You are on page 1of 5

Nuclear Physics

VẬT LÍ HẠT NHÂN


I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ HẠT NHÂN
- Việc phát hiện ra hiện tượng phóng xạ vào năm 1896 bởi nhà vật lí người Pháp
Henri Becquerel (1852-1908) và những nghiên cứu tinh chế và tổng hợp các
nguyên tố phóng xạ của Pierre Curie (1859-1906) và Marie Curie (1867-1934) đã
tạo cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển của Vật lí hạt nhân. Từ đó,
những đột phá trong nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm về Vật lí hạt nhân đã có
nhiều đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học và xã hội.
- Vật lí hạt nhân nghiên cứu về lĩnh vực gì? Nghiên cứu về các hiện tượng phóng
xạ, quá trình giải phóng năng lượng qua phản ứng hạt nhân (phân hạch, nhiệt
hạch), cấu trúc hạt nhân, tương tác giữa các hạt nucleon cấu tạo nên hạt nhân.
- Henri Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ:

+ Ông bắt đầu một loạt thí nghiệm. Đầu tiên, ông thử một muối uranium và thấy
rằng ánh sáng ban ngày phát triển trong khoáng chất này một lân quang được nhìn
thấy rõ trên các ảnh chụp.

+ Những ngày cuối tháng 2/1896, Becquerel sửa soạn vài gương ảnh và đem ra
phơi ngoài trời. Nhưng lại gặp những ngày không nắng, ông đành phải cất các
gương ảnh vào ngăn kéo. Ngày 1/ 3/1896 đợi thời tiết thật tốt, nhà bác học đem
phơi ra ánh sáng mặt trời các gương ảnh đã chuẩn bị từ hai hôm trước. Và thật
ngạc nhiên, những gương ảnh cất kĩ trong tủ, không có ánh sáng lại ăn ảnh. Người
ta thấy rõ một vết ở chỗ có để muối. Như vậy Becquerel đạt đến một khám phá to
lớn: Uranium và hợp chất của nó phát ra một bức xạ đặt biệt bắt được trên gương
ảnh. Đó chính là hiện tượng phóng xạ tự nhiên.

- Hiện tượng phóng xạ là gì? Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân
nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân. Một số chất phóng
xạ như là Uranium và Thori.

- Phân hạch, nhiệt hạch là gì?

PHÂN HẠCH NHIỆT HẠCH


Nuclear Physics

Là phản ứng trong đó Là phản ứng trong đó hai


một hạt nhân nặng vỡ ra hay nhiều hạt nhân nhẹ
ĐỊNH NGHĨA
thành hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một
hơn (có số khối trung hạt nhân nặng hơn và vài
bình) và vài neutron. neutron.

ĐẶC ĐIỂM Là phản ứng tỏa năng Là phản ứng tỏa năng
lượng. lượng nhưng ít hơn phân
hạch.

k≥1 Nhiệt độ cao khoảng 100


triệu độ
+ k=1: kiểm soát được
Mật độ hạt nhân trong
ĐIỀU KIỆN + k>1: không kiểm soát
plasma phải đủ lớn
được, gây bùng nổ (bom
hạt nhân). Thời gian duy trì trạng
thải plasma ở nhiệt độ
cao 100 triệu độ phải đủ
lớn

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM Gây ô nhiễm môi trường Không gây ô nhiễm môi
(phóng xạ) trường
Nuclear Physics

II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LÍ HẠT NHÂN


1. Ứng dụng trong sản xuất điện: Khai thác năng lượng của quá trình phân rã hạt
nhân (tạo ra nhiệt lớn) trong các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện.
2. Ứng dụng trong y học, sinh học:
- Được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biết là
ung thư. Ví dụ: hiệu ứng hủy cặp electron – positron được ứng dụng trong máy
“chụp cắt lớp phát xạ positron” (PET); hiện tượng phân rã gamma được ứng dụng
trong máy “chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn photon” (SPECT); sử dụng chùm tia beta
(electron) hoặc tia X bức xạ hãm trong máy gia tốc tuyến tính để điều trị ung thư
tại các bễnh viện ở Việt Nam.
- Máy xạ trị proton là máy tiên tiến nhất khi có thể tiêu diệt được tế bào ung thư ở
những vị trí khó như não mà không để lại biến chứng nhất.
- Tuy nhiên các thiết bị xạ trị vẫn chưa được ưu tiên sử dụng rộng rãi vì chi phí quá
cao.
3. Ứng dụng trong nông nghiệp: Chiếu xạ hạt giống để cải tạo giống cây trồng.
4. Ứng dụng trong công nghiệp: Sử dụng chiếu xạ hạt nhân để kiểm định chất
lượng sản phẩm, kiểm tra mối hàn, đo mật độ mà không phá hủy mẫu vật.
5. Ứng dụng trong thực phẩm: Chiếu xạ để diệt vi sinh vật, phá hủy cấu trúc DNA
(Deoxyribo Nucleic Acid) giúp trái cây được bải quản lâu hơn ở điểu kiện bình
thường.
THẢO LUẬN VÀ ĐÁNH GIA NHỮNG LỢI ÍCH, TÁC HẠI TIỀM ẨN CỦA
CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI
LỢI ÍCH:

