You are on page 1of 69

Nguyên lý tạo ảnh và các chuỗi

xung cộng hưởng từ

TS. Bs Hoàng Đình Âu


Bệnh viện Đại Học Y Hà nội
Mục tiêu

1. Nguyên lý tạo ảnh cơ bản cộng hưởng từ


2. Các chuỗi xung cơ bản của cộng hưởng từ và ứng
dụng lâm sàng.
3. An toàn trong chụp cộng hưởng từ
4. Ưu và nhược điểm của cộng hưởng từ
I. Nguyên lý tạo ảnh

• Nguồn: từ trường của cơ thể


+ Từ trường cơ thể tạo ra bởi các
nguyên tử Hydro (H+, spin, proton)
Cơ thể người chứa >95% là nước
 Các nguyên tử H+ khi tự quay
quanh trục sẽ tạo ra một từ
trường xung quanh (từ trường vi
thể μ)
Các bước tạo ảnh cộng hưởng từ

1. Tạo ra từ trường cơ thể (Magnetization)


2. Kích thích từ trường cơ thể bằng xung tần
số radio (Excitation)
3. Dừng kích thích, thu nhận tín hiệu cộng
hưởng từ (Relaxation)
1. Tạo ra từ trường cơ thể (polarization)

• Ở trạng thái bình thường, các từ trường vi thể sắp xếp


hỗn loạn=> Từ trường cơ thể M = 0 hoặc rất thấp
• Khi đặt trong một khối từ chính (B0), các từ trường cơ
thể (M) sắp xếp có hướng theo trục B0=> Từ trường cơ
thể M > 0
• Từ trường cơ thể có 2 thành phần: từ trường dọc (Mz),
từ trường ngang (Mxy, tạo tín hiệu CHT), rất nhỏ
Từ trường cơ thể trước và sau khi đặt trong
khối từ chính B0
Tạo ra từ trường cơ thể (Magnetization)
Các loại khối từ chính (B0)

•Nam châm vĩnh cửu: từ lực thấp (<0.2 T), mở


•Nam châm điện trở: ít dùng, từ lực thấp ≤ 0.3 tesla
•Nam châm siêu dẫn : dùng heli lỏng tạo nhiệt độ -
2730C => điện trở = 0 => cuộn dây trở nên siêu dẫn
điện => tạo từ trường cao 1.5-35 Tesla.
2. Kích thích từ trường cơ thể (Excitation)

• Nguyên lý :cùng tần số => hiện tượng cộng hưởng


• Phát xung tần số radio (RF) có cùng tần số tạo ra
hiện tượng cộng hưởng với từ trường cơ thể.
• Khi cộng hưởng, hướng của từ trường cơ thể sẽ
thay đổi tạo một góc θ so với hướng từ trường
chính B0, góc này phụ thuộc vào xung RF phát ra
• Mz sẽ sụt giảm, Mxy tăng lên => cơ sở tạo ra tín
hiệu cộng hưởng từ.
Cuộn phát xung tần số radio
Excitation
3. Thư giãn (Relaxation)

• Ngay khi dừng phát RF => Off resonance => từ trường cơ


thể trở về hướng ban đầu (theo trục của B0)
• Từ trường dọc (Mz) hồi phục lại dần, khi đạt 63% giá trị
ban đầu = thời gian thư giãn dọc T1
• Từ trường ngang (Mxy) sụt giảm dần, khi chỉ còn 37% giá
trị cực đại = thời gian thư giãn ngang T2
• T1, T2 là tham số nội sinh, đặc trưng của từng mô
• Ngay khi ngừng phát RF, thu nhận tín hiệu cộng hưởng
từ (Free Induction Decay = signal)
Thư giãn dọc và ngang
Cuộn thu nhận tín hiệu (coil)
Thư giãn dọc và thư giãn ngang
Tạo ảnh lớp cắt: Gradient coil

• Lắp thêm các cuộn chênh từ, tạo sự thay đổi nhỏ, tuyến
tính (± δ) của từ trường ra 2 phía trung tâm của B0
• Lắp ở tất cả các hướng trong không gian (XYZ)
• Mỗi vị trí lớp cắt sẽ có tần số cộng hưởng là B0 ± δ
• Phát xung RF chọn lọc, tương ứng với tần số cộng
hưởng của mỗi lớp cắt. Chỉ có lớp cắt có cùng tần số với
xung RF chọn lọc mới cộng hưởng và tạo ra tín hiệu.
II. Các chuỗi xung cộng hưởng từ
• Các chuỗi xung SpIn Echo: T1W, T2W,
• Chuỗi xung Gradient Echo
• Chuỗi xung đảo ngược- phục hồi (Inversion-Recovery)
• Các chuỗi xung xoá mỡ
• Chuỗi xung khuếch tán
• Chuỗi xung tiêm thuốc đối quang từ
• Chuỗi xung SSFP
• Chuỗi xung chụp mạch máu
Các khái niệm cơ bản

