You are on page 1of 4

VÀI NÉT LỊCH SỬ

Tia X được tìm ra bởi nhà vật lý nổi tiếng người Đức tại thành phố Wiirzburg – CHLB Đức năm 1896:
Rơngen.

Ngay sau đó vài tuần, vào khoảng giữa tháng 1 – 1896, tia X đã được sử dụng để chụp phim răng do các
nhà vật lý thực hiện – được chụp các răng hàm trên.

Nha sĩ Walkhoff ở Braunschweig đã dùng phim chụp ảnh cắt ra và gói lại để đưa vào miệng và giáo sư
vật lý Giesel đã thực hiện chụp phim kéo dài 25 phút.

Trên phim này chỉ có thể thấy thân của răng tiềm hàm và răng hàm và một phần chân răng.

Vào đầu tháng 6, ngày 2/2/1896, tại Viện vật lý Frankfurt, giáo sư Kơnig đã chụp phim răng cửa hàm trên
của mình mất 9 phút, hàm dưới mất 5 phút, trêm phim của răng trên đã thấy được miếng trám. Theo
quan điểm hiện tại những hình ảnh X quang này không có giá trị chẩn đoán, nhưng nó làm sáng tỏ một
vấn đề mà ngày nay chúng ta nghĩ hiển nhiên rằng: có thể dùng tia X để chụp phim răng và cám ơn
những người với lòng say mê và sự hy sinh của mình đã chỉ ra rằng có khả năng sử dụng tia X trong nha
khoa.

Walkhoff vẫn tiếp tục công việc của ông với những cải tiến để tăng công suất nguồn tia, đèn Rowngen và
đến tháng 4 năm 1896 ông đã giới thiệu những hình ảnh phim X quang răng thành công tại hội nghị nha
khoa.

Ở Mỹ nha sĩ Morton là một trong những người ở Newyork chụp những phim răng, vào ngày 24/4/1896
ông đã công bố công trình của mình và điều này đã gây sự chú ý nhiều nhất là ông đã chụp được chân
răng ngầm trong miệng không nhìn thấy được trong miệng.

Ở Hungary, Iszlai là người đầu tiên sử dụng tia X trong nha khoa vào năm 1897.

Tuy vậy, sử dụng tia X trong hàng ngũ nha sĩ cực kỳ chậm chạp. Một trong những nguyên nhân tạo ra
điều đó là thời bấy giờ, những người chụp phim là các bác sĩ đa khoa, những người không được trang bị
dầy đủ về giải phẫu và bệnh học của răng. Nên những phim họ chụp không hữu ích với nha sĩ.

Năm 1911, Dieck cho ra đời quyển Atlas về giải phẫu và giải phẫu bệnh A quang nha.

Tuy vậy, những nguyên tắc cơ bản vè X quang gắn với tên tuổi của Cieszynski, người đã công bố (một lần
vào năm 1907 cùng với những nguyên tắc nền móng khác. Một lần vào năm 1913 công bố riêng) nguyên
tắc đường phân giác (isometria). Vai trò của tia X trong nha khoa đã được khẳng định ngay từ năm 1909,
trong hội nghị nha khoa quốc tế lần thứ V, người ta đã thống nhất đưa môn tia X thành môn học bắt
buộc trong đào tạo nha sĩ.
Sự phát triển của tia X quang y học nói chung và nha khoa nói riêng đều có sự quan hệ chặt chẽ với
những phát triển, cải tiến của máy móc và kỹ thuật X quang. Để chụp phim răng, đầu tiên nha sĩ hoặc
người phụ tá giữ phim trong miệng bệnh nhân.

Vì thời gian chụp lâu, người ta phát hiện ra tai Rowngen gây viêm cho tay, ngoài ra, với thời gian dài,
phim trong miệng khó giữ nguyên tại một vị trí. Để khắc phục những điều này, người ta nghĩ ra nhiều
loiaj dụng cụ phức tạp để giữ phim. Và cuối cùng khi mà thời gian chụp đã rút ngắn xuống đáng kể,
người ta mới yêu cầu bệnh nhân tự giữ phim bằng ngón tay của mình.