- Thứ nhất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hạn chế tình trạng khai thác
quá mức các nguồn tài nguyên gây tổn hại "các dịch vụ tự nhiên" như đa dạng sinh
học, nguồn nước ngọt, không khí sạch và đất canh tác cũng như đe dọa sự phát
triển bền vững. IAEA đã phát triển phương pháp mới, cho phép phân tích đồng
thời và đồng bộ các tương tác phức tạp giữa thời tiết, sử dụng đất, các chiến lược
năng lượng và nước..., nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các nước dễ thích nghi
hơn với các tình huống mới.
Nuclear Physics

- Thứ hai, giúp xác định và xây dựng bản đồ các nguồn nước ngầm khả thi và
nhanh hơn so với các công nghệ khác, từ đó nhân loại có thể dễ dàng tiếp cận các
nguồn nước sạch và an toàn. Công nghệ hạt nhân cũng cải thiện hiệu quả các hệ
thống thủy lợi hiện đang sử dụng tới 70% nguồn nước ngọt của thế giới. 

- Thứ ba, giúp các nước sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn và bền vững hơn,
giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tác động của biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh nhu cầu điện của thế giới được dự báo tăng từ 60-100% vào năm
2030, năng lượng hạt nhân với sự giám sát trực tiếp của IAEA sẽ góp phần tăng
cường hòa bình và an ninh trên thế giới. 

- Thứ tư, góp phần tăng sản lượng lương thực, đánh giá để bảo tồn và nâng cao độ
phì nhiêu của các nguồn đất và quản lý nguồn nước trong bối cảnh an ninh lương
thực vẫn là thách thức lớn của toàn cầu trong thập kỷ tới. 

- Thứ năm, giúp nhận thức và bảo vệ tốt hơn các đại dương của thế giới thông qua
giám sát quá trình axít hóa trong các đại dương. Công nghệ hạt nhân cũng là công
cụ để phát triển bức tranh tổng thể về các đại dương.

- Thứ sáu, cung cấp các chẩn đoán chính xác và quan trọng giúp phát hiện và điều
trị các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Hàng triệu người trên thế giới hàng
ngày đang phụ thuộc vào các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh từ ứng dụng
của công nghệ hạt nhân như dược phẩm phóng xạ... Sử dụng an toàn và phối hợp
tốt công nghệ hạt nhân trong điều trị bệnh đang góp phần tích cực nâng cao sức
khỏe và ổn định xã hội trên thế giới.

TÁC HẠI:

- Kể từ khi quân đội Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima
và Nagasaki (Nhật Bản) trong Thế chiến thứ II, cướp đi sinh mạng của hàng vạn
người, nhân loại luôn đứng trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt sự
sống trên trái đất.

- Bên cạnh đó, nguy cơ khủng bố phát tán chất phóng xạ; sự cố do các nhà máy
điện hạt nhân, phương tiện sử dụng năng lượng hạt nhân,… gây ô nhiễm phóng xạ
trên diện rộng, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và sức
khỏe con người, v.v.

- Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, cộng đồng quốc tế đã ra sức đấu tranh nhằm cấm
việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng và đe doạ sử
Nuclear Physics

dụng vũ khí hạt nhân, tiến tới thủ tiêu loại vũ khí nguy hiểm này. Tuy nhiên, đến
nay, số quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân không những không giảm mà còn tăng
thêm. Nguy hiểm hơn là, một số quốc gia lợi dụng thành tựu của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, đẩy nhanh nghiên cứu, phát triển, hiện đại hóa kho vũ khí
hạt nhân, làm cho chúng “thông minh” hơn, sức hủy diệt cao hơn và có thể lẩn
tránh được sự giám sát của luật pháp quốc tế.

- Mặt khác, một số quốc gia, trong đó có các nước trong khu vực đã xây dựng
nhiều nhà máy điện hạt nhân; nguy cơ rò rỉ, phát tán phóng xạ do sự cố như ở nhà
máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, năm 2011 là một ví dụ, làm gia tăng
nguy cơ sự cố bức xạ, hạt nhân, v.v.
- Tình hình trên đặt ra yêu cầu bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải tích cực xây dựng,
củng cố tiềm lực mọi mặt, nâng cao khả năng phòng, chống vũ khí hạt nhân và ứng
phó có hiệu quả sự cố bức xạ và hạt nhân, làm giảm thiệt hại tới mức thấp nhất về
người và tài sản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới.

You might also like