You are on page 1of 19

BÀI TẬP TỰ HỌC CÁ NHÂN

THĂM DÒ CHỨC NĂNG


Họ và tên: Từ Thị Gia Minh
Lớp: YF45
Mã số sinh viên: 1953010354
BÀI 1: “ĐẠI CHƯƠNG VỀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG SINH LÝ”
Đọc trước toàn bộ các chương trong giáo trình và xếp các thăm dò chức năng được
trình bày trong giáo trình vào từng nhóm kỹ thuật sử dụng trong thăm dò chức năng.

Nhóm kỹ thuật Các thăm dò chức năng


Ghi điện sinh lý Điện tâm đồ
Điện não đồ
Điện cơ đồ
Điện thế gợi
Điện dẫn truyền thần kinh
Thực hiện các nghiệm pháp Nghiệm pháp gắng sức
Nghiệm pháp tăng thông khí

Nội soi Nội soi tiêu hóa


Nội soi tiết niệu
Nội soi phế quản
Ứng dụng các kĩ thuật hóa sinh, miễn Định lượng hoocmon
dịch Phân tích dịch tiêu hóa
Phân tích nước tiểu
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh Siêu âm tim
Doppler mạch

Ứng dụng y học hạt nhân Xạ hình phóng xạ tưới máu cơ tim
Chụp cắt lớp phát xạ POSITRON
Xạ hình tuyến giáp
Các phương pháp khác Đo nhân trắc,…

Chương I: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG TIM MẠCH”


BÀI 2: “ĐIỆN TÂM ĐỒ THƯỜNG QUY”
Câu 1: Tại sao sóng P trong tăng gánh nhĩ trái có hình “yên ngựa”
Sóng P là sóng khử cực 2 tâm nhĩ, xung động trong nút xoang sẽ dẫn truyền
trong nhĩ qua 2 giả thuyết là trong sợi cơ nhĩ (xung động dẫn truyền theo chiều
dọc sợi cơ nhĩ phải trước và nhĩ trái sau để khử cực nhĩ) và đường liên nút.
Do dẫn truyền nhĩ phải trước sau đó mới tới nhĩ trái mà nhĩ trái trong tăng gánh
nên P sẽ khử cực rộng hơn >= 0,12s; hai đỉnh hay có móc sẽ rõ hình yên ngựa.
Câu 2: Trình bày chẩn đoán phân biệt giữa Block nhánh phải và hội chứng Brugada
Tiêu chuẩn Block nhánh P Hội chứng Brugada
Định nghĩa Là tình trạng rối loạn dẫn truyền xung Là tình trạng xảy ra do sự bất
động xảy ra ở bó nhánh bên phải của thường trên kênh dẫn truyền của
tim, làm cho tín hiệu điện tim bên tế bào cơ tim, làm rối loạn nhịp
phải truyền đi chậm hơn, tim co bóp tim.
không nhịp nhàng
Di truyền Không mang tính di truyền Mang tính di truyền

Cơ chế Khiến cho tâm thất phải co bóp chậm Khiến cho tim đập không đều,
hơn so với bình thường loạn nhịp tim.

Điều trị Thường điều trị bằng máy tạo nhịp Thường điều trị bằng máy khử
tim rung tim

Điện tâm QRS rộng hơn 0,10s (không hoàn Loại 1 (ST chênh vòm > 2mm
đồ toàn) hoặc hơn 0,12s (hoàn toàn). trong > 1 chuyển đạo V1 - V3
theo sau là một sóng T âm) là chỉ
Nhánh nội điện muộn hơn 0,04s hoặc điểm điện tâm đồ bất thường có
khả năng được chẩn đoán. Điều
0,055s
này đã được gọi là dấu hiệu
Brugada.
V1-V3: QRS dãn và có thường có
Loại 2 của Brugada không chẩn
dạng chữ M với sóng R thứ cấp (R'); đoán nhưng có thể đảm bảo tiếp
ST chênh xuống, T đảo ngược. tục điều tra (xem phần
dưới). Loại 2 có ST > 2mm
V5-V6: sóng S rộng, móc tạo hình chênh lên hình mái sống trâu.
chữ W. Brugada loại 3 có thể là hình thái
của một trong hai loại 1 hoặc loại
Trục điện tim lệch Phải. Tuy nhiên, 2, nhưng với ST chênh < 2mm.
nếu bloc nhánh Phải đơn độc, trục tim
không thay đổi.

