You are on page 1of 13

Laser CO2

trong điều trị một số bệnh da


BS.CK2 Trương Lê Anh Tuấn
I. Mục tiêu bài học :
- Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của máy Laser CO2
- Nêu được ưu điểm và khuyết điểm của ứng dụng kỹ thuật Laser CO2 trong Da
liễu và Thẩm mỹ
- Biết rõ các chỉ định và chống chỉ định của ứng dụng kỹ thuật Laser CO2 trong Da
liễu và Thẩm mỹ
- Nắm rõ quy trình kỹ thuật của ứng dụng Laser CO2 trong Da liễu và Thẩm mỹ
II. Đại cương về Laser CO2 :
Laser là từ viết tắt của Light Amplification Stimulated Emission of Radiation, ví
vậy Laser chính là thiết bị khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức.
Da liễu là chuyên khoa đầu tiên ứng dụng laser do khả năng đáp ứng tốt của da và có thể
theo dõi các đáp ứng đó một cách dễ dàng so với các cơ quan khác.

Tên của mỗi loại thiết bị Laser thường được gọi theo tên của hoạt chất Laser chứa
trong buồng cộng hưởng, nơi xảy ra quá trình đảo ngược độ tích lũy:

Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động của laser:


1) Buồng cộng hưởng (vùng bị kích thích)
2) Nguồn nuôi (năng lượng bơm vào vùng bị kích thích)
3) gương phản xạ toàn phần
4) gương bán mạ

1
5) tia laser

Cơ chế hoạt động của Laser:


 Dưới sự tác động của hiệu điện thế cao, các electron của môi trường hoạt chất di
chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lương cao tạo nên trạng thái nghịch
đảo mật độ tích lũy của electron.
 Ở mức năng lượng cao, một số electron sẽ rơi ngẫu nhiên xuống mức năng lượng
thấp, giải phóng hạt ánh sáng được gọi là photon.
 Các hạt photon này sẽ toả ra nhiều hướng khác nhau từ một nguyên tử, va phải
các nguyên tử khác, kích thích eletron ở các nguyên tử này rơi xuống tiếp, sinh
thêm các photon cùng tần số, cùng pha và cùng hướng bay, tạo nên một phản ứng
dây chuyền khuyếch đại dòng ánh sáng.
 Các hạt photon bị phản xạ qua lại nhiều lần trong vật liệu, nhờ các gương để tăng
hiệu suất khuếch đại ánh sáng.
 Một số photon ra ngoài nhờ có gương bán mạ tại một đầu của vật liệu. Tia sáng đi
ra chính là tia laser.
Phân loại:
 Laser chất rắn:Có khoảng 200 chất rắn có khả năng dùng làm môi trường hoạt
chất laser. Một số loại laser chất rắn thông dụng: YAG-Neodym: hoạt chất là
Yttrium Aluminium Garnet (YAG) cộng thêm 2-5% Neodym; Hồng ngọc (Rubi):
hoạt chất là tinh thể Alluminium có gắn những ion chrom;Bán dẫn: loại thông
dụng nhất là diot Gallium Arsen có bước sóng 890nm thuộc phổ hồng ngoại gần.
 Laser chất khí:He-Ne: hoạt chất là khí Heli và Neon, Argon: hoạt chất là khí
argon, CO2: bước sóng 10.600nm thuộc phổ hồng ngoại xa, công suất phát xạ có
thể tới megawatt (MW). Trong y học ứng dụng làm dao mổ.
 Laser chất lỏng: Môi trường hoạt chất là chất lỏng, thông dụng nhất là laser
màu.
Các chế độ hoạt động của Laser:
Laser có thể được cấu tạo để hoạt động ở trạng thái bức xạ sóng liên tục (hay CW -
continuous wave) hay bức xạ xung (pulsed operation). Điều này dẫn đến những khác
biệt cơ bản khi xây dựng hệ laser cho những ứng dụng khác nhau:
 Chế độ phát liên tục: công suất của một laser tương đối không đổi so với thời
gian. Sự đảo nghịch mật độ (electron) cần thiết cho hoạt động laser được duy trì
liên tục bởi nguồn bơm năng lượng đều đặn.
 Chế độ phát xung: công suất laser luôn thay đổi so với thời gian ( các giai đoạn
“đóng” và “ngắt” cho phép tập trung năng lượng cao nhất có thể trong một thời

