You are on page 1of 52

MRI

Tổ 27 – lớp KTHA22
Danh sách thành viên
● Phạm Ý Nhi ● Phạm Như Quỳnh
● Võ Thị Yến Nhi ● Vũ Nguyễn Trúc Quỳnh
● Hoàng Thị Quỳnh Như ● Nguyễn Tấn Sáng
● Nguyễn Minh Quỳnh Như ● Lê Thành Tài
● Trần Thị Ngọc Như ● Nguyễn Hồng Thanh
● Nròng Ka' Nhủys ● Hoàng Đình Thành
● Bùi Tiến Phúc ● Nguyễn Mai Thảo
● Huỳnh Đặng Diễm Phúc ● Phạm Ngọc Thanh Thảo
● Trần Đình Mai Phương ● Trần Thị Kim Thảo
● Huỳnh Minh Quân ● Vũ Nguyễn Như Thảo
● Nguyễn Anh Quảng ● Đinh Ngọc Minh Thư
Nội dung
04 Nguyên lý hoạt động
01 Khái niệm
05 Quy trình chụp
02 Lịch sử hình thành
06 Ứng dụng
03 Cấu tạo MRI
07 An toàn khi sử dụng
01
KHÁI NIÊM
.
Khái niệm

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chẩn


đoán hình ảnh không xâm lấn được sử dụng để
phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
MRI đặc biệt hiệu quả để kiểm tra hình ảnh các
mô mềm và bộ phận không có xương.
1
Một số loại cộng hưởng
2
từ phổ biến:

1. Chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI)


2. Chụp cộng hưởng từ mạch máu não
3 (MRA)
3. Chụp tĩnh mạch đồ cộng hưởng từ (MRV)
4. Chụp cộng hưởng từ tim(MRI)
5. Chụp cộng hưởng từ tuyến vú
4

5
02 , ,
MRI
LICH
. SU HÌNH
THÀNH
Tổ 27 – lớp KTHA22
Lịch sử hình thành máy MRI

Đầu thế kỷ XX
Tháng 9/1971
Sự khởi đầu cho lịch
sử hình thành máy Hình ảnh cộng
MRI hưởng từ được
Năm 1946 phát minh
Đầu những năm
1980
Nguyên lý cộng
hưởng từ hạt nhân Máy quét MRI lâm
được phát hiện được sàng đầu tiên được
ứng dụng rộng rãi từ lắp đặt để tạo ảnh
năm 1950. cơ thể người
Lịch sử hình thành máy MRI

Năm 1987
Tích hợp nhiều hệ thống chẩn
MRI được ứng dụng trong chẩn đoán lại với nhau (hybrid) như
đoán các bệnh lý tim mạch PET/MRI, SPECT/MRI nhằm
Năm 1993 tận dụng lợi thế của cả
chẩn đoán chức năng
Ứng dụng MRI để chẩn đoán các và cấu trúc giải phẫu.
bệnh lý não thần kinh.
, 03
CÂU TAO.
MÁY MRI
,
Câu tao.
Khối nguồn tạo ra từ trường Một cuộn tạo từ trường biến
mạnh bằng nguồn điện cao thiên (the gradient coil)
áp, cao dòng hình thành nam
châm điện (magnet)

Một cuộn truyền các xung Một cuộn thu các xung RF
RF (cuộn cảm phát) (cuộn cảm thu)

Máy tính và các phụ kiện để Lồng faraday để cản sóng RF


quản lý nam châm, bộ phát bên ngoài ảnh hưởng MRI
thu, và cuộn tạo từ trường
biến thiên
,
Câu tao.
Về mặt phần cứng, thiết bị
MRI thường gồm các bộ phận
chủ yếu như sau:

( hình ảnh cấu tạo bên ngoài của MRI)


,
Câu tao.

