You are on page 1of 2

Laser trong điều trị dãn mạch máu

1. Dãn mạch máu là gì?


Dãn mạch máu là hiện tượng dãn các mao mạch xuất hiện ở trên da gây xuất hiện các đường mạch
máu xanh hoặc đỏ, tím mà bình thường không nhìn thấy.
Các mạch máu này có thể là các mạch máu đỏ (tiểu động mạch) hoặc các mạch máu xanh (tiểu tĩnh
mạch) hoặc các đoạn nối thông màu xanh tím. Kích thước của các dãn mạch thường tương đối nhỏ
khoảng 0.1 mm cho tới 2 mm về đường kính. Dãn các mao mạch này hoàn toàn ít hoặc không ảnh
hưởng về chức năng hệ mạch tại vùng chi phối đó, tuy nhiên lại gây nên không ít những mặc cảm, tự
ti về ngoại hình vì dãn mạch máu loại này thường phát triển tại mặt, vùng bắp chân, đùi làm giảm tự
tin từ đó giảm chất lượng cuộc sống.
Dãn mạch máu đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tuy nhiên có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của
dãn mạch máu như:
 Di truyền: một số người gia đình của họ đều có làn da có những dãn mạch này từ rất sớm
 Môi trường: Ở làn da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao dễ bị các dãn mạch
này hơn.
 Bệnh lý: Xơ gan, nghiện rượu, Lupus ban đỏ, Trứng cá đỏ, Lão hóa da… cũng dễ bị các rối
loạn dãn mạch này.
 Dùng thuốc: Các loại corticoid uống, bôi. Hocmon nữ, cũng cho thấy sự tăng nguy cơ gặp
phải dãn mạch
 Áp lực: Đối với các dãn mạch ở chân, đùi, tần suất gặp phải ở những người làm công việc
phải đứng nhiều thường cao hơn.
2. Các phương pháp điều trị dãn mạch máu
Hiện nay xã hội phát triển, nhu cầu ngoại hình ngày càng cao, do đó mong muốn loại bỏ các dãn
mạch trông như "không đẹp” này ngày càng được quan tâm hơn. Vậy để điều trị các dãn mạch không
mong muốn này y học hiện đại đã có nhiều phương pháp như:
 Tiêm xơ: Bác sỹ sẽ dùng chất gây xơ hóa và tiêm vào các dãn mạch này một cách chính xác.
Chất này sẽ kết tụ gây tắc lòng mạch và gây xơ hóa từ từ, phương pháp này khá hiệu quả và
gần như không phải nghỉ dưỡng, kết quả thấy được ngay. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có
tác dụng phụ nếu để chất gây xơ hóa lọt vào các mạch máu lớn hơn hay lọt thuốc ra ngoài
thành mạch, hoặc khách hàng dị ứng với thuốc.
 Laser: Là phương pháp hay sử dụng nhất để điều trị dãn mạch máu hiện nay bởi tính an toàn
cực kì cao và hiệu quả đáng kể. Laser tạo ra nhiệt lượng lớn ngay khu trú tại mạch máu và gây
đông tụ cả mạch máu và sau đó mô chết sẽ được cơ thể đào thải và thay thế từ từ. Phương
pháp này không đau, không xâm lấn, không nghỉ dưỡng.
 IPL: là ánh sáng xung cường độ cao, cơ chế tương tự laser tuy nhiên do dải bước sóng trải
rộng nên khả năng tập trung và tiên đoán kết quả khó hơn. Hiệu quả kém hơn và tác dụng phụ
nhiều hơn laser.
 Dao điện: Sử dụng đầu xâm lấn nhỏ để đâm vào da vùng dãn mạch gây đông tụ cả mạch máu
và mô xung quanh, phương pháp này rẻ tiền tuy nhiên cần phải nghỉ dưỡng và có nguy cơ để
lại thâm sẹo cao nên hiện nay ít sử dụng để điều trị dãn mạch.
Laser trong điều trị dãn mạch máu
3. Ưu điểm của việc điều trị dãn mạch máu bằng laser
Laser trong điều trị dãn mạch sử dụng thuyết “Quang nhiệt chọn lọc” tức là chỉ chọn lọc mô đích
được chọn, tia laser sẽ gần như bỏ qua các mô xung quanh mà bị hấp thụ bởi mô đích nhiều hơn và
dẫn tới mô đích bị gia tăng nhiệt độ lên tới nhiệt độ điều trị trong khi mô xung quanh vẫn không bị
tổn thương. Trong điều trị dãn mạch bằng laser thì cần lưu ý là mô đích ở đây là oxyhemoglobin hoặc
deoxyhemoglobin chứ không phải thành mạch vì bản chất thành mạch máu không có màu sắc riêng.
Do đó các loại laser xung màu phổ hấp thụ mạnh nhất với mạch máu sẽ là loại laser hiệu quả trong
điều trị dãn mạch như 585nm, 595nm. Tuy nhiên ở người Châu Á đặc biệt là người Việt Nam với làn
da vàng chứa nhiều melanin trong thượng bì, việc sử dụng các loại laser xung màu này dễ gây tai biến
bởi ngoài việc hấp thu bởi màu đỏ (mạch máu), các laser này còn hấp thu màu đen (melanin) rất
nhiều. Do đó một loại laser có khả năng hấp thụ mạch máu cao hơn nhiều melanin được sử dụng để
điều trị dãn mạch một cách có hiệu quả với khả năng xảy ra tác dụng phụ thấp nhất.
Laser Nd:YAG 1064nm với độ rộng xung dài cho khả năng chuyển deoxyhemoglobin thành
oxyhemoglobin và điều trị được với các các dãn tiền động mạch hoặc tĩnh mạch. Với khả năng đâm
xuyên tốt Laser Nd:YAG 1064nm cho khả năng điều trị các dãn mạch nằm nông cho tới sâu.
Việc điều trị dãn mạch bằng Laser Nd:YAG 1064nm yêu cầu được thực hiện bởi bác sỹ có chuyên
môn để tránh khả năng xảy ra tác dụng không mong muốn cũng như đạt được hiệu quả cao, bởi các
mạch máu có kích thước, màu sắc khác nhau sẽ yêu cầu thông số điều trị khác nhau.
Sau khi điều trị dãn mạch bằng laser Nd:YAG 1064nm xung dài, khách hàng sẽ thấy mạch máu có
thể đổi màu, mờ nhạt hơn hoặc biến mất, tuy nhiên mạch máu có thể tái lập lại sau một khoảng thời
gian, có thể thay đổi vị trí và kích thước nhỏ hơn. Sau 3-5 lần điều trị mới đem lại kết quả tốt nhất.
Thời gian sau điều trị không có sự khó chịu nào và khách hàng chỉ cần sử dụng kem chống nắng cũng
như dưỡng ẩm đầy đủ.
4. Hình điều trị

You might also like