Đèn Rơngen (nguồn phát tia X) cổ điển là loại đèn ion với Katod lạnh. Người ta đã sử dụng loại đèn ion
này qua 2 thập kỷ với vô số nhược điểm của nó.

Đến năm 1911, Dember và Lilienfeld là những người đầu tiên, sau đó năm 1913 Coolidge đã giải quyết
việc ứng dụng kỹ thuật trong thực hành với một loại đèn mới gọi là ống điện tử với Katod nóng. Đây là
một tiến bộ rất quan trọng trong ngành X quang.

Ống Coolidge: các điện tử được bắn ra từ wolfram nóng sáng. Số lượng điện tử bắn ra phụ thuộc vào
nhiệt độ của sợi wolfram, có thể điều chỉnh được không phụ thuộc vào cường độ dòng điện.

Ống Coolidge được sản xuất với kích thước nhỏ đã rất được ứng dụng trong X quang nha khoa nhưng vì
chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm gián đoạn mãi đến sau thập niên thứ 3 của thế kỷ 20 mới được sử
dụng rộng rãi ở Châu Âu.

Những máy chụp phim này vẫn còn một nhược điểm, sự cách ly giữa ống Rơngen và biến thế có điện áp
cao vẫn chưa đảm bảo, nên rất nguy hiểm đến tính mạng nếu chạm phải. Mãi đến khi người ta phát
minh được cáp cách điện điều này mới được giải quyết. Về sau, trên con đường phát triển, người ta có
thể đưa ống Rơngen và biến thế vào cùng một bộ phận và hình thành thế hệ máy chụp X quang mới,
tiện lợi hơn rất nhiều và có thể tự động hóa.

Như vậy, sự hoàn thiện về kỹ thuật là một con đường dài, đầy khó khăn và chông gai và ngày nay khi
chúng ta ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật rất thuận tiện và thành công trong X quang nha
khoa. Chúng ta không thể quên những cống hiến hết mình của những nhà khoa học đi trước.

SỰ XUẤT HIỆN TIA RƠNGEN

Nếu điện tử với một vận tốc lớn va chạm với vật chất, khi đến trường của hạt nhân nguyên tử (của vật
chất đó) vận tốc của điện tử giảm đột ngột, phần năng lượng thừa ra được tạo thành tia Rơngen.

Về phương diện kỹ thuật, chúng ta có thể tạo ra tia X. Máy tạo ra tia X có hai phần chính là ống Rowngen
và biến thế.
Ống Rơngen là một ống kín đã được hút gần hết khí (còn rất loãng) có hai cực đối diện nhau là Katod và
Anod. Ta đưa ống Rơngen vào trong dòng điện có điện thế cao, điện áp cao này được tạo ra nhờ những
biến thế.

Katod được làm từ sợi wolfram chỉ cần một dòng điện vài volt đã có thể làm sợi wolfram nóng sáng. Khi
sự nóng sáng của wolfram đạt đến một lượng nhất định, năng lượng của các điện tử tự do sẽ tăng lên và
bắn ra khỏi nó. Các điện tử này trong trường điện thế cao sẽ di chuyển từ Katod về phía Anod, ta gọi là
Katod. Vận tốc của điện tử phụ thuộc vào điện thế, nếu điện thế là 100 KV thì vận tốc điện tử sẽ đạt
160.0000 km/s.

Các điện tử bị giảm tốc độ đột ngột khi đến gần các điện tử của Anod, từ đó tạo ra tia Rơngen.

Tia Rơngen là một tia điện tử (electronmagnes), có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng, lớn hơn
tia Gamma.

Tia Rơngen được sử dụng trong thực hành y khoa có bước sóng 0,06 – 1,2 ,( , 1 Angstron = 10-7
(0,000.0001)mm).

Tia Rơngen là một loại tia vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt.

Từ ống Rơngen, có một phức hợp tia xuất hiện, phần lớn các tia sinh ra do các điện tử giảm tốc độ khi
vào gần nhân nguyên tử, như đã nói ở trên.