Sóng S rộng, tồn tại dai dẳng của các


đạo trình bên (I, aVL, V5 - 6).
BÀI 3: “MỘT SỐ THĂM DÒ CHỨC NĂNG TIM MẠCH NGOÀI ĐIỆN TÂM
ĐỒ THƯỜNG QUY’’
Câu 1: Trình bày các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim.
Có 4 mặt cắt cơ bản:
- Trên hõm ức
- Cạnh ức
- Mỏm tim
- Dưới sườn
Câu 2: Tìm 3 hình ảnh liên quan đến kỹ thuật thực hiện thăm dò chức năng tim
mạch bằng đồng vị phóng xạ

.
Hình 1: Xạ hình tưới máu cơ tim

Hình 2: Hình ảnh hạt nhân phóng xạ cơ tim.


Hình 3: Kỹ thật PET và PET/CT

Chương II: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP


BÀI 4: “ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ PHỔI”
Câu 1: Trình bày Qui trình đo hô hấp ký cho một bệnh nhân.
Bước 1:
Tiếp đón, nhận giấy chỉ định, giải thích và hướng dẫn người bệnh về quy trình kỹ
thuật để người bệnh phối hợp làm quy trình.
Bước 2:
Chọn New Study: Nhập ID, họ tên, tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, ngày sinh,
chủng tộc, tên Bác sỹ và Kỹ thuật viên thực hiện kỹ thuật.
Bước 3:
- Lắp ống thở, hướng dẫn bệnh nhân ngồi vào buồng đo, ngậm kín miệng vào ống
thở, một tay bịt mũi, thở toàn bộ vào ống thở.
- Hướng dẫn bệnh nhân các bước tiến hành kỹ thuật và yêu cầu người bệnh thực hiện
thử động tác hít vào thở ra trước khi đo chức năng hô hấp.
Bước 4:
- Chọn Pulmonary Function Test.
- Chọn Flow Volume Loop.
- Chọn F1 để bắt đầu đo.
- BN thở đều vài nhịp bình thường.
- Hít vào sâu hết cỡ.
- Thở ra thật nhanh, mạnh, duy trì trong 6s.
- Khi máy báo đạt tiêu chuẩn, hít vào sâu.
- Chọn End kết thúc 1 lần đo.
- Lặp lại quy trình ít nhất 3 lần, tối đa 8 lần, kiểm tra các tiêu chuẩn chấp nhận.
Bước 5:
- Tháo ống thở.
- Kết thúc đo.
- Hoàn thiện bản ghi.
Câu 2: Vẽ hình đồ thị thể tích theo thời gian và chú thích trên hình này ít nhất 10
thông số hô hấp mà sinh viên biết, sau đó cho biết ý nghĩa các thông số hô hấp này

IRV
Thể tích của khi trong phổi (ml)

IC
VC TLC

TV
ERV

RV FRC

Thời gian (s)


- Các thể tích hô hấp:
TV: Thể tích khí lưu thông trong một lần hít vào hoặc thở ra bình thường,
ở người trưởng thành thể tích khí lưu thông thường khoảng 500ml;
IRV: Thể tích dự trữ hít vào là thể tích khí hít vào thêm sau hít vào bình thường.
Thể tích này ở người bình thường khoảng 1500- 2000ml, chiếm 56% dung tích
sống;
ERV: Thể tích dự trữ thở ra là thể tích khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường.
Thể tích này ở người bình thường khoảng 1100- 1500 ml, chiếm 32% dung tích
sống;
RV: Thể tích khí cặn đo theo nguyên tắc pha loãng khí (nitơ hoặc heli). Bình
thường thể tích khí cặn khoảng 1000- 1200 ml.
- Các dung tích hô hấp:
VC (hay SVC): Dung tích sống là thể tích tối đa huy động được trong một
lần hô hấp, thể hiện khả năng của cơ thể đáp ứng về mặt hô hấp với các hoạt động
gắng sức. VC phụ thuộc vào tuổi, giới, chiều cao, nam cao hơn nữ, giảm ở người
già và một số bệnh phổi hay ngực (tràn dịch màng phổi, u phổi, gù, vẹo lồng
ngực...); tăng lên nhờ luyện tập;
FVC: Dung tích sống thở mạnh là thể tích khí thu được do thở ra thật nhanh, thật
mạnh và hết sức sau khi hít vào thật hết sức. Người bình thường FVC hơi thấp
hơn VC một chút;
IC: Dung tích hít vào thể hiện khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu cung cấp
O2 tăng lên của cơ thể. Bình thường khoảng 2000 – 2500 ml;
FRC: Dung tích cặn chức năng bình thường khoảng 2000 ml đến 3000 ml;
TLC: Dung tích toàn phổi, khoảng 5 lít, thể hiện khả năng chứa đựng của phổi.
Câu 3: Trình bày các trường hợp bệnh lý rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối
loạn thông khí hạn chế.
- RL thông khí tắc nghẽn: hen PQ, viêm PQ, u PQ, tăng tiết đường dẫn khí, xơ
phổi dạng nang…
- RL thông khí hạn chế: nguyên nhân tại phổi ( u phổi, lao phổi, xẹp phổi, cắt 1
bên phổi…), nguyên nhân ngoài phổi ( TDMP, TKMP, gù vẹo cột sống, suy tim
ứ máu phổi…)

BÀI 5: “ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG KHUẾCH TÁN KHÍ QUA MÀNG
PHẾ NANG MAO MẠCH, KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH”
Câu 1: Trình bày và nêu ý nghĩa giá trị các chỉ số có trong kết quả khí máu
thường gặp ở trên lâm sàng.

