SE dùng để xem tương phản mô.
Ưu điểm:
• Hình ảnh giải phẫu
• Tín hiệu mô và tương phản mô
Khuyết điểm:
• Thời gian thu thập dài
Ứng dụng lâm sàng:
• Hấu hết các cơ quan cần khảo sát MRI
Hình trọng T1 (T1W)

• Nếu TR rất dài, từ hóa dọc của tất cả các mô sẽ phục hồi
hoàn toàn (Thư duỗi T1 hoàn toàn).
• Ngược lại, nếu TR ngắn, tín hiệu mô và tương phản hình
ảnh sẽ phụ thuộc vào đặc tính T1 của mô vì không phải
tất cả các mô đều phục hồi hoàn toàn từ hóa dọc. Nếu
TE cũng ngắn, có ít thời gian để thư duỗi T2 và tương
phản hình ảnh sẽ không phụ thuộc nhiều vào T2
• Khi TR và TE ngắn, hình được gọi là trọng T1 (T1W).
Spin Echo
• T1-weighted
Ưu:
• Hình ảnh giải phẫu
Khuyết:
• Thời gian thu thập dài
Ứng dụng lâm sàng:
• Hấu hết các cơ quan cần khảo sát MRI
Hình trọng T2 (T2W)

• Để thu được hình trọng T2 SE, thời gian TR phải đủ dài


để từ hóa dọc của mô có thời gian phục hồi hoàn toàn và
TE đủ dài để có thời gian thư duỗi T2 xảy ra.
• TR khoảng 2000ms hoặc hơn và TE khoảng 80-140ms
• Với các thông số này, các mô có thời gian T2 dài sẽ có tín
hiệu mạnh hơn mô có thời gian T2 ngắn
Hình T2W

Ưu:
• Hình ảnh nước/dịch (DNT, Phù, MRI đường mật)
Khuyết:
• Thời gian thu thập rất dài.
Tương phản spin echo

T1W T2W
Tương phản spin echo

T1W PD T2W
Hình PD

• Nếu chúng ta sử dụng TR dài (>2000ms) và TE ngắn (10-


20ms), tín hiệu mô không phụ thuộc nhiều vào thời gian
thư duỗi T1 và T2
• Vì vậy, tương phản hình ảnh chủ yếu do mật độ proton
• Mô có lượng H cao (giống như nước) sẽ sáng trong khi
có lượng H thấp sẽ xám.
Hình PD

Khuyết điểm:
• Thời gian thu thập dài
Ứng dụng lâm sàng:
• Xương khớp
• Bệnh lý thần kinh nhi khoa
Hình ảnh mô

WT FAT H2O MUSC LIG BONE

T1 *B D I D D

Proton I I I D D
Density

T2 I *B I D D
Fast Spin Echo ( Turbo Spin
Echo)
• Xung SE thông thường cần nhiều lần lặp lại vì có các
đường trong không gian k (k-space) để hoàn tất một lát
cắt thu thập.
• Thay vì thu được các đường k-space của các lát cắt khác
ở các vị trí khác nhau trong thời gian bị lãng phí, có thể
thu được một số đường k-space trong cùng một lát cắt.
• Chuỗi Xung FSE dùng một xung kích thích 90o và hai
hoặc nhiều hơn các xung 180o trong cùng một thời gian
lặp lại và với các bước chênh mã hóa pha khác nhau để
thực hiện nhiều echo, sẽ lấp đầy k-space.
• Số các echo thu được sau một kích thích 90o đơn được
gọi là yếu tố turbo hay chiều dài dãy echo (echo train
length)
• Vì mỗi echo có hai hoặc nhiều hơn sự suy giảm T2, nên
tương phản hình ảnh được tăng lên
• Thời gian echo hiệu quả được xác định bởi đường k-
spcae trung tâm thu được
Ưu điểm:
• Giảm thời gian scan
• Ít nhạy với artifact nhạy từ
Khuyết điểm:
• Giảm nhẹ tương phản mô
Ứng dụng lâm sàng:
• Hấu hết các cơ quan khảo sát MRI.
FAST SPIN ECHO (HEAVILY T2W)

TE=650
Single Shot Spin Echo

• Single Shot Spin Echo, Rare.