(hình ảnh bên trong cắt dọc của MRI)


,
Câu tao.
Khối nguồn tạo ra từ trường mạnh bằng nguồn
điện cao áp, cao dòng hình thành nam châm
điện (magnet)

Nam châm này sẽ tạo ra từ


trường B0 đồng nhất (cố
định) ở không gian bên
trong ống trụ này.
Chúng ta thường nghe nói
MRI 1.5T, thì 1.5T (Tesla,
đơn vị đo từ thông) chính là
giá trị B0.
,
Câu tao.
Một cuộn tạo từ trường biến
thiên (the gradient coil) tạo
ra các từ trường tĩnh theo
thời gian, nhưng thay đổi
theo không gian.
Tương ứng với ba trục X, Y, Z là ba
cuộn dây X, Y, Z (X coil, Y coil, Z
coil), tạo ra các từ trường biến thiên
Gx, Gy và Gz. Các từ trường biến
thiên theo không gian này cần để chọn
lớp cắt.
,
Câu tao.
Một cuộn phát thu sóng điện
từ RF (radiofrequency coil):
để phát ra xung điện từ B1 làm xoay
từ trường M ra khỏi chiều của từ
trường B0 và để thu nhận tín hiệu
cộng hưởng do quá trình xoay của
từ trường M về lại chiều ban đầu
dưới tác dụng của B0.
Cấu tạo của cuộn này có thể thay
đổi tuỳ thuộc theo cơ quan cần quan
tâm để đạt được hình ảnh tốt nhất về
cơ quan đó.
,
Câu tao.
Máy tính và các phụ kiện
để quản lý nam châm, bộ
phát thu, và cuộn tạo từ
trường biến thiên: để xử lý và
lưu trữ tín hiệu cộng hưởng từ; và
để tái tạo, lưu trữ và hiển thị ảnh.
,
Câu tao.
Máy MRI không cần
đặt trong phòng được
bọc chì hoặc vật liệu
ngăn tia X như máy
Xquang, CT. Tuy nhiên
phòng đặt MRI cần
được lót đồng nhằm tạo
hiệu ứng “lồng
Faraday” (Faraday
cage) để ngăn sóng
điện từ phát ra ngoài.
04
NGUYÊN LÝ
HOAT
. ĐÔNG
.
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các

-Sự quay quanh trục của các


Proton +
hạt tạo thành một momen
góc gọi là spin
Neutron - -Các H+ có từ trường theo
hướng khác nhau, triệt tiêu
nhau, tổng từ tính bằng 0
Electron -Cơ thể chủ yếu là nước (60-
70%), H+ mang từ tính => có
momen từ lớn => Hệ quả
Bước 1: Đặt cơ thể vào một nơi có từ trường
mạnh:

-Các H+ sẽ có từ trường
song song với nhau
Bước 2: Phát sóng Radio vào bệnh nhân
-Nếu phát sóng Radio có tần số thích hợp (RF) vào cơ thể: lúc này từ trường
của các H+ sẽ bị đẩy theo hướng ngang. Hiện tượng này gọi là hiện tường “từ
hóa ngang”
Bước 3: Tắt sóng Radio
- Lúc này từ trường của lại trở về vị trí thẳng lúc đầu 
chúng sẽ bức xạ năng lượng dưới dạng các tín hiệu tần số
vô tuyến Các tín hiệu này sẽ được cuộn thu nhận tín
hiệu (receiver coil) của máy ghi lại (tín hiệu ảnh T1)
- Các proton đang đảo theo hướng ngang sẽ dần trở lại
hướng dọc của từ trường ngoài khi tắt sóng radio Từ
hoá ngang giảm dần về không, gọi là thư duỗi ngang, thể
hiện bằng khoảng thời gian T2, các tín hiệu nó phát ra
được ghi lại để tạo ảnh T2.

Mối liên hệ giữa thời gian T1 (hình trên), T2 (hình


dưới) với mức độ từ hoá và cường độ tín hiệu trên phim
chụp.
-Sau khi tắt sóng radio, các tín hiệu dòng điện thu
được cũng giảm dần về không. Định vị các tín hiệu
này dựa vào tình trạng chênh lệch từ lực dọc theo
khung máy.
-Trong quá trình thư dãn (trở lại) của từ hoá dọc,
các mô khác nhau sẽ có mức từ hoá khác nhau. Mô
với giá trị T1 ngắn hơn sẽ có tốc độ tăng lại từ hoá
dọc nhanh hơn. Do vậy, trong suốt thời gian này
nó có mức từ hoá cao hơn, tạo tín hiệu mạnh hơn
và xuất hiện trên ảnh sáng hơn.