Áp suất của oxy (PaO2). Điều này đo áp lực oxy hòa tan trong máu và mức độ
oxy có thể di chuyển từ phổi vào máu.
Áp suất của carbon dioxide (PaCO2). Điều này đo áp lực của carbon dioxide hòa
tan trong máu và mức độ carbon dioxide có thể di chuyển ra khỏi cơ thể.
Độ pH đo các ion hydro (H +) trong máu. Đo tính toan hay kiềm trong máu Độ
pH của máu thường nằm trong khoảng 7,35 đến 7,45. Độ pH nhỏ hơn 7,0 được
gọi là axit và pH lớn hơn 7,0 được gọi là (kiềm). Vì vậy, máu là hơi kiềm.
Bicarbonate (HCO3). Bicarbonate là một chất đệm giữ cho pH của máu không bị
quá axit hoặc quá kiềm.
Hàm lượng oxy (CTO2) và bão hòa oxy (SatO2). Hàm lượng O2, đo lượng oxy trong
máu. Độ bão hòa oxy đo lường bao nhiêu lượng huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu
mang oxy (O2).
Giá trị bình thường:
Áp suất riêng phần của oxy (PaO2): Lớn hơn 80 mm Hg (lớn hơn 10,6
kPa)
Áp suất riêng phần của carbon 35 - 45 mm Hg (4.6 - 5.9 kPa)
dioxide (PaCO2):
pH: 7,35 - 7,45

Bicarbonate (HCO3): 22 - 26 mmol / L (22 - 26 mEq / L)

Hàm lượng oxy (O2CT): 15 - 22 mL trên 100 mL máu (6,6 -


9,7 mmol / L)
Độ bão hòa oxy (O2Sat): 95% - 100% (0,95 - 1,00)

Câu 2: Trình bày qui trình phân tích kết quả khí máu động mạch.
- Kiểm tra tương thích bên trong và bên ngoài là việc phải làm trước phân tích kết quả
khí máu động mạch
- Phân tích rối loạn cân bằng kiềm toan:
Tương quan giữa Ph, PaCO2, HCO3- là then chốt trong cân bằng kiềm toan
Bệnh cảnh lâm sàng luôn là chứng cứ quan trọng cho chẩn đoán chính xác
- Phân tích oxy máu:
Nguyên nhân giảm oxi máu luôn phải tìm kiếm
Cả Hb, SaO2, PaO2 chứ không chỉ mỗi PaO2

Chương III: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG TIÊU HÓA”


