You are on page 1of 29

LIỀU XẠ TRONG CT

SCAN
1. Khái niệm liều xạ trong CT
• Bức xạ ion hóa sử dụng trong CT là tia X có mức năng lượng từ 120
đến 140 KeV.
• Đơn vị năng lượng của tia X phát tán (expose) trong không khí là
Roentgen (R). Khi tia X từ đầu đèn đi vào bệnh nhân và tương tác với
mô thì hầu hết năng lượng của chúng bị hấp thụ, tán xạ và một số ít sẽ
đi tới đầu dò
-CT dose không được đo trực tiếp
trên bệnh nhân

-CT dose được đo trên các phantom


chuẩn

-Đo liều xạ trên phantom từ đó ước


tính trên bệnh nhân
2. SỰ PHÂN BỐ LIỀU CƠ BẢN TRONG
CT:
• Tia xạ phân bố đồng nhất ở bề mặt và giảm dần ở trung tâm
3/ CÁC THÔNG SỐ LIỀU CƠ BẢN:

• CTDI (Computed Tomography Dose Index):


• Chỉ số liều cắt lớp điện toán là liều xạ đo được trên một lát cắt trong
một vòng quay với một lát cắt duy nhất.
• Chỉ số này cho phép dự đoán liều trung bình đa lát cắt. Khi không có
khoảng cách hay sự chồng lên nhau giữa các lát cắt thì chỉ số liều cắt
lớp điện toán bằng với liều trung bình đa lát cắt (MSAD)
• Được giới thiệu bởi Shope và cộng sự năm 1981
• Thông số liều cơ bản của CT
• Đại diện cho liều xạ hấp thụ bởi phantom. (đơn vị là gray hoặc rad)

CTDI = MSAD x pitch


- 3 thể của CTDI
A. CTDI100
• Được do bởi một thiết bị tính liều chuyên biệt gọi là buồng ion hóa
hình trụ có đường kính 8 mm, chiều dài 100mm đủ để bao phủ 14 lát
cắt liên tục và mỗi lát cắt có độ dày 7 mm.
• Giúp cho việc tính toán liều trung bình đa lát cắt đối với các lát cắt
mỏng có độ chính xác cao hơn.
B. CTDIW (weighted average computed tomography dose index)
- Là chỉ số liều trung bình trên mặt phẳng lát cắt: đại diện cho giá trị
liều trung bình ở vị trí trung tâm và vị trí ngoại biên của một lát cắt.

CTDIw = +
CTDIw = +
• Trong đó:
• CTDIc là chỉ số cắt lớp điện toán đo được ở trung tâm lát cắt
• CTDIp là chỉ số cắt lớp điện toán đo được ở vùng ngoại biên của lát cắt.
C. CTDIvol

- Trong thực tế một lát cắt trong cắt lớp điện toán đều có bề dày nhất
định (theo trục z) nên mỗi lát cắt là một khối và có thể tích. Vì vậy liều
theo thể tích của một lát cắt là CTDIvol và giá trị là này tỉ số của liều
trung bình trên mặt phẳng lát cắt với pitch.

CTDIvol = (kiểu quét xoắn ốc)

CTDIvol = CTDIW x (kiểu quét thường quy)


- CTDIvol của một lát cắt độc lập với độ dài của trường quét.

- CTDIvol tỉ lệ nghịch với pitch trong điều kiện mAs không thay đổi
DLP (dose length product)
• Để tính tổng liều cho một khối thể tích cơ thể được chụp, ta có:

CTDIvol x L(độ dài của tường quét)


- DLP gần như là giá trị chính xác để tính liều trong cắt lớp điện toán, tuy nhiên chỉ
số này phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của khối thể tích cơ thể.

- Do đó CTDIvol vẫn là thông số có giá trị nhất dùng để tính liều và so sánh liều giữa
các protocol trong chụp cắt lớp điện toán.
CTDIvol x L(độ dài của tường quét)
Thông số liều trước khi chụp
Thông số liều sau khi chụp
4. LIỀU HẤP THỤ (Absorbed dose)

• Liều hấp thụ là lượng năng lượng bức xạ ion hóa truyền cho một
đơn vị khối lượng vật chất xác định. Đơn vị của liều hấp thụ là gray
(Gy) hoặc (J.Kg-1).