2
gian ngắn nhất có thể). Các dao laser là một ví dụ. Có rất nhiều phương pháp để
đạt được điều này, như:
+ Phương pháp chuyển mạch Q (Q-switching)
+ Phương pháp kiểu khoá (modelocking)
+ Phương pháp bơm xung (pulsed pumping)
Để đạt được mục đích điều trị, trước tiên năng lượng của tia Laser phải được mô đích
( tổ chức sống cần điều trị) hấp thụ ở mức đạt ngưỡng tạo hiệu ứng sinh học, từ đó mà
đem lại hiệu quả điều trị.

Laser CO2 ( thuộc loại Laser bào mòn- Laser nhiệt) : Là loại laser được sử dụng rộng
rãi nhất trong chuyên ngành Da liễu hiện nay. Laser này sử dụng hỗn hợp khí Carbon
dioxide (hoạt chất chính), N2 (làm tăng hiệu quả của laser) Helium (chất trung hòa) làm
môi trường hoạt chất phát ra chùm ánh sáng với bước sóng 10600nm, được hấp thu
mạnh bởi nước. Nó làm bốc bay tất cả các tổ chức có nước mà không liên quan đến bản
chất của thương tổn với công suất được dùng trong y học là 10 đến 100W.

Những thế hệ máy Laser CO2 đầu tiên có năng lượng cao và liên tục có thể gây hoại tử
và để sẹo.

III. Chỉ định Laser CO2 trong điều trị da liễu:

Laser dạng xung liên tục: dùng điều trị các bệnh lý ở da như :
- Các u lành tính ở da.
+ Nốt ruồi

3
+ U nhú
+ U tuyến mồ hôi
+ Ban vàng kích thước dưới 0,7 cm
+ Bớt sùi
+ U bạch mạch
+ Sẩn cục
+ Skin tags
+ Mũi sư tử
+ U tuyến mồ hôi (syringoma)
+ Dày sừng tiết bã
+ Dày sừng ánh sáng
+ U mềm lây
+ Mụn cóc
+ Sùi mào gà...
- Các u ác tính ở da không có chỉ định phẫu thuật:
+ Ung thư tế bào đáy thể nông
+ Bệnh Bowen ( kết hợp với chuyên khoa Ung bướu)
+ Bệnh Paget ( kết hợp với chuyên khoa Ung bướu)
Ngoài ra Laser CO2 còn được dùng trong phẫu thuật.
Loại laser này có thể gây tác dụng phụ do thương tổn nhiệt gây nên.

Laser siêu xung và laser quét ( được trình bày riêng ở bài khác) : được dùng trong lĩnh
vực thẩm mỹ như trẻ hóa da, giảm nếp nhăn, điều trị sẹo... Loại laser này làm giảm tối
đa tác dụng phụ do thương tổn nhiệt.

IV. Chống chỉ định:

Chống chỉ định với các bệnh nhân:

- Sử dụng Isotretinoin đường uống với liều cao kéo dài hơn ba tháng trong
vòng sáu tháng trước đó
- Vùng da điều trị đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus

- Tiền sử có tạo sẹo lồi hoặc sẹo phì đại

- Có sự tiếp xúc liên tục với tia cực tím, hoặc bức xạ trị liệu tại vùng da cần
điều trị, hoặc ở người đang bị dị ứng với ánh sáng...