BÀI 6: “NỘI SÔI ỐNG TIÊU HÓA”
Câu 1: Trình bày đặc điểm phân biệt hình ảnh nội sôi bình thường ở từng vị trí trên
ống tiêu hóa.
Thực quản: Một ống thẳng, hơi eo ở đoạn cổ và đoạn ngực. Sóng nhu động từ trên
xuống dưới rất đều đặn, mềm mại, niêm mạc thực quản màu hồng nhạt và nhẵn bóng.
Tâm vị: Một lỗ tròn, rộng, đóng kín và mở to rất đều đặn, mềm mại. Niêm mạc màu
hồng, thường có màu đỏ hơn niêm mạc thực quản.
Dạ dày:
Khi soi thấy dạ dày là một túi lớn mà phần đứng rộng hơn phần ngang. Quan sát thấy
sống nhu động chạy từ phần thân đến phần hang vị một cách đều đặn, mềm mại.
Niêm mạc dạ dày màu hồng, nhẵn bóng. Khi bơm hơi thường chỉ thấy niêm mạc ở
phần thân dạ dày. Phần hang vị, nếp niêm mạc mờ đi hoặc có khi chỉ là một mặt phẳng.
Giữa thân vị và hang vị được giới hạn bởi góc dạ dày (thuộc bờ cong nhỏ) là nơi thường
xảy ta tổn thương loét nhất khi soi cần chú ý.
Bờ cong nhỏ có phần đứng và phần ngang, niêm mạc nhẵn, màu hồng nhạt. Bờ cong
lớn có nhiều nếp niêm mạc rõ rệt nhất là vùng thân vị
Môn vị: một lổ tròn, đường kính từ 1-1,5cm, đóng mở đều đặn, mềm mại.
Tá tràng: Đoạn 1 tá tràng là đoạn tá tràng phình to nhất, nối tiếp sau môn vị, niêm mạc
hồng nhẵn, khi bơm hơi thường không nhìn thấy nếp niêm mạc. Đoạn 2 tá tràng niêm
mạc hồng nhẵn thường có nếp niêm mạc chạy ngang, nếu soi lâu hơn một chút ta sẽ
thấy núm bóng Valter.
Đại tràng: Trơn láng, bề mặt mịn, hệ thống mạch máu phân nhánh thấy khá rõ nhất là
ở trực tràng
Câu 2: Những yếu tố biến chừng nguy hiểm khi nội soi tiêu hóa trên và dưới.
Nội soi tiêu hóa trên:
- Nếu nội soi dạ dày bằng đường miệng, người bệnh có thể bị đau miệng, buồn nôn, đau
họng sau khi nội soi dạ dày.
- Nội soi bằng đường mũi tuy có an toàn hơn nhưng tình trạng đau mũi, chảy máu mũi
có thể xảy ra.
- Có thể bị rách thực quản, dạ dày, tá tràng dẫn đến đau bụng sau khi nội soi dạ dày.
Do khi nội soi, các bác sĩ sẽ cho ống nội soi đi từ mũi hoặc miệng người bệnh, xuống
thực quản và đến dạ dày, nếu không cẩn thận nó có thể cọ xát với niêm mạc thực quản,
niêm mạc dạ dày làm rách và chảy máu gây đau đớn cho người bệnh.
- Người bệnh có thể bị đau vùng ngực hoặc bị trào ngược dạ dày sau khi thực hiện nội
soi dạ dày.
- Có thể gây ra nhiễm trùng, gây nghẽn, chít hẹp dạ dày hoặc bị shock phản vệ sau khi
nội soi.
- Cảm giác chán ăn, khó nuốt, sụt cân nhẹ có thể xảy ra.
- Đối với các trường hợp sử dụng phương pháp nội soi dạ dày có gây mê, tình trạng
tụt huyết áp, khó thở, rối loạn nhịp tim có thể xảy ra.
Nội soi đại tràng:
Một số biến chứng của nội soi đại tràng bao gồm:
- Ống nội soi gây rách hoặc làm thủng thành đại tràng.
- Cắt bỏ polyp hoặc lấy mẫu sinh thiết có thể gây chảy máu, tuy nhiên mức độ
chảy máu không nhiều và có thể kiểm soát được.
- Có một số phản ứng với thuốc gây mê.
- Đau bụng nặng.
- Sốt, nôn mửa.
- Chóng mặt.
Chương IV: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN”
BÀI 9: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN”
Câu 1: Một bệnh nhân nữ, 28 tuổi, nặng 48kg, creatinin huyết thanh 1,5mg%, cystatin
C huyết thanh 1.7mg%. Ước tính độ lọc cầu thận dựa vào công thức ước đoán
Cockcroft-Gault, MDRD, CKD-EPI.
- Công thức Cockcroft-Gault:
(140 – tuổi) x Cân nặng (kg) x 0.85
Độ thanh lọc creatinin ước đoán (mL/ph)=
72 x Sce (mg/dl)

(140 – 28) x 48 x 0.85


=
72 x 1.5

= 42.31 mg/dl
- Công thức MDRD:
GFR = 175 x (Scr)-1.154 x (Tuổi)-0.203 x 0.742 = 175 x (1.5)-1.154 x (28)-0.203 x 0.742
= 41.35 (mL/phút/1.73m2)
- Công thức CKD-EPI:
eGFR = 130 x (Scr/0.7)-0.601 x (ScysC/0.8)-0.711 x (0.995)tuổi
= 130 x (1.5/0.7)-0.601 x (1.7/0.8)-0.711 x (0.995)28
= 41.81 (mL/phút/1.73m2)
Câu 2: Bệnh nhân nam 17 tuổi, cao 168cm, nặng 63kg, creatinin huyết thanh 1,7mg%,
creatinin nước tiểu 767mg/24h, thể tích nước tiểu 800ml/24h. Tính độ thanh lọc
creatinin sau khi hiệu chỉnh theo diện tích da.
Nồng độ Creatinin trong nước tiểu: 767/8=95.875mg/dl
Thể tích nước tiểu: 800ml/24h=800ml/24x60 phút=0.56 ml/phút
Độ thanh lọc creatinin: 95.875x0.56/1.7=31.58 ml/phút
Hiệu chỉnh theo DTD=31.58x1.73/((168x63)/3600)1/2
=31.86ml/phút/1.73m2 da
BÀI 10: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN TIẾT NIỆU NGOÀI THẬN”
Tìm các hình ảnh bất thường của soi bàng quang.