• Xung RF kích thích: RF_exc


• Xung RF bù pha; RF_1800
• Thời gian thu nhận tín hiệu: TE (Time Echo) tính từ
thời điểm phát RF_exc đến thời điểm thu nhận tín
hiệu.
• Thời gian lặp lại xung: TR (Time Repetiion): thời gian
giữa 2 thời điểm phát RF_exc.
1. Chuỗi xung Spin Echo (SE)
• Xung RF_exc tạo góc @=900
• Có xung RF_1800 (bù pha) tại thời điểm TE/2
• Có thể ưu thế T1 (T1W) hoặc ưu thế T2 (T2W)
• Nhược điểm: lâu, nâng cấp thành chuỗi xung nhanh (FSE
hoặc TSE): nhiều lần thu nhận tín hiệu (TE1, TE…) với
nhiều RF_1800 với 1 lần phát xung RF_exc
• Ít bị ảnh hưởng bởi tính không đồng nhất của B0
• Là chuỗi xung thường quy, được dùng trong lâm sàng
đánh giá giải phẫu bình thường, thay đổi bệnh lý
Tín hiệu mô trên T1W
Tín hiệu mô trên T2W
2. Chuỗi xung Gradient Echo (GRE) T2*

• Xung RF_exc tạo góc @ <900, thường <300


• Không có xung RF_1800 tại thời điểm TE/2=> nhanh
• Nhạy với sự không đồng nhất của B0 => dễ nhiễu ảnh
nhưng nhạy trong phát hiện chất ái từ bất thường.
• Có thể ưu thế T1 (T1W) hoặc ưu thế T2 (T2W)
• Là chuỗi xung hay dùng chẩn đoán xuất huyết, u máu
hoặc phối hợp tiểm cản quang (perfusion, DCE..)
T2* vs T2W và T1W
3. Chuỗi xung đảo ngược- phục hồi
(Inversion- Recovery)
• Dùng 1 xung đảo ngược từ trường cơ thể 1800 trước khi
phát xung kích thích.
• Sau một khoảng thời gian TI (Time inversion), phát xung
kích thích RF_exc giống như chuỗi xung SE.
• Thời gian TI tuỳ thuộc vào mục đich: xoá tín hiệu mỡ,
dịch não tuỷ hay mô mềm
• Hay dùng nhất: FLAIR (xoá tín hiệu dịch não tuỷ) và STIR
(xoá tín hiệu mỡ)
Tương phản mô trên chuỗi xung IR
4. Các chuỗi xung xoá mỡ

• Xoá tín hiệu mỡ (tăng tín hiệu trên cả T1W và T2W), làm
tăng tương phản mô còn lại
• Nguyên lý:
- chuỗi xung đảo ngược- phục hồi (STIR, SPIR, SPAIR)
- Chênh lệch hoá học (chemical shift) giữa mỡ và nước,
+ Bão hoà mỡ (Fat Saturation)
+ Kích thích chọn lọc nước (Water excitation)
+ In/Out phase
Chênh lệch hoá học mỡ- nước
Bão hoà mỡ
(FATSAT)
Kích thích nước
chọn lọc
In/Out phase
In/Out phase (xớa mỡ vi thể)
chuỗi xung DIXON
STIR, SPIR, SPAIR
STIR
5. Chuỗi xung khuyếch tán
Mật độ tế bào thấp: khuyếch tán dễ

Mật độ tế bào cao: khuyếch tán hạn chế


Phân tử nước
Chuyển động khuyếch tán
Tế bào
44
Chuỗi xung khuyếch tán

b (s/mm2)= (γGδ) 2. (Δ-δ/3)

Edward Stejskal - John Tanner. Journal of Chemical Physics (1965). 42 (1): 288-292.
Giá trị định lượng ADC
(Apparent Diffusion Coefficient)

