You are on page 1of 2

1. Tia X là gì?

Tia X có bản chất là sóng điện từ, bức xạ phát ra chùm tia electron đập vào vật rắn,
hầu hết tia X có dải bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nano mét tương ứng với dãy tần
số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz (3×1016 Hz to 3×1019 Hz) và có năng lượng từ 120 eV
đến 120 keV. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia gamma. Trong nhiều
ngôn ngữ, bức xạ X được gọi là bức xạ Röntgen, được đặt tên theo nhà khoa học Đức / Hà
Lan Wilhelm Röntgen, ngay sau khi ông khám phá ra một loại bức xạ mà chưa ai biết đến.

2. Tính chất

- Tính truyền thẳng và đâm xuyên


Tia X truyền thẳng theo mọi hướng và có khả năng xuyên qua vật chất, qua cơ thể người. Sự
đâm xuyên này càng dễ dàng khi cường độ tia X càng tăng.
– Tính bị hấp thụ:
Sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm xuống do một phần năng lượng
bị hấp thụ. Đây là cơ sở của phương pháp chẩn đoán X-Quang và liệu pháp X-Quang. Sự hấp
thụ này tỷ lệ thuận với:
+ Thể tích của vật bị chiếu xạ: Vật càng lớn thì tia X bị hấp thụ càng nhiều.
+ Bước sóng của chùm tia X: Bước sóng càng dài tức là tia X càng mềm thì sẽ bị hấp
thụ càng nhiều.
+ Trọng lượng nguyên tử của vật: Sự hấp thụ tăng theo trọng lượng nguyên tử của
chất bị chiếu xạ.
+ Mật độ của vật: Số nguyên tử trong một thể tích nhất định của vật càng nhiều thì
sự hấp thụ tia X càng tăng.

3. Ứng dụng

3.1 Ứng dụng trong y học


Trong thế kỷ XIX, tia X được xem là phát minh nổi bật. Đây không chỉ là bước tiến
trong ngành vật lý, nó còn góp phần cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực y học hiện đại, các
thiết bị y tế ứng dụng tia X giúp các bác sĩ thấy được những hình ảnh trong cơ thể người
bệnh mà không cần phẫu thuật.
Các thiết bị ứng dụng tia X trong y tế như máy X quang, Ct-scanner, PET- CT, xạ trị...
được sử dụng rộng rãi nhằm chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư,....

3.2 Ứng dụng trong công nghệ cơ khí


Nguyên lý của phương pháp chụp ảnh phóng xạ là dùng tia phóng xạ Gamma hoặc tia
X phóng xuyên qua phim, năng lượng truyền qua tùy theo mật độ sẽ cho ta nhận biết vùng
nào có khuyết tật và hình ảnh rõ ràng, độ chính xác cao. Theo đó, chuyên gia sẽ kiểm tra
được những khuyết tật trong sản phẩm đúc với thiết bị ứng dụng tia X chuyên dụng. Và đây
được coi là một phương pháp thử nghiệm không phá hủy phổ biến được áp dụng rộng rãi
trong lĩnh vực công nghệ cơ khí.

4. Rủi ro

Tiếp xúc với tia X có thể mang đến một số rủi ro và tác động tiêu cực cho sức khỏe của con
người. Dưới đây là một số rủi ro khi tiếp xúc với tia X:
• Tác động xạ ion hóa: Tia X là dạng tia Xạ mang tính ion hóa, có khả năng tác động
vào cấu trúc của tế bào và gây hại cho DNA. Nếu tiếp xúc với tia X trong một thời gian dài
hoặc ở mức độ tiếp xúc cao, có thể gây ra tổn thương và các đột biến di truyền trong tế bào,
dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
• Tác động lên da và mô tế bào: Tiếp xúc lâu dài hoặc tiếp xúc tia X ở mức độ cao có
thể gây bỏng da và tổn thương các mô tế bào. Tác động này có thể làm mất tính toàn vẹn
của da, gây viêm nhiễm và gây ra các vấn đề về da như viêm da, tổn thương da và lão hóa da
sớm.
• Rối loạn sức khỏe và di truyền: Nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc với tia X, có thể gây
tổn thương cho thai nhi và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe và di truyền sau này.
• Rối loạn hệ thống miễn dịch: Các tia X có thể làm giảm chức năng miễn dịch, làm
suy yếu sức đề kháng của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh lý
liên quan đến hệ thống miễn dịch.

You might also like