Ngoài ra còn có tia dạng hạt nhân. Khi điện tử đi vào nguyên tử của Anod, nó đẩy một điện tử của lớp
trong ra ngoài nhưng lớp quanh nhân nguyên tử cần được đóng kín cho nên một điện tử ngoài sẽ nhảy
vào chiếm chỗ trống, mà các điện tử ở lớp ngoài có năng lượng lớn hơn điện tử các lớp trong, sự chênh
lệch năng lượng giữa các lớp điện tử sẽ sinh ra tia Rơngen.

Và theo đó điện tử được đẩy ra từ lớp K, lớp L hay M sẽ có một nguồn năng lượng tia tương ứng. Bước
sóng và độ cứng của các tia này được đặc trưng bởi chất liệu của Anod.

TÁC DỤNG CỦA TIA RƠNGEN

Người ta sử dụng tia Rơngen trong thực hành y khoa với 3 tác dụng chính:

- Tác dụng làm phát sáng.

- Tác dụng chụp ảnh.

- Tác dụng sinh học.

* Tác dụng phát sáng: dùng để chiếu chẩn đoán.

Một số hóa chất: baniumplatincianid, cinksulfid, calciumwolframat, cinsilicad được phát sáng khi được
tia Rơngen chiếu vào.
Khi nguồn tia Rơngen xuyên qua cơ thể, cơ quan nào để tia xuyên qua nhiều hơn sẽ có hình ảnh sáng
hơn, cơ quan nào hấp thu nhiều tia (tia xuyên qua ít) sẽ có hình ảnh tối hơn trên màn hình huỳnh quang.
Từ đó ta có hình ảnh các bộ phận của cơ thể và suy ra chẩn đoán.

* Chụp phim: là một phương pháp chẩn đoán khác ứng dụng từ tia Rơngen. Tia Rơngen tức dụng lên
phim giống như ánh sáng và bằng một kỷ thuật rửa phim thích hợp ta có thể áp dụng được các bộ phận
cơ thể khi đưa nguồn tia xuyên qua.

* Tác dụng sinh học: sử dụng tia Rơngen để chữa bệnh. Khi tia được chiếu vào vật chất (sống cũng như
không sống) các nguyên tử bị kích ứng và xảy ra hiện tượng ion hóa. Các nguyên tử bị bắn mất điện tử sẽ
trở thành ion dương, các điện tử bị bắn ra kết hợp với nguyên tử khác làm cho nguyên tử này trở thành
ion âm.

Hiện tượng ion hóa sẽ tạo ra những thay đổi sinh hóa trong tế bào và cơ thể sẽ phản ứng nhiều cách
khác nhau.

Những cơ quan, tổ chức nhạy cảm với tia: Tế bào sinh sản, tế bào tạo máu, những tế bào ít nhạy cảm:
cơ, xương, thần kinh..., trung gian: da...

Sự nhạy cảm với tia tỷ lệ nghịch với mức độ biệt hóa của tế bào. Tế bào biệt hóa kém nhạy cảm hơn tế
bào biệt hóa vừa và tốt. Và dựa vào điều này mà Bergonié – Tribondeau đưa ra nguyên tứa điều trị ung
thư bằng tia xạ.

Từ tác dụng sinh học của tia xuất hiện sự độc hại của tia cho bệnh nhân và cho nhân viên y tế nên cần có
chế độ bảo vệ.

Với sự đo lường mức độ ion hóa người ta định ra liều lượng. Đơn vị đo được họi là Rơngen, ký hiệu R.

Dưới tác dụng của tia các ion xuất hiện tử nguyên tử khí và trong điện trường của dụng cụ một dòng ion
xuất hiện điện thế của dòng ion đặc trưng cho lượng tia Rơngen được sử dụng.

Rơngen là một đơn vị đo lường mà dưới tác dụng của nó, từ 1,293mg- có nghĩa là 1cm3 – không khí
dưới áp suất 760mmHg tạo ra tổng ion dương và ion âm bằng 1 đơn vị điện thế đo được. Một đơn vị
điện thế này sẽ làm kích ứng tạo ra 2,083.109 cặp ion.

Một phần nghìn R gọi là milirơngen, ký hiệu mR.

Nhận xét của lớp học

You might also like