-Trong quá trình phân rã sự từ hoá ngang, các mô khác nhau có mức từ hoá khác nhau do đó
tốc độ phân rã khác nhaU. Giá trị T2 dài tức mô có mức nhiễm từ cao, tạo ra tín hiệu mạnh
hơn và sáng hơn trong ảnh so với mô có giá trị T2 ngắn. Tại thời điểm bắt đầu chu kỳ, không
có tương phản T2, nhưng tương phản T2 tăng dần trong quá trình thư dãn.
Hình trên: Biểu đồ mô tả giá trị từ hóa dọc (các
đường đi lên) và từ hóa ngang (các đường đi
xuống) của các mô khác nhau, người ta chỉ cần
xác định thời gian giá trị từ hóa dọc (T1) và từ
hóa ngang (T2) đạt 63% giá trị của nó, thời gian
đó sẽ được thể hiện bằng mức thang xám khác
nhau trên hình ảnh.
-Như vậy phương thức tạo ảnh MRI có hai pha
khác nhau. Một pha đi cùng với sự từ hoá dọc
(tạo ảnh T1) và pha kia đi cùng với sự từ hoá
ngang (tạo ảnh T2)

-Thời gian T1 bao giờ cũng lớn hơn T2 gấp 2 lần, hoặc 5 lần, hoặc 10 lần. T1 và T2 phụ
thuộc vào loại cấu trúc của cơ thể và từ lực của từ trường ngoài. Nước có T1 dài, mỡ có T1
ngắn.
Hình bên: Quá trình kích thích hạt nhân bằng sóng có tần số radio (RF) để tạo
hiện tượng từ hóa ngang và quá trình thư dãn sau khi tắt sóng radio làm các vec
tơ từ trở về theo hướng dọc. Từ hóa ngang giảm dần gọi là thư
duỗi ngang và bức xạ năng
lượng dưới dạng tính hiệu
sóng radio, năng lượng này
thu được cho phép máy ghi
được tín hiệu để tạo ảnh (tín
hiệu thu được tạo ảnh T2).
Bước 4: Dựng ảnh bằng tín hiệu ghi được
Để thực hiện cường độ tín hiệu thu được phân bố trên
một lớp cắt, người ta áp dụng phương pháp toán học của
Fourrier để chuyển các tín hiệu thu được thành những
thông tin trong không gian
 quá trình tạo ảnh giống Ctscanner