Hình 1: Sỏi bàng quang

Hình 2: Điều trị u bàng quang qua nội soi

Hình 3: Ung thư bàng quang


BÀI 11: “XÉT NGHIỆM DỊCH VÀ ĐIỆN GIẢI”
Hệ thống các hội chứng về bệnh lý tại thận bất thường trong kết quả tổng phân tích
nước tiểu.
- Hội chứng thận hư:
Dấu hiệu protein niệu tăng có ý nghĩa (3 g protein trong nước tiểu thu thập 24 giờ)
là dấu hiệu chẩn đoán (lượng bài tiết bình thường < 150 mg/ngày).
Ngoài ra, tỷ lệ protein/creatinine trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ước tính
một cách khá chính xác lượng protein/1,73m2 diện tích bề mặt da (BSA) trong mẫu
thu thập 24h.
Việc tính toán dựa trên mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ít tin cậy hơn khi sự bài tiết
creatinine ở mức cao (ví dụ như trong khi luyện tập thể dục thể thao) hoặc ở mức
thấp (ví dụ như trong hội chứng suy mòn). Tuy nhiên, tính toán dựa trên các mẫu
nước tiểu ngẫu nhiên thường được áp dụng hơn mẫu nước tiểu 24 giờ vì việc thu
thập nước tiểu thuận tiện hơn và ít bị sai sót hơn (ví dụ do thiếu tuân thủ); thuận tiện
hơn trong việc đánh giá sự thay đổi xét nghiệm trong quá trình điều trị.
Ngoài protein niệu, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện các trụ niệu (trụ hyalin,
trụ hạt, trụ mỡ, trụ sáp hoặc trụ tế bào biểu mô). Lipid niệu, sự hiện diện của lipid tự
do hoặc lipid trong các tế bào ống thận (thể mỡ tròn), trong các trụ (trụ mỡ) hoặc
dưới dạng các globulin tự do, gợi ý có bệnh cầu thận gây ra hội chứng thận hư. Có
thể phát hiện cholesterol trong nước tiểu dưới kính hiển vi quang học và biểu hiện
dưới dạng hình chữ thập Maltese dưới ánh sáng phân cực chữ thập, có thể phải sử
dụng nhuộm Sudan để hiển thị triglycerides.
- Hội chứng thận viêm:
Thiểu niệu: khối lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày thường gặp trong tuần đầu của
bệnh kéo dài 3-4 ngày, có thể tái phát trong 3-4 tuần. Một số trường hợp có thể thiểu
niệu vô niệu kéo dài
Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu 0,5-2g/ ngày, cần làm xét nghiệm protein niệu
24h để định lượng chính xác lượng protein mất qua nước tiểu. Là yếu tố để tiên lượng
bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị. Protein trong nước tiểu càng cao tiên lượng càng
nặng, ngược lại nếu protein trở về âm tính tức là bệnh được hồi phục
Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu còn có các dấu hiệu như hồng cầu niệu vi thể kéo dài
vài tháng, trụ niệu. Hồng cầu niệu là yếu tố tiên lượng bệnh viêm cầu thận mạn, hồng
cầu niệu vẫn dương tính thì nguy cơ bệnh tái phát vẫn còn
Hóa sinh máu: đánh giá chức năng thận qua ure và creatinin: thấy hai chỉ này không
tăng hoặc tăng không đáng kể. Tăng cao trường hợp kèm suy thận cấp tính. Nếu viêm
cầu thận tiến triển nhanh, tái diễn nhiều ure và creatinin tăng cao thường xuyên. Hóa
dinh còn có giảm protein máu, tăng lipid máu
Chương V: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG NỘI TIẾT SINH SẢN”
BÀI 12: “ĐỊNH LƯỢNG HOOCMON”
Câu 1: Sơ đồ hóa tóm tắt sự bài tiết tất cả hoocmon của các tuyến nội tiết và tác
dụng của chúng. Lưu ý: Có bao gồm cả sơ đồ các trục vùng hạ đồi - tuyến yên –
tuyến nội tiết và cơ chế feedback.

Vùng dưới đồi

CRH TRH GnRH GHRH PRH

Thùy trước tuyến yên Thùy sau tuyến yên


ACTH TSH FSH,LH GH PROLACTIN Vasopressin Oxytocin

Tuyến Tuyến Tuyến Xương Tuyến vú Huyết áp Co thắt tử

Điều hòa ngược


Thượng giáp sinh dục cung
Thận
T3/T4 Tăng trưởng

Aldosterone Testosteron Tiết sữa Các hoocmon


Glucocorticoid Progesteron ngoại biên

Androgen Estrogen
Epinephrine
Norepinephrine Điều hòa hoạt động
Cơ quan sinh dục
Tham gia các quá trình
điều hòa chuyển hóa phức tạp
Câu 2: Phân nhóm các hoocmon tan trong nước và tan trong dầu.
Hoocmon tan trong nước Hoocmon tan trong dầu
Hoocmon peptid như : Hoocmon của Hoocmon lipid như: glucocorticoids,
vùng hạ đồi, hoocmon tuyến yên, mineralocorticoids, androgen, estrogen,…
insulin, glucagon,… T3,T4
Catecholamine