- Bị các bệnh về collagen

- Vùng da điều trị đã được áp dụng các thủ thuật lột da bằng hóa chất và mài
da

Ngoài ra với người đang mang thai, đang đặt máy tạo nhịp, tiểu đường không kiểm
soát được mức đường huyết... cũng không được tiến hành thủ thuật Laser

4
Chống chỉ định:

- Chống chỉ định tuyệt đối:


+ Mới ngưng sử dụng Isotretinoin liều cao kéo dài dưới 6 tháng
+ Vùng da điều trị đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
- Chống chỉ định tương đối:
+ Tiền sử sẹo lồi hoặc sẹo phì đại
+ Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím
+ Vùng da điều trị đã bị chiếu tia xạ hoặc mới áp dụng các thủ thuật lột da bằng
hóa chất và mài da.
+ Bị các bệnh tạo keo

Ngoài ra với người đang mang thai, đang đặt máy tạo nhịp, tiểu đường không kiểm
soát được mức đường huyết... cũng không nên tiến hành thủ thuật Laser.

V. Ưu và nhược điểm của laser CO2 xung dài:


* Ưu điểm:
- Các tổn thương ở thượng bì không để lại sẹo.
- Có mật độ năng lượng lớn hơn và tích cực hơn so với laser Fractional ( tính phá hủy
cao hơn), do đó thường chỉ cần thực hiện trong một lượt.
- Vô khuẩn, nhờ nhiệt độ cao nên thường không nhiễm trùng sau mổ.

**Nhược điểm:
- Không phẫu thuật được thương tổn có kích thước lớn.
- Tốc độ chậm nên nếu có nhiều tổn thương thì thời gian làm thủ thuật phải kéo dài.
- Phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp an toàn laser.
- Có thể gây hậu quả ngoài mong muốn: tổn thương sâu thì có thể để lại sẹo lồi hoặc sẹo
lõm, đôi khi để lại vết sậm màu hoặc vết trắng vĩnh viễn, một số bệnh có thể tái phát sau
thủ thuật.

VI. Chuẩn bị trước thủ thuật:

Cần xác định sự đồng ý của người nhận thủ thuật trước khi tiến hành, cùng với việc giải
thích rõ cách thức tiến hành, các mục tiêu mong muốn của thủ thuật, cũng như diễn tiến
hậu phẫu và các biến chứng có thể xuất hiện tại vùng điều trị, sự thay đổi sắc tố có thể
có và cách thức chăm sóc sau điều trị.

VII. Tiến hành:

hhk

- Thực hiện các biện pháp vô trùng, thủ thuật viên và người phụ tá phải
mang găng tay, khẩu trang y tế và mũ đúng qui định.
- Bảo vệ mắt: Mắt của bệnh nhân phải được bảo vệ với lá chắn mắt hoặc
bằng gạc ướt. Thủ thuật viên và người phụ tá nên sử dụng kính bảo vệ mắt thích
5
hợp. Tùy từng loại Laser sẽ có các loại kính thích hợp ( được cung cấp theo máy
Laser khi mua).

- Làm sạch khu vực làm thủ thuật với dung dịch povidone iodine 5% ( không
nên sử dụng cồn bởi vì dễ gây cháy).

- Gây tê vùng làm thủ thuật.

- Với nốt ruồi , u tuyến mồ hôi, ban vàng, u mềm lây ... : dùng Laser CO 2
công suất 10-15w, thời gian xung 0,1-0,2s, đường kính chùm tia 0,3-0,5 mm bốc
bay từng lớp đến hết tổn thương (smoking burn)

- Với nốt ruồi có kích thước lớn, cao hơn bề mă ̣t da, đă ̣c biê ̣t nốt ruồi bờ mi:
có thể bốc bay hoă ̣c cắt bỏ cả khối tổ chức .

