You are on page 1of 3

VẬT LÍ LASER:

Sau sự tìm hiểu về vật lí nano, chúng mình hãy cùng tiếp tục làm rõ khái niệm “vật
lí laser” nhé.
Đầu tiên, laser là gì?
Laser là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Anh mang nghĩa là sự khuếch đại ánh
sáng bằng bức xạ cảm ứng, chúng ta thu được nó khi kích hoạt các phần tử của một
môi trường vật chất.
Laser có những tính chất gì?
Nó là ánh sáng cho phép tập trung năng lượng rất lớn; ngoài ra, nó còn có tính đơn
sắc và định hướng cao nên có thể chiếu rất xa mà không bị phân tán hay tán xạ khi
truyền qua mặt phân cách giữa các môi trường
Lần đầu tiên được phát minh bởi Theodore Maiman vào năm 1960; hiện nay, laser
đã được phát triển thành nhiều loại khác nhau; nó cũng được nghiên cứu và chế tạo
từ hỗn hợp khí, chất lỏng hoặc tạo bởi các linh kiện bán dẫn.
Vậy thì trong các lĩnh vực đời sống, laser có tác dụng gì?
- Trong công nghiệp chế tạo, laser được sử dụng để cắt kim loại
- Trong y học, laser được sử dụng để phẫu thuật (kĩ thuật phẫu thuật này giảm thời
gian hồi phục và biến chứng sau phẫu thuật)
- Ngoài ra, chúng ta còn sử dụng laser trong viễn thông để truyền tin tức (nhờ các
đặc tính ưu việt của laser so với sóng điện từ, nó truyền được nhiều kênh thông tin
hơn so với các hệ thống vô tuyến)
- Phổ biến rộng rãi nhất là việc sử dụng tia laser trong nghiên cứu vũ trụ như: đo
những khoảng cách cực lớn, xác định vị trí của các vật thể trong vũ trụ; theo dõi,
điều khiển các tàu vũ trụ.
Có nhiều tác dụng, lợi ích như vậy, liệu laser có nhược điểm không?
- Câu trả lời là có, nó có thể gây ra những tác hại, như khi chiếu thẳng tia laser vào
mắt có khả năng làm hỏng võng mạc, tổn thương đến mắt.
Kĩ sư chuyên ngành vật lí laser có thể làm việc ở các trường đại học, viện nghiên
cứu, các cơ sở ý tế viễn thông, chế tạo thiết bị và linh kiện quang học,…
VẬT LÍ BÁN DẪN:
Bên cạnh đó, vật lí bán dẫn cũng là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong vật lí
học.
Về khái niệm của vật lí bán dẫn:
Vật lí bán dẫn là lĩnh vực nghiên cứu những tính chất và cơ chế vật lí xảy ra trong
các chất bán dẫn. Theo tính chất dẫn điện, các chất có thể chia thành ba loại: chất
dẫn điện, chất cách điện và chất bán dẫn.
Vậy thì thiết bị bán dẫn có nguồn gốc như thế nào?
Thiết bị bán dẫn có lịch sử khá lâu đời, vào năm 1874, Rraun đã khám phá ra bản
chất của sự dẫn điện giữa các tiếp điểm kim loại và chất bán dẫn. Sau đó, đến năm
1935, bộ chỉnh lưu và diode tiếp xúc điểm silicon đã được sử dụng cho các thiết bị
điện tử và kể từ đó, vật liệu bán dẫn trở thành vật liệu chủ yếu trong kĩ thuật điện
tử hiện đại
Một số ứng dụng của vật lí bán dẫn:
- Người ta đã dùng vật liệu bán dẫn để chế tạo ra các mạch tổ hợp (mạch IC) hoặc
các mạch IC siêu lớn nhờ vào việc vật liệu bán dẫn có thể chế tạo được các linh
kiện rất nhỏ
- Nhờ đặc tính nhạy sáng và nhiệt độ của vật liệu bán dẫn, người ta có thể chế tạo
các thiết bị cảm biến dùng trong các hệ thống điều khiển tự động
- Chất bán dẫn là một trong những nhân tố quan trọng để tạo ra các linh kiện hoàn
chỉnh như diode, transistor, các loại thẻ nhớ, SSD, HDD,…. Các linh kiện này
thông qua sự phối hợp, lắp ghép và liên kết với nhau sẽ tạo nên những bản mạch
điện tử.
- Chất bán dẫn giúp tạo nên những thiết bị điện như rơle bán dẫn, linh kiện bán
dẫn, bóng bán dẫn, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến đo mức, diot bán
dẫn, bộ chuyển đổi tín hiệu, CT dòng, PLC, biến tần,…
- Chất bán dẫn có vai trò trung tâm trong hoạt động của các máy ATM, internet,
thiết bị trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, xe lửa,…
* Nói tóm lại, những thành tựu của vật lí bán dẫn đã tạo ra cuộc cách mạng trong
công nghiệp điện tử cũng như trong nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghiệp
khác
VẬT LÍ Y SINH:
Để hiểu về lĩnh vực nghiên cứu này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm của
nó:
Vật lí y sinh là môn khoa học liên ngành, ứng dụng lí thuyết và phương pháp của
khoa học vật lí vào sinh học, y học; nó đồng thơi cũng nghiên cứu các hiện tượng
xảy ra trong các tổ chức và cơ thể sống dựa trên những thành tựu vật lý.
Nội dung nghiên cứu của vật lí y sinh rất rộng, như cơ chế sinh bệnh và tác dụng
của các yếu tố từ môi trường và các yếu tố vật lí, các kĩ thuật chẩn đoán và điều trị
bệnh hiện đại. Những năm gần đây, vật lí y sinh còn nghiên cứu chế tạo các thiết bị
hỗ trợ, phục hồi chức năng vận động và thiết bị nano để điều hòa chức năng sinh
học, như:
+ Laser trị liệu, điện trị liệu, từ trị liệu, quang trị liệu, siêu âm trị liệu và sóng ngắn
trị liệu.
+ Các kĩ thuật như khuếch đại PCR có thể dùng để xem kết quả thí nghiệm bằng
mắt thường hoặc với thiết bị phóng đại quang học. Bằng kĩ thuật này, giúp nghiên
cứu hệ thống tương tác phúc tạp trong các tiến trình tạo ra sự sống.
Cùng với sự phát triển của máy vi tính, vật lí y sinh cũng nghiên cứu các kĩ thuật
thí nghiệm và chẩn đoán bằng hình ảnh, có thể quan sát gián tiếp hoặc mô hình hóa
cấu trúc và tương tác của từng phân tử hay nhiều phân tử.
Các ngành đào tạo về vật lí y sinh định hướng cho sinh viên nghề nghiệp như một
nhà vật lí trong y và sinh học, họ có thể đảm nhận tốt chuyên môn tại các bệnh
viện, viện nghiên cứu, trường đại học,…

You might also like