• Nếu có số echo nhiều bằng số đường k-space để lấp đầy,
thì toàn bộ k-space được thu thập sau một xung kích
thích 90o duy nhất. Đây là chuỗi xung single shot.
• Hình ảnh tạo ra là T2W mạnh vì hầu hết các đường k-
space được thu thập có TE dài.
RARE (Rapid Acquisition with
Refocused Echoes)
Ưu điểm
• Tương phản tốt giữa mô và dịch tĩnh
• Rất nhanh: dùng cho các cơ quan chuyển động
Nhược điểm:
• Giảm tỉ lệ tín hiệu/độ nhiễu
• Độ phân giải không gian thấp
Ứng dụng lâm sàng:
• Khảo sát đường mật và đường niệu, myelography
HASTE, SSFSE, SSTSE
• Single Shot Spin Echo with Partial Filling of K-Space
• Tên thương mại: HASTE (Siemens), SSFSE (GE), SSTSE (Philips).
Ưu:
• Tương phản tốt giữa các mô (xám) và dịch tĩnh (sáng)
• Rất nhanh : Ít nhạy với cử động, Chuỗi xung nín thở (breath-hold sequences)
Khuyết:
• Giảm tỉ lệ tín hiệu/độ nhiễu.
• Độ phân giải không gian thấp
Ứng dụng lâm sàng:
• Khảo sát gan và đường mật
• MRI tim không có gating
HASTE, RARE, ssFSE

MRCP MR
MYELOGRAPHY
Hình ảnh bậc hóa học

• Bằng cách thay đổi TE


của T1W GRE
• Hình ảnh in-phase và out
phase
• Tín hiệu mỡ bị mất đi ở
hình out-phase
Inversion Recovery

• Chuỗi xung phục hồi đảo chiều gồm việc đưa vào một
xung đảo chiều 180o ở lúc bắt đầu xung
• Xung đảo chiều 180o làm thay đổi hướng vector từ hóa
dọc theo chiều ngược lại. Vì vậy từ hóa dọc sẽ phục hồi
được xác định bời thời gian thư duỗi T1.
• Ở thời gian đảo chiều (TI), xung SE thông thường (hoặc
GRE hoặc echo planar) được thực hiện, bắt đầu với một
xung kích thích.
• Thời gian TI được xác định là từ hóa dọc của mô được chọn bằng 0.
• Kết quả là mô này có từ hòa ngang bằng không sau một xung kích thích,
dẫn đến khử tín hiệu của mô này.
• TI tối ưu để loại bỏ tín hiệu của một mô phụ thuộc vào đặc tính thời gian
T1 của mô
• Hình ảnh thể hiện thường cho thấy cường độ tín hiệu tương ứng với giá
trị tuyệt đối của tín hiệu thay vì giá trị biểu trưng
• Mô không có từ hóa có máu tối và mô từ hóa (dương hoặc âm) có máu
xám hoặc sáng.
• Chuỗi xung phục hồi đảo chiều cho phép loại bỏ tín hiệu mô theo thời
gian T1 bằng cách chọn TI thích hợp.
Inversion Recovery

• Ba tham số hình ảnh


-TI
-TR
-TE
Inversion Recovery
Fat Signal Suppression
• STIR
• Fat : thời gian T1 ngắn, Vì vậy tín hiệu mỡ có thể bị loại
bỏ bởi xung phục hồi đảo chiều với thời gian TI ngắn
(khoảng 140ms).
STIR

• Thời gian phục hồi (TI) tối ưu để khử mỡ phụ thuộc vào thời
gian thư duỗi T1

Độ mạnh Thời gian


từ trường TI (ms)
(Tesla)
0.3 80

0.5 110

1.0 130

1.5 150
STIR
Ưu:
• Xóa tín hiệu mỡ hơn FS với FOV lớn hơn (30cm)
• Từ trường thấp
• Nhìn rõ dịch.
Khuyết:
• Tăng thời gian scan
• Tỉ lệ tín hiệu/độ nhiễu kém
• Không chụp sau tiêm Gd
Ứng dụng lâm sàng:
• Cơ xương khớp
STIR

Viêm thần kinh


thị
• STIR • FAT SAT T2
• TI dùng để xóa mỡ • Tiền bão hòa được đưa
• Tỉ lệ tín hiệu độ nhiễu vào trước khi chụp
thấp • Hình ảnh rõ nét
• Không dùng được FOV
lớn
FAT SAT STIR
GRE DIXON