- Do tín hiệu thu được bắt nguồn từ các proton của các
nguyên tử trong mô  độ phân giải của ảnh MRI lớn Hình trên: Tóm tắt các bước chụp MRI (FT
hơn ảnh CTscanner rất nhiều, ảnh rõ nét hơn và cho phép là phương pháp toán học của Fourrier).
dựng các ảnh dọc, ảnh ngang, ảnh chéo, ảnh không gian
ba chiều, có chất lượng cao.
Một số khái niệm trong quá trình tạo ảnh:
TR, TE, T1W, T2W, PD và PDW:
+ T1: còn gọi là thời gian hồi giãn óc, có giá trị khoảng 100
ms – 3000ms
+ T2: còn gọi là thời gian giãn ngang, có giá trị khoảng
40 – 200ms
- + TR: là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thư dãn dọc đến
khi mức độ từ hóa của mô được đo để tạo ra tương phản
- + TE: là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thư dãn ngang
đến khi mức độ từ hóa của mô được
đo để tạo ra tương phản
- + PD: là ảnh khảo sát mật độ proton
05
QUY TRÌNH CHUP
.
1. Trước khi chụp:
- Cần xem xét về việc có được chụp cộng hưởng từ (MRI) hay không
đối với các bệnh nhân thuộc các nhóm:
 Đang mắc một số bệnh lý mạn tính như bệnh thận, bệnh gan, hen suyễn…
 Bệnh nhân có kim loại trong người như các đinh nẹp xương, van tim nhân
tạo, khớp xương, chỏm xương nhân tạo, các kẹp mạch máu,...
 Bệnh nhân có thiết bị điện tử như máy trợ thính, máy tạo nhịp tim nhân
tạo.
 Vừa mới thực hiện một ca phẫu thuật.
 Dị ứng với thực phẩm hay thuốc.
 Đang mang thai, hoặc có khả năng mang thai.
Yêu cầu:
 Người bệnh sẽ được thay trang phục
chuyên dùng chụp MRI.
 Loại bỏ những thứ có thể ảnh hưởng đến
hình ảnh từ tính (trang sức, kẹp tóc, kính
mắt gọng kim loại, tóc giả, răng giả, máy
trợ thính, áo lót có gọng…), các thiết bị
điện tử (thẻ tín dụng, chìa khóa từ, điện
thoại, đồng hồ đeo tay…) tránh nguy
hiểm cho người bệnh trong thời gian
chụp.
 Nằm lên máy theo tư thế thoải mái nhất
và bắt đầu chụp.
2. Trong khi chụp:
Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ chuẩn đoán sẽ
có chỉ định tiêm thuốc cản quang hay thuốc đối
quang tử hoặc không
- Đặt bệnh nhân lên bàn khám có thể di chuyển
được. Có thể sử dụng dây đai và đai đeo để giúp
bệnh nhân nằm yên và giữ đúng vị trí trong khi
chụp.
- Kỹ thuật viên có thể đặt các thiết bị có chứa các
cuộn dây có khả năng gửi và nhận sóng vô tuyến
xung quanh hoặc bên cạnh khu vực cơ thể được
kiểm tra.
2. Trong khi chụp(tt):
- Thời gian chụp dao động trong khoảng
15 đến 30 phút. Trong thời gian này máy
sẽ phát ra âm thanh, nếu quá ồn kỹ thuật
viên sẽ cung cấp nút tai hoặc tai nghe.
- Trong trường hợp chụp cộng hưởng từ
cho trẻ em kỹ thuật viên có thể gây mê
cho bé ngủ trong quá trình thực hiện. Đối
với trường hợp gây mê thì bệnh nhân phải
nhịn ăn trước 6 tiếng để kết quả chụp
được tốt nhất. Sau quá trình chụp cho bé
ăn uống sinh hoạt bình thường.
3. Sau khi chụp:
- Sau khi đã nhận được những
hình ảnh đạt yêu cầu, kỹ thuật
viên hoặc nhân viên y tế sẽ đỡ
người khám dậy,…
- Một số bệnh nhân xuất hiện
tình trang choáng sau khi chụp
cần ở lại để theo dõi cho đến khi
hoàn toàn tỉnh táo.
06 , ,
,
MÔT
. SÔ UNG ,
DUNG
. CUA MRI
1. MRI nguyên cứu về các chức năng (FMRI)
2. MRI nguyên cứu về khuyết tán và tưới máu
(DIFFUSION & PERFUSION MRI )

DIFFUSION PERFUSION
3. Phổ cộng hưởng từ ( MRS )
LƯU Ý

CHỈ ĐỊNH TRONG CÁC BỆNH VỀ :

. HỆ THẦN KINH : Hố sọ sau, tuyến yên, tủy sống, bệnh lý chất trắng
. BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP

. BỆNH LÝ TIM MẠCH


. BỆNH LÝ CÁC CƠ QUAN KHÁC : đầu mặt cổ, bụng, chậu
Ưu điểm và nhược điểm khi chụp công hưởng từ
Ưu điểm:

• Đây là phương pháp không xâm lấn có tác dụng trong việc chẩn đoán bệnh.
• Một trong những đặc điểm nổi trội của MRI là quan sát đặc điểm bên trong cơ thể con
người theo cách không xâm lấn. Máy MRI không gây hại hoặc nguy hiểm cho cơ thể
trong suốt quá trình quét.
• Ưu điểm thứ hai, cho ra nhiều loại hình ảnh và góc độ của một vùng duy nhất trên cơ thể
mà bệnh nhân không cần phải di chuyển trong quá trình quét.
• Cuối cùng, nhờ sử dụng hơn 250 sắc thái xám để phân biệt các phần khác nhau của
mô,mà máy quét MRI tạo ra hình ảnh chất lượng rất cao, rõ ràng và dễ đọc.
Ưu điểm và nhược điểm khi chụp công hưởng từ
Nhược điểm
• Tương tự như các loại thiết bị y tế khác, máy chụp cộng hưởng từ cũng có một số nhược
điểm mà đôi khi, bệnh nhân lẫn bác sĩ phải khá thận trọng, đó là:
• Một lần chụp MRI tốn rất nhiều thời gian nên không thích hợp cho các trường hợp cấp cứu
hoặc cần ít thời gian.
• Đòi hỏi bệnh nhân bất động tuyệt đối: vì chỉ cần một cử động nhỏ cũng có thể khiến toàn
bộ hình ảnh bị biến dạng. Một khi hình ảnh bị biến dạng, quá trình quét phải thực hiện lại
từ đầu.
• Quét MRI gây ra tiếng rất lớn nên bệnh nhân phải bịt tai trong quá trình chụp.
• Máy MRI rất đắt nên chi phí mỗi lần chụp cũng rất tốn kém
07
VẤN ĐỀ AN TOÀN
CỦA MÁY MRI
Một số vấn đề an toàn cần được lưu ý:

1. Tác động của từ trường


4. Nguy cơ nhiễm từ trường
2. An toàn điện
5. Trường hợp tiêm thuốc tương phản từ
3. Tác động của sóng vô tuyến
1. Tác động của từ trường
• Bệnh nhân không được mang các vật
dụng có kim loại như đồ trang sức,
đồng hồ, kẹp tóc, máy điện thoại di
động,... vào phòng chụp MRI .
• Bệnh nhân cần thông báo cho nhân
viên phòng chụp MRI về việc: có đặt
máy tạo nhịp tim, dùng van tim nhân
tạo, dùng máy trợ thính, cấy ghép
thiết bị điện tử, đinh nội tủy hay sử
dụng kim loại kết hợp xương,... vì
mọi vật kim loại cần được lấy ra
khỏi cơ thể trước khi chụp MRI
2. An toàn điện
Máy MRI sử dụng điện do hoạt động của từ trường . Do đó, nó cần
được cấp điện và kết nối đúng cách để đảm bảo an toàn cho bệnh
nhân và nhân viên y tế.
3. Tác động của sóng vô tuyến
Máy MRI sử dụng sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh, do đó, nó
có thể gây ra tác động đến các tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên,
các tác động
này thường
không đáng
kể và không
gây hại cho
sức khỏe.
4. Nguy cơ nhiễm từ trường
Máy MRI sử dụng từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh, do đó, có nguy cơ bị
nhiễm từ trường. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp và chỉ xảy ra đối với
những người làm việc trong môi trường MRI trong thời gian dài.
5. Trường hợp tiêm thuốc tương phản từ

• Nhân viên y tế sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng uống, tiền sử bệnh thận
trước khi chụp và hướng dẫn ký giấy cam kết. Thuốc tương phản từ hoàn
toàn không gây độc cho cơ thể.
• Nhưng thuốc này có thể gây dị ứng với các biểu hiện như nhức đầu,
chóng mặt, buồn nôn, nôn, tê rần tay, chân và nổi mẩn ngứa. Song so với
tác dụng dị ứng của thuốc cản quang thì thuốc tương phản từ có tỷ lệ gây
dị ứng ít hơn 6 lần. Các tác dụng ngoại ý này thường nhẹ và mất hẳn sau
khi dùng thuốc chống dị ứng..
THANKS!
Do you have any questions?

CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, and includes


icons by Flaticon, and infographics & images by Freepik
Ò
NGUÔN
1. Khái niệm
○ https://www.umcclinic.com.vn/chup-cong-huong-tu-mri-uu-nhuoc-diem-luu-y-khi-nao-can-chup

2. Lịch sử hình thành


○ https:// medicalvietnam.vn/mri-la-gi-co-so-ly-thuyet-cau-tao-va-ung-dung-cua-may-chup-cong-huong-tu

○ https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_magnetic_resonance_imaging

3. Cấu tạo máy


○ http://www.diavatly.com/index.php/khkt/khoahoc/241-thit-b-cng-hng-t-ht-nhan-mri-magnetic-resonance-image

4. Nguyên lý hoạt động

https://hahoangkiem.com/can-lam-sang/nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-mri-335.html

https://youtube.com/shorts/PG-mj4MDJl4?si=yB0aHuFdpP6aTTYx
3. Cấu tạo máy
○ http://www.diavatly.com/index.php/khkt/khoahoc/241-thit-b-cng-hng-t-ht-nhan-mri-magnetic-resonance-image

Ò
4. Nguyên lý hoạt động
NGUÔN
5. Quy trình chụp
○ https://tamanhhospital.vn/chup-cong-huong-tu-mri/

○ https://benhdotquy.net/chup-mri-cho-tre-nhu-the-nao-va-can-chuan-bi-nhung-gi
/#5_Quy_trinh_chup_MRI_cua_con_ban_dien_ra_nhu_the_nao

6. Ứng dụng
○ https://soha.vn/giai-ma-suy-nghi-bang-ky-thuat-quet-nao-20221027142932692.htm?fbclid=IwAR1YBXZlJdNVdzL4QM
z68fI-l1LrsEepLnfCDvNQgyWt_F0jooHMVTAVjWk
○ https://www.researchgate.net/figure/MRI-perfusion-diffusion-mismatch-The-small-lesion-on-diffusion-weighted-imaging-
DWI_fig2_261605170?fbclid=IwAR0CRRtNJrcphfRxd3ds7R2Bj_LEWZXD3lhQJrVb8Meo6msKpVvK5t_cxNI
○ https://mriquestions.com/mri-vs-mrs.html?fbclid=IwAR2AnvHJX1m0sOw2wVQdLhc0i_KLvUq12MZInjKdp0Mw0ISh
N78t2DEvrVM
○ https://mriquestions.com/mri-vs-mrs.html?fbclid=IwAR2AnvHJX1m0sOw2wVQdLhc0i_KLvUq12MZInjKdp0Mw0ISh
N78t2DEvrVM
○ https://tamanhhospital.vn/chup-cong-huong-tu-mri/

○ https://benhdotquy.net/chup-mri-cho-tre-nhu-the-nao-va-can-chuan-bi-nhung-gi
Ò
NGUÔN
/#5_Quy_trinh_chup_MRI_cua_con_ban_dien_ra_nhu_the_nao

6. Ứng dụng
○ https://soha.vn/giai-ma-suy-nghi-bang-ky-thuat-quet-nao-20221027142932692.htm?fbclid=IwAR1YBXZlJdNVdzL4QM
z68fI-l1LrsEepLnfCDvNQgyWt_F0jooHMVTAVjWk
○ https://www.researchgate.net/figure/MRI-perfusion-diffusion-mismatch-The-small-lesion-on-diffusion-weighted-imaging-
DWI_fig2_261605170?fbclid=IwAR0CRRtNJrcphfRxd3ds7R2Bj_LEWZXD3lhQJrVb8Meo6msKpVvK5t_cxNI
○ https://mriquestions.com/mri-vs-mrs.html?fbclid=IwAR2AnvHJX1m0sOw2wVQdLhc0i_KLvUq12MZInjKdp0Mw0ISh
N78t2DEvrVM
○ https://mriquestions.com/mri-vs-mrs.html?fbclid=IwAR2AnvHJX1m0sOw2wVQdLhc0i_KLvUq12MZInjKdp0Mw0ISh
N78t2DEvrVM

7. An toàn khi sử dụng


○ https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/khi-nao-ban-can-chup-cong-huong-tu-mri/

You might also like