Sb =S0.e-b.ADC => ADC (mm2/s) = Ln( Sb/S0)/b


6. Các chuỗi xung tiêm thuốc đối quang từ

• Thuốc đối quang từ: Chelate của Gadolinium, là kim loại thuộc
dòng đất hiếm, có tính cận từ
• Khi tiêm thuốc ngấm vào mô sẽ gây rút ngắn thời gian thư giãn
T1 (tăng tín hiệu trên T1W) và T2 (giảm tín hiệu trên T2W)
• Thường kết hợp với chuỗi xung GRE có xoá mỡ; tiêm đối quang
từ động DCE (GRE T1W), hoặc Perfusion (DSC, GRE T2*)
• Tổn thương u, viêm: thường tăng sinh mạch, tăng tính thấm
thành mạch
Chuỗi xung tiêm thuốc động DCE
(Dynamic Contrast Enhancement)

51
Đánh giá chuỗi xung tiêm thuốc động

Đánh giá định tính


Đánh giá chuỗi xung tiêm thuốc động

Bán định lượng Định lượng tuyệt đối


53
Dynamic Susceptibility Contrast (Perfusion)

• Giống chuỗi xung DCE


nhưng ưu thế T2
• Tái tạo bản đồ các thông
số tưới máu (MTT, TTP,
CBV…)
• Ứng dụng đánh giá tưới
máu trong nhồi máu não,
khối u
CBF (Cerebral Blood Flow), CBV (Cerebral Blood
Volume), TTP (Time to peak) maps
7. Chuỗi xung SSFP
(Steady State Free Precession)
• Steady State Free Precession: tuỳ theo từng hãng sản
xuất sẽ có tên là CISS, FIESTA hoặc TrueFISP.
• Góc @ nhỏ, vừa đủ tạo ra tín hiệu
• Nhanh, độ phân giải cao (dưới mm)
• Tín hiệu mô dồi dào
• Chụp 3D sau đó tái tạo đa bình diện.
• Rất có giá trị trong phân biệt, đánh giá các dây thần kinh
sọ và tai trong (mê nhĩ)
• Ứng dụng trong tim mạch, thai, chụp động
Ứng dụng chụp cơ quan chuyển động
8. Các chuỗi xung chụp mạch máu
• Không tiêm thuốc đối quang từ: Time of Flight (3D TOF):
thấy rõ các mạch máu dù nhỏ với độ phân giải cao: góc cầu tiểu
não đa giác Willis, các mạch máu não, , mạch chi
• Có tiêm thuốc đối quang từ: TRICKS, TWIST:
- Nhanh, độ phân giải thời gian cao
- Thấy rõ các pha động mạch, mao mạch và tĩnh mạch sau khi
tiêm thuốc.
- Đánh giá các động mạch nuôi, ổ dị dạng và tĩnh mạch dẫn lưu
của dị dạng động tĩnh mạch, u máu, dị dạng tĩnh mạch
Tín hiệu dòng chảy trên Spin Echo

• Dòng chảy nhanh (động


mạch): không có tín hiệu
(flow void) do các protoon
đi ra khỏi vùng chụp
• Dòng chảy chậm (tĩnh
mạch): tăng tín hiệu do các
proton đi vào vùng chụp
Time of Flight
3D Time of Flight
TRICKS/TWIST/4D TRACK
(Time Resolved MRA)
III. An toàn trong chụp cộng hưởng từ
An toàn với từ trường chính B0
An toàn về từ trường
An toàn với phát xung RF/thay đổi gradient

• FDA: Nhiệt độ lồng tunnel không • Kích thích dây thần kinh
được tăng quá 1 0C khi phát xung
RF • Chấn thương thính giác
• 4W/kg toàn cơ thể trong 15 phút • Cháy từ các cuộn dây
• 3W/kg khi chụp sọ trong 10 phút
• 8W/g bất kỳ mô nào của đầu cổ
trong 15 phút
• 12 W/g bất kỳ mô nào của chi
trong 15 phút
Ưu và nhược điẻm của cộng hưởng từ
Ưu điểm:
✓Không gây bức xạ ion hoá
✓Phân giải mô mềm rất cao
✓Có nhiều chuỗi xung khác nhau thuận lợi cho xác định bản
chất của mô
✓Khảo sát được nhiều hướng cắt
✓Khảo sát mạch máu không dùng thuốc tương phản
Nhược điểm:
✓Thời gian chụp lâu
✓Mỗi lần chụp được một phần của cơ thể
✓Giá thành thăm khám cao, ít phổ biến.
✓Gây ồn, hội chứng lồng kín
✓Người có vật kim loại, người già, trẻ em

You might also like