VIII. Chăm sóc sau thủ thuật :


- Bảo vệ vết thương sau thủ thuật bằng cách bôi lớp rất mỏng mỡ kháng sinh hoặc
dung dịch povidone iodine 5%.
- Nên đợi các mày, vảy xuất hiện trên vết đốt Laser tự bong ra, vì việc bóc chúng có
thể gây nhiễm khuẩn và rất dễ tạo sẹo xấu.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trước và sau trị liệu 4 đến 6 tuần, và
luôn sử dụng kem chống nắng (SPF từ 50 trở lên ) trong suốt quá trình điều trị và sau
đó 6 tháng.
- Không nên sử dụng mỹ phẩm và sửa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh hoặc những kem
dưỡng da có tính bào mòn da.
- Đặc biệt không được bôi củ nghệ lên vết thương để tránh gây nhiễm trùng và viêm
da tiếp xúc đưa đến loét da và tạo sẹo xấu, cũng như sự bắt màu nghệ sẽ gây sậm
màu lâu dài tại vùng da được làm thủ thuật Laser.
IX. Các biến chứng có thể gặp khi sử dụng Laser CO2 :
-Thương tổn mắt: Thương tổn giác mạc là chủ yếu.
-Thương tổn da: Bỏng da, sẹo da.
-Thay đổi sắc tố: Tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố.
-Tạo các tổn thương hạt kê.
- Chảy máu.
-Thay đổi tổ chức gây sẹo phì đại và sẹo lồi.
-Viêm da tiếp xúc.
-Nhiễm trùng vi khuẩn, virus và Candida có thể xảy ra .
-Khói Laser có thể gây viêm phế nang trên súc vật, và những cấu trúc nhỏ chứa HPV
tạo thành hạt khí dung trong khi đốt bằng Laser CO2 có thể gây nguy hại cho phẫu thuật
viên. Vì vậy cần sử dụng máy hút khói và mang khẩu trang bảo hộ khi sử dụng Laser
CO 2.
Việc phát hiện sớm các biến chứng và nhanh chóng có những bước xử trí thích ứng và
kịp thời là rất quan trọng. Sự chậm trễ trong việc điều trị có thể đưa đến hậu quả
nghiêm trọng, bao gồm gây sẹo và rối loạn sắc tố vĩnh viễn.
6
X. Máy Laser CO2 JZ-30 đang sử dụng tại Khoa Khám bệnh BVDL TP.HCM :

Tóm lại: Trong ngành da liễu hiện nay, laser CO2 là phương pháp được ưa chuộng và
đã đem lại rất nhiều lợi ích to lớn trong việc điều trị bệnh da cũng như trong lĩnh vực
Thẩm mỹ nhờ vào các tính chất ưu việt là: ít gây đau, không cần phẫu thuật, không mất
hoặc ít mất thời gian nghĩ dưỡng. Tuy nhiên, để điều trị có hiệu quả và an toàn, việc
thực hiện thủ thuật cần được chuẩn bị chu đáo, đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, cũng như
cần phát hiện sớm và xử lý đúng mức các biến chứng có thể xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