Câu 3: Liệt kê các hoocmon có sự thay đổi theo nhịp sinh học ngày và đêm với chu kỳ
của chúng.
- Hormone tăng trưởng (GH) là hormon được giải phóng từ vùng dưới đồi, hoạt động
nhiều hơn vào ban đêm. Nồng độ hormone tăng trưởng cao nhất trong khoảng từ 2 giờ
đến 4 giờ sáng.
- Nồng độ cortisol trong tuần hoàn đạt mức cao nhất vào buổi sáng ngay trước khi thức
dậy. Cortisol giảm dần trong ngày, đạt mức thấp nhất khi ngủ sau nửa đêm.
- Sự tổng hợp và giải phóng melatonin vào ban đêm và bị ức chế bởi ánh sáng vào ban
ngày. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng, sự bài tiết
melatonin đạt đỉnh điểm và nồng độ trong máu tăng gấp 3–10 lần. Tuy nhiên, tiếp xúc
với ánh sáng vào ban đêm làm cho mức melatonin trong huyết tương giảm xuống.

BÀI 13: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA HOOCMON”
Câu 1. Download và in ra 1 mẫu ECG làm ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp
sau: Tăng kali máu, giảm kali máu, tăng canxi máu, giảm canxi máu. Phân tích
dấu hiệu cụ thể trên ECG để chẩn đoán từng rối loạn điện giải đó.

- Tăng kali máu:

Sóng T cao nhọn hẹp ở các chuyển đạo V3-V5


QT ngắn
- Hạ kali máu:
ST chênh xuống.

Đảo ngược sóng T.

Sóng U nhô.

Khoảng thời gian QU dài.


- Tăng canxi máu:

ST ngắn
QT ngắn
Sóng T ngắn liền kề sau QRS
- Hạ canxi máu:

ST kéo dài
QT kéo dài
BÀI 14: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG SINH SẢN”
Câu 1: Tìm sự khác nhau về tiêu chuẩn tinh dịch đồ năm 1999 và 2010 của WHO. Kết
quả bất thường tinh dịch đồ sẽ được chia thành các nhóm: Oligospermia,
Athesnozoopermia, Teratospermia…, ý nghĩa bệnh lý của từng nhóm là gì và còn
những nhóm bệnh khác?
- Sự khác nhau về tiêu chuẩn tinh dịch đồ năm 1999 và 2010 của WHO
Thông số WHO 1999 WHO 2010
Thời gian ly giải ≤ 30 phút 15-60 phút
Thể tích tinh dịch ≥ 2,0 ml ≥ 1,5ml
Độ pH ≥7,2-8 ≥7,2
Mật độ tinh trùng ≥ 20 x 106/ml ≥15 x 106/ml
Độ di động (a+b)≥50% (a+b)≥32%
a≥25% (a+b+c)≥40%
Hình thái bình thường ≥15% ≥4%
Tinh chất sống ≥75% tinh trùng sống ≥58% tinh trùng sống
Bạch cầu ≥ 1 triệu tế bào/ml
- Ý nghĩa bệnh lý của các nhóm kết quả:
Oligospermia: là tình trạng số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường, theo nhiều mức
độ như nhẹ, trung bình, nặng hoặc nghiên trọng.

Athesnozoopermia : Tinh trùng kém di động hay tinh trùng suy nhược là khi một tỷ lệ
lớn tinh trùng di chuyển không bình thường. Đây cũng là một dạng tinh trùng bất
thường. Tinh trùng bình thường sẽ phải di chuyển theo đường thẳng hoặc hình vòng
tròn.
Teratospermia: Tinh trùng dị dạng. Kết quả này là khi tinh trùng bình thường chỉ nằm
trong khoảng 4% trên tổng mẫu tinh trùng.
Azoospermia: Kết quả "không có tinh trùng" là khi xét nghiệm tinh dịch đồ không tìm
được tinh trùng trong ít nhất 2 mẫu liên tiếp. Kết quả khẳng định hơn khi các bác sĩ đã
thực hiện ly tâm thu căn mà vẫn không tìm được tinh trùng.

Cryptozoospermia: Tinh trùng ít, đây là kết quả nếu xét nghiệm thấy mật độ tinh trùng
trong mẫu khá thấp. Thậm chí có những trường hợp áp dụng phương pháp ly tâm mẫu
sẽ thấy có rất ít tinh trùng sống. Điều này sẽ đưa đến khả năng rất có thể bạn sẽ bị vô
sinh tạm thời.