FS T1W

STIR
Khử tín hiệu nước
FLAIR
• Bằng cách như vậy, Tín hiệu nước bị loại bỏ (T1 của
nước dài).
• Tương tự như T2W nhưng khử dịch não tủy
• Tín hiệu nước bị khử bằng xung 180 với TI 1700-2200ms
FLAIR

• Đánh giá tổn thương ở vùng quanh não thất


• Làm thấy rõ tổn thương ở khoang dưới nhện
FLAIR

• Xơ cứng rải rác


• Động kinh thái dương
• Viêm não hệ viền
• Tổn thương trục lan tỏa (DAI) [không xuất huyết]
FLAIR
FLAIR
FLAIR
FLAIR

Ưu:
 Khử tín hiệu dịch não tủy
 Có ích với hình ảnh T2W (phù)
Nhược:
*Thời gian scan dài
Ứng dụng lâm sàng:
*Thần kinh
Gradient Echo

• Hai khác biệt chính phân biệt kỹ thuật GE với SE:


• Một xung kích thích với góc bật nhỏ hơn 90o
• Không có xung tái pha 180o
• Góc bật nhỏ hơn 90° (Góc bật một phần) làm giảm
lượng từ hóa nghiêng vào mặt phẳng ngang
• Kết quả của kích thích góc bật nhỏ là từ hóa dọc phụ hồi
nhanh hơn, làm cho thời gian TR/TE ngắn hơn và làm
giảm thời gian scan.
• Ưu điểm của kích thích góc bật nhỏ và kỹ thuật GRE là
thu thập nhanh hơn, tương phản mới giữa các mô và tín
hiệu MRI mạnh hơn trong trường hợp TR ngắn.
Trong ví dụ sau, sự khác biệt từ hóa
dọc và từ hóa ngang sau một xung kích
thích 90o và 30o. Với kích thích góc bật
một phần, sự giảm từ hóa dọc rất thấp
(chỉ mất 13%) nhưng từ hóa ngang đạt
½ giá trị tối đa (sin 30o)
GRE

Ưu:
• Kỹ thuật nhanh
Nhược:
• Nhạy với artifact nhạy từ.
Ứng dụng lâm sàng:
• Xuất huyết, đóng vôi
GRE
thay đổi TE
TE 9 TE
30
FA
30 FA
30
GRE
Nhạy từ

Thay đổi sau


phẫu thuật
Artifact
“blooming”
FLAIR vs. GRE
GE cao cấp

Steady-state
• Kỹ thuật GR với thời gian TR và TE rất ngắn
• Tương phản giữa mô và dịch rất cao và hình ảnh có tỉ lệ
tín hiệu/độ nhiễu tốt.
• Vì TE cũng rất ngắn, dòng máu nói chung sáng vì nó
không đủ thời gia để di chuyển ra khỏi mắt phẳng lát
cắt.
GE cao cấp
Steady-state
• Tên thương mại: FISP (Siemens), FFE (Philip), GRASS (GE)
Ưu:
• Làm nổi bật tín hiệu dịch.
• Tương phản tốt giữa dịch và mô mềm
• Rất nhanh (chuỗi xung nín thở, hình ảnh cine động)
Nhược:
• Tương phản hình ảnh và độ nhạy với vận động rất phức tạp phụ thuộc vào TR,
TE và góc bật.
Ứng dụng lâm sàng:
• Khảo sát đường niệu và đường mật
GE cao cấp
Steady-state nâng cao
• Ten thương mại: True-FISP (Siemens), Balanced-FFE (Philips),
FIESTA (GE)
• Sử dụng dạng sóng gradient cân bằng hoàn toàn, spin tĩnh trở về
cùng pha ban đầu trước khi các gradient được áp dụng.
• Chuỗi xung này tạo ra hình ảnh tín hiệu dịch tăng
• True-FISP là kỹ thuật tin cậy, rất nhanh và tương đối không nhạy
với cử động, tương phản rất tốt giữa dịch và mô mềm
• Ứng dụng lâm sàng: khảo sát đường niệu, chậu và đường mật;
hình ảnh nhi khoa và trước sinh; hình ảnh tim và mạch máu.
Cine imaging
Normally contracting Heart
Delayed Enhanced Imaging of the Heart
MR coronary Angiogram
GE cao cấp
Spoiled gradient echo
• Tên thương mại :SPGR (GE), FLASH (Siemens), FFE T1
(Philips).
Ưu:
• Hình ảnh giải phẫu T1W.
• Thời gian chụp ngắn, thu thập thể tích, xung nín thở.
• MR angiography
Khuyết:
• Magnetic susceptibility artifacts
Ứng dụng lâm sàng:
• Cardio-vascular MRI
MR ANGIOGRAPHY
MRA
Các mạch máu. Các mạch máu ở cổ (cảnh và
cột sống) và não
Các mạch máu ổ bụng,
Các mạch máu chi.
syngo NATIVE TrueFISP - MRA
ngực-bụng không tiêm thuốc
tương phản
– Kỹ thuật TrueFISP-based
Non-ce MRA