A.Trong nước:
1. Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh (Bệnh học Da liễu-2008) : “Ứng dụng Laser trong điều trị bệnh
da”
2. ThS.Vũ Thái Hà - TS. Nguyễn Sĩ Hóa ( 2012) : “Laser trong điều trị da liễu”
B. Nước ngoài:
1. Trimas SJ, Ellis DA, Metz RD. The carbon dioxide laser: An alternative for the treatment of
actinically damaged skin. Dermatol Surg. 1997;23:885–9. [PubMed]
2. Phahonthep R, Sindhuphak W, Sriprajittichai P. Lidocaine iontophoresis versus EMLA cream for
CO2laser treatment in seborrheic keratosis. J Med Assoc Thai. 2004;87:S15–8. [PubMed]
3. Fulton JE, Rahimi AD, Helton P, Dahlberg K, Kelly AG. Disappointing results following
resurfacing of facial skin with CO2 lasers for prophylaxis of keratosis and cancers. Dermatol
Surg. 1999;25:729–32.[PubMed]
4. Fitzpatrick RE, Goldman MP, Ruiz-Esparza J. Clinical advantage of the CO2 laser superpulsed
mode.Treatment of verruca vulgaris, seborrheic keratosis, lentigines and actinic cheilitis. J Dermatol
Surg Oncol. 1994;20:449–56. [PubMed]
7
5. Quaedvlieg PJ, Ostertag JU, Krekels GA, Neumann HA. Delayed wound healing after three
different treatments for widespread actinic keratosis on the atrophic bald scalp. Dermatol
Surg. 2003;29:1052–6.[PubMed]
6. Lauchli S, Kempf W, Dragieva G, Burg G, Hafner J. CO2 laser treatment of warts in
immunosuppressed patients. Dermatology. 2003;206:148–52. [PubMed]
7. Geronemus RG, Kauvar AN, McDaniel DH. Treatment of recalcitrant verrucae with both the
ultrapulse CO2 and PLDL pulsed dye lasers. Plast Reconstr Surg. 1998;101:2010. [PubMed]
8. Landsman MJ, Mancuso JE, Abramow SP. Carbon dioxide laser treatment of pedal verrucae. Clin
Podiatr Med Surg. 1992;9:659–69. [PubMed]
9. Lim JT, Goh CL. Carbon dioxide laser treatment of periungual and subungual viral warts. Australas
J Dermatol. 1992;33:87–91. [PubMed]
10. Hohenleutner U, Wlotzke U, Konz B, Landthaler M. Carbon dioxide laser therapy of a widespread
epidermal nevus. Lasers Surg Med. 1995;16:288–91. [PubMed]
11. Khoo L. Carbon dioxide laser treatment of benign skin lesions. National Skin Centre
Experience.2001;12:2.
12. Verma KK, Ovung EM. Epidermal and sebaceous nevi treatment with CO2 laser. Indian J Dermatol
Venereol Leprol. 2002;68:23–4. [PubMed]
13. Ratz JL, Bailin PL, Wheeland RG. Carbon dioxide laser treatment of epidermal nevi. J Dermatol
Surg Oncol. 1986;12:567–70. [PubMed]
14. Boyce S, Alster TS. CO2 laser treatment of epidermal nevi: Long-term success. Dermatol
Surg.2002;28:611–4. [PubMed]
15. Hohenleutner U, Landthaler M. Laser therapy of verrucous epidermal naevi. Clin Exp
Dermatol.1993;18:124–7. [PubMed]
16. Raulin C, Schoenermark MP, Werner S, Greve B. Xanthelasma palpebrarum: Treatment with the
ultrapulsed CO2 laser. Lasers Surg Med. 1992;24:122–7. [PubMed]
17. Alster TS, West TB. Ultrapulse CO2 laser ablation of xanthelasma. J Am Acad
Dermatol.1996;34:848–9. [PubMed]
18. Ullmann Y, Harshai Y, Peled IJ. The use of CO2 laser for the treatment of xanthelasma
palpebrarum. Ann Plast Surg. 1993;31:504–7. [PubMed]
19. Gladstone GJ, Beckman H, Elson LM. CO2 laser excision of xanthelasma lesion. Arch
Ophthalmol.1985;103:440–2. [PubMed]
20. Krupa Shankar DS, Kushalappa AA, Suma KS, Pai SA. Multiple dermatofibromas on face treated
with carbon dioxide laser. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2007;73:194–5. [PubMed]
21. Simo R, Sharma VL. The use of the CO2 laser in rhinophyma surgery: Personal technique and
experience, complications and long-term results. Fac Plast Surg. 1998;14:287–95. [PubMed]
22. Goon PK, Dalal M, Peart FC. The gold standard for decortication of rhinophyma: Combined
erbium-YAG/CO2 laser. Aesthetic Plast Surg. 2004;28:456–60. [PubMed]
23. Bohigian RK, Sharpshay SM, Hybels RL. Management of rhinophyma with carbon dioxide laser:
Lahey Clinic experience. Lasers Surg Med. 1988;8:397–401. [PubMed]
24. Sharpshay SM, Strong MS, Anatasi GW, Vaughan CW. Removal of Rhinophyma with the CO2
laser: A preliminary report. Arch Otolaryngol. 1980;106:257–9. [PubMed]
25. Greenbauns SS, Krull EA, Watrick K. Comparison of CO2 laser and electrosurgery in the treatment
of rhinophyma. J Am Acad Dermatol. 1988;18:363–8. [PubMed]
26. Wang JI, Roenigk HH., Jr Treatment of multiple facial syringomas with the carbon dioxide
laser.Dermatol Surg. 1999;25:136–9. [PubMed]