Aspermia: là tình trạng không xuất tinh và không có tinh trùng. Không giống như chứng
không có tinh trùng (Azoospermia), có xuất tinh tinh nhưng trong tinh dịch không có
tinh trùng. Với aspermia, người đàn ông có thể đạt cực khoái, nhưng không xuất tinh.
Hypospermia: Tinh dịch ít, tình trạng này thể hiện qua tổng lượng xuất tinh thấp (ít
hơn 1,5 ml dung dịch). Tinh dịch ít có thể do nhiều nguyên nhân, tương tự như bệnh
Aspermia, nhưng phổ biến nhất là do xuất tinh ngược dòng. Đây là tình trạng tinh dịch
đi ngược vào bàng quang thay vì đi ra ngoài theo đường niệu đạo.
Oligoasthenoteratozoospermia (OAT): là khi tất cả các thông số của tinh trùng gồm số
lượng, khả năng di chuyển và hình dạng đều bất thường. Đây là nguyên nhân phổ biến
nhất của vô sinh nam. Bệnh có 3 thể: nhẹ, trung bình và nặng.
Leukocytospermia: là tình trạng một số lượng lớn các tế bào bạch cầu xuất hiện trong
tinh dịch. Đây còn được gọi là tình trạng mủ tinh dịch (pyospermia).
Câu 2: Tìm hiểu cụ thể thêm về BISHOP trong thăm dò về thai kỳ.
Bishop là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong sản khoa để đánh giá mức
độ sẵn sàng của cổ tử cung giúp các bác sĩ kích thích chuyển dạ của sản phụ. Chỉ số
Bishop hay điểm số tử cung là một hệ thống tính điểm số giám sát cổ tử cung trước
khi dao động để hỗ trợ trong việc dự đoán chuyển dạ và sử dụng để đánh giá khả
năng sinh non tự phát của mỗi thai phụ.
Chỉ số Bishop trong sản khoa sẽ được đánh giá dựa theo các tiêu chí sau đây:
- Độ mở của cổ tử cung (Tính theo centimet).
- Mật độ của cổ tử cung.
- Độ lọt của thai nhi.
- Độ xóa của cổ tử cung (%).
- Hướng của cổ tử cung.

Nếu như chỉ số Bishop > 6 điểm thì sản phụ có nguy cơ bị đẻ non cao, lúc này các mẹ
phải thật sự cẩn thận và thường xuyên đi kiểm tra theo dõi.

Còn nếu chỉ số Bishop > 9 điểm thì sản phụ sẽ chuyển dạ.

Lưu ý là khi xét nghiệm chỉ số bishop chúng ta sẽ cộng 1 điểm cho các trường hợp là
con dạ và trừ 1 điểm cho các trường hợp là con so.

Chỉ số Bishop thu được là một dãy từ 0 – 13 điểm được đưa ra nhằm đánh giá tình
trạng của cổ tử cung. Ý nghĩa của mỗi chỉ số trong sản khoa như sau:

- Nếu chỉ số Bishop > 6 đồng nghĩa với việc cổ tử cung của mẹ đã sẵn sàng để chuyển
dạ sinh em bé. Còn chỉ số < 6 cổ tử cung của mẹ chưa sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ.

- Nếu tổng số điểm là 10 điểm, thì dự đoán mẹ bầu sẽ chuyển dạ trong vòng 2 – 3 giờ
tới.

- Nếu tổng số điểm từ 7 – 9 điểm, dự đoán mẹ bầu sẽ chuyển dạ trong vòng 8 giờ tới.

- Nếu tổng số điểm từ 5 – 6 điểm mẹ bầu cần theo dõi thêm bởi chưa hẳn có thể hạ
sinh, sinh khó.

- Nếu tổng số điểm của chỉ số Bishop < 5 điểm, mẹ bầu cần được sử dụng thêm phương
pháp hỗ trợ để hỗ trợ tử cung để chuyển dạ.
Chương VI: “THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẦN KINH CƠ”

BÀI 15: “ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH CƠ”

Trình bày khái quát các thăm dò chức năng thần kinh đã được học và các chỉ định thực
hiện tương ứng.

Điện não đồ: là điện thế hoạt động do vỏ não phát ra.
Sóng α: 8-13 c/s hình sin, xuất hiện rõ vùng sau của não (đỉnh, chẩm, thái dương sau)
khi nhắm mắt, còn khi mở mắt gây hiệu ứng Berger.
Sóng β: 14-30 c/s không có nhịp đều đặn như nhịp α, chủ yếu vùng trán và vùng trung
tâm. Bị ức chế khi kích thích vận động và xúc cảm, tăng khi uống thuốc ngủ, thuốc
giảm đau và thuốc bình thản.
Sóng θ: 4-7 c/s chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi sau đó giảm đần ở người lớn, rất ít ở
vùng trán - thái dương, vùng trung tâm, đến tuổi trưởng thành thì không còn sóng. Như
vậy sóng xuất hiện ở tuổi trưởng thành hay ở vị trí ngoài vùng nói trên đều là bệnh lý,
gặp trong teo não, u não, viêm não, động kinh.
Sóng δ: 0,5-4 c/s bình thường có ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi. Trên 3 tuổi nếu có là bệnh
lý.
Chỉ định đo điện não đồ:
- Động kinh (quan trọng nhất)
- Rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.
- Hôn mê.
- U não.
- Đáng giá sự trưởng thành não.

