You are on page 1of 19

CHẾ PHẨM SỬ DỤNG

TRÊN DA
Mục tiêu

 Trình bày được định nghĩa, cơ chế tác dụng của chế phẩm dưỡng ẩm.
 Phân tích được vai trò các thành phần trong một số công thức chế phẩm dưỡng
ẩm da.
 Trình bày được nguyên tắc bào chế của một số chế phẩm dưỡng ẩm da thông
dụng.
 Vận dụng kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn sử dụng chế phẩm dưỡng ẩm hợp
lý, an toàn, hiệu quả.
 Định nghĩa
Chế phẩm dưỡng ẩm là chế phẩm giúp cải thiện chất lượng da, duy trì và/hoặc
phục hồi độ ẩm của lớp sừng cũng như giữ cho da trơn tru và mềm, và hỗ trợ trong
việc giảm bớt các triệu chứng của da khô.
Cơ chế tác dụng
 Các chất làm ẩm: tăng cường hút ẩm từ lớp hạ bì và biểu bì của da để cung cấp
cho lớp sừng.
 Các chất làm mềm: có tác dụng làm mềm và mịn da bằng cách lấp đầy vào các
chỗ trống giữa các tế bào sừng và thay thế lipid bị mất trong lớp sừng.
 Các chất giữ ẩm: tạo ra một rào cản kị nước để ngăn chặn sự thoát hơi nước của
da.
Phân loại
 Theo dạng bào chế
 Dung dịch
 Hỗn dịch
 Nhũ tương
 Theo dạng chế phẩm
 Dung dịch
 Kem
 Phun mù
 Gel
Chất làm ẩm
 Chất làm ẩm thay thế và bổ sung cho các chất làm ẩm tự nhiên đã b ị rửa trôi.
 Các chất thường dùng: glycerin, AHAs (lactic acid, glycolic acid), pyrrolidone
carboxylic acid, propylene glycol, urea, hyaluronic acid, và sorbitol.
Chất làm mềm da
 Các chất làm mềm phổ biến là hydrocarbon, như dầu khoáng và các dẫn xuất
của chúng; các axit béo, chẳng hạn như axit stearic, axit linoleic và axit lauric
và các dẫn xuất của chúng như rượu và este; dầu thực vật, như dầu hạnh nhân;
chất béo trung tính tổng hợp; silicon; sáp, chẳng hạn như sáp ong, sáp
carnauba, sáp polyetylen và alcol cetyl; dẫn xuất lanolin; và polyme.

Chất giữ ẩm
 Các chất này có thể có thêm tác dụng làm mềm da. Tuy nhiên, các chất này
gây dính, nhờn và khó rửa nên không được ưa chuộng sử dụng.
 Ví dụ: lanolin, silicon và dẫn xuất, acid béo, dầu thực vật, sáp, cholesterol.
Ngoài ra
 Chất nhũ hóa: các chất giảm sức căng bề mặt giữa các pha, tạo thể chất hóa lý
thích hợp cho chế phẩm. Các chất nhũ hóa hay dùng là các chất diện hoạt
không ion hóa (do ít gây kích ứng hơn).
 Chất làm đặc: giúp tạo đặc tính lưu biến thích hợp cho chế phẩm, dễ dàng lấy
ra khỏi bao bì và dễ dàng bám dính, dàn mỏng trên da.
 Nước: là môi trường để hòa tan các thành phần, là pha ngoại của các nhũ tương
hay là môi trường để ngâm trương nở của các polyme.
 Chất bảo quản: các chất giúp hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật (vi khuẩn
và vi nấm) trong chế phẩm, giúp chế phẩm đạt chỉ tiêu về độ nhiễm vi sinh vật.
Đặc biệt trong các chế phẩm có các thành phần dễ là môi trường thuận lợi cho
vi sinh vật phát triển như gel, cao dược liệu…
 Chất chống oxy hóa: được thêm vào để giảm phản ứng oxy hóa của các chất có
hoạt tính cho chế phẩm (các chất này thường là các chất khử, dễ bị oxy hóa).
 Hương liệu: thường dùng các tinh dầu: ngọc lan, quế… các hương liệu tạo mùi
hương dễ chịu với người sử dụng và tăng hấp dẫn cho chế phẩm. Ngoài ra, một
số hương liệu như menthol và camphor còn có khả năng sát khuẩn.
 Chất chống nắng: các chế phẩm giữ ẩm thường kết hợp với các chất chống nắng,
để tăng hiệu quả bảo vệ cho người dùng khi đi ra ngoài trời (vừa chống nắng vừa
giữ ẩm cho da). Các chất nắng hay được sử dụng như các chất vô cơ (TiO2,
ZnO) và các chất hữu cơ như PABA, homosalate… hoặc các cao dược liệu như
chè đen, lô hội…
 Các chất màu: tăng tính hấp dẫn cho chế phẩm và che đi được các màu không
hấp dẫn của các thành phần khác. Chất màu cần tương thích với mùi hương của
chế phẩm và phù hợp với vị trí sử dụng của người dùng.
 Chất điều chỉnh thể chất: tạo cho chế phẩm có thể chất thích hợp. Hay dùng là
các chất thân dầu có nhiệt độ nóng chảy cao, thể chất rắn như các
hydrocarbon, các sáp ong…
 Các chất điện ly: cung cấp các ion thích hợp cho da. Ngoài ra, chúng còn có
khả năng làm đặc điều chỉnh đặc tính lưu biến cho chế phẩm nhờ vào khả năng
giảm điện tích của các micell trong chế phẩm (các micell dễ dàng kết tụ nhau
làm chế phẩm đặc).
Yêu cầu kem dưỡng ẩm