D=
• Trong đó:
• D: Liều hấp thụ
• dE: Năng lượng trung bình do bức xạ ion hóa truyền cho một khối vật chất.
• dm: Khối lượng của khối vật chất đó
• 1J.Kg-1 = 1Gy = 1000mGy
5. LIỀU TƯƠNG ĐƯƠNG (Equivalent
dose)
• Là đại lượng dùng để đánh giá liều bức xạ trong một tổ chức mô hoặ
cơ quan của cơ thể. Đơn vị của liều tương đương là Sievert (Sv)

H = WR X D
• Trong đó:
• H: Liều tương đương.
• WR: Trọng số bức xạ của bức xạ loại R
• D: Liều hấp thụ do bức xạ R gây ra, tính trung bình trên cơ quan hoặc tổ chức
mô.
6. LIỀU HIỆU DỤNG (Effective dose)
• Ảnh hưởng của các loại bức xạ lên cơ thể con người không chỉ phụ
thuộc vào bản thân của từng loại bức xạ mà còn phụ thuộc vào các cơ
quan và mô trong cơ thể.
• Khi chịu cùng một liều tương đương, các cơ quan và mô khác nhau
trong cơ thể có thể chịu những mức độ tổn thương khác nhau. Tức là
chúng có độ nhạy bức xạ khác nhau.
• Liều hiệu dụng đánh giá mức độ nguy hại khi cá nhân tiếp xúc với bức
xạ không chỉ ở phương diện loại bức xạ mà còn là độ nhạy xạ của từng
bộ phận trong cơ thể.
LIỀU HIỆU DỤNG (Effective dose)
• Độ nhạy được đặc trưng bởi một hệ số gọi là hệ số trọng số mô.
• Trong trường hợp nhiều vùng trong cơ thể bị chiếu,người ta dùng liều
hiệu dụng.

E = x HT
• Trong đó:
• E: Liều hiệu dụng
• WT: Trọng số mô đặc trưng của mô, cơ quan đó.
• HT: Liều tương đương nhận được ở mô T
Bảng trọng số mô của một số cơ quan
Trong đó:
k: yếu tố chuẩn của đầu, cổ, ngực,
bụng, chậu.

VD: tính E của CT tim khi DLP = 1000


E = 1000 x 0.014 = 14 mSv
7. NGUY CƠ NHIỄM XẠ
Ảnh hưởng xác định
• Cháy da, ban đỏ, rụng tóc,...
• Tính nghiêm trọng tăng khi tăng liều xạ.
• Tia X được phát liên tục qua cùng một vị trí giải phẫu: CT tưới máu , X-
ray fluoroscopy.
• Thường xuất hiện ngay sau chụp.
Ảnh hưởng ngẫu nhiên
• Xác suất xảy ra sự ảnh hưởng ( hơn là độ nghiêm trọng khi đã xảy ra
ảnh hưởng) tăng khi tăng liều xạ.
• Ung thư, rối loạn gen.
• Được đo lường bởi liều hiệu dụng.
• Nguy cơ tiềm tàng sau 10-30 năm.
• NHÓM NGUY CƠ CAO
• Càng trẻ=> nguy cơ cao hơn
• Cơ thể nhỏ=> nguy cơ cao hơn.
• Mô vú => phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới khi nhiễm cùng 1 liều
xạ trong CT tim mạch.
KHUYẾN CÁO:
• Chỉ nên chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có bức xạ ion hóa khi cần thiết.
Nên cân nhắc các phương án thay thế.

• Ví dụ, ở trẻ nhỏ, chấn thương nhẹ vùng đầu thường có thể được chẩn đoán và điều trị
dựa trên lâm sàng, viêm ruột thừa thường có thể được chẩn đoán bằng siêu âm. Tuy
nhiên, không nên chần chừ nếu cần thiết phải chụp, ngay cả khi liều bức xạ cao (như
chụp CT), miễn là lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể có.

• Trước khi tiến hành chụp trên đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần lưu ý đến
vấn đề thai, chủ yếu do nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ là cao nhất trong quý đầu
(quãng thời gian người phụ nữ thường ít khi nhận ra mình đã mang thai). Cần lưu ý
che chắn tử cung ở những đối tượng trên mỗi khi có thể.
KẾT LUẬN
• CTDIvol (mGy) và DLP (mGy-cm) thường được dung để hiển thị liều
xạ ước tính trên CT .
• CT dose index khôngphải là liều xạ bệnh nhân
• Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến liều xạ và chất lượng hình ảnh sẽ giúp
ích rất nhiều trong quá trình thực hành CT.
• Liều hiệu dụng dung để so sánh liều xạ của CT với các nguy cơ nhiễm
xạ khác
• Mức độ nhiễm xạ liên quan đến nguy cơ ung thư.

You might also like