Điện cơ đồ: Nhằm mục đích xác định thiếu sót vận động do cơ hay do thần kinh, định
khu tổn thương (thân, đám rối, rễ), biết được loại tổn thương (sợi vận động, cảm giác,
sợi có myelin hay không. Nếu làm nhiều lần đánh giá được tiến triển và tiên lượng. Có
khi kích thích lặp lại để đánh giá bệnh lý thần kinh cơ như giảm dần biên độ trong
nhược cơ, còn tăng biên độ các sóng ghi được trong bệnh Lambert-Eaton.

Chỉ định thực hiện:


- Bệnh nhân gặp các tổn thương cơ do thần kinh hoặc do bệnh lý về cơ như tổn thương
nhu mô cơ (bệnh lý cơ, viêm cơ) hoặc các bệnh lý khác;
- Chỉ định thực hiện nhằm hỗ trợ trong việc chẩn đoán và theo dõi:
+ Những rối loạn chỗ nối thần kinh cơ do bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ gây ra;
+ Tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương như: chấn thương cột sống- tủy
sống, chấn thương dây thần kinh.
- Xác định định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng
ống cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động,...
Chống chỉ định:
Kỹ thuật ghi điện cơ sẽ không được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân đang uống
thuốc điều trị, trong đó có thuốc chống đông như Warfarin và Heparin.

Điện dẫn truyền thần kinh (NCS): Khảo sát tốc độ dẫn truyền dây thần kinh chính là
một phần khác của điện cơ, nó sử dụng các điện cực để gắn lên da giúp đo tốc độ và
khoảng cách của các tín hiệu dẫn truyền giữa hai hay nhiều điểm.
Thăm dò lưu lượng máu não
Bằng phương pháp không chảy máu được tiến hành như sau: bệnh nhân hít Xenon 133
sau 1-2 phút hít khí tự do rồi đo sự giảm hoạt tính phóng xạ bằng các bộ phận nhận
cảm đặt ở da đầu.
Như vậy ghi được đường cong về độ thanh thải phóng xạ cho phép thu được lưu lượng
ở các điểm ghi. Các thông số ghi được biểu thị bằng hoạ đồ màu từng điểm, nếu màu
xanh và lơ là lưu lượng thấp, vàng và đỏ là lưu lượng cao. Bình thường lưu lượng trung
bình 55ml/phút/100g não, ở võ não và nhân xám khoảng 75 ml còn ở chất trắng là
35ml/phút/100g não.
Thăm dò này cho biết được vùng thiếu máu và mức độ thiếu máu trong thiếu máu cục
bộ não, ngoài ra còn thấy giảm trong bệnh lý sa sút trí tuệ ít nhất 30% như trong bệnh
Alzheimer (vùng thái dương), bệnh Pick (vùng trán hai bên), trong động kinh lại thấy
tăng lưu lượng ở ổ tiên phát.
Cắt lớp bằng phát positron
Phương pháp này cho phép đo lưu lượng cục bộ cũng như sự tiêu thụ O2 và glucoza
trong não, như vậy cho ta thấy sự liên quan giữa sự tưới máu và chuyển hoá.
Nguyên tắc đưa vào bệnh nhân một chất đánh dấu phóng xạ phát positron, rồi máy ghi
hình vành cho phép khu trú các positron trong vùng nghiên cứu. Phương pháp này
nghiên cứu chức năng não, bệnh lý mạch não, sa sút trí tuệ nhất là bệnh Alzheimer
(giảm chuyển hoá vùng đỉnh-thái dương-chẩm rất rõ đó là vùng lưu hội). Xét nghiệm
này còn là một xét nghiệm đắt tiền nên chỉ dùng trong nghiên cứu sâu mà thôi.
Hoạ đồ điện não
Hoạt động điện não được coi như một quá trình liên tục của các biên độ khác nhau theo
thời gian với điện não đồ, chỉ phân tích được 5% thông số bằng mắt thường, còn theo
phương pháp này cho phép phân tích toàn bộ các thông số. Qua 16 chuyển đạo điện
não có thể có một hoạ đồ với các màu khác nhau về đậm độ, diện tích... tương ứng với
nhịp trên mỗi vùng da đầu, nó cho phép thăm dò chức năng định khu và động học. Nếu
vùng nào có màu đen là hoạt động kém, còn màu hoa cà là nói lên sự bão hoà.

You might also like