 Các chế phẩm giữ ẩm cho da cần có :


 Hình thức đồng nhất
 Trung tính (có pH thích h ợp với pH của da, hơi acid một chút), có mùi và màu d ễ ch ịu
 Dễ trải rộng trên da và tạo cảm giác dễ chịu khi thoa
 Không trơn, nhờn khi sử dụng
 Không có khả năng gây mụn trứng cá
 Hydrat hóa và chống mất nước hiệu quả cho da
 Bảo vệ da trước tác động của môi trường: gió, nhiệt độ, tia tử ngo ại
 Làm trơn, mềm da, giảm khô, sạm da
 Dịu da, không gây kích ứng da
 Ổn định trong thời gian dài
 Không nhiễm và phát triển VSV gây bệnh.
 Đặc tính lưu biến thích hợp
Kem chống nắng

MỤC TIÊU
 Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
 Trình bày được định nghĩa, cơ chế tác dụng của chế phẩm chống nắng.
 Phân tích được vai trò các thành phần trong một số công thức chế phẩm chống
nắng.
 Trình bày được nguyên tắc bào chế của một số chế phẩm chống nắng thông
dụng.
 Vận dụng kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn sử dụng chế phẩm chống nắng
hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Định nghĩa
 Chế phẩm chống nắng là chế phẩm sử dụng trên da để bảo vệ da khỏi tác động
bất lợi của tia UV mặt trời.
Cơ chế tác dụng
 Các tác nhân vật lý: phản xạ và tán xạ tia UV.
 Các tác nhân hóa học: hấp thụ tia UV.
Phân loại
 Theo dạng bào chế
 Dung dịch
 Hỗn dịch
 Nhũ tương
 Theo dạng chế phẩm
 Dung dịch
 Kem
 Phun mù
 Gel
Thành phần

 Chất lọc uv
Tác nhân vật lý
Tác nhân hóa học
Đặc điểm??
 Chất chống thấm như: silicon và dẫn chất, polymer (PVP)… giúp chế phẩm tăng
tính chống thấm nước, có thể lưu giữ ngay cả khi tiếp xúc với mồ hôi, nước.
 Chất ổn định quang giúp bảo vệ các chất chống nắng hữu cơ bằng cách liên kết
hóa học hoặc giúp các tác nhân giải tỏa năng lượng hấp phụ nhanh hơn.
Ví dụ: octocrylen, TiO­2, polyester-8…
 Chất làm mềm giúp tăng khả năng chống nước vì chúng thân dầu.
 Nước là thành phần thiết yếu trong nhũ tương O / W và W / O cũng như trong
gel. Nước cũng là một dung môi cho các thành phần hòa tan trong nước. Đối
với các sản phẩm bình xịt, alcol thường được sử dụng làm dung môi.
 Chất làm dày: giúp hình thành 1 lớp màng đồng đều trên da, tăng hiệu quả
chống nắng.
Ví dụ: carbome, dẫn xuất cellulose, gôm…
 Chất chống oxy hóa: ngăn ngừa các phản ứng oxy hóa, tăng cường hiệu quả b ảo
vệ da của chế phẩm.
 SPF (Sun Protection Factor) – chỉ số đo lường khả năng chống cháy nắng do tia
UVB
 Theo FDA thì 1 SPF tương đương với 15 phút làn da được bảo vệ khỏi tia UVB
trong điều kiện tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn là sử dụng đủ lượng kem chống
nắng và không vận động mạnh hoặc trong môi trường khô ráo. Điều này đồng
nghĩa với việc, chỉ số SPF càng cao thì thời gian bảo vệ da dưới nắng càng lâu.
Chỉ số SPF thấp nhất hiện nay là 15 và cao nhất là 100.
 PA (Protection Grade of UVA) – chỉ số đo lường khả năng chống tia UVA của sản
phẩm
Có khả năng chống 50%-
PA+
70% tia UVA

Có khả năng chống 75%-


PA++
87.5% tia UVA

Có khả năng chống 87.5%-


PA+++
93.75% tia UVA

Có khả năng chống nhiều


PA++++
hơn 93.75% tia UVA

You might also like