8
Phụ trang 1:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG LASER CO2
I. ĐỊNH NGHĨA
Điều trị bệnh da bằng Laser CO2 là kỹ thuật sử dụng chùm tia có bước sóng
10.600 nm làm bốc bay tổ chức da bệnh lý.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các u lành tính ở da.
+ Nốt ruồi
+ U nhú
+ U tuyến mồ hôi
+ Ban vàng kích thước dưới 0,7 cm
+ Bớt sùi
+ U bạch mạch
+ Sẩn cục
+ Skin tags
+ Mũi sư tử
+ U tuyến mồ hôi (syringoma)
+ Dày sừng tiết bã
+ Dày sừng ánh sáng
+ U mềm lây
+ Mụn cóc
+ Sùi mào gà...
- Các u ác tính ở da không có chỉ định phẫu thuật:
+ Ung thư tế bào đáy thể nông
+ Bệnh Bowen ( kết hợp với chuyên khoa Ung bướu)
+ Bệnh Paget ( kết hợp với chuyên khoa Ung bướu)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:


- Chống chỉ định tuyệt đối:
+ Mới ngưng sử dụng Isotretinoin liều cao kéo dài dưới 6 tháng
+ Vùng da điều trị đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
- Chống chỉ định tương đối:
+ Tiền sử sẹo lồi hoặc sẹo phì đại
+ Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím
+ Vùng da điều trị đã bị chiếu tia xạ
+ Bị các bệnh tạo keo

III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
9
- Bác sĩ : 1 người
- Điều dưỡng viên: 1 người
2. Dụng cụ
- Máy Laser CO2
- Đèn làm thủ thuật (đèn không hắt bóng)
- Bàn thủ thuật
- Bàn để dụng cụ
- Hệ thống hút khói
- Bộ dụng cụ vô khuẩn:
+ Bơm tiêm áp lực
+ Kẹp phẫu tích
+ Kẹp cầm máu
+ Kéo thẳng
+ Kéo cong
- Thuốc và vật tư tiêu hao:
+ Dung dịch sát khuẩn povidin 10%
+ Dung dịch Natri Clorua 9%o
+ Thuốc tê Xylocain 1% - 2%
+ Gạc vô khuẩn
+ Bông khô vô khuẩn
+ găng tay y tế
+ Băng dán cuộn

10
Phụ trang 2:
Câu hỏi lượng giá:
1. Laser CO2 (Chọn câu đúng):
A. Có môi trường hoạt chất là CO2, bước sóng là 10.600nm thuộc phổ hồng
ngoại B.
B. Có môi trường hoạt chất là CO2, bước sóng là 10.600nm thuộc phổ hồng
ngoại C.
C. Có môi trường hoạt chất là CO2, bước sóng là 10.600nm thuộc phổ hồng
ngoại A.
D. Có môi trường hoạt chất là CO2, bước sóng là 10.600nm thuộc phổ hồng
ngoại G.

2. Laser CO2 (Chọn câu đúng):


A. Tương tác với nước ở mô qua việc sử dụng dòng điện xoay chiều tần số cao
gây hóa hơi mô đích.
B. Sử dụng dòng điện xoay chiều tần số cao tạo nhiệt và gây phá hủy các mô
đích.
C. Tương tác với nước ở mô làm nóng nhanh nước nội bào và hóa hơi mô
đích.
D. Sử dụng tia lửa điện tạo nhiệt và gây phá hủy các mô đích.
3. Một số chỉ định của Laser CO2 (Chọn câu sai):
A. Nốt ruồi, u nhú, u tuyến mồ hôi, Ban vàng kích thước dưới 0,7cm, u
bạch mạch.
B. Ung thư tế bào gai lan rộng và xâm lấn.
C. Nốt ruồi, kin tags, mũi sư tử, u tuyến mồ hôi (syringoma), dày sừng tiết
bã.
D. Dày sừng ánh sáng, u mềm lây, mụn cóc, sùi mào gà.