J. Carr,Northwestern University
MRA ngoại biên không dùng
thuốc tương phản
New

syngo NATIVE SPACE


TA: 5 min per step (low HR)
Resolution: 1.3 mm, isotropic
New
syngo TWIST for Time-Resolved
MR Angiography
VB15

University Clinic of Essen, Germany; MAGNETOM Avanto


EPI (echoplanar imaging)
Các ứng dụng EPI thường nhất

• Khuếch tán
• Tưới máu
• MRCP
• MRI chức năng
• MRI tim
• MR điều trị
Hình ảnh khuếch tán

• Hình ảnh dựa vào chuyển động của các phân tử nước
Không đẳng hướng
artifact nhạy từ
Nhồi máu cấp
Nhồi máu cấp
Các ứng dụng thông thường

• SE
Cho giải phẫu (đầy, cột sống, bụng, chậu, khớp)
• GRE
3D, chụp mạch, tim, khớp, chức năng
Các ứng dụng thông thường
 IR
FLAIR và STIR
 FAT SAT
Bụng, chậu, cơ xương, sau tiêm
 FSE
Thay thế SE cho hình T2W
 HASTE, ssFSE
MRCP, MR myelo, MR urography
 EPI
Khuếch tán và tưới máu
Chất lượng hình ảnh và artifact

• Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào một số yếu tố


-Độ phân giải không gian và tương phản hình ảnh
-Tỉ lệ tín hiệu-độ nhiễu (và tỉ lệ tương phản-độ nhiễu)
-Artifacts
• Khảo sát MRI là một sự kết hợp giữa thời gian chụp và
chất lượng hình ảnh
• Protocol MRI và các tham số chuỗi xung cần phải được
tối ưu hóa theo chức năng của cơ quan và bệnh lý
CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH
Để tối ưu hình Điều chỉnh tham Kết quả
số

SNR tối đa Tăng số lần đo Tăng thời gian


chụp

Giảm ma trận Giảm thời gian


chụp
Giảm độ phân
giải không gian
Tăng độ dày lát Giảm độ phận
cắt giải không gian
Độ phân giải không gian

• Độ phân giải không gian tương ứng với kích thước của
chi tiết nhỏ nhất phát hiện được.
• Kích thước voxel càng nhỏ thì độ phân giải không gian
các cao
• Thể tích voxel được xác định bằng kích thước ma trận
(256 x 256 hoặc 512 x 512 v.v..), trường nhìn (FOV)
(10cm, 20cm, v.v…) và độ dày lát cắt
FOV 35
FOV 50
Kích thước ma trận (128 x 128)
Kích thước ma trận (256 x 256)
Kích thước ma trận (512 x 512)
Tín hiệu và độ nhiễu

• Độ nhiễu được biểu hiện bằng dạng hạt không đều


• Sự biến đổi nhẫy nhiên này về tín hiệu làm suy giảm thông tin
hình ảnh
• Nguồn nhiễu chủ yếu trong hình ảnh là cơ thể bệnh nhân (sự
phát tán RF do chuyển động nhiệt)
• Độ nhiễu này làm sai lệch tín hiệu đến từ các biến đổi từ hóa
ngang của các spin bị kích thích có chủ ý (trên mặt phảng cắt
được chọn)
• Tỉ lệ tín hiệu độ nhiễu (SNR) bằng tỉ lệ cường độ tín hiệu
trung bình trên độ lệch chuẩn của độ nhiễu
Tăng độ nhiễu
???

• What are these images of?

dolphin brain

You might also like