4. Một số chống chỉ định của việc ứng dụng Laser CO2 (Chọn câu sai) :
A. Sử dụng Isotretinoin đường uống liều cao kéo dài trong vòng sáu tháng
trước đó.
B. Vùng da điều trị đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc vi nấm.
C. Tiền sử có tạo sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
D. Có tiền sử dị ứng với Penicilline.
5. Một số chống chỉ định ứng dụng Laser CO2 (Chọn câu sai):
A. Người đang bị dị ứng với ánh sáng, người bị các bệnh về collagen.
B. Sống ở vùng khí hậu nóng và có thời tiết thay đổi thất thường.
C. Vừa mới hoặc đang áp dụng các thủ thuật lột da bằng hóa chất và mài
da...

11
D. Có sự tiếp xúc liên tục với tia cực tím, hoặc bức xạ trị liệu tại vùng da
cần điều trị
6. Trước khi thực hiện thủ thuật Laser CO2 cần giải thích và xác định rõ với bệnh
nhân- khách hàng (Chọn câu sai) :
A. Cấu trúc và Cơ chế hoạt động của máy Laser CO2.
B. Sự đồng ý của người nhận thủ thuật (làm bản thỏa thuận)
C. Mục tiêu mong muốn của thủ thuật, cách thức tiến hành
D. Diễn tiến hậu phẫu, biến chứng có thể có, sự thay đổi sắc tố có thể có,
cách thức chăm sóc sau điều trị.
7. Trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật Laser CO2 (Chọn câu sai):
A. Mắt của người nhận thủ thuật phải được bảo vệ với lá chắn mắt hoặc gạc ướt
B. Thủ thuật viên, người phụ tá và các học viên dự khán đều phải sử dụng kính
bảo vệ mắt thích hợp.
C. Việc bảo vệ mắt trong quá trình thực hiện các thủ thuật Laser là rất
quan trọng và các loại máy Laser khác nhau đều có thể dùng chung loại kính bảo
vệ mắt.

D. Cần sử dụng máy hút khói ; Thủ thuật viên, người phụ tá, các học viên dự
khán và người nhận thủ thuật cần mang khẩu trang bảo hộ.

8. Chăm sóc sau thủ thuật Laser CO2, ý nào sau đây là không nên làm :

A. Bảo vệ vết thương sau thủ thuật bằng cách bôi cồn 90 độ có pha Iodine.
B. Luôn sử dụng kem chống nắng (SPF từ 50 trở lên ) trong suốt quá trình điều trị
và sau đó ( nếu thủ thuật không tạo vết thương hở ở da).
C. Không nên sử dụng mỹ phẩm và sửa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh hoặc những
kem dưỡng da có tính bào mòn da.
D. Tránh bôi hoặc đắp củ nghệ tươi lên vết thương sau đốt Laser CO2.

9. Một vài ưu điểm của Laser CO2 (Chọn câu sai):


A. Các tổn thương chủ yếu ở thượng bì nên thường không để lại sẹo.
B. Phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp an toàn Laser.
C. Vô khuẩn, nhờ nhiệt độ cao nên thường không nhiễm trùng sau mổ.
D. Thường chỉ cần thực hiện trong một lượt để đạt được mục đích của thủ thuật.
10. Laser CO2 (Chọn câu đúng):
A. Vô khuẩn, nhờ nhiệt độ cao nên thường không nhiễm trùng sau mổ. Vì vậy
không cần vô trùng tại chỗ trước khi làm thủ thuât Laser CO2, tuy nhiên vẫn cần gây tê.
B. Có thể gây biến chứng là tạo các tổn thương hạt kê, vì vậy các tổn thương hạt
kê này không nên được xử lý bằng kỹ thuật Laser CO2.
C. Không phẫu thuật được thương tổn có kích thước quá lớn và sâu ( dày).
D. Là một kỹ thuật cao nên không bao giờ gây biến chứng sau thủ thuật